So sánh thái độ học hỏi nước ngoài của Trung-Nhật

mk_map_of_east_asia

Tác giả: Hư Châu (Trung Quốc) | Biên dịch:  Nguyễn Hải Hoành

Nhật Bản có rất nhiều cái để Trung Quốc học, trong đó thái độ học tập của họ là cái đặc biệt đáng học.

Thái độ học tập khiêm tốn cẩn thận của Nhật Bản không xa lạ gì đối với Trung Quốc. Từ đời Hán trở đi, sự giao lưu văn hóa Trung Quốc-Nhật Bản dần dần tăng cường; thời nhà Tùy, nhà Đường, các sứ thần Nhật Bản nối tiếp nhau vượt biển sang Trường An [kinh đô Trung Quốc thời ấy].

Trước nền văn hóa Hán xán lạn, người Nhật mở to mắt và say sưa học văn hóa Hán. Không những họ bê nguyên xi về Nhật toàn bộ các điển chương, thể chế, văn hóa tư tưởng, phong tục tập quán của Trung Quốc mà cả đến chữ Hán họ cũng cứ thế mà dùng không sai một tý nào – chữ Katakana sau này người Nhật sử dụng tuy có khác với chữ khối vuông [của Hán tự] nhưng thực ra là dùng bộ thủ của chữ khối vuông. Continue reading “So sánh thái độ học hỏi nước ngoài của Trung-Nhật”

Kinh tế Hàn Quốc có đi vào vết xe đổ Nhật Bản?

Old fortress gate with light trails at downtown

Nguồn: Lee Jong Wha, “Is South Korea Turning Japanese?“, Project Syndicate, 17/11/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Thành tích kinh tế gần đây của Hàn Quốc đã gây nhiều thất vọng. Sau 40 năm tăng trưởng đáng kinh ngạc ở mức 7,9% năm, tỉ lệ tăng trưởng bình quân đã giảm còn 4,1% trong giai đoạn 2000-2010 và và giữ mức 3% kể từ năm 2011. Điều này làm nhiều người băn khoăn liệu rằng Hàn Quốc có đang hướng đến tình trạng giảm phát và trì trệ kéo dài, vốn là đặc trưng của cái gọi là những “thập kỷ mất mát” của Nhật Bản, mà cho đến giờ Nhật mới bắt đầu dần thoát ra.

Sự tương đồng giữa Hàn Quốc ngày nay và Nhật Bản 20 năm trước là không thể phủ nhận. Và trên thực tế, các vấn đề kinh tế của Hàn Quốc ít nhiều cũng thường đi theo con đường của Nhật Bản. Trong trường hợp này, tấm gương Nhật Bản có thể hữu ích với Hàn Quốc, nếu các lãnh đạo của quốc gia này xem đó là bài học về những việc không nên làm. Continue reading “Kinh tế Hàn Quốc có đi vào vết xe đổ Nhật Bản?”

Yếu tố chính trị của Hiệp định TPP

5310

Nguồn: Koichi Hamada, “The Fraught Politics of the TPP,” Project Syndicate, 31/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng 10 vừa qua, 12 quốc gia ở hai bên bờ Thái Bình Dương đã hoàn tất Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) lịch sử. Phạm vi của TPP rất lớn. Nếu được phê chuẩn và triển khai thực hiện, nó sẽ có tác động to lớn đối với thương mại và dòng vốn dọc theo Vành đai Thái Bình Dương. Thật vậy, nó sẽ góp phần vào quá trình chuyển đổi liên tục của trật tự quốc tế. Thật không may, liệu điều này sẽ có xảy ra hay không vẫn còn chưa chắc chắn.

Khía cạnh kinh tế học về thương mại và tài chính tạo nên nền tảng của TPP khá đơn giản, và đã được biết đến từ khi nhà kinh tế chính trị học người Anh David Ricardo mô tả chúng trong thế kỷ 19. Bằng cách cho phép các quốc gia tận dụng tối đa lợi thế so sánh của mình, tự do hóa thương mại và đầu tư đem lại lợi ích kinh tế ròng, mặc dù nó có thể làm tổn thương các nhóm nhất định vốn được hưởng lợi từ sự bảo hộ thuế quan trước đây. Continue reading “Yếu tố chính trị của Hiệp định TPP”

Điều gì đang đẩy các công ty Nhật ra khỏi Trung Quốc?

eca86bd9e2e0154c037d5d

Nguồn: Rumi Aoyama, “What’s pushing Japanese firms out of China?,” East Asia Forum, 21/10/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đầu năm 2015, các công ty Nhật là Panasonic và Toshiba tuyên bố họ sẽ dừng sản xuất tivi ở Trung Quốc.  Khi Nhật tiếp tục giảm đầu tư ở Trung Quốc, việc dần rút lui của hai tập đoàn đa quốc gia có vẻ nhấn mạnh xu hướng chung là các công ty Nhật rời khỏi Trung Quốc. Vào ngày 23 tháng Hai năm 2015, tờ Nikkei News đưa tin công ty Citizen Watch Company đột nhiên đóng của nhà máy linh kiện tại Quảng Châu, cho thôi việc hơn 1.000 lao động tại đó.

Mối quan hệ Trung-Nhật đã chạm đáy kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Các cuộc hội đàm cấp cao, bao gồm các cuộc gặp thượng đỉnh, đã bị đình chỉ từ khi chính phủ Nhật quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào tháng 9 năm 2012 và thủ tướng Shinzo Abe viếng đền Yasukuni vào tháng 12 năm 2013. Với chiến lược Một Vành đai Một Con đường năm 2013, Bắc Kinh đã khởi động chiến dịch tấn công ngoại giao để cải thiện quan hệ với các nước láng giềng, và nối lại các quan hệ liên chính phủ với Nhật Bản. Continue reading “Điều gì đang đẩy các công ty Nhật ra khỏi Trung Quốc?”

Nhật triển khai thêm quân để bảo vệ Quần đảo Senkaku

Senkaku-islands-via-AFP

Nguồn:Japan to deploy troops near Senkaku“, The Straits Times, 26/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Hãng Jiji Press hôm qua đưa tin chính phủ Nhật Bản có kế hoạch triển khai khoảng 500 binh lính tới thành phố Ishigaki nằm trên một hòn đảo gần quần đảo Senkaku đang bị tranh chấp.

Động thái này là nhằm tăng cường phòng thủ cho quần đảo xa xôi nằm về phía tây nam này của Nhật Bản, một nguồn tin chính phủ cho biết hôm qua.

Việc triển khai sẽ bổ sung vào kế hoạch đồn trú thêm quân trên các đảo gần đó ở tỉnh Okinawa, vùng lãnh thổ Nhật Bản gần Đài Loan và Trung Quốc nhất. Continue reading “Nhật triển khai thêm quân để bảo vệ Quần đảo Senkaku”

Ý nghĩa của Hiệp định TPP đối với Nhật Bản

750x-1

Nguồn: Yuriko Koike, “Japan’s TPP Transformation”, Project Syndicate, 30/10/2015.

Biên dịch: Nông Thị Nghi Phương | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Ngày 5/10, sau nhiều năm ròng thương lượng miệt mài và kỹ lưỡng, cuối cùng, mười hai quốc gia Vành đai Thái Bình Dương đã kết thúc đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó hứa hẹn nhiều điều từ tăng cường thương mại đến bảo vệ môi trường. Những cuộc đàm phán này đã khiến mái tóc đen của ông Akira Amari, Bộ trưởng Bộ Chính sách Kinh tế và Tài chính Nhật Bản, chuyển hẳn sang màu muối tiêu. Tuy nhiên, niềm an ủi của ông là TPP sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho “Thế kỷ Châu Á”.

Tiền thân của TPP, trước khi có sự tham gia của ông Amari, là một hiệp định thương mại được ký năm 2006 giữa bốn nước Singapore, New Zealand, Chile và Brunei – được gọi là “Pacific 4”. Sau đó, Mỹ, Úc, Peru và Việt Nam, nhận thấy triển vọng về một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp tại châu Á, đã tham gia đàm phán vào tháng 3/2010. Vậy là, trong phút chốc chiếc thuyền nhỏ bé của P-4 bỗng trở thành chiếc tàu biển khổng lồ. Continue reading “Ý nghĩa của Hiệp định TPP đối với Nhật Bản”

Tại sao các băng nhóm yakuza không bị coi là phạm pháp?

20151003_blp512

Nguồn: “Why the yakuza are not illegal”, The Economist, 29/09/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Người ta ước tính rằng Yamaguchi-Gumi, một trong những băng đảng lớn và hung ác nhất thế giới, kiếm được hơn 6 tỷ USD một năm từ ma túy, bảo kê, cho vay nặng lãi, bất động sản, và thậm chí từ sàn chứng khoán Nhật Bản. Năm nay, khi tổ chức này tròn 100 tuổi, hơn 2.000 trong số 23.400 thành viên đã tách khỏi băng. Điều này khiến cho lực lượng cảnh sát lo lắng về các hệ lụy có thể xảy ra. Giữa thập kỷ 1980, một cuộc chiến giữa các băng nhóm kình địch đã cướp đi mạng sống của hơn hai chục người. Vậy mà việc là thành viên của yakuza – tên gọi các tập đoàn tội phạm của Nhật Bản – về cơ bản lại không phải hành vi phạm pháp. Continue reading “Tại sao các băng nhóm yakuza không bị coi là phạm pháp?”

Căn cứ Mỹ khiến Okinawa muốn độc lập với Nhật

Map-okinawa-pref

Nguồn:US bases, other sore points fuel support for Okinawan independence”, Today Online, 04/11/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Trong một văn phòng cũ kỹ ở bên dưới một phòng bida tại thành phố Naha, thủ phủ của Okinawa ở phía nam Nhật Bản, một nhóm nhỏ đang mơ ước về một đất nước mới.

Vây quanh bởi những lá cờ có ba ngôi sao trên hai lằn màu xanh dương, tượng trưng cho biển và vùng trời Okinawa, họ là đại diện cho một phong trào mới hồi sinh với mục đích là tuyên bố quần đảo Ryukyu, trong đó có đảo Okinawa, được độc lập khỏi nước Nhật.

“Sự ủng hộ độc lập cho quần đảo Ryukyu ngày càng tăng lên”, ông Chousuke Yara, một ứng cử viên tranh cử vốn ủng hộ phong trào, nói. “Mọi người đang dần hiểu là quần đảo Okinawa từng là một phần của vương quốc Ryukyu, sau đó bị Nhật xâm chiếm và bị Nhật hóa thông qua giáo dục”. Continue reading “Căn cứ Mỹ khiến Okinawa muốn độc lập với Nhật”

Nhật cân nhắc việc tuần tra trên Biển Đông

image064

Nguồn: Reiji Yoshida, “Japan weighs course of action in disputed South China Sea“, The Japan Times, 06/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Khi căng thẳng ở Biển Đông leo thang xung quanh cuộc tuần tra gần đây của quân đội Mỹ nhằm thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở đó, các suy đoán hiện tập trung vào các động thái mà Nhật Bản có thể có tại  khu vực này.

Vào hôm thứ Sáu, Thủ tướng Shinzo Abe đã thể hiện một phong thái mạnh mẽ khi phát biểu trước một hội nghị chuyên đề tại Tokyo rằng ông đang có kế hoạch huy động hợp tác quốc tế về bảo vệ các quy tắc hàng hải tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Ankara và cuộc họp các nhà lãnh đạo diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Manila tháng này.

Một số quan chức quân sự và ngoại giao cấp cao của Mỹ đã thúc giục thủ tướng Abe cử Lực lượng Tự vệ tham gia tuần tra chung với Hoa Kỳ ở Biển Đông. Continue reading “Nhật cân nhắc việc tuần tra trên Biển Đông”

Thế kỷ châu Á ngắn ngủi?

533524209

Nguồn: Yuriko Koike, “The Short Asian Century?”, Project Syndicate, 24/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhà sử học Mác-xít người Anh Eric Hobsbawm đã từng gọi giai đoạn từ Cách mạng Pháp năm 1789 đến sự bùng nổ Thế chiến I năm 1914 là một “thế kỷ dài”. Hơn một thập niên trước, người ta bắt đầu nói về một “thế kỷ châu Á”. Ý tưởng này được đưa ra dựa trên thực tế về một Trung Quốc phát triển không ngừng và được củng cố thêm bởi giả thiết về sự suy yếu không thể tránh khỏi của Mỹ. Tuy nhiên, với tình trạng bất ổn của nền kinh tế Trung Quốc, sự lúng túng của các “con hổ” Đông Á khác như Malaysia và Thái Lan, và ngay cả Singapore cũng đang đối mặt với các câu hỏi về khả năng tồn tại của mô hình kinh tế của mình, thì liệu có phải “thế kỷ châu Á” đang đi đến một cái kết sớm hơn dự kiến? Continue reading “Thế kỷ châu Á ngắn ngủi?”

Hiến pháp Hòa bình của Nhật đang bị đe dọa?

p2-reaction-a-20140517

Nguồn: Katsumata Makoto, “Une Constitution pacifiste en péril”, Le Monde diplomatique, 09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Lý Vân Anh

Sáu mươi năm sau kể từ khi Thế chiến II kết thúc, không ai có thể tưởng tượng người Nhật lại có lúc xuống đường mạnh mẽ đến như vậy – từ những người già nhất, đã trải qua chiến tranh, cho đến những người trẻ nhất, thậm chí còn không được chứng kiến bức tường Berlin sụp đổ. Để phản đối “cuộc đảo chính Quốc hội” của chính phủ ông Abe Shinzo, từ hơn một năm nay, ngày nào họ cũng đứng biểu tình trước Tòa nhà Quốc hội, kể cả trong mùa hè nóng nực nhất. Chỉ riêng ngày 18 tháng 7 vừa qua, hơn một trăm ngàn người đã xuống đường.

Thủ tướng Abe muốn thông qua một dự luật về an ninh cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật bản (tên gọi chính thức của quân đội) được tham gia vào các chiến dịch bên ngoài – mà ông gọi là “phòng vệ tập thể” – trong hai trường hợp sau: khi Nhật Bản hoặc một trong số các đồng minh của mình bị tấn công và khi không còn một phương cách nào khác để bảo vệ người dân.[1] Continue reading “Hiến pháp Hòa bình của Nhật đang bị đe dọa?”

Khu vực Mekong trong chiến lược ngoại giao Nhật Bản

JAPAN-POLITICS/

Nguồn: Takayuki Ogasawara, “Development of the Mekong Region as Part of Japan’s Diplomatic Strategy for East Asia“, Asia-Pacific Review, Volume 22, Issue 1, 2015, pp. 34-45.

Biên dịch: Văn Cường

Sự can dự tích cực của Nhật Bản vào việc phát triển khu vực Mekong kể từ những năm 1990 cần được hiểu không chỉ từ khía cạnh kinh tế mà còn cả từ khía cạnh ngoại giao. Nhật Bản cần cộng tác với ASEAN trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho “đối thoại chính trị” đa phương ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và xây dựng một trật tự Đông Á dựa trên “những giá trị chung” chẳng hạn như dân chủ và nền pháp quyền, và khu vực Mekong có thể là “mắt xích yếu nhất” của ASEAN. Sau khi phác thảo công việc 20 năm của Nhật Bản để vun đắp sự hợp tác Mekong-Nhật Bản, tác giả cho rằng đã đến lúc mở rộng quy mô của sự hợp tác và đẩy nhanh chính sách “chủ động đóng góp cho hòa bình” của Nhật Bản nhằm đối phó với môi trường an ninh đang thay đổi. Continue reading “Khu vực Mekong trong chiến lược ngoại giao Nhật Bản”

Bước đi tiếp theo của liên minh Mỹ-Nhật

1306872363

Nguồn: Hitoshi Tanaka, “The next step for the US-Japan alliance,” East Asia Forum, 04/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thùy Giang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mối quan hệ Mỹ – Nhật đã đạt được động lực mới nhờ chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Shizo Abe cuối tháng 4 vừa qua. Bài diễn văn lịch sử của Abe trước Quốc hội Mỹ đã được nhiệt liệt đón nhận. Hai nước cũng công bố bản sửa đổi đầu tiên của bản Hướng dẫn hợp tác quốc phòng Mỹ – Nhật năm 1997, trên tinh thần Lực lượng Tự vệ Nhật Bản sẽ có vai trò lớn hơn và hợp tác an ninh Mỹ – Nhật sẽ được mở rộng.

Sự phát triển trong quan hệ liên minh Mỹ – Nhật diễn ra khi cán cân quyền lực đang chuyển dịch trong khu vực. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, và các quốc gia ASEAN tiếp tục trỗi dậy; tầng lớp trung lưu châu Á đang phát triển; và chi phí dành cho quốc phòng của Mỹ đang chuyển sang hướng bền vững, tiết kiệm hơn. Do chính quyền Abe đang cố gắng thông qua một loạt các dự luật nhằm mở rộng vai trò an ninh của Nhật Bản trong vài tháng tới, những chuyển dịch cơ cấu ở Đông Á đang cho thấy Nhật và Mỹ cần phải chuyển từ liên minh sang quan hệ đối tác đa phương diện hơn. Continue reading “Bước đi tiếp theo của liên minh Mỹ-Nhật”

Các dự luật an ninh mới của Nhật đối mặt với sóng gió

_84300335_84300334

Nguồn: Ben Ascione, “Storm brews over Japan’s new security laws”, East Asia Forum, 02/08/2015.

Biên dịch: Trần Anh Đức | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 16 tháng 7 năm 2015, Hạ viện Nhật Bản thông qua một loạt các dự luật an ninh, bất chấp việc phe đối lập tẩy chay cuộc bỏ phiếu và hàng ngàn người biểu tình phản đối bên ngoài tòa nhà Quốc hội.

Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản sau Thế Chiến II nêu rõ Nhật Bản cam kết không sử dụng lực lượng quân sự làm phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế. Các hoạt động quốc phòng bị hạn chế tới mức tối đa và Lực lượng Tự vệ Nhật Bản (SDF) chỉ được phép sử dụng vũ lực khi nước này bị tấn công trực tiếp.

Tháng 7 năm 2014, nội các chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe đề xuất một cách diễn giải mới cho Hiến pháp Nhật Bản, theo đó công nhận một số hình thức hạn chế của quyền phòng vệ tập thể. Nếu lưỡng viện Nhật Bản thông qua các dự luật an ninh của ông Abe, việc tái diễn giải hiến pháp này sẽ được thực thi. Continue reading “Các dự luật an ninh mới của Nhật đối mặt với sóng gió”

Ngày tàn của phát xít Nhật (P4)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Thiên Hoàng Nhật Bản thân chinh quyết định 

Sau Nagasaki, người Nhật thấp thỏm chờ xem trái bom thứ 3 sẽ rơi xuống đâu. Tình hình vô cùng nguy cấp buộc Nhật phải trả lời ngay có chấp nhận Tuyên ngôn Potsdam hay không.

Ngày 9, nhà vua dự “Ngự tiền Hội nghị” của Hội đồng Tối cao Chỉ đạo Chiến tranh. Chánh văn phòng chính phủ Sakomizu kể lại: Continue reading “Ngày tàn của phát xít Nhật (P4)”

Ngày tàn của phát xít Nhật (P3)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Quyết định cuối cùng của Tổng thống Mỹ

Một tuần đã qua mà không thấy phía Nhật có phản ứng gì về Tuyên ngôn Potsdam, Tổng thống Truman vô cùng đau đầu. Ông muốn Nhật đầu hàng nhưng lại do dự chưa dám đổ quân lên đất Nhật, cho dù lúc này hàng nghìn tàu chiến và cả triệu lính Mỹ đã sẵn sàng với khí thế chiến thắng rực lửa.

Truman biết rõ đánh từ biển lên đất liền sẽ bị thương vong cực nhiều và chưa biết bao giờ mới thắng nổi 3,5 triệu quân Nhật thạo chiến cố thủ trong các công sự ngầm trên 4 đảo chính và trên các tàu chiến của nước này, chưa kể cùng từng ấy quân Nhật đóng ở các nước châu Á và các đảo Thái Bình Dương. Ngoài ra còn hàng chục triệu dân Nhật sẵn sàng xả thân vì Thiên Hoàng, họ sẽ đánh du kích đến người cuối cùng sau khi Mỹ chiếm được chính quốc Nhật. Bài toán quả thật vô cùng nan giải. Continue reading “Ngày tàn của phát xít Nhật (P3)”

Ngày tàn của phát xít Nhật (P2)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ảo tưởng nhờ Liên Xô làm trung gian điều đình với Mỹ

Quả thật, từ đầu tháng 7 năm 1945, Chính phủ Nhật đã nhờ Liên Xô làm trung gian điều đình để hoà giải với Mỹ, dựa trên cơ sở Hiệp ước Bất tương xâm Nhật-Xô (ký 13/4/1941) đến tháng 3 năm 1946 mới hết hạn.

Về chuyện này, Thiên Hoàng Nhật Hirohito nhớ lại: Continue reading “Ngày tàn của phát xít Nhật (P2)”

Ngày tàn của phát xít Nhật (P1)

main_900

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Phát xít Nhật trước nguy cơ buộc phải đầu hàng

Chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra lúc 7 giờ 55 phút sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941 (giờ Hawaii), khi Nhật không tuyên chiến mà bất ngờ tập kích Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) trên đảo Hawaii, đánh chìm và làm hỏng 19 tàu chiến và diệt 2.300 lính Mỹ.

Cú đánh trộm này gây thiệt hại chưa từng thấy cho nước Mỹ, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt gọi ngày 7 tháng 12 ấy là “một ngày ô nhục”. Hành động vô liêm sỉ của chính phủ Nhật đã kích động lòng căm phẫn sâu sắc của toàn dân Mỹ. Quốc hội Mỹ nhanh chóng nhất trí từ bỏ lập trường biệt lập không can dự vào công việc của các nước khác, chuyển sang chủ trương kiên quyết chống phát xít Nhật.

Ngày 8 tháng 12, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt ra trước cuộc họp Quốc hội tuyên bố Mỹ tuyên chiến với Nhật. Ba ngày sau ông tuyên chiến với Đức và Ý. Continue reading “Ngày tàn của phát xít Nhật (P1)”

Minh Trị – Hoàng đế đưa Nhật thành cường quốc thế giới

Emperor-Meiji

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 28/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Triều đại Hoàng đế Mutsuhito – thời kỳ Minh Trị (tức nền hòa bình được khai sáng) – chứng kiến Nhật Bản từ một đất nước bị đe dọa bởi sự thống trị của Phương Tây trở thành một trong những cường quốc đứng đầu về kinh tế và quân sự trên thế giới. Để đạt được điều này, ông đã phải đưa ra quyết định khó khăn khi áp dụng nhiều đường lối và phong tục của phương Tây ở một đất nước vốn dĩ rất tự hào về nền văn hóa bản địa của mình. Rất nhiều thủ lĩnh Phiên bang căm hận sự pha trộn những tư tưởng ngoại bang. Tuy nhiên bằng cách thi hành những thay đổi này, Nhật Hoàng đã sử dụng chính các phương thức của người phương Tây để bảo tồn ý chí và độc lập của Nhật trong bối cảnh ngoại xâm, bảo vệ đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của Châu Âu và đưa Nhật trở thành một thế lực trên toàn cầu. Continue reading “Minh Trị – Hoàng đế đưa Nhật thành cường quốc thế giới”

Sự trỗi dậy trong chính sách đối ngoại Nhật Bản

0,,17808617_303,00

Nguồn: Yuriko Koike, “Japan Stands Up”, Project Syndicate, 24/06/2015.

Biên dịch: Trần Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã quyết định gia hạn kỳ họp hiện tại của Quốc hội đến ngày 27 tháng 9, nghĩa là thêm 95 ngày, biến đây trở thành kỳ họp liên tục dài nhất trong lịch sử quốc hội Nhật kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Lí do của việc này chính là quyết tâm của thủ tướng Abe muốn thông qua một loạt những dự luật mới về an ninh quốc gia nhằm diễn dịch lại Hiến pháp Nhật Bản, cho phép nâng cao vai trò của đất nước trong việc đảm bảo an ninh quốc gia cũng như thúc đẩy hòa bình thế giới.

Những động thái này của Thủ tướng Abe nối tiếp những gì ông đã thể hiện ở hội nghị G7 gần đây, khi ông đã phá vỡ phong cách truyền thống của Nhật Bản. Suốt 39 năm qua, những đại diện của Nhật Bản ở G7 thường chỉ tập trung sôi nổi vào các thảo luận kinh tế, còn khi những lãnh đạo của các quốc gia công nghiệp phát triển khác bàn về các điểm nóng chính trị an ninh thì họ thường giữ im lặng phần lớn thời gian, và chỉ đưa ra đề xuất về hành động hoặc, thông thường hơn, là không hành động. Continue reading “Sự trỗi dậy trong chính sách đối ngoại Nhật Bản”