Nghệ thuật phản kháng trong thời đại của Trump

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Laughing in the Dark,” Project Syndicate, 01/03/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Là một cựu công dân Liên Xô, tôi có thể nói với bạn điều này: khi giới nghệ sĩ lên tiếng chống lại một hệ thống chính trị thì đó chưa bao giờ là một dấu hiệu tốt cho hệ thống chính trị đó. Và khi phát ngôn của họ làm người ta lo lắng thấy rõ thì nhiều khả năng là hệ thống đó có vấn đề.

Trong một nền dân chủ, nghệ thuật có thể đơn thuần là bị bỏ qua. Tất nhiên, người ta có thể trân trọng văn hóa, nhưng đó là lựa chọn của mỗi người chứ không phải là điều cần thiết. Sự thờ ơ (đối với nghệ thuật) là một điều xa xỉ được ban cho những người mà các quyền tự do của họ được bảo vệ tốt. Tuy nhiên, khi các quyền tự do ấy bị đe dọa, nghệ thuật lại trở thành một tuyến phòng thủ quan trọng. Ngày nay, Hoa Kỳ đang học được bài học ấy. Continue reading “Nghệ thuật phản kháng trong thời đại của Trump”

Thế yếu của Mỹ trong Thượng đỉnh Trump – Tập

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Những thế kỷ trước đây, các hoàng đế Trung Hoa sẽ không bao giờ du hành tới một quốc gia khác để gặp các vị tân vương của nước đó. Thay vào đó, tân vương của các nước láng giềng phải thân chinh đến kinh đô Trung Hoa hoặc cử các sứ thần sang để nhận sắc phong từ Thiên Tử.

Vì vậy, việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý đi hàng nghìn dặm để tới gặp tân Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Miami thay vì đón tiếp ông Trump tại một thành phố của Trung Quốc cho thấy ở một mức độ nào đó Trung Quốc đang chấp nhận thế yếu của mình trong quan hệ với Hoa Kỳ. Nhưng điều đó có thể thay đổi rất nhanh chóng nếu Hoa Kỳ không nỗ lực để duy trì vị thế bá chủ toàn cầu hiện nay của mình. Continue reading “Thế yếu của Mỹ trong Thượng đỉnh Trump – Tập”

Trung Quốc tình cờ lãnh đạo thế giới?

Nguồn: Amitai Etzioni, “China: The Accidental World Leader?”, The Diplomat, 13/02/2017.
Biên dịch: Nam Lê | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vị tổng thống bất thường của Hoa Kỳ đã khơi gợi những phản ứng bất thường. Sự kêu gọi chủ nghĩa cô lập và bảo hộ mậu dịch của ông đã khiến nhiều chuyên gia và truyền thông về chính sách đối ngoại bàn tán về việc tìm kiếm một nguồn gốc cho một trật tự thế giới mới. Tất cả đều nhanh chóng đề xuất Trung Quốc như một ứng cử viên có khả năng và sẵn lòng trở thành một lãnh đạo thế giới mới và làm nên một trật tự thế giới mới.

Đây là sự thay đổi nhận thức đột ngột. Cho đến cuộc bầu cử ở Mỹ hôm mùng 8 tháng 11, Trung Quốc được xếp vào danh sách những mối đe dọa cho trật tự thế giới bởi chính các chuyên gia đối ngoại này, ngay phía dưới Nga và Bắc Triều Tiên, và phía trên Iran. Trung Quốc bị tố rằng đã chiếm đoạt một vùng lớn Biển Đông, và được coi là một mối nguy cho tự do hàng hải, một rào cản cho thương mại tự do (Trung Quốc bị loại trừ khỏi đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương). Continue reading “Trung Quốc tình cờ lãnh đạo thế giới?”

Tại sao Johnson đưa Mỹ lún sâu vào Chiến tranh Việt Nam?

Nguồn: Mark K. Updegrove, “Lyndon Johnson’s Vietnam,” The New York Times, 24/02/2017.

Biên dịch: Dương Thị Thùy Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tại sao một vị tổng thống dù hiểu rõ những rủi ro nhưng vẫn lao vào một cuộc chiến không thể thắng?

Sáng ngày 27 tháng 5 năm 1964, chỉ hơn hai tháng trước khi Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ được Quốc hội thông qua, cho phép Nhà Trắng nắm quyền chỉ huy quân đội để làm những việc cần thiết ở Đông Nam Á, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã gọi hai cuộc điện thoại.

Cuộc đầu tiên, được nhật ký điện thoại ghi nhận lúc 10:55, là với thượng nghị sĩ Richard B. Russell thuộc Đảng Dân chủ của tiểu bang Georgia, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện. “Ông nghĩ sao về vấn đề Việt Nam?” Johnson hỏi thượng nghị sĩ, một người bạn và cũng là người cố vấn lâu năm. “Tôi muốn nghe ông nói chuyện một chút.” Continue reading “Tại sao Johnson đưa Mỹ lún sâu vào Chiến tranh Việt Nam?”

Trump trong mắt người Trung Quốc

Nguồn: Jeffrey N. Wasserstorm, “Trump Through Chinese Eyes”, Project Syndicate, 10/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm ngoái, ông ta có rất nhiều người hâm mộ ở Trung Quốc. Nhưng mức ủng hộ dành cho Trump đã tụt dốc nhanh chóng từ sau đó, bởi vì những phát ngôn – thường là thông qua Twitter của ông ta – về một số vấn đề gặp nhiều tranh cãi, như là Đài Loan và Biển Đông. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên mà quan điểm của Trung Quốc về Mỹ đã xấu đi nhanh chóng như thế.

Sự thay đổi nhanh chóng của dư luận Trung Quốc với Trump gợi nhớ tới những gì đã xảy ra đối với Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson sau khi ông tái đắc cử một thế kỷ về trước. Vào lúc đó, nhiều tri thức Trung Quốc, bao gồm một Mao Trạch Đông trẻ tuổi, đã ngưỡng mộ Wilson, một nhà nghiên cứu chính trị và là cựu chủ tịch của Đại học Princeton. Nhưng vào năm 1919, Wilson ủng hộ Hiệp ước Versailles, với điều khoản cho phép chuyển giao những tô giới cũ của Đức ở tỉnh Sơn Đông cho Nhật, chứ không trao trả lại cho Trung Quốc. Wilson nhanh chóng đánh mất ánh hào quang của mình ở Trung Quốc. Continue reading “Trump trong mắt người Trung Quốc”

Lý giải chính sách chống nhập cư của Trump

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Refugees as Weapons of Mass Destruction”, Project Syndicate, 27/02/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè năm 2015, cựu Thủ tướng Canada Stephen Harper có vẻ như sẽ đắc cử lần thứ tư liên tiếp trong cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 10 năm ấy. Tuy nhiên, Đảng Bảo thủ của ông chỉ giành được 99 trong tổng số 338 ghế tại Hạ viện. Đảng này không giành được một đơn vị bầu cử nào tại Toronto hay toàn bộ vùng bờ biển Đại Tây Dương. Thay vào đó, Đảng Tự do do Justin Trudeau lãnh đạo đã chiếm được số ghế lớn thứ hai tại nghị viện trong lịch sử của mình, 184 ghế, dù xuất phát điểm chỉ ở vị trí thứ ba thời gian đầu chiến dịch tranh cử.

Tình thế đảo ngược vận may nhanh chóng này bị tác động bởi các sự kiện diễn ra cách đó hàng nghìn dặm. Vào đầu giờ ngày 2 tháng 9 năm 2015, tại Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ, một gia đình người Kurd gốc Syria đã lên một chiếc xuồng để sang Hy Lạp. Vài phút sau, chiếc xuồng bị lật úp, Rihanna Kurdi cùng hai con là Ghalib và Aylan bị chết đuối. Một nhiếp ảnh gia người Thổ Nhĩ Kỳ có tên Nilüfer Demir đã cho đăng lên Twitter bức ảnh xác của cậu bé 3 tuổi Aylan Kurdi nằm trên bờ biển. Bức ảnh gây chấn động thế giới và nó cũng chấm dứt sự nghiệp chính trị của Harper. Continue reading “Lý giải chính sách chống nhập cư của Trump”

Chiến tranh Việt Nam và dấu ấn trong văn chương Mỹ

Nguồn: Maureen Ryan, “The Long History of the Vietnam Novel,” The New York Times, 17/03/2017.

Biên dịch: Tram Nguyen | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 2012, nhà văn Ben Fountain đoạt giải National Book Critics Circle (của Hiệp hội Phê bình Sách Quốc gia) cho cuốn Billy Lynn’s Long Halftime Walk. Cuốn tiểu thuyết đầu tay này của Fountain cũng lọt vào vòng chung khảo giải Sách Quốc gia Mỹ, cùng với một cuốn tiểu thuyết đầu tay khác, The Yellow Birds của Kevin Powers, tác phẩm đoạt giải PEN/Hemingway năm 2013 cho tác phẩm hư cấu đầu tay. Cả hai đều là tiểu thuyết Mỹ viết về chiến tranh Iraq. Trong nửa thập niên từ đó cho đến nay, văn chương về chiến tranh Iraq và Afghanistan – hầu hết, nhưng không phải tất cả, được viết bởi các cựu chiến binh trong hai cuộc chiến – đã góp phần rất lớn trong việc định hình bình luận văn hóa về các cuộc can dự quân sự gần đây nhất của Mỹ, trong lúc hàng ngàn nhân viên quân sự Mỹ vẫn đang ở thực địa. Continue reading “Chiến tranh Việt Nam và dấu ấn trong văn chương Mỹ”

Ukraine là lý do Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ?

Nguồn: Samuel Charap & Timothy J. Colton, “ The US Election and the Ukraine Connection”, Project Syndicate, 24/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump vừa chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ, nhưng những nghi vấn về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử thì vẫn còn đó. Và một câu hỏi chính thường bị bỏ quên là: tại sao Putin lại làm như vậy?

Tất nhiên, không khó để đoán lý do tại sao Putin lại thích Trump làm đối thủ của mình hơn là cựu Ngoại trưởng Hilliary Clinton. Nhưng có một sự khác biệt giữa việc hy vọng vào một kết quả (may rủi) với việc gắng sức và chấp nhận rủi ro để kết quả đó chắc chắn xảy ra. Theo quan điểm của chúng tôi, kết luận của các cơ quan tình báo Mỹ, rằng thông qua việc giúp đỡ Trump, Kremlin đang thúc đẩy “mong muốn lâu dài của mình trong việc làm suy yếu trật tự dân chủ tự do do Mỹ dẫn đầu” là không hoàn toàn thuyết phục. Continue reading “Ukraine là lý do Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ?”

Món quà của Trump cho Trung Quốc

Nguồn: Kaushik Basu, “Trump’s Gift to China,” Project Syndicate, 09/03/2017.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Những lời đe dọa mang màu sắc chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đối với Trung Quốc đã làm dấy lên nhiều lo ngại. Nếu ông thực hiện lời hứa của mình và chính thức coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ hoặc áp mức thuế nhập khẩu cao hơn chẳng hạn thì những hệ quả ngắn hạn – bao gồm một cuộc chiến thương mại – có thể sẽ rất nghiêm trọng. Nhưng về dài hạn, việc Hoa Kỳ xoay theo chủ nghĩa bảo hộ cũng có thể là một điều trong cái rủi có cái may cho Trung Quốc.

Rõ ràng Trung Quốc đang phải trải qua một giai đoạn phát triển khó khăn. Sau ba thập niên đạt mức tăng trưởng GDP hai con số – một thành tựu rất hiếm có trong lịch sử – tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại đáng kể. Giá nhân công tăng kèm theo nhu cầu yếu đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã khiến mức tăng GDP hàng năm của nước này giảm xuống còn 6,9% năm 2015 và 6,7% trong năm ngoái. Chính phủ Trung Quốc hiện giờ đã giảm mục tiêu tăng trưởng cho giai đoạn 2016–2020 xuống mức 6,5 đến 7%. Continue reading “Món quà của Trump cho Trung Quốc”

Việt Nam 1967: Hệ lụy từ ‘Sự kiện Vịnh Bắc Bộ’

Nguồn: Mark Atwood Lawrence, “America’s Case of ‘Tonkin Gulfitis’,” The New York Times, 07/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 22 tháng 5 năm 1967, Tổng thống Lyndon B. Johnson nhận được tin đáng lo ngại từ Trung Đông. Chính phủ Ai Cập đã đóng cửa eo biển Tiran, tuyến đường thủy hẹp nối Biển Đỏ với Israel, qua đó chặn đường vận tải biển của Israel. Động thái này đã làm leo thang đáng kể căng thẳng Ả Rập-Israel và đẩy khu vực đến bờ vực chiến tranh.

Bản năng của Johnson là hành động táo bạo để tháo gỡ cuộc khủng hoảng. Ông đề xuất tập hợp một lực lượng hải quân do Mỹ dẫn đầu để hộ tống các tàu Israel qua eo biển và buộc Ai Cập phải xuống nước. Nhưng ông nhanh chóng phát hiện ra vấn đề. Continue reading “Việt Nam 1967: Hệ lụy từ ‘Sự kiện Vịnh Bắc Bộ’”

Kiềm chế Trung Quốc: Nhiệm vụ bất khả thi?

Tác giả: Ngô Di Lân

Những phát biểu thể hiện lập trường cứng rắn trước Trung Quốc của Donald Trump cho thấy rằng vị tổng thống này dù thiếu nhạy bén về ngoại giao nhưng hoàn toàn đủ tỉnh táo để nhận ra rằng hiện nay Trung Quốc chứ không phải Nga, mới là đối thủ chiến lược số một của Mỹ. Do đó, tuy Trump đã “giết chết” Hiệp định TPP  và Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây đã tuyên bố chấm dứt chiến lược “xoay trục về Châu Á” mà Obama đã khởi xướng nhưng nhiều khả năng chính quyền Trump vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi những đường lối chính được vạch ra trong chiến lược xoay trục bởi những lợi ích quốc gia cơ bản của Mỹ ở Châu Á vẫn chưa hề thay đổi. Continue reading “Kiềm chế Trung Quốc: Nhiệm vụ bất khả thi?”

Trump, nợ quốc gia và trật tự toàn cầu

Nguồn: Harold James, “National Debt and Global Order,” Project Syndicate, 25/01/2017.

Biên dịch: Lâm Minh Đạt | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong lúc chúng ta bước vào năm mới, mọi chỉ dấu đều hướng đến một sự tái tạo trật tự toàn cầu. Donald Trump nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra lời biện hộ cho toàn cầu hóa tại Davos, và các nhà lãnh đạo cánh hữu như Marine Le Pen và Geert Wilders đã tổ chức một “hội nghị thượng đỉnh thay thế của châu Âu” tại thành phố Koblenz ở Đức.

Trump và các đồng minh dân túy của ông ở châu Âu lên án toàn cầu hóa, trong khi Tập lại trở thành người bảo vệ chính cho vấn đề này. Tuy nhiên, riêng thông điệp của Trump lại chứa đựng sự mâu thuẫn: theo đuổi chặt chẽ những lợi ích kinh tế quốc gia có thể đòi hỏi hợp tác quốc tế ít hơn, nhưng việc tăng cường an ninh lại đòi hỏi hợp tác quốc tế nhiều hơn. Continue reading “Trump, nợ quốc gia và trật tự toàn cầu”

Cách Mỹ có thể giành quyền kiểm soát ở Biển Đông

Nguồn: Alexander L. Vuving, “How America Can Take Control in the South China Sea”, Foreign Policy, 13/02/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Rex Tillerson, tân Ngoại trưởng Mỹ kiêm cựu Tổng giám đốc ExxonMobil, có thể không gây sóng toàn cầu bằng của sếp ông, Tổng thống Donald Trump. Nhưng trong phiên điều trần phê chuẩn vị trí của ông ở Thượng viện vào ngày 11/01/2017, ông đã gây chấn động cộng đồng theo dõi Trung Quốc khi hứa rằng: “Chúng ta sẽ phải gửi đến Trung Quốc một tín hiệu rõ ràng rằng, trước tiên, việc bồi đắp đảo phải ngừng lại, và thứ hai, họ không được tiếp cận các hòn đảo này”.

Những phát ngôn này ngay lập tức tạo nên một sự đồng thuận toàn cầu bao gồm những nhân vật diều hâu ở Trung Quốc đến những người ủng hộ giải pháp hòa bình ở phương Tây. Một bài xã luận trên tờ Thời Báo Hoàn Cầu, một tờ báo quan trọng của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, cảnh báo rằng: “Trừ khi Washington lên kế hoạch cho một cuộc chiến quy mô lớn ở Biển Đông, thì bất kỳ cách tiếp cận nào khác nhằm cản trở Trung Quốc tiếp cận các hòn đảo này sẽ là điều ngu xuẩn.” Continue reading “Cách Mỹ có thể giành quyền kiểm soát ở Biển Đông”

George Marshall: Nhà quân sự – chính trị lỗi lạc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

George Catlett Marshall (1880-1959) là một người rất đặc biệt, vừa là quân nhân lại vừa là chính khách. Ông đã phục vụ ngót 50 năm trong quân đội và chính quyền qua 8 đời Tổng thống Mỹ. Năm 1951, ông về hưu ở tuổi 71 sau một năm làm Bộ trưởng Quốc phòng, mặc dù với quân hàm Đại tướng 5 sao, ông được hưởng quyền không phải nghỉ hưu.

George C. Marshall ra đời tại bang Pennsylvania, khi cuộc nội chiến Nam Bắc chấm dứt được 15 năm. Gia tộc này có một nhân vật nổi tiếng là Chánh án Toà án Tối cao Liên bang John Marshall (1755-1835), người đặt nền móng cho ngành tư pháp Mỹ; nhưng đến đời G. Marshall thì lại chỉ là một gia tộc bình thường. Marshall quyết theo đường binh nghiệp, ban đầu định học trường quân sự Seattle nhưng sau lại xin vào Học viện quân sự Virginia (Virgina Military Institute, VMT). Anh ruột ông từng tốt nghiệp trường này, có nói với mẹ là sợ rằng Marshall không thể theo học nổi ở đây. Nghe thế, Marshall tức chí, quyết phấn đấu để ông anh thấy mình sẽ giỏi như thế nào. Continue reading “George Marshall: Nhà quân sự – chính trị lỗi lạc”

Cách vượt qua chính sách thương mại lỗi thời của Trump

Nguồn: Richard Baldwin, “Trump’s Anachronistic Trade Strategy”, Project Syndicate, 09/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sắc lệnh hành pháp đáng xấu hổ của Trump, thứ chặn đứng cánh cửa vào Hoa Kỳ của người tị nạn và những người khác đến từ 7 quốc gia có dân số chủ yếu là người Hồi giáo, đã áp đảo các tít báo trong những tuần gần đây. Nhưng tổn hại xảy ra với hình ảnh nước Mỹ và với nền kinh tế toàn cầu sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn nữa nếu xét tới những quyết định ban đầu về thương mại của Trump.

Trong các phát biểu và đoạn tweet của mình, Trump đã hùng hổ nhiếc móc toàn cầu hóa. Ông đã bổ nhiệm luật sư tranh tụng thương mại nổi tiếng theo chủ nghĩa bảo hộ Robert Lighthizer làm Đại diện Thương mại Hoa Kỳ. Và hai thành viên khác trong nhóm lãnh đạo thương mại của ông – Bộ trưởng Thương mại được chỉ định là Wilbur Ross và Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro – cũng ủng hộ tư tưởng đó không kém gì Lighthizer. Continue reading “Cách vượt qua chính sách thương mại lỗi thời của Trump”

Cách các đồng minh châu Á của Mỹ sống sót dưới tay Trump

Nguồn: Anne-Marie Slaughter & Mira Rapp‑Hooper, “How America’s Asian Allies Can Survive Trump”, Project Syndicate, 24/01/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dựa vào hành vi của Tổng thống Mỹ Donald Trump kể từ sau khi thắng cử, cũng như qua thông điệp rõ ràng theo hướng biệt lập chủ nghĩa trong tuyên bố nhậm chức của ông, có vẻ như sẽ an toàn nếu đánh giá rằng chính sách đối ngoại của chính quyền Trump sẽ xóa tan nhiều giả định lâu nay về vai trò của Mỹ trên thế giới. Điều này có thể sẽ gây hoang mang lớn cho các đồng minh châu Á của Mỹ.

Vẫn còn quá sớm để kết luận chính xác ý nghĩa thực sự mà nhiệm kỳ tổng thống của Trump có thể có đối với châu Á là gì. Rất nhiều khả năng có thể xảy ra. Trump có thể đảo ngược chính sách “xoay trục” chiến lược sang châu Á của Tổng thống Barack Obama, để cho khu vực này nằm trong tình trạng hỗn mang. Cũng có thể ông vẫn duy trì sự tập trung vào châu Á, song bằng một cách thức tiếp cận thiên về quân sự hơn. Hoặc ông có thể cùng Trung Quốc tạo nên thứ gọi là G2 của hai cường quốc lớn nhất thế giới. Continue reading “Cách các đồng minh châu Á của Mỹ sống sót dưới tay Trump”

Các tòa án Mỹ kiểm soát chính phủ như thế nào?

Nguồn:How America’s courts can keep the government in check”, The Economist, 15/02/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quyền lực của nhánh tư pháp trong việc hạ bệ các đạo luật và các hành động hành pháp được coi là vi hiến có từ năm 1803.

Cuối tuần qua, Stephen Miller, một cố vấn Nhà Trắng, đã chỉ trích các thẩm phán liên bang vì đã chặn các lệnh cấm đi lại và di trú của Donald Trump. Trên chương trình “This week” của đài ABC, Miller nói với George Stephanopoulos rằng “nhánh tư pháp không phải là tối cao”. Trên chương trình “Fox News Sunday“, ông gọi những phán quyết gần đây của các thẩm phán tòa án quận và tòa phúc thẩm liên bang là “một sự tiếm quyền của tư pháp”. Thẩm quyền của Trump trong việc hạn chế nhập cư, ông nói, là “không cần tranh cãi”. Continue reading “Các tòa án Mỹ kiểm soát chính phủ như thế nào?”

Tại sao Trump không thể bắt nạt Trung Quốc?

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Why Trump Can’t Bully China,” Project Syndicate, 09/02/2017.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây bất ổn trật tự kinh tế thế giới thời hậu Thế chiến II, phần đông thế giới đang cùng lúc nín thở. Các nhà bình luận tìm kiếm những từ ngữ miêu tả cuộc tấn công của ông vào các quy chuẩn truyền thống về vai trò lãnh đạo và sự khoan dung trong một nền dân chủ tự do hiện đại. Các kênh truyền thông chủ lưu, phải đối mặt với một tổng thống thi thoảng có thể hết sức thiếu thông tin nhưng lại thực sự tin vào những điều mình đang nói, ngập ngừng gọi các tuyên bố sai lệch rõ ràng của ông là những lời nói dối.

Nhưng một số người sẽ lập luận rằng bên dưới sự hỗn loạn và ầm ỹ đó, có một lý do kinh tế duy lý cho việc chính quyền Trump rút lui một cách thiếu trật tự khỏi quá trình toàn cầu hóa. Theo quan điểm này, Hoa Kỳ đã bị lừa vào thế khiến uy thế của Trung Quốc ngày càng nâng cao, và rồi một ngày nào đó người Mỹ sẽ phải hối hận. Giới kinh tế học chúng ta lại có xu hướng xem việc Hoa Kỳ từ bỏ vai trò lãnh đạo thế giới là một sai lầm lịch sử. Continue reading “Tại sao Trump không thể bắt nạt Trung Quốc?”

Phong cách ‘gia đình trị’ kiểu Bắc Triều Tiên của Trump

Nguồn: Kent Harrington, “Donald Trump’s North Korean Family Values,” Project Syndicate, 05/01/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Mỗi tân tổng thống Hoa Kỳ đến Washington, DC, đều dẫn theo một số nhân viên tư vấn và trợ lý có mối quan hệ cá nhân được xây dựng qua nhiều năm và được tôi luyện trong chiến dịch tranh cử, điều mang lại cho họ niềm tự hào của một vị trí trong chính quyền. Từ “tình anh em Ireland” đưa John F. Kennedy đến Nhà Trắng tới “Bức tường Berlin” canh cửa cho Richard Nixon, các chiến hữu và bạn bè thân tín thường lấn át những tên tuổi lớn nhất của chính quyền. Nhưng chưa tổng thống Mỹ nào từng đưa vào Nhà Trắng một nhóm thân cận do gia đình chi phối như Donald Trump. Continue reading “Phong cách ‘gia đình trị’ kiểu Bắc Triều Tiên của Trump”

Tác động của Trump lên kinh tế và tài chính toàn cầu

Nguồn: Andrew Sheng, Xiao Geng, “Trump’s Global Strength”, Project Syndicate, 19/12/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã có nhiều nỗ lực nhằm giải thích chiến thắng bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tuy vậy, có lẽ cách giải thích đơn giản nhất lại là cách chính xác nhất: tất cả những đối thủ của Trump đều đã bị lừa. Từ Ngoại trưởng Hillary Clinton, người rõ ràng được tất cả cho là sẽ đắc cử cho đến những đảng viên Đảng Cộng hòa phản đối việcTrump ứng cử, người ta đã đánh giá tân Tổng thống quá thấp. Những cường quốc trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Á, không nên lặp lại sai lầm này.

Trong chiến dịch tranh cử, Trump hiểu rất rõ  về Clinton: thông minh và giàu kinh nghiệm, nhưng thiếu sự láu cá và sức thu hút Trump có. Vì vậy ông ta đã đóng giả làm kẻ ngốc, tổ chức chiến dịch tranh cử ở những bang mà nhiều người coi là một sự lãng phí thời gian, trong khi Clinton theo đuổi một chiến dịch dựa vào dữ liệu. Cách làm của Hillary đã giúp bà giành được nhiều hơn Trump 2.7 triệu phiếu bầu. Nhưng cách làm của Trump đã giúp ông đắc cử chức tổng thống. Continue reading “Tác động của Trump lên kinh tế và tài chính toàn cầu”