Cuộc đua AI thực sự

Nguồn: Colin H. Kahl và Jim Mitre, “The Real AI Race,” Foreign Affairs, 09/07/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ cần nhiều hơn sự đổi mới để có thể cạnh tranh với Trung Quốc.

Các cuộc thảo luận ở Washington về trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng chuyển hướng sang việc làm thế nào Mỹ có thể giành chiến thắng trong cuộc đua AI với Trung Quốc. Một trong những hành động đầu tiên của Tổng thống Donald Trump sau khi trở lại nắm quyền là ký một sắc lệnh hành pháp tuyên bố cần phải “duy trì và nâng cao sự thống trị AI toàn cầu của Mỹ.” Tại Hội nghị Thượng đỉnh Hành động AI Paris vào tháng 2, Phó Tổng thống J.D. Vance đã nhấn mạnh cam kết của chính quyền trong việc đảm bảo “công nghệ AI của Mỹ tiếp tục là tiêu chuẩn vàng trên toàn thế giới.” Sang tháng 5, David Sacks, chuyên gia AI và tiền điện tử của Trump, đã viện dẫn nhu cầu “chiến thắng trong cuộc đua AI” để biện minh cho việc xuất khẩu chip AI tiên tiến sang Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Ả Rập Saudi. Continue reading “Cuộc đua AI thực sự”

Tên gọi Trung Quốc từ đâu mà có?

Nguồn: James Palmer, “How China Got Its Name”, Foreign Policy, 08/07/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Những điều mà các chuyên gia hiểu sai về nguồn gốc tên gọi “Vương quốc trung tâm”.

Vào tháng trước, chúng tôi đã xuất bản lược sử về việc Latinh hoá ngôn ngữ của Trung Quốc và lý do tại sao người Mỹ thường phát âm sai tên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bài viết được yêu thích nhiều đến mức trong tuần này, chúng tôi quyết định sẽ đào sâu một mê cung ngôn ngữ học khác.

Cái tên nói lên điều gì?

Có hai điều mà chuyên gia nào cũng biết về Trung Quốc: Thứ nhất, tên gọi của nó trong tiếng Trung, Trung Quốc, có nghĩa là “Vương quốc trung tâm”. Thứ hai, tên gọi đó phản ánh niềm tin của Trung Quốc về vị thế trung tâm của mình trong các vấn đề thế giới. Continue reading “Tên gọi Trung Quốc từ đâu mà có?”

Đối tác Răn đe: Hợp tác Quân sự-Kỹ thuật giữa Trung Quốc và Nga

Nguồn: Daniel Balazs, “Partners in Deterrence: China and Russia’s Deepening Military-Technical Ties,” The Diplomat, 11/07/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hợp tác quân sự-kỹ thuật ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Nga là nhằm mục đích duy trì ổn định chiến lược, nhưng nó có thể gây tác dụng ngược.

Đầu tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Moscow để gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin và tham dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng, kỷ niệm chiến thắng phát xít Đức trong Thế chiến II. Hai nhà lãnh đạo đã đưa ra một tuyên bố chung, bày tỏ sự phản đối đối với các sáng kiến quốc phòng của Mỹ như Vòm Vàng và AUKUS, những sáng kiến mà họ cho là mối đe dọa đối với sự ổn định chiến lược toàn cầu. Họ cũng cam kết “tăng cường phối hợp các cách tiếp cận và củng cố hợp tác thực tiễn nhằm duy trì và củng cố sự ổn định chiến lược toàn cầu.” Continue reading “Đối tác Răn đe: Hợp tác Quân sự-Kỹ thuật giữa Trung Quốc và Nga”

Klaus Larres: “Trump vừa không hiểu rõ vừa không ưa thích châu Âu”

Nguồn: Klaus Larres, 克劳斯·拉雷斯:谈论中美关系时,永远要记住丘吉尔的这句名言, Guancha, 10/07/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Lời giới thiệu: “Thuế quan đối ứng” của Tổng thống Mỹ Donald Trump lại một lần nữa bị hoãn lại.

Vào ngày 8/7, sau khi ra lệnh gia hạn thời gian tạm hoãn“thuế quan đối ứng” trong 90 ngày (hạn chót là ngày 9/7) đến ngày 1/8, Trump tuyên bố mốc thời gian này “sẽ không thay đổi nữa”, đồng thời sẽ áp dụng mức thuế mới 50% đối với tất cả các loại đồng nhập khẩu vào Mỹ. Chỉ một ngày trước đó, ông tuyên bố với hai đồng minh châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc rằng, Mỹ sẽ áp dụng mức thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ hai nước này kể từ ngày 1/8. Continue reading “Klaus Larres: “Trump vừa không hiểu rõ vừa không ưa thích châu Âu””

Kẹt giữa hai làn đạn: Việt Nam và vấn đề hàng Trung Quốc trung chuyển

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 2 tháng 7 năm 2025, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã công bố một thỏa thuận thương mại mới với Việt Nam, tuyên bố rằng “Việt Nam sẽ trả cho Hoa Kỳ mức thuế 20% đối với bất kỳ và tất cả hàng hóa nào được gửi vào lãnh thổ của chúng tôi, và mức thuế 40% đối với bất kỳ hàng hóa trung chuyển nào”. Trong khi các chi tiết cụ thể của thỏa thuận vẫn đang được hoàn thiện, điều khoản về ‘trung chuyển’, dường như nhắm vào hàng Trung Quốc được trung chuyển qua Việt Nam để trốn mức thuế cao hơn của Hoa Kỳ, vẫn làm dấy lên lo ngại ở Hà Nội về khả năng bị trả đũa bởi Bắc Kinh. Mặc dù khả năng trừng phạt Việt Nam của Trung Quốc có thể bị hạn chế bởi các cân nhắc chiến lược và kinh tế rộng hơn của nước này, Hà Nội vẫn nên duy trì cảnh giác và nỗ lực đạt được một thỏa thuận cuối cùng với Washington giúp giảm thiểu tác hại kinh tế cũng như tránh làm suy yếu quan hệ với Trung Quốc. Continue reading “Kẹt giữa hai làn đạn: Việt Nam và vấn đề hàng Trung Quốc trung chuyển”

Việc Trung Quốc vũ khí hóa đất hiếm là một loại thương chiến mới

Nguồn: Chris Miller, “China’s weaponisation of rare earths is a new kind of trade war,” Financial Times, 08/07/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các lệnh trừng phạt mới nhất của Trung Quốc có hiệu quả hơn nhiều so với những nỗ lực trước đây.

Ngay sau khi Bắc Kinh công bố những hạn chế mới đối với việc xuất khẩu khoáng sản đất hiếm và các nam châm chuyên dụng được chế tạo từ chúng, ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu đã cảnh báo tình trạng thiếu hụt có thể buộc các nhà máy phải đóng cửa. Việc Trung Quốc khéo léo áp đặt các lệnh trừng phạt về đất hiếm vào mùa xuân này có lẽ là yếu tố then chốt buộc Washington phải đảo ngược việc tăng thuế đối với họ. Các lệnh trừng phạt này cũng đánh dấu một kỷ nguyên mới trong khả năng quản lý kinh tế của Trung Quốc – bằng chứng cho thấy một chính sách trừng phạt có khả năng gây áp lực không chỉ lên các nước láng giềng nhỏ, mà còn cả nền kinh tế lớn nhất thế giới. Continue reading “Việc Trung Quốc vũ khí hóa đất hiếm là một loại thương chiến mới”

Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm hải sản Nhật Bản giữa biến động chính trị

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China lifts Japanese seafood ban amid political maneuvering,” Nikkei Asia, 10/07/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc cải tổ nhân sự cho thấy vận mệnh của ‘phe môi trường’ đã thay đổi.

Trung Quốc đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm nhập khẩu toàn diện đối với hải sản Nhật Bản, vốn bị cho là vô căn cứ về mặt khoa học và là nguồn gây căng thẳng giữa hai nước láng giềng châu Á suốt gần hai năm qua.

Trung Quốc đã áp đặt lệnh cấm toàn diện này để đáp trả việc Nhật Bản vào tháng 08/2023 đã xả ra biển nước đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi bị hư hại. Việc xả nước này đã được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) có trụ sở tại Vienna ủng hộ. Continue reading “Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm hải sản Nhật Bản giữa biến động chính trị”

Trung Quốc đang dùng chiến tranh pháp lý để cưỡng ép Đài Loan như thế nào?

Nguồn: Nathan Attrill, “China’s ‘Taiwanese separatist’ hotline shows expanding lawfare strategy”, The Strategist, 09/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Chiến dịch cưỡng ép Đài Loan của Bắc Kinh đang chuyển sang giai đoạn căng thẳng hơn về mặt pháp lý. Trong khi các cuộc tập trận quân sự và chiến tranh nhận thức vẫn là những yếu tố chính trong chiến thuật cưỡng ép của Bắc Kinh, Trung Quốc hiện đang tăng cường sử dụng luật pháp một cách có hệ thống để nhắm mục tiêu vào nền dân chủ của Đài Loan. Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực hình sự hóa các nhà lãnh đạo được bầu của Đài Loan, đáng chú ý nhất là việc thiết lập một đường dây nóng tố cáo công khai. Continue reading “Trung Quốc đang dùng chiến tranh pháp lý để cưỡng ép Đài Loan như thế nào?”

Tại sao Trung Quốc chưa thể thay thế USAID?

Nguồn: Henry Tugendhat và James Palmer, “China Isn’t Ready to Replace USAID”, Foreign Policy, 07/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Kể từ khi chính quyền Trump bắt đầu giải thể Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), nhiều nhà bình luận đã nhìn thấy cơ hội cho Trung Quốc. Họ lập luận rằng Bắc Kinh sẽ “lấp đầy khoảng trống” do Washington để lại và đang “vui mừng” trước sự tan rã của cơ quan này. Nỗi lo ngại Trung Quốc sẽ thay thế viện trợ nước ngoài của Mỹ đã trở thành một mối quan tâm ngày càng tăng trong giới phân tích Mỹ trong nhiều năm. Kể từ khi Tổng thống Donald Trump bắt đầu cắt giảm USAID, Trung Quốc đã can thiệp để thay thế các dự án của Mỹ ở một vài quốc gia, chẳng hạn như Nepal và Campuchia. Continue reading “Tại sao Trung Quốc chưa thể thay thế USAID?”

Không nên ảo tưởng về một cuộc mặc cả lớn giữa Mỹ và Trung Quốc

Nguồn: William Hurst và Peter Trubowitz, “The Fantasy of a Grand Bargain Between America and China,” Foreign Affairs, 03/07/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao bế tắc có nhiều khả năng xảy ra hơn là hòa hoãn?

Trong thế giới ngoại giao giữa các cường quốc, hy vọng sẽ luôn nảy nở. Ngay cả lúc này đây, trong cơn đau đớn của cuộc thương chiến phá vỡ chuẩn mực với Trung Quốc, người ta vẫn bàn tán về một cuộc “mặc cả lớn” giữa các nhà lãnh đạo, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình. Trump nói rằng ông “rất muốn đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc.” Còn Tập, người đã đáp trả các đòn thuế quan của Trump một cách có chừng mực và có mục tiêu, đã để ngỏ cánh cửa cho một giải pháp đàm phán. Một bước đột phá trong quan hệ Mỹ-Trung nghe có vẻ hấp dẫn vào thời điểm đặc biệt căng thẳng này, nhưng lịch sử cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ, cùng chính trị nội bộ của mỗi bên, khiến khả năng đạt được một thỏa thuận là rất xa vời. Continue reading “Không nên ảo tưởng về một cuộc mặc cả lớn giữa Mỹ và Trung Quốc”

BRICS trong thời đại “Nước Mỹ trên hết”

Nguồn: Sarang Shidore, “How BRICS Can Survive ‘America First’“ Foreign Policy, 02/07/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù mới chỉ đạt thành công khá hạn chế, nhưng khối này có tiềm năng định hình một trật tự quốc tế mới.

Tâm lý “Nước Mỹ trên hết” của Washington có ý nghĩa gì đối với BRICS?

Khi các nhà lãnh đạo BRICS tụ họp tại Rio de Janeiro vào cuối tuần này, các dấu hiệu đều không mấy tốt đẹp. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhắm thẳng vào khối 10 quốc gia này, đe dọa áp thuế 100% lên các nước thành viên nếu họ cố gắng hạ bệ đồng đô la Mỹ khỏi vị trí thống trị toàn cầu. Washington cũng tăng cường chiến tranh thương mại và thuế quan trên toàn thế giới, bao gồm với hầu hết các quốc gia BRICS. Và một thành viên của khối này, Iran, gần đây đã phải hứng chịu một cuộc tấn công quân sự dữ dội từ Mỹ. Liệu BRICS có thể sống sót qua cuộc tấn công này, và họ phải làm gì để duy trì vai trò của mình trong một thế giới mới? Continue reading “BRICS trong thời đại “Nước Mỹ trên hết””

An ninh hay kinh tế? Hệ thống ra quyết định của Trung Quốc đang thay đổi

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s decision-making system under review amid economic woes’“ Nikkei Asia, 03/07/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thế lưỡng nan của Tập Cận Bình: Cân bằng an ninh quốc gia với thực tế khắc nghiệt của Trung Quốc.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đang có dấu hiệu thay đổi.

Những dấu hiệu này xuất hiện dù Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã tích lũy thành công cái được gọi là “quyền lực tối cao.”

Nguồn gốc quyền lực của ông bắt nguồn từ hệ thống điều phối chính sách và ra quyết định mà Ban chấp hành Trung ương đảng đã thông qua vào năm 2013. Continue reading “An ninh hay kinh tế? Hệ thống ra quyết định của Trung Quốc đang thay đổi”

Trung Quốc có bị tác động bởi thuế ‘trung chuyển’ trong thỏa thuận Mỹ-Việt?

Nguồn: Khúc Kiều Kiều,  “美越协议这一条是想孤立中国,问题是,世界同意美国这么做吗?“, Guancha, 04/07/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Mới đây, Mỹ tuyên bố đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam và sẽ áp dụng mức thuế 20% đối với hàng hóa Việt Nam.

Tờ South China Morning Post của Hồng Kông ngày 4/7 đã đăng một bài viết nói rằng, mức thuế 20% này thấp hơn mức 46% mà chính quyền Trump từng đe dọa trước đó, và điều này khiến các nhà xuất khẩu Việt Nam cảm thấy nhẹ nhõm phần nào. Tuy nhiên, thỏa thuận này vẫn còn nhiều ẩn số. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng những hàng hóa được xác định là “trung chuyển qua Việt Nam” sẽ phải chịu mức thuế 40%. Continue reading “Trung Quốc có bị tác động bởi thuế ‘trung chuyển’ trong thỏa thuận Mỹ-Việt?”

Đòn bẩy đất hiếm của Trung Quốc đang phát huy hiệu quả

Nguồn: James Palmer, “China’s Rare-Earth Leverage Is Paying Off”, Foreign Policy, 01/07/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Thoả thuận mới đây với Mỹ nhấn mạnh việc Bắc Kinh đang kiểm soát chặt chẽ một lĩnh vực quan trọng.

Tiêu điểm tuần này: Trung Quốc đồng ý ký thỏa thuận đất hiếm với Mỹ; Đức Đạt Lai Lạt Ma chuẩn bị công bố kế hoạch kế vị; Một trò chơi điện tử mới đánh trúng tâm lý nam giới Trung Quốc.

Trung Quốc và Mỹ đồng ý ký thoả thuận về đất hiếm

Vào thứ Sáu tuần trước, Trung Quốc phát tín hiệu sẽ chấp thuận một thỏa thuận mới cho phép xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ, đánh dấu một bước đột phá sau các cuộc đàm phán Mỹ – Trung trước đó tại Geneva và London. Continue reading “Đòn bẩy đất hiếm của Trung Quốc đang phát huy hiệu quả”

Đông Nam Á có vai trò thế nào đối với Mỹ trong vấn đề Đài Loan?

Nguồn: Ryan Hass, “Possible Conflict in the Taiwan Strait: Southeast Asia Can Help US Maintain Focus”, Fulcrum, 01/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Các cuộc tấn công quân sự gần đây của Mỹ vào các cơ sở hạt nhân của Iran đã làm dấy lên tranh luận về những tác động đối với Eo biển Đài Loan. Nếu việc Mỹ sử dụng vũ lực buộc Iran từ bỏ tham vọng hạt nhân, điều này sẽ là một lời nhắc nhở về sức mạnh của Mỹ, qua đó có thể tăng cường khả năng răn đe Trung Quốc trong việc chiếm Đài Loan bằng vũ lực. Ngược lại, nếu Mỹ lại sa lầy vào một cuộc chiến tranh tốn kém ở Trung Đông, Bắc Kinh có thể sẽ nghĩ rằng mình có cơ hội dễ dàng hơn để thôn tính Đài Loan. Điều này có thể khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc trở nên hung hăng hơn trong việc theo đuổi mục tiêu thống nhất hai bờ Eo biển Đài Loan. Continue reading “Đông Nam Á có vai trò thế nào đối với Mỹ trong vấn đề Đài Loan?”

Đông Nam Á đang bắt đầu chọn phe

Nguồn: Yuen Foong Khong và Joseph Chinyong Liow, “Southeast Asia Is Starting to Choose,” Foreign Affairs, 24/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao khu vực này đang nghiêng về phía Trung Quốc?

Khác với hầu hết các khu vực trên thế giới, Đông Nam Á đã thấy mình đang ở giữa cuộc cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Hầu hết các nước lớn ở các khu vực khác của Châu Á đã có lựa chọn của riêng mình: Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan đều đứng về phía Mỹ; Ấn Độ dường như đang xích lại gần Mỹ, còn Pakistan thì với Trung Quốc; và các quốc gia Trung Á đang xây dựng quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn với Bắc Kinh. Nhưng phần lớn Đông Nam Á, một khu vực với gần 700 triệu dân, vẫn chưa thuộc về ai. Cường quốc nào thành công trong việc thuyết phục các nước Đông Nam Á chủ chốt – như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam – đi theo đường lối của mình sẽ có cơ hội tốt hơn để hiện thực hóa các mục tiêu của mình ở châu Á. Continue reading “Đông Nam Á đang bắt đầu chọn phe”

Cuộc chiến kế vị sẽ định hình tương lai của Tây Tạng

Nguồn: Saransh Sehgal, “Dalai Lama at 90: The Succession Battle That Will Shape Tibet’s Future,” The Diplomat, 30/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng.

Với việc Bắc Kinh mong muốn kiểm soát quá trình tái sinh đã có hàng thế kỷ nay của người Tây Tạng, một vấn đề tâm linh đã bị gắn liền với một cuộc xung đột địa chính trị phức tạp.

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 chuẩn bị bước sang tuổi 90 vào ngày 06/07 sắp tới, sự chú ý của thế giới đang đổ dồn vào vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng. Đối với hầu hết những người sống thọ, sinh nhật thứ 90 có lẽ là thời điểm để suy ngẫm. Nhưng đối với vị tu sĩ Phật giáo nổi tiếng nhất thế giới, đây là một khoảnh khắc sẽ để lại hệ quả sâu sắc, vì ngài có thể tiết lộ kế hoạch lựa chọn người kế vị mình, một động thái chưa từng có trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Continue reading “Cuộc chiến kế vị sẽ định hình tương lai của Tây Tạng”

Cuộc đời Tập Trọng Huân và di sản để lại cho Tập Cận Bình

Nguồn: Joseph Torigian, “Xi Jinping’s Costly Inheritance,” Foreign Affairs, 23/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những gian khổ của cha ông đã định hình nên nhà lãnh đạo Trung Quốc – và đất nước mà ông cai trị như thế nào?

Năm 1980, Tập Trọng Huân, một nhân vật nặng ký của Đảng Cộng sản Trung Quốc và cha của nhà lãnh đạo đương nhiệm Tập Cận Bình, đã đến thăm một trong những địa điểm du lịch hàng đầu miền trung đông Iowa: Thuộc địa Amana, một di sản văn hóa Đức được thành lập theo nguyên tắc cộng đồng, ngày nay nổi tiếng với bia và đồ thủ công. Trải nghiệm này đã làm ông chấn động. Ở tuổi 67, ông đã dẫn đầu một phái đoàn các tỉnh trưởng đến Mỹ. Đó là một khoảnh khắc lịch sử trong công cuộc mở cửa của Trung Quốc với các doanh nghiệp và đầu tư phương Tây. Với tư cách là lãnh đạo tỉnh Quảng Đông, Tập Trọng Huân chính là người đi tiên phong trong quá trình đó. Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh, lúc đó vừa chứng kiến lễ khánh thành lãnh sự quán Mỹ đầu tiên bên ngoài Bắc Kinh. Ông cũng đang khởi động các Đặc khu Kinh tế – những khu vực được thiết kế để thu hút doanh nghiệp nước ngoài – vốn sẽ tượng trưng cho quan hệ mới của Trung Quốc với thế giới bên ngoài. Continue reading “Cuộc đời Tập Trọng Huân và di sản để lại cho Tập Cận Bình”

Một nước Mỹ phân tâm là thắng lợi của Bắc Kinh

Nguồn: James Palmer, “A Distracted Washington Is a Win for Beijing”, Foreign Policy, 24/06/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Trung Quốc sẵn lòng rút lui ở Trung Đông để có thể thách thức Mỹ ở những khu vực quan trọng hơn.

Tiêu điểm tuần này: Trung Quốc phản ứng trước các cuộc không kích của Mỹ vào Iran; Tổng thống Đài Loan bắt đầu chuỗi hoạt động diễn thuyết gây tranh cãi; Bản án cho kẻ hiếp dâm hàng loạt tại Anh thu hút nhiều sự chú ý tại Trung Quốc.

Trung Quốc phản ứng trước cuộc xung đột ở Trung Đông

Không có gì bất ngờ khi Trung Quốc lên án cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào Iran cuối tuần qua, sau khi đã đưa ra những chỉ trích tương tự nhằm vào Israel hồi tuần trước. Trung Quốc bày tỏ sự ủng hộ đối với một “lệnh ngừng bắn thực sự” giữa Iran và Israel, nhưng khả năng Trung Quốc sẽ cung cấp những khoản hỗ trợ đáng kể cho Iran là rất thấp. Continue reading “Một nước Mỹ phân tâm là thắng lợi của Bắc Kinh”

Nếu Trung Quốc thắng Mỹ trong cuộc đua AI thì sao?

Nguồn: Sebastian Elbaum và Adam Segal, “What If China Wins the AI Race?,” Foreign Affairs, 13/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nước Mỹ nên hướng đến chiến thắng, nhưng cũng cần chuẩn bị nếu về nhì.

Các giám đốc điều hành công ty công nghệ, các nhà phân tích an ninh quốc gia, và các quan chức Mỹ dường như đều đồng ý rằng Mỹ phải giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh về AI với Trung Quốc. Vào tháng 10/2024, Cố vấn An ninh Quốc gia của chính quyền Biden, Jake Sullivan, đã cảnh báo rằng Mỹ có nguy cơ “lãng phí vị trí dẫn đầu khó khăn lắm mới giành được” nếu không “triển khai AI nhanh hơn và toàn diện hơn để củng cố an ninh quốc gia.” Và trong một trong những sắc lệnh hành pháp đầu tiên của mình, chính quyền Trump thứ hai đã tuyên bố mục tiêu của họ là “duy trì và nâng cao sự thống trị AI toàn cầu của Mỹ.”

Washington đã theo đuổi một chiến lược hai mũi nhọn trong nỗ lực giành bá quyền công nghệ: hạn chế Trung Quốc bằng cách kiểm soát xuất khẩu các linh kiện công nghệ quan trọng và thúc đẩy đổi mới trong nước đối với các mô hình AI nền tảng. Để đạt được mục tiêu thứ hai, cả hai chính quyền đã theo đuổi một chương trình giám sát có tương đối ít quy định đối với các công ty hàng đầu trong ngành, đầu tư có mục tiêu vào chất bán dẫn và cơ sở hạ tầng năng lượng, đồng thời khuyến khích các cơ quan chính phủ liên bang, đặc biệt là các cơ quan quốc phòng và tình báo, áp dụng AI cho nhiều mục đích khác nhau, từ điều tra dịch bệnh do thực phẩm đến phát hiện gian lận tài chính. Continue reading “Nếu Trung Quốc thắng Mỹ trong cuộc đua AI thì sao?”