Sự chấm dứt bá quyền kinh tế của nước Đức

130115121522-germany-economy-01152013-monster

Ngun: Daniel Gros, “The End of German Hegemony,” Project Syndicate, 15/10/2015.

Biên dch: Lê Công Anh | Hiu đính: Lê Hồng Hiệp

Cán cân quyền lực nội tại của châu Âu đang có sự dịch chuyển mà không mấy ai chú ý. Vị trí áp đảo của Đức, vốn dường như trở nên tuyệt đối kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đang dần suy yếu, tạo nên những hệ quả sâu rộng đối với Liên minh Châu Âu.

Tất nhiên, từ góc độ sức mạnh mềm, chỉ riêng việc nhiều người tin Đức là một quốc gia hùng mạnh đã đủ để củng cố tư thế chiến lược cũng như địa vị của quốc gia này. Tuy nhiên, họ sẽ sớm bắt đầu nhận ra rằng yếu tố chính dẫn đến niềm tin đó – rằng nền kinh tế Đức đã tiếp tục tăng trưởng trong khi những nền kinh tế khác trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) phải trải qua một cơn suy thoái kéo dài – chỉ là một trường hợp ngoại lệ đặc biệt, điều sẽ sớm kết thúc. Continue reading “Sự chấm dứt bá quyền kinh tế của nước Đức”

Châu Âu đã chinh phục thế giới như thế nào?

16th_Century_Artillerie

Nguồn: Philip T. Hoffman, “How Europe Conquered the World: The Spoils of a Single-Minded Focus on War,” Foreign Affairs, 07/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Từ năm 1492 đến năm 1914, người châu Âu đã chinh phục 84% thế giới, thiết lập nên các thuộc địa và mở rộng tầm ảnh hưởng của họ tới mọi lục địa có người ở. Đây không phải là điều không thể tránh khỏi. Trên thực tế, trong nhiều thập niên, các nhà sử học, khoa học xã hội, và sinh học đã trăn trở: vì lẽ gì và làm thế nào châu Âu có thể vươn lên vị trí dẫn đầu, ngay cả khi các xã hội ở châu Á và Trung Đông đã phát triển hơn nhiều?

Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa tìm được những câu trả lời thỏa đáng. Nhưng câu hỏi này là vô cùng quan trọng do sức mạnh của châu Âu đã định đoạt mọi thứ từ những người buôn bán nô lệ cho tới những người đã giàu lên hay những người vẫn sa lầy trong nghèo đói. Continue reading “Châu Âu đã chinh phục thế giới như thế nào?”

Sự xung đột giữa các nền văn minh phương Tây

la-la-fg-syria-refugees02-jpg-20150903

Nguồn: Diana Pinto, “A Clash of Western Civilizations”, Project Syndicate, 13/10/2015.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những hình ảnh từ cuộc khủng hoảng di cư ở Châu Âu đã đặt các hình ảnh đám đông mỉm cười hạnh phúc ở Vienna và Munich cạnh những khuôn mặt lo lắng, thẫn thờ tại Budapest. Kết quả là sự gia tăng đột ngột những lời chỉ trích về “hai châu Âu” – một bên chào đón, một bên cấm đoán. Sự thật là những bất đồng ý kiến về việc các nước có nên nhận dân tị nạn hay không không phải chỉ xảy ra ở mình Châu Âu. Sự tương phản này là dấu hiệu của một sự rạn nứt sâu sắc bên trong toàn bộ thế giới Phương Tây. Continue reading “Sự xung đột giữa các nền văn minh phương Tây”

Các lệnh trừng phạt kinh tế có thể có lợi cho Nga?

APTOPIX US Russia Obama Mexico G20 Summit

Nguồn: Richard A. Werner & Vladimir I. Yakunin, “Are Sanctions Saving Russia?”, Project Syndicate, 13/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các lệnh trừng phạt kinh tế mà phương Tây áp đặt lên Nga vào tháng 3 năm 2014 quả thực vô cùng khắc nghiệt, nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu làm suy yếu tổng thống Nga Vladimir Putin. Trên thực tế chúng còn gây ra tác động ngược lại, khiến Nga và người đứng đầu đất nước này trở nên mạnh hơn trước.

Các nước thành viên Liên minh châu Âu ước tính đã bị thiệt hại 100 tỉ đô la Mỹ trong giao thương với Nga, gây tác động nặng nề tới một số ngành nghề, tiêu biểu là những người nông dân nuôi bò sữa ở Bavaria và các công ty xuất khẩu công nghiệp ở miền đông nước Đức. GDP của Nga vốn tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2014, đã sụt giảm khoảng 4,6% trong quý II năm nay so với cùng kỳ năm trước. Đồng rúp đã mất một nửa giá trị so với đồng đô la Mỹ trong nửa cuối năm ngoái, gây ra lạm phát, và lạm phát  vào tháng 7 lại tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Continue reading “Các lệnh trừng phạt kinh tế có thể có lợi cho Nga?”

Nga bảo trợ cho các “tiểu nhà nước”: Lý do và rủi ro

russian-troops

Nguồn: Reva Bhalla, “The Logic and Risks Behind Russia’s Statelet Sponsorship,” Stratfor, 15/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Nước mẹ Nga có thể khá hào phóng với các tiểu nhà nước của mình. Đầu những năm 1990, khi nước Nga suy thoái không còn lựa chọn nào khác ngoài co hẹp các đường biên giới của mình, Điện Kremlin dù phân rã nghiêm trọng nhưng vẫn có thời gian và tiền bạc để thúc đẩy và viện trợ cho các vùng lãnh thổ ly khai còn non trẻ như Nam Ossetia và Abkhazia ở Gruzia, và Transdniestria ở Moldova. Và khi nền kinh tế Nga dần được củng cố theo thời gian, số lượng lính Nga hiện diện trong các vùng lãnh thổ này cũng tăng lên, và một khoản chi ngân sách lớn hơn đã được Nga dùng để viện trợ cho các chủ thể gần giống quốc gia (quasi-state) này.

Các quốc gia nhỏ hậu Xô viết này có nhiều điểm chung. Tất cả đều nhỏ – Nam Ossetia rộng gần 3.900 km2 và có dân số khoảng 40.000 người; Abkhazia rộng 8.500 km2 và có dân số khoảng 240.000 người; còn Transdniestria rộng 4.100 km2 và có dân số 555.000 người. Tất cả đều bị cô lập về kinh tế, dẫn đến kinh tế kém phát triển, và chủ yếu phụ thuộc vào viện trợ tài chính từ Nga để tồn tại. Continue reading “Nga bảo trợ cho các “tiểu nhà nước”: Lý do và rủi ro”

Nội tình việc Jeremy Corbyn trở thành lãnh đạo Công Đảng Anh

20150912_brp513

Nguồn:  How Jeremy Corbyn became the Labour frontrunner”, The Economist, 10/09/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Công đảng đối lập của Anh sẽ công bố kết quả của cuộc bầu cử lãnh đạo vào ngày 12 tháng 9. Các cuộc thăm dò và tỷ lệ đặt cược đều cho rằng Jeremy Corbyn, dân biểu lâu năm có đường lối cực tả và là người lâu nay chống ngay chính đảng của mình trong quốc hội, sẽ giành chiến thắng. Điều này có nguy cơ dẫn đến một cuộc tranh cãi nguy hiểm. Chỉ khoảng chừng 20% trong số các nghị sỹ của Công đảng được cho là muốn ông Corbyn làm lãnh tụ của họ. Sau khi không thể ngăn vị lãnh đạo thiên tả và ít được lòng các nghị sĩ là Ed Miliband lên lãnh đạo đảng hồi đầu năm, họ rất đoàn kết trong việc không muốn lặp lại sai lầm. Vậy Jeremy Corbyn đã trở thành lãnh đạo Công Đảng như thế nào? Continue reading “Nội tình việc Jeremy Corbyn trở thành lãnh đạo Công Đảng Anh”

Các Hiệp Sĩ dòng Đền là ai?

2015-10-04-1

Nguồn: “Who were the Knight Templars?”, History.com (truy cập ngày 4/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Sau khi các chiến binh Công Giáo chiếm được thành Jerusalem trong cuộc Thập Tự Chinh thứ Nhất (1095 – 1099), nhiều nhóm người hành hương từ khắp Tây Âu đã bắt đầu tới thăm vùng Đất Thánh. Khoảng năm 1118, một hiệp sĩ người Pháp có tên là Hugues de Payens đã thành lập một đạo quân với mục đích bảo vệ những người hành hương đó với tên gọi Đoàn Hiệp sĩ nghèo của Vua Solomon (sau đó đổi tên thành đoàn Hiệp sĩ dòng Đền). Năm 1129, đoàn hiệp sĩ được Giáo Hội Công Giáo chính thức công nhận, và đã chiêu mộ được quân lính mới và nhận được những khoản quyên tặng hào phóng từ khắp châu Âu. Nổi tiếng vì quy cách hành xử khắc khổ và trang phục nổi bật (áo trắng thêu hình thập tự đỏ), đoàn Hiệp sĩ dòng Đền đã lập ra nhiều chi hội trên khắp Tây Âu. Continue reading “Các Hiệp Sĩ dòng Đền là ai?”

Nguồn gốc sự cởi mở của nước Đức

migrant-boy-with-german

Nguồn: Dominique Moisi, “The Roots of German Openness”, Project Syndicate, 18/09/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Đức, Đức,” hàng nghìn người tị nạn, đối mặt với sự thiếu thiện chí không kiêng dè của các cơ quan chính quyền Hungary, đã hò hét như vậy ngay trước ga đường sắt Keleti của thủ đô Budapest. Họ đang mơ về nước Đức – không phải bất kỳ một quốc gia châu Âu nào khác mà cụ thể là nước Đức – như cách mà hơn một thế kỷ trước đây những người nghèo châu Âu trốn chạy sự đau khổ – và trong một vài trường hợp là trốn chạy các cuộc tàn sát – mơ về nước Mỹ.

Điều này thể hiện một sự thay đổi mạnh mẽ so với quá khứ. Thật là một sự tương phản rõ ràng giữa bức ảnh chụp gần 80 năm trước tại khu ổ chuột Vác-sa-va, trong đó có một cậu bé người Do Thái với đôi tay giơ cao ​​và đôi mắt sợ hãi, và một bức ảnh được chụp cách đây vài ngày tại Munich có hình một cậu bé tị nạn mỉm cười, đầu được bảo vệ bằng một chiếc mũ cảnh sát. Với cậu bé đầu tiên, Đức nghĩa là một cái chết chắc chắn; còn đối với cậu bé thứ hai, nước Đức đem lại hy vọng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Continue reading “Nguồn gốc sự cởi mở của nước Đức”

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P2)

Khrushchev,_Mao,_Ho_and_Soong_Ching-ling

Nguồn: Yinghong Cheng, “Beyond Moskva-Centric Interpretation: An Examination of the China Connection in Eastern Europe and North Vietnam during the Era of De-Stalinization”, Journal of World History, Vol. 15, No. 4, December 2004.

Biên dịch: Lê Quỳnh

Trường hợp Việt Nam

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam cần được xem xét theo một ánh sáng hoàn toàn khác. Nếu ảnh hưởng Trung Quốc ở Đông Âu đến muộn (sau khi Stalin chết) và chỉ ở mức hạn chế so với ảnh hưởng của Liên Xô tại khu vực, thì mối quan hệ thân cận – được thúc đẩy nhờ liên hệ truyền thống và văn hoá giữa hai nước – giữa những người cộng sản Việt–Trung sâu sắc hơn và có từ thập niên 1920. Nhiều người cộng sản Việt Nam, gồm cả Hồ Chí Minh, từng tham gia phong trào cộng sản Trung Quốc và ẩn náu ở Trung Quốc trong thập niên 1930 và đầu 1940. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 không chỉ đẩy mạnh hỗ trợ bằng hình thức cố vấn và vật chất cho cách mạng Việt Nam, mà còn cung cấp một mô hình cạnh tranh. Tháng Ba 1951, tại Đại hội Hai của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng của Mao được đặt chung với chủ nghĩa Marx–Lenin làm kim chỉ nam cho cương lĩnh mới của Đảng. Hình của Mao được treo ngang hàng với hình của Marx, Engels, Lenin và Stalin.[1]  Continue reading “Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P2)”

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P1)

stalin_mao

Nguồn: Yinghong Cheng, “Beyond Moskva-Centric Interpretation: An Examination of the China Connection in Eastern Europe and North Vietnam during the Era of De-Stalinization”, Journal of World History, Vol. 15, No. 4, December 2004.

Biên dịch: Lê Quỳnh

Năm 1956 và 1957 đánh dấu cuộc khủng hoảng trầm trọng đầu tiên trong khối cộng sản toàn cầu thời Chiến tranh Lạnh với nhiều sự kiện quan trọng. Bài nói chuyện mật của Nikita Khrushchev tại Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô tháng Hai 1956 tiết lộ những tội ác của Stalin đã gây sốc cho thế giới cộng sản và châm ngòi cho giai đoạn hạ bệ Stalin, mà không lâu sau đó đã tạo nên những thách thức cho chính hệ thống cộng sản, qua những cuộc nổi loạn ở Ba Lan và Hungary tháng 10 và tháng 11 năm 1956. Tại các nơi khác ở Đông Âu, mặc dù nhìn chung không nổ ra các phản kháng chính trị quyết liệt, nhưng những tranh luận trong nội bộ Đảng và bất bình của trí thức diễn ra phổ biến, đi kèm là những cuộc biểu tình và bãi khoá lẻ tẻ của công nhân và sinh viên. Continue reading “Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P1)”

Trò chơi quyền lực của Putin tại Syria

pix3_102014

Nguồn: Anne Applebaum, “Putin’s power plays”, Washington Post, 27/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Viết về tổng thống Nga luôn dễ bị sa vào kiểu nói chuyện phiếm về địa chính trị. Dù cho Chiến tranh Lạnh đã kết thúc cách đây một phần tư thế kỷ, Vladimir Putin vẫn quen được coi như một nhân vật toàn cầu, một người đại diện cho những lợi ích vĩnh viễn của Nga, người thừa kế của Sa hoàng, Lenin hay Stalin, một kẻ sống trong thế giới mà trong đó các chủ thể nhà nước đấu tranh lẫn nhau để giành quyền kiểm soát lãnh thổ, và tất cả họ đều chơi một trò chơi may rủi khổng lồ như cách nhìn nhận của Kissinger.

Đối với ai tự đeo vào mình một lăng kính như thế, hành động xâm nhập của Putin vào Syria chừng mực nào đó cũng có lý. Quyết định đúng lúc của ông trong việc gửi hàng trăm binh lính Nga, 28 máy bay chiến đấu, trực thăng, xe tăng và pháo binh tới Syria ngay trước phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã được miêu tả theo nhiều cách khác nhau như là một sự cố gắng để quay trở lại Cuộc chơi lớn tại Trung Đông thời hiện đại; để mở rộng ảnh hưởng của Nga tại Địa Trung Hải; để nâng đỡ chính phủ Iran và để thay thế vị trí lãnh đạo của Mỹ tại khu vực này. Continue reading “Trò chơi quyền lực của Putin tại Syria”

Tại sao người nhập cư là cần thiết đối với châu Âu?

Part-REF-TS-Par8192334-1-1-0

Nguồn: Ian Buruma, “Necessary Migrants”, Project Syndicate, 07/09/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thật ấm lòng khi đáp xuống nước Đức, nơi các cổ động viên bóng đá giương cao biểu ngữ chào đón dòng người tị nạn từ vùng Trung Đông vốn đang bị chiến tranh tàn phá. Đối với những người tuyệt vọng và bị áp bức, những người sống sót qua chiến tranh và cướp bóc, Đức là vùng đất hứa mới.

Ngay cả những tờ báo lá cải ở Đức vốn không có xu hướng đăng những điều tốt đẹp cũng đang khuyến khích giúp đỡ người tị nạn. Trong khi các chính trị gia ở Anh và các nước khác tỏ vẻ lo lắng nhưng không có hành động thực chất nào và phân bua tại sao chỉ cần một số lượng nhỏ người Syria, Libya, Iraq hay Eritrea nhập cư có thể gây nguy hiểm rất lớn cho tổ chức xã hội của các nước này, thì “Mama Merkel” (Mẹ Merkel) đã hứa rằng Đức sẽ không từ chối bất kỳ một người tị nạn thực sự nào. Continue reading “Tại sao người nhập cư là cần thiết đối với châu Âu?”

Đằng sau cuộc đối đầu giữa Hy Lạp và châu Âu

_81048451_tv025906172

Nguồn: Yanis Vaoufakis, “Democratizing the Eurozone”, Project Syndicate, 01/09/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giống như Macbeth,[1] những người làm chính sách thường phạm thêm những sai lầm mới để che giấu những tội lỗi cũ. Và các hệ thống chính trị (phải) chứng minh giá trị của chúng bằng việc nhanh chóng chấm dứt các sai lầm chính sách triền miên và chất chồng lên nhau của các quan chức. Nhưng nếu đánh giá bằng tiêu chuẩn nay, thì khu vực Eurozone, bao gồm 19 nền dân chủ lâu đời, bị tụt lại đằng sau nền kinh tế phi dân chủ lớn nhất thế giới.

Sau khi bị suy thoái tấn công sau khủng hoảng tài chính năm 2008, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc mất 7 năm để thay thế nhu cầu xuất khẩu giảm dần bằng một bong bóng đầu tư nội địa, được bơm lên bằng việc các chính quyền địa phương bán đất quyết liệt. Và khi thời khắc quyết định đã đến, các lãnh đạo Trung Quốc chi 200 tỉ đôla tiền dự trữ ngoại tệ họ đã cất công tích lũy để đóng vai vua Canute[2] nhằm cố gắng đẩy lùi cơn sóng tạo ra bởi cuộc tháo chạy tán loạn của thị trường chứng khoán. Continue reading “Đằng sau cuộc đối đầu giữa Hy Lạp và châu Âu”

Giấc mơ Xô-viết của Vladimir Putin

putin-sv

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Vladimir Putin’s Soviet Dream,” Project Syndicate, 02/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thỏa thuận hạt nhân gần đây được ký kết bởi sáu cường quốc thế giới và Iran là một thắng lợi của chủ nghĩa đa phương. Nếu các cường quốc kể trên – năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức – thể hiện một ý chí chung, cùng làm việc để giải quyết các tranh chấp khác thì thế giới sẽ bước vào một kỷ nguyên mới của sự hợp tác và ổn định.

Thật không may là một kịch bản như vậy dường như là quá xa vời. Từ các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông cho tới việc Nhà nước Hồi giáo (IS) tiếp tục tiến vào Trung Đông, cạnh tranh và xung đột đang đe dọa các trật tự khu vực đã tồn tại từ lâu. Nhưng có lẽ cuộc xung đột nghiêm trọng nhất – cuộc xung đột mà giải pháp cho nó có ý nghĩa đối với tất cả các nước còn lại – là ở Ukraine, một đất nước đang trở thành trọng tâm trong các tham vọng bành trướng của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Continue reading “Giấc mơ Xô-viết của Vladimir Putin”

Bức màn sắt mới đang buông xuống nước Nga

RUSSIA-POLITICS/

Nguồn: Victor Davidoff, “A New Iron Curtain Is Descending Over Russia”, The Moscow Times, 09/08/2015.

Biên dịch: Phương Nguyễn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày 28 tháng Bảy, văn phòng công tố trưởng Nga tuyên bố tổ chức Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (NED) của Mỹ là “tổ chức không được mong muốn”. Kể từ ngày đó, ngân quỹ của NED tại các ngân hàng Nga sẽ bị đóng băng, các tổ chức phi chính phủ của Nga bị cấm nhận tài trợ của NED và việc tham gia các dự án do NED tài trợ bị coi là phạm tội hình sự có thể bị phạt đến sáu năm tù giam.

Thoạt nhìn, lệnh cấm này giống như các lệnh khác trong danh sách cấm mọi thứ dài dằng dặc từ chương trình opera cùa Hà Lan đến hoa tutips. Nhưng lệnh cấm này mang tính biểu tượng mạnh mẽ thể hiện con đường đi lên rồi đi xuống mà nước này đã trải qua 30 năm qua.

Vào thời kỳ ngay trước cải tổ (perestroika) của Mikhail Gorbachev, nước Nga bị tách biệt khỏi thế giới bên ngoài bằng bức màn sắt khiến thông tin, công nghệ, thuốc men hoặc hàng hóa không thể lọt qua. Continue reading “Bức màn sắt mới đang buông xuống nước Nga”

Trật tự châu Âu mới sẽ ra đời từ khủng hoảng Ukraine?

Ukraine-Crisis

Nguồn: Jacques Lévesque, “La crise russo-ukrainienne accouchera-t-elle d’un nouvel ordre européen?Le Monde diplomatique, 06/2015.

Biên dịch: Lý Vân Anh | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Bất chấp những bất đồng giữa các nước Tây Âu và sự do dự của Washington, Thỏa thuận Minsk 2 nhằm chấm dứt xung đột ở miền đông Donbass đã được ký kết ngày 11 tháng 2 vừa qua nhờ sáng kiến của Pháp và Đức. Nếu thỏa thuận dù vẫn rất mong manh này cho phép ngăn chặn xung đột tái diễn ở Ukraine, nó sẽ mang lại cơ may cuối cùng cho việc cải cách trật tự châu Âu, bởi thỏa thuận này đã đặt nền móng cho một kiểu quan hệ mới giữa phương Tây với Nga, trong đó, Pháp và Đức, hai trụ cột của châu Âu, có thể đóng vai trò lịch sử. Trước hết, ta hãy cùng xem xét những nhân tố cho phép đánh giá mức độ thực hiện Thỏa thuận Minsk. Continue reading “Trật tự châu Âu mới sẽ ra đời từ khủng hoảng Ukraine?”

Tại sao cần tiến tới một Liên bang châu Âu?

Flag_of_the_United_States_of_Europe

Nguồn: Laszlo Bruszt & David Stark, “We the People of Europe”, Project Syndicate, 11/08/2015.

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những người châu Âu mong muốn làm sống lại quá trình thống nhất lục địa gần đây đã chuyển sự chú ý tới việc thành lập Hoa Kì. Tuy nhiên, nhiều người phủ nhận tiền lệ Hoa Kì trên cơ sở rằng vấn đề ngày nay quá khác so với những vấn đề diễn ra thời đó. Những người khác, vốn chấp nhận rằng các nguyên tắc liên bang có lẽ sẽ thích hợp để giải quyết những vấn đề của một thị trường chung châu Âu, lại thất vọng cho rằng “những người châu Âu” có thể mang lại cấu trúc chính trị mới này lại còn vắng bóng.

Nhưng có những mối tương đồng nổi bật giữa những năm tháng khi Hoa Kì được thành lập với những cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị đang tiếp diễn tại Liên minh châu Âu. Thực tế, sự ra đời của Hiến pháp Hoa Kì và sự khai sinh của dân tộc Mỹ mang lại những lý do để hi vọng rằng một vài những vấn đề khó khăn nhất châu Âu đang đối mặt có thể sẽ được giải quyết vào một ngày nào đó. Continue reading “Tại sao cần tiến tới một Liên bang châu Âu?”

Khủng hoảng di dân: Cái giá cho sự thờ ơ của châu Âu

schrank_immigration

Nguồn: Bernard-Henry Lévy, “The Price of European Indifference, Project Syndicate, 31/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tranh cãi xung quanh vấn đề nhập cư của châu Âu đang diễn ra theo một chiều hướng đáng lo ngại.

Câu chuyện bắt đầu với sự hình thành của một khái niệm chung chung (một sự rắc rối về pháp lý), đó là “người di cư”. Khái niệm này làm mờ đi sự khác biệt vốn quan trọng về mặt luật pháp giữa di cư kinh tế và di cư chính trị, giữa những người tìm cách thoát ly sự nghèo đói và những ai bị xua đuổi khỏi quê hương bởi chiến tranh. Không giống những di dân kinh tế, những người chạy trốn áp bức, khủng bố và thảm sát có quyền tị nạn không thể bị chối từ, và điều này liên quan đến nghĩa vụ của cộng đồng quốc tế phải cung cấp nơi trú ẩn vô điều kiện cho họ. Continue reading “Khủng hoảng di dân: Cái giá cho sự thờ ơ của châu Âu”

Những điều cần biết về khủng hoảng di dân châu Âu

migrants_austria_640x360_reuters_nocredit

Tác giả: Nguyễn Phương Mai

Cuộc khủng hoảng tị nạn ở châu Âu đang leo thang

Liên tiếp các thảm cảnh trên bộ và trên thuyền được cập nhật từng giờ. Làn sóng thông tin này tạo sức ép lớn, khiến bối cảnh của bức tranh tị nạn thay đổi liên tục, trong đó có cả những quyết định lớn của quan chức chính phủ.

Bức hình cậu bé 3 tuổi nằm chết úp mặt trên bờ cát khiến thủ tướng Anh ngay lập tức thay đổi chính sách về người tị nạn. Tuy nhiên, cũng chính những hình ảnh đau thương này có thể khiến chúng ta phản ứng hoàn toàn dựa trên cảm tính.

Để tránh việc phán xét thiếu cơ sở, sau đây là một số kiến thức và thông tin thực tế cơ bản để chúng ta có thể nhìn nhận cuộc khủng hoàng này một cách toàn diện và khách quan: Continue reading “Những điều cần biết về khủng hoảng di dân châu Âu”

Sự cám dỗ của chủ nghĩa chuyên chế

20150613_LDP002_0

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “The Authoritarian Temptation”, Project Syndicate, 20/08/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào tháng Tám 24 năm trước, những người theo đường lối cứng rắn trong chính quyền Liên Xô vì muốn chặn đứng sự quá độ mới manh nha sang chế độ dân chủ đã bắt giữ Mikhail Gorbachev và tuyên bố tình trạng thiết quân luật. Để đáp trả, hàng triệu người biểu tình đổ ra những con đường tại thủ đô Moskva cũng như các thành phố khác trên khắp Liên Xô. Những phần tử chủ chốt của quân đội từ chối tham gia và cuộc đảo chính nhanh chóng sụp đổ, và chẳng bao lâu sau Liên Xô cũng tan rã theo.

Mặc cho tình hình kinh tế rất khó khăn trong những tháng cuối cùng của Liên Xô, người dân vẫn có thể chứng kiến nền tự do đang đến và, khác với hiện nay, họ quyết tâm bảo vệ tự do. Quả thực trong những năm đầu của thời kỳ quá độ sang dân chủ, hầu hết những cử tri thời hậu-cộng sản đều vượt qua được sự cám dỗ phải bỏ phiếu cho những ứng cử viên cực đoan, những người hứa sẽ chấm dứt thời kỳ gian khổ mà họ đang phải chịu đựng. Thay vào đó, họ thường chọn những người thực tế nhất. Continue reading “Sự cám dỗ của chủ nghĩa chuyên chế”