Trump có nguy cơ biến nước Mỹ thành một quốc gia bất hảo

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump risks turning the US into a rogue state,” Financial Times, 13/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ và những lời đe dọa nhắm vào các nước láng giềng và đồng minh sẽ gióng lên hồi chuông báo động trên toàn thế giới.

“Tôi nghĩ tổng thống đắc cử chỉ đang đùa thôi.” Đó là phản ứng của Đại sứ Canada tại Washington trước đề xuất của Donald Trump rằng đất nước của bà nên trở thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ.

“Trò đùa” đe dọa là một trong những phương pháp giao tiếp ưa thích của Trump. Nhưng vị tổng thống đắc cử đã nói quá nhiều về tham vọng sáp nhập Canada vào Mỹ đến mức các chính trị gia Canada phải thừa nhận tham vọng của ông và bác bỏ chúng trước công chúng. Continue reading “Trump có nguy cơ biến nước Mỹ thành một quốc gia bất hảo”

Liệu Trump có gây ra “sự sụp đổ” thứ tám?

Nguồn: Vương Văn, Harold James, 王文对话哈罗德·詹姆斯:特朗普会带来第八次“崩溃”吗?, Guancha, 10/01/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Kỷ nguyên Trump 2.0 đang đến, bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với những thay đổi lớn.

Vào ngày 9/1, Vương Văn – Viện trưởng Viện nghiên cứu Tài chính Trùng Dương thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, đã có buổi trò chuyện với Harold James – nhà sử học kinh tế nổi tiếng thế giới, tác giả cuốn sách mới bán chạy Bảy lần sụp đổ: Những cuộc khủng hoảng kinh tế định hình toàn cầu hóa (Seven Crashes: The Economic Crises That Shaped Globalization) và là giáo sư tại Đại học Princeton, Hoa Kỳ. Hai bên đã tiến hành trao đổi chuyên sâu xung quanh chủ đề “Tác động của kỷ nguyên Trump 2.0 lên toàn cầu hóa và nền kinh tế Trung Quốc”. Bài viết này được biên soạn dựa trên nội dung phát sóng trực tiếp và được xuất bản bởi Guancha theo sự ủy quyền của Viện nghiên cứu Tài chính Trùng Dương thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, mời quý độc giả cùng tham khảo. Continue reading “Liệu Trump có gây ra “sự sụp đổ” thứ tám?”

Thuyết Gã điên có thực sự hiệu quả trong trường hợp Donald Trump?

Nguồn: Daniel W. Drezner, “Does the Madman Theory Actually Work?,” Foreign Policy, 07/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng.

Trump thích nghĩ rằng sự khó đoán của mình là một lợi thế.

Khi Donald Trump lần đầu tranh cử tổng thống Mỹ vào năm 2016, ông ấy thường tỏ ra tức giận và điên rồ. Ông cũng không ngần ngại thể hiện sự tức giận trong suốt chiến dịch tranh cử. Trong cuộc tranh luận sơ bộ của Đảng Cộng hòa năm 2016, ông đã dựa vào cảm xúc này, nói rằng mình sẽ “vui vẻ chấp nhận chiếc áo choàng của sự tức giận” vì ông tin rằng đất nước đang là một “mớ hỗn độn” và được điều hành bởi những kẻ thiếu năng lực. Trump cũng chấp nhận suy nghĩ rằng ông là một kiểu người điên khác. Trong nhiều tuyên bố, ông nhấn mạnh rằng mình sẽ là một kiểu tổng thống khác vì ông sẵn sàng trở nên hơi điên một chút, hơi khó đoán một chút. Năm 2015, trong một cuộc phỏng vấn, ông đã trích lời một doanh nhân khác, “‘Có một sự khó đoán nhất định về Trump, và điều đó thật tuyệt.’” Trong bài phát biểu chính sách đối ngoại lớn đầu tiên của chiến dịch năm đó, ông công khai chỉ trích chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Barack Obama, nói rằng, “Là một quốc gia, chúng ta phải khó đoán hơn.” Continue reading “Thuyết Gã điên có thực sự hiệu quả trong trường hợp Donald Trump?”

Trung Quốc cáo buộc Đài Loan hối lộ để được Mỹ hỗ trợ

Nguồn: Dương Quang Thuận, China Alleges Taiwan Is Paying Bribes for US Support, The Diplomat, 04/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Câu chuyện này là một phần trong chiến dịch thông tin sai lệch lớn hơn nhằm phá hoại quan hệ Mỹ-Đài.

Một báo cáo gần đây của NBC tiết lộ rằng Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã tiến hành các cuộc họp bí mật với các thành viên Quốc hội, cảnh báo họ về một chiến dịch thông tin sai lệch tiềm ẩn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Chiến dịch này liên quan đến việc bịa đặt các tuyên bố rằng các thành viên Quốc hội Mỹ đã nhận hối lộ từ Đài Loan để đổi lấy lập trường ủng hộ Đài Loan của họ. Continue reading “Trung Quốc cáo buộc Đài Loan hối lộ để được Mỹ hỗ trợ”

Những ảo tưởng và lừa dối trong nhiệm kỳ tổng thống của Biden

Nguồn: Bret Stephens, “The Biden Presidency: Four Illusions, Four Deceptions,” New York Times, 07/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người Mỹ có xu hướng dành tình cảm ưu ái cho các cựu tổng thống. Ngay cả những tổng thống tồi.

Vào thời điểm Richard Nixon qua đời năm 1994, nhiệm kỳ tổng thống của ông được ca ngợi vì đã mở cửa với Trung Quốc và thành lập Cơ quan Bảo vệ Môi trường, nhưng cũng bị bị lên án vì vụ bê bối Watergate. Việc Gerald Ford ân xá cho Nixon từng bị lên án dữ dội là một cuộc mặc cả chính trị bẩn thỉu, nhưng về sau lại được ca ngợi như một ví dụ về tinh thần chính trị vị tha. Danh tiếng được hồi sinh của Jimmy Carter – không chỉ vì cách ông hành xử sau khi hết nhiệm kỳ tổng thống, mà còn vì những hành động của ông khi tại nhiệm – sẽ khiến đất nước từng bỏ rơi ông vào năm 1980 trong bối cảnh lạm phát đình trệ và khủng hoảng con tin phải kinh ngạc. Continue reading “Những ảo tưởng và lừa dối trong nhiệm kỳ tổng thống của Biden”

Putin và Trump đang gây rắc rối cho an ninh châu Âu

Nguồn: Gideon Rachman, “Putin plus Trump spell trouble for European security,” Financial Times, 06/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc tái vũ trang của Đức đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố khả năng phòng thủ của châu Âu.

Một cuộc khủng hoảng an ninh đang diễn ra ở châu Âu. Hai yếu tố nguy hiểm có thể kết hợp vào năm 2025. Mối đe dọa ngày càng tăng từ Nga và sự thờ ơ ngày càng tăng từ nước Mỹ của Donald Trump.

Các nước châu Âu cần khẩn trương ứng phó với sự kết hợp địa chính trị đáng báo động này bằng cách xây dựng hệ thống phòng thủ của riêng mình. Và để thực hiện nhiệm vụ này, điều quan trọng là Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, cuối cùng phải thực hiện lời hứa của Thủ tướng Olaf Scholz về việc tăng mạnh chi tiêu quốc phòng. Continue reading “Putin và Trump đang gây rắc rối cho an ninh châu Âu”

Trump không thể bắt nạt toàn thế giới

Nguồn: Stephen M. Walt, “Trump Can’t Bully the Entire World,” Foreign Policy, 30/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lớn tiếng đe dọa không phải là chính sách đối ngoại.

Trong sách vở và phim ảnh, rất dễ để dự đoán điều gì sẽ xảy ra với một kẻ bắt nạt. Hắn sẽ hành hạ người anh hùng trong một thời gian, nhưng cuối cùng, sẽ có người đứng lên chống lại hắn, phơi bày điểm yếu của hắn, và trừng phạt hắn. Bạn đã thấy điều đó nhiều lần: Harry Potter hạ nhục Draco Malfoy và đánh bại Voldemort; Marty McFly đánh bại Biff không chỉ một mà là ba lần; Lọ Lem có được Hoàng tử đẹp trai trong khi hai chị gái độc ác của nàng chẳng được gì; Tom Brown chiến thắng Flashman; Elizabeth Bennet thách thức Phu nhân Catherine de Bourgh và giành được tình yêu của Ngài Darcy. Cốt truyện quen thuộc này là lời nhắc nhở an ủi chúng ta rằng cái thiện cuối cùng sẽ chiến thắng cái ác. Continue reading “Trump không thể bắt nạt toàn thế giới”

Lợi ích và rủi ro thực sự đằng sau cuộc đua AI

Nguồn: Reva Goujon, “The Real Stakes of the AI Race,” Foreign Affairs, 27/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ, Trung Quốc, và các cường quốc tầm trung sẽ được gì và mất gì?

Cảm giác rằng cuộc cạnh tranh công nghệ toàn cầu đang trở thành một trò chơi có tổng bằng không, và rằng phần còn lại của thế kỷ 21 sẽ được định hình theo hình ảnh của người chiến thắng, đang lan rộng khắp Washington, Bắc Kinh, và các phòng họp trên toàn thế giới. Nỗi lo này đã nuôi dưỡng các chính sách công nghiệp đầy tham vọng, cũng như các quy định phòng ngừa, và các khoản đầu tư trị giá hàng tỷ đô la. Tuy nhiên, trong lúc các chính phủ và ngành công nghiệp tư nhân chạy đua để giành bá quyền về trí tuệ nhân tạo, không ai trong số họ có một tầm nhìn rõ ràng về việc “chiến thắng” sẽ trông như thế nào, hoặc lợi nhuận địa chính trị mà các khoản đầu tư của họ sẽ mang lại là gì. Continue reading “Lợi ích và rủi ro thực sự đằng sau cuộc đua AI”

Sự trì trệ của kinh tế Trung Quốc đã thay đổi cục diện chiến tranh thương mại

Nguồn: Daniel H. Rosen, Reva Goujon và Logan Wright, “China’s Slowdown Has Changed the Trade War,” Foreign Affairs, 17/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Kế Thùy Linh

Mỹ hiện đang chiếm ưu thế, nhưng các mức thuế cao tối đa của Trump vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Trung Quốc mà Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ đối mặt vào năm 2025 hoàn toàn khác so với Trung Quốc mà ông từng gặp vào đầu nhiệm kỳ năm 2017, hoặc thậm chí là so với quốc gia mà ông đã cùng đàm phán thỏa thuận thương mại vào cuối nhiệm kỳ. Lần đầu tiên sau hơn bốn thập kỷ, tỷ trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đang suy giảm, từ mức cao nhất với 18% GDP toàn cầu vào năm 2021, nay chỉ còn khoảng 16%. Continue reading “Sự trì trệ của kinh tế Trung Quốc đã thay đổi cục diện chiến tranh thương mại”

Jimmy Carter và cái giá của tổng thống một nhiệm kỳ

Nguồn: Julian E. Zelizer, “Jimmy Carter and the Costs of the One-Term Presidency,” Foreign Policy, 30/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Giống như năm 1980, Đảng Dân chủ đang nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng đảng.

Cựu Tổng thống Jimmy Carter, người đã qua đời vào ngày 29/12/2024 ở tuổi 100, đã bị đánh giá thấp kể từ khi ông rời nhiệm sở vào tháng 1/1981. Trên thực tế, Carter là hình mẫu cho những gì một tổng thống một nhiệm kỳ có thể làm được. Trong thời đại mà hầu hết người Mỹ coi trọng giá trị của chiến thắng hơn bất kỳ điều gì khác, Carter đã chứng minh rằng một vị tổng tư lệnh sẵn sàng đốt cháy vốn chính trị và tập trung vào các mục tiêu cao cả thay vì lợi ích ngắn hạn có thể làm được những điều tuyệt vời cho quốc gia và thế giới. Continue reading “Jimmy Carter và cái giá của tổng thống một nhiệm kỳ”

John Mearsheimer: ‘Người Trung Quốc nên vui mừng vì Mỹ đã theo đuổi bá quyền tự do’

Nguồn: John Mearsheimer,【思想者茶座】|约翰·米尔斯海默:我不是好战分子,中美之间战争并非不可避免, Guancha, 23/12/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

“Việc Đức phát động Thế chiến thứ nhất là lý tính, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng là lý tính, ngay cả đại chiến lược của Nhật Bản ở Đông Á trong Thế chiến thứ hai (09/1931-06/1941) cũng là lý tính. Đây là “lý luận gây bùng nổ” mới nhất của nhà khoa học chính trị nổi tiếng người Mỹ John Mearsheimer và Sebastian Rosato trong cuốn sách “Các quốc gia suy nghĩ như thế nào: Lý tính trong chính sách đối ngoại”.

Chính nhân vật đại diện cho chủ nghĩa hiện thực tấn công của Mỹ này đã chỉ trích chính phủ Mỹ không nên lãng phí thời gian và sức lực vào cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine và Trung Đông, mà nên dồn lực vào việc đối phó với Trung Quốc. Mearsheimer – người đã nhiều năm không tin vào sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc và kiên định cho rằng giữa Trung Quốc và Mỹ nhất định phải có một cuộc chiến – không chỉ hoạt động tích cực trong không gian dư luận về chính trị quốc tế, mà còn nhận được sự mến mộ của giới trẻ tại các trường đại học ở Trung Quốc. Continue reading “John Mearsheimer: ‘Người Trung Quốc nên vui mừng vì Mỹ đã theo đuổi bá quyền tự do’”

Lời nguyền khoảng cách: Những điều Trump cần biết về Liên minh Mỹ-Nhật

Nguồn:  Takahashi Kosuke, “The Tyranny of Distance: What Trump Needs to Know About the Japan-US Alliance”, The Diplomat, 15/11/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Những cáo buộc cho rằng Nhật Bản đang lợi dụng các cam kết an ninh của Mỹ đã bỏ qua giá trị chiến lược và địa lý to lớn của các căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản, bao gồm Okinawa và Yokosuka.

Tổng thống đắc cử Donald Trump nhìn nhận Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất và là ưu tiên cao nhất trong nhiệm kỳ sắp tới của ông. Trump cũng đã bổ nhiệm những nhân vật chống Trung Quốc quyết liệt vào các vị trí nội các về an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại. Continue reading “Lời nguyền khoảng cách: Những điều Trump cần biết về Liên minh Mỹ-Nhật”

Mục đích thật sự của việc Trung Quốc xây dựng kho vũ khí hạt nhân

Nguồn:  Kyle Balzer and Dan Blumenthal, “The True Aims of China’s Nuclear Buildup”, Foreign Affairs, 21/11/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kho vũ khí ngày càng phình to của Bắc Kinh có mục đích làm tan rã hệ thống liên minh của Mỹ tại châu Á.

Kể từ năm 2018, các nhà phân tích quốc phòng Mỹ đã nhiều lần xác định Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia Mỹ. Họ đã mô tả Bắc Kinh bằng nhiều cách khác nhau như là một “thách thức mang tính hệ thống” (systemic challenge), một “mối đe dọa lâu dài” (pacing threat) và thậm chí là một “đối thủ ngang hàng” (peer adversary), do sự gia tăng quân sự ồ ạt của Trung Quốc, hành vi hiếu chiến của nước này ở Châu Á – Thái Bình Dương và một chiến dịch cưỡng ép kinh tế toàn cầu. Những cụm từ mơ hồ, gây chú ý này chỉ ra một sự đồng thuận ngày càng tăng: tham vọng của Trung Quốc gây nguy hiểm lớn cho lợi ích quốc gia của Mỹ. Tuy nhiên, không có sự đồng thuận nào liên quan tới ý định đằng sau các động thái chiến lược của Trung Quốc, chủ yếu trong số đó là việc nước này nhanh chóng tăng cường xây dựng vũ khí hạt nhân. Continue reading “Mục đích thật sự của việc Trung Quốc xây dựng kho vũ khí hạt nhân”

Tại sao Trung Quốc không sợ Trump?

Nguồn: Diêm Học Thông, “Why China Isn’t Scared of Trump,” Foreign Affairs, 20/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Căng thẳng Mỹ-Trung có thể gia tăng, nhưng chủ nghĩa biệt lập của Trump sẽ có lợi cho Bắc Kinh.

Suốt nhiều năm, Donald Trump đã chỉ trích Trung Quốc, mô tả nước này là nguyên nhân gốc rễ của mọi tệ nạn ở Mỹ. Ông than thở về thâm hụt thương mại khổng lồ giữa Washington với Bắc Kinh, và đổ lỗi rằng Trung Quốc đã làm mục ruỗng trung tâm công nghiệp của Mỹ. Ông khẳng định đại dịch COVID-19 là do lỗi của Trung Quốc. Gần đây hơn, ông tiếp tục gán cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau opoid của Mỹ cho Bắc Kinh, cáo buộc Trung Quốc “tấn công” Mỹ bằng fentanyl. Trung Quốc xuất hiện trong các cuộc mít tinh và họp báo của Trump như một kẻ thù khổng lồ, một kẻ thù mà chỉ riêng ông mới có thể khuất phục. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông đã đảo lộn chính sách của Mỹ trong nhiều thập kỷ bằng cách khởi xướng một cuộc thương chiến với Trung Quốc. Khi chuẩn bị bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai, những lập luận và các cuộc bổ nhiệm nội các của Trump cho thấy rằng ông sẽ củng cố cách tiếp cận cứng rắn đó. Quan hệ vốn đã trắc trở giữa hai nước sẽ càng trở nên trắc trở hơn. Continue reading “Tại sao Trung Quốc không sợ Trump?”

Những lựa chọn răn đe tồi tệ trên bán đảo Triều Tiên

Nguồn:  Ian Bowers and Henrik Stålhane Hiim, “Lousy Deterrence Options on the Korean Peninsula”, War on the Rocks, 04/11/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong một buổi lễ long trọng vào tháng 8 năm nay, Triều Tiên đã tổ chức lễ bàn giao 250 bệ phóng tên lửa có khả năng hạt nhân cho các đơn vị quân đội tiền tuyến. Trước đám đông dân chúng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố rằng Triều Tiên cần tăng cường khả năng răn đe hạt nhân và các bệ phóng là “vũ khí tấn công chiến thuật hiện đại” do “cá nhân ông thiết kế”.

Một tháng sau, Tổng thống Yoon Suk-yeol hứa rằng vũ khí thông thường của Hàn Quốc, cùng với sự răn đe mở rộng của Mỹ, sẽ có thể răn đe Triều Tiên. Hàn Quốc đã theo đuổi chiến lược phản công thông thường trong gần một thập kỷ, trong đó họ tìm kiếm khả năng nhắm mục tiêu phủ đầu vào vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Ngoài ra, chiến lược này đe dọa các nhà lãnh đạo Triều Tiên bằng các hình phạt nặng nề. Tuy nhiên, bất chấp việc giới thiệu các loại vũ khí mới, chẳng hạn như tên lửa đạn đạo Hyunmoo-5, chiến lược răn đe của Hàn Quốc đang gặp khó khăn nghiêm trọng. Continue reading “Những lựa chọn răn đe tồi tệ trên bán đảo Triều Tiên”

Tại sao Mỹ vẫn là trung tâm công nghệ thế giới bất chấp tình trạng bài trí thức tràn lan?

Nguồn: Chu Đức Vũ, 周德宇:为什么反智主义盛行的美国,仍是世界科技的中心?, Guancha, 18/12/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong vài ngày qua, 77 người đoạt giải Nobel ở Mỹ đã cùng ký vào bức thư ngỏ, với hy vọng các thượng nghị sĩ có thể ngăn cản Trump bổ nhiệm Robert F. Kennedy Jr. làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ. Họ lo ngại lập trường bài trí thức của Kennedy Jr. sẽ gây nguy hại cho sự phát triển của nền khoa học Mỹ và sức khỏe của công dân Mỹ.

Tất nhiên, ở Mỹ, việc các chuyên gia ký thư ngỏ về cơ bản là vô ích, ngay cả khi họ là những người đoạt giải Nobel. Mới chỉ hai tháng trước, 82 người Mỹ đoạt giải Nobel đã cùng ủng hộ Harris và phản đối các cuộc công kích của Trump nhằm vào cộng đồng khoa học. Kết quả ra sao thì chúng ta đều đã biết. Trước đó, cũng có 16 người đoạt giải Nobel cùng nhau phản đối các chính sách kinh tế của Trump, với niềm tin rằng các chính sách của Trump sẽ thúc đẩy lạm phát và gây tổn hại cho nền kinh tế. Kết quả thì… Continue reading “Tại sao Mỹ vẫn là trung tâm công nghệ thế giới bất chấp tình trạng bài trí thức tràn lan?”

Tập nghi ngờ động cơ thực sự đằng sau lời mời của Trump

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping suspects ulterior motive behind Trump’s invitation,” Nikkei Asia, 19/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Mỹ đắc cử đã mời Tập đến lễ nhậm chức trong lúc đang lập mưu với Macron và Zelenskyy.

Trong một động thái phá vỡ truyền thống, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến dự lễ nhậm chức của ông tại Washington vào ngày 20/01 sắp tới, khiến Bắc Kinh vô cùng quan ngại về ý định thực sự của ông.

Câu hỏi lớn là liệu Tập có chấp nhận lời mời hay không? Continue reading “Tập nghi ngờ động cơ thực sự đằng sau lời mời của Trump”

Cuốn tiểu thuyết Nga đã trở thành kim chỉ nam tinh thần của Tập

Nguồn: John Garnaut và Sam Chetwin George, “This Unreadable Russian Novel Is Xi Jinping’s Spiritual Guide,” New York Times, 15/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuối tháng 10, trong khi phần lớn thế giới đang tập trung vào cuộc bầu cử ở Mỹ, Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã đưa ra một lời kêu gọi toàn cầu phản đối trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo.

Phát biểu tại Kazan, Nga, trong hội nghị thượng đỉnh các nước BRICS, ông nói với các nhà lãnh đạo Brazil, Nga, Ấn Độ, Nam Phi, Iran, Ai Cập, và một số quốc gia khác rằng: thế giới đã bước vào một kỷ nguyên mới quan trọng “được xác định bởi sự hỗn loạn và chuyển đổi.” Continue reading “Cuốn tiểu thuyết Nga đã trở thành kim chỉ nam tinh thần của Tập”

Kỷ nguyên của chiến tranh gián điệp chuỗi cung ứng

Nguồn: Calder Walton và Kevin Quinlan, “The Era of Supply Chain Spy Wars Is Here,” Foreign Policy, 10/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ có thể chuẩn bị như thế nào cho những chiến dịch phá hoại mới do nhà nước cầm đầu?

Vụ phá hoại các thiết bị liên lạc của Hezbollah trong năm nay – rõ ràng là do Israel thực hiện – chắc chắn là một chiến dịch rất ngoạn mục, nhưng xét về mặt gián điệp, thì đây không phải là điều gì mới mẻ. Các cơ quan tình báo từ lâu đã nhắm mục tiêu và khai thác chuỗi cung ứng cho cả mục đích tình báo và phá hoại. Từ Chiến tranh Lạnh thế kỷ 20 đến cuộc đụng độ địa chính trị ngày nay với Nga và Trung Quốc, việc xâm nhập chuỗi cung ứng luôn mang đến cơ hội để thu thập thông tin có giá trị về đối thủ hoặc phá hoại các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế của họ. Continue reading “Kỷ nguyên của chiến tranh gián điệp chuỗi cung ứng”

Nước Mỹ đang bị nguyền rủa bởi một chính sách đối ngoại hoài niệm

Nguồn: Nancy Okail và Matthew Duss, “America Is Cursed by a Foreign Policy of Nostalgia,” Foreign Affairs, 03/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington cần điều gì đó tốt hơn “Nước Mỹ trên hết” và “Nước Mỹ trở lại.”

Chính sách đối ngoại của Mỹ hiện đang trôi dạt giữa trật tự cũ và một trật tự mới vẫn chưa được xác định rõ ràng. Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 đã khiến nhiều người ở Washington thức tỉnh trước thực tế rằng: dù giới tinh hoa chính trị tin là có một sự đồng thuận không thể chối cãi về chính sách đối ngoại, nhiều người Mỹ vẫn đặt câu hỏi về những giả định đã định hướng cách mà Mỹ tiếp cận thế giới suốt hàng chục năm qua – đặc biệt là về giả định rằng một trật tự quốc tế được hậu thuẫn bởi bá quyền quân sự của Mỹ rõ ràng là đáng được duy trì, bất kể phải trả giá như thế nào. Cuộc bầu cử năm 2024 đã xác nhận rằng kết quả năm 2016 không phải là một điều bất thường. Sự đồng thuận cũ ở Washington đã chết. Continue reading “Nước Mỹ đang bị nguyền rủa bởi một chính sách đối ngoại hoài niệm”