Tổng điều tra dân số TQ năm 2021: 5 hàm ý cho nhà đầu tư nước ngoài

Nguồn: China Briefing, “China’s Census 2021: 5 Takeaways for Foreign Investors”, 19/05/2021.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cuộc Tổng điều tra dân số Trung Quốc năm 2021 mới đây đã hé lộ một số xu thế, ví dụ như tốc độ tăng dân số chậm lại, nhưng đồng thời cung cấp phương hướng rõ ràng cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường Trung Quốc.

Dưới đây là năm xu thế dân số mà cuộc Tổng điều tra dân số Trung Quốc hé lộ và ý nghĩa của chúng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đối với sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp và đối với sự phát triển vĩ mô của Trung Quốc. Continue reading “Tổng điều tra dân số TQ năm 2021: 5 hàm ý cho nhà đầu tư nước ngoài”

Nhật ký Bắc Kinh (15/01/21): Trung Quốc và ‘đồng minh’ Starbucks

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 01/2021.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong một bức thư ngày 6/1 – cùng ngày những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump xông vào Điện Capitol ở Washington – Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã liên lạc với một người Mỹ nổi tiếng từng cân nhắc tranh cử chống lại Trump.

Ông Tập đã viết thư cho Howard Schultz, cựu chủ tịch của chuỗi cà phê Starbucks ở Hoa Kỳ, Tân Hoa Xã đưa tin hôm thứ Năm.

“Trung Quốc đã bắt tay vào một hành trình mới xây dựng toàn diện một đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, sẽ mang lại không gian rộng lớn hơn cho các công ty từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm Starbucks và các công ty Mỹ khác, để phát triển ở Trung Quốc”, ông Tập viết. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (15/01/21): Trung Quốc và ‘đồng minh’ Starbucks”

Trần Phế Đế lên ngôi, Chiêm Thành liên tục quấy nhiễu Đại Việt

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Xương Phù

Ngày 13 tháng 5 [19/6/1377], Thượng hoàng Nghệ Tông cảm thương Vua em Duệ Tông chết vì việc nước, bèn cho con trưởng là Kiến Đức đại vương Hiện lên nối ngôi, trị vì được 11 năm [1377-1388] rồi bị phế, nên sử gọi là Phế Đế. Vua tự xưng là Giản Hoàng, đổi niên hiệu là Xương Phù năm thứ 1. Đại xá. Các quan dâng tôn hiệu là Hiến thiên thể đạo khâm minh nhân hiếu hoàng đế.

Lúc nhà Vua vừa mới lên ngôi, quân Chiêm Thành thừa thắng mang binh thuyền đến đánh phá Thăng Long. Khi quân giặc đến cửa biển Đại An [tại cửa sông Đáy Ninh Bình], thấy quân ta phòng bị nơi này cẩn mật; bèn từ cửa Thần Phù [chỗ giáp giới 2 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa] ngược theo sông Hồng, vào thành Thăng Long cướp phá vơ vét: Continue reading “Trần Phế Đế lên ngôi, Chiêm Thành liên tục quấy nhiễu Đại Việt”

Chênh lệch giới tính tại TQ góp phần dẫn tới căng thẳng thương mại Mỹ-Trung

Nguồn: Shang-Jin Wei, “Sex and the Chinese Economy”, Project Syndicate, 18/05/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Kết quả cuộc điều tra dân số được công bố gần đây của Trung Quốc xác nhận tình trạng dư thừa nam giới ở mức đáng báo động ở quốc gia này so với tiêu chuẩn toàn cầu. Sự mất cân bằng giới tính từ khi sinh gây ra một số tác động kinh tế đáng kể – và không chỉ đối với Trung Quốc.

Vì phụ nữ nhìn chung sống lâu hơn nam giới nên dân số của hầu hết các quốc gia đều có nhiều nữ hơn nam. Ví dụ, ở Hoa Kỳ năm 2020 có 96 nam trên 100 nữ. Ngược lại, Trung Quốc có 111.3 nam trên 100 nữ, theo kết quả điều tra dân số mới nhất. Phụ nữ Trung Quốc sống lâu hơn trung bình khoảng 3 năm so với đàn ông Trung Quốc, vì vậy tình trạng “thừa nam” hoàn toàn là kết quả của tỷ lệ trẻ trai cao bất thường so với trẻ gái lúc mới sinh. Continue reading “Chênh lệch giới tính tại TQ góp phần dẫn tới căng thẳng thương mại Mỹ-Trung”

Trung Quốc đi đầu trong công nghệ làm ‘mặt trời nhân tạo’

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Theo tin ngày 4/12/2020 của mạng Nhân dân Trung Quốc, hồi 14h02 cùng ngày, thiết bị “Hoàn lưu số 2” (HL-2M) đặt tại Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên chính thức hoàn tất lắp đặt và đã thực hiện phóng điện lần đầu. HL-2M, còn gọi là “Mặt Trời nhân tạo” thế hệ mới do Trung Quốc thiết kế, xây dựng, là một Lò Tokamak thử nghiệm khoa học lớn nhất trong nước, có thể đạt nhiệt độ 150 triệu độ C, giam giữ plasma lâu tới 10 giây và phát ra dòng điện 2,5 triệu ampere. Báo Nga ngày 5/12/2020 và Đài BBC ngày 25/3/2021 đã xác nhận thông tin trên và cho biết, Song Yun-shou (Tống Vân Thọ) phụ trách công trình HL-2M nói thiết bị này có thể dùng nước biển làm nhiên liệu, 1 lít nước phát ra năng lượng tương đương đốt 350 lít dầu mỏ. Continue reading “Trung Quốc đi đầu trong công nghệ làm ‘mặt trời nhân tạo’”

Nhật ký Bắc Kinh (08/01/21): Trung Quốc hớn hở trước bạo loạn ở Mỹ

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tôi bật TV tại nhà ở Bắc Kinh vào sáng thứ Năm (07/01/2021) và bắt gặp những cảnh quay đáng kinh ngạc trên CNN.

Những người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã xông vào Điện Capitol ở Washington. Khói trắng – tôi tự hỏi liệu đó có phải hơi cay không – đang cuồn cuộn bốc lên.

Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng chiếu những cảnh tương tự, với phụ đề: “Nền dân chủ Mỹ đã bị phá hủy.”

Hình ảnh một biểu tượng của nền dân chủ Hoa Kỳ bị chính người dân của họ tấn công rất hữu ích cho Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc tung hô nền chính trị độc đảng. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (08/01/21): Trung Quốc hớn hở trước bạo loạn ở Mỹ”

Sự pha trộn bóng đá và chính trị ở Trung Quốc

Nguồn: China’s football troubles reflect broader issues within the economy”, The Economist, 15/05/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là một buổi tối nóng bức ngột ngạt để có thể chơi bóng đá. Vì những hạn chế chống Covid-19, trận đấu được diễn ra tại một địa điểm trung lập, cách Thượng Hải gần ba giờ ô tô. Một điều bất tiện khác là trận đấu bắt đầu vào lúc 6 giờ chiều ngày thứ Hai. Tuy nhiên, vài nghìn người hâm mộ vẫn thực hiện chuyến đi vào ngày 10 tháng 5 để đến xem đội bóng địa phương yêu quý của họ, Shenhua, đấu với một câu lạc bộ đến từ Hà Bắc, một tỉnh phía bắc Trung Quốc. A.G. Wan, một doanh nhân trung niên, cho biết: “Đó là một loại niềm tin đối với chúng tôi.

Những tiếng chửi thề “sha bi” vang lên bất cứ khi nào trọng tài bỏ qua những pha phạm lỗi trông rõ ràng đối với người hâm mộ. Tiếng la hò bùng lên khi một tiền vệ Shenhua ghi bàn gỡ hòa bằng một cú sút phạt hàng rào hoàn hảo ở phút cuối. Niềm đam mê của đám đông đã trở nên quen thuộc với người hâm mộ bóng đá ở bất cứ đâu. Nhưng bối cảnh mà nó được vẽ lên – một giải đấu bị bủa vây bởi những vấn đề tài chính và can thiệp chính trị – là một đặc sắc Trung Quốc không thể nhầm lẫn được. Continue reading “Sự pha trộn bóng đá và chính trị ở Trung Quốc”

Trung Quốc làm gì để đáp trả việc bị Mỹ coi là mối đe doạ số một?

Tác giả: Thời báo Hoàn cầu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Một báo cáo mới công bố của Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ xếp Trung Quốc đứng đầu trong số bốn quốc gia tạo ra mối đe dọa chủ yếu đối với Mỹ, ba nước còn lại là Nga, Iran và Triều Tiên. Đánh giá như vậy không có chút nào khiến mọi người ngạc nhiên. Bản báo cáo này không chỉ nêu lên những thách thức mà Trung Quốc đặt ra đối với Mỹ trong các lĩnh vực như hoạt động quân sự, khoa học công nghệ, hoạt động gây ảnh hưởng, tình báo mạng v.v…, mà còn phóng đại nói rằng mối đe dọa của Trung Quốc có mặt ở khắp mọi nơi trên đất Mỹ, đến mức [mối đe doạ ấy] đã trở thành một cách tư duy và cách nói của giới tinh hoa Mỹ. Continue reading “Trung Quốc làm gì để đáp trả việc bị Mỹ coi là mối đe doạ số một?”

Nhật ký Bắc Kinh (04/01/21): Bên trong phòng làm việc của Tập Cận Bình

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cứ mỗi dịp giao thừa, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại phát biểu trước toàn quốc từ văn phòng của ông ở Trung Nam Hải, trung tâm chính trị của Bắc Kinh.

“Chúng ta đã vượt qua tác động của đại dịch, và đã đạt những thành tựu to lớn trong phòng chống và kiểm soát dịch, cũng như phát triển kinh tế – xã hội”, ông nói và ca ngợi cách ông xử lý COVID-19.

Thật vậy, nhờ đã chặn được coronavirus, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn duy nhất có tăng trưởng dương kể từ quý hai năm 2020. “Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc trong năm 2020 dự kiến ​​sẽ tăng lên một mức mới là 100 nghìn tỷ nhân dân tệ (15,3 nghìn tỷ USD),”ông Tập nói. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (04/01/21): Bên trong phòng làm việc của Tập Cận Bình”

Vì sao không thể Hán hóa người Việt?

Tác giả: Ngọc An p/v Trần Gia Ninh

Nhà nghiên cứu Trần Gia Ninh vừa công bố kết quả nghiên cứu về lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt với nhiều diễn giải mới xung quanh các vấn đề lịch sử đang còn gây tranh cãi cho giới nghiên cứu trong lẫn ngoài nước. Trả lời Thanh Niên, ông nhấn mạnh: “Người Việt vốn là cộng đồng dân cư tinh túy nhất còn sót lại của tộc Bách Việt cũ”.

Hiện nay, vẫn đang tồn tại nhiều tranh cãi xoay quanh nguồn gốc của người Việt (Kinh) và không phải ai cũng cho rằng cội nguồn của người Việt là tộc Bách Việt. Ông có thể chia sẻ quan điểm về vấn đề này?

Tôi cho rằng trải qua một tiến trình lịch sử với quá nhiều biến động, không thể có người Việt (Kinh) thuần chủng là hậu duệ của duy nhất một tộc người. Hiện có nhiều giả thuyết đối chọi nhau về vấn đề này. Tôi chia sẻ với ý kiến cho rằng cội nguồn của người Việt ít nhất là hợp bởi ba tộc người chính: người Bách Việt (bao gồm người Việt bản địa và các tộc Bách Việt ở nơi khác chuyển đến), người Thục (thời Thục Phán) và người Hoa Hạ. Continue reading “Vì sao không thể Hán hóa người Việt?”

Nhật ký Bắc Kinh (28/12/20): Tập tiếp nối di sản của Mao

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm thứ Bảy (26/12/2020), người ta xếp thành một hàng dài hướng về Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để đến thăm Nhà Tưởng niệm Mao Chủ tịch.

Hôm đó đánh dấu 127 năm ngày sinh người cha sáng lập nước Trung Hoa Cộng sản. Thi hài của ông được giữ nguyên trạng ở nhà tưởng niệm đặt ngay trung tâm quảng trường, thường được gọi là Lăng Mao Trạch Đông.

Mọi ngày địa điểm này chỉ mở cửa đón khách buổi sáng, nhưng vào sinh nhật ông nó mở cả buổi chiều. Được nhớ đến như người anh hùng thành lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, Mao vẫn rất nổi tiếng trong dân chúng. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (28/12/20): Tập tiếp nối di sản của Mao”

Bóng ma lịch sử và triển vọng xung đột ở Eo biển Đài Loan

Nguồn: Ian Buruma, “Taiwan and the Ghosts of History”, Project Syndicate, 07/05/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Liệu Hoa Kỳ có sẵn sàng đối mặt một cuộc chiến thảm khốc với Trung Quốc để bảo vệ Đài Loan hay không? Tổng thống Joe Biden đã vạch ra tầm nhìn của mình một cách rõ ràng vào tuần trước. Ông coi sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là một cuộc xung đột toàn cầu giữa dân chủ và chế độ chuyên chế, và không nghi ngờ gì nữa, Đài Loan là một trong những nền dân chủ thành công nhất châu Á.

Năm 1954, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân sau khi Trung Quốc nã pháo vào một đảo đá gần bờ biển Đài Loan, khi Đài Loan vẫn còn là một chế độ độc tài quân sự. Nhưng mọi thứ lúc đó rất khác. Hoa Kỳ bị ràng buộc bởi hiệp ước bảo vệ Đài Loan. Điều này đã thay đổi sau năm 1972 khi Tổng thống Richard M. Nixon đồng ý rằng Đài Loan là một phần của “một Trung Quốc”, và Tổng thống Jimmy Carter đã hủy bỏ hiệp ước phòng thủ vào năm 1979. Liệu Mỹ có còn sẵn sàng tham chiến vì Đài Loan hay không đã trở thành một vấn đề phụ thuộc vào khái niệm mà Henry Kissinger từ lâu đã gọi là “sự mơ hồ chiến lược”. Continue reading “Bóng ma lịch sử và triển vọng xung đột ở Eo biển Đài Loan”

Vua Trần Duệ Tông tử trận ở Đồ Bàn

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Long Khánh: 1373-1376

Vua Trần Duệ Tông tên húy là Kính, con thứ 11 của Vua Minh Tông, em Vua Nghệ Tông. Mẹ là Đôn Từ hoàng thái phi; sinh ngày mồng 2 tháng 6 năm Khai Hựu năm thứ 9 [30/6/1337]. Khi Nghệ Tông lánh nạn, việc cần vương quân lính, khí giới đều do công sức của nhà Vua cả, vì thế Nghệ Tông nhường ngôi cho. Vua trị vì 4 năm, thọ 41 tuổi.

Tháng Giêng, năm Long Khánh thứ 1 [24/1-22/2/1373] (Minh Hồng Vũ thứ 6). Tôn thượng hoàng Nghệ Tông làm Quang Hoa Anh Triết thái thượng hoàng đế; truy tôn Thục đức hoàng hậu làm Thuận từ hoàng thái hậu. Thượng hoàng khi mới lên ngôi, bà nguyên phi là Huệ Ý phu nhân mất ở phủ Kiến Xương [Thái Bình], truy phong làm Thục Đức Hoàng hậu; đến đây, nhà Vua được nhường ngôi, lại truy tôn làm Hoàng thái hậu. Continue reading “Vua Trần Duệ Tông tử trận ở Đồ Bàn”

Tại sao Internet không mang lại tự do cho Trung Quốc?

Nguồn: “Why the internet has not freed China”, The Economist, 13/3/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Vào buổi bình minh của kỷ nguyên số, Bill Clinton đã dự đoán rằng nền kinh tế thị trường cùng hệ thống mạng toàn cầu Internet có thể khiến Trung Quốc đi theo hướng tự do hóa. Tầm nhìn này của ông rất táo bạo, đầy lạc quan nhưng rất tiếc là sai lầm. Năm 2000, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ đã được chứng kiến một cuộc cách mạng khi Đảng Cộng sản Trung Quốc từ bỏ vị thế độc quyền của mình trong việc phân phối mọi thứ, từ việc làm, nhà ở cho đến tin tức. Clinton cho rằng trong thời đại có nhiều cơ hội và nguồn thông tin mới, khả năng kiểm soát người dân sẽ bị hạn chế. Theo ông: “Trong thế kỷ mới, quyền tự do sẽ lan rộng thông qua những chiếc điện thoại di động và modem kết nối Internet”. Biết được việc Trung Quốc đang cố tìm cách kiểm soát hệ thống Internet của họ, ông phản ứng một cách đầy mỉa mai “Chúc may mắn, nỗ lực này sẽ chẳng đi đến đâu giống như việc cố gắng đóng đinh một miếng thạch rau câu vào tường”. Continue reading “Tại sao Internet không mang lại tự do cho Trung Quốc?”

Lý Quang Diệu: Tại sao Đặng Tiểu Bình quyết định tấn công Việt Nam?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh rằng Trung Quốc nghĩ sao nói vậy. Người Trung Quốc không bao giờ che giấu quan điểm của mình, nói như đinh đóng cột [nguyên văn: nói một câu là một câu]. Trong Chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc đã ra tuyên bố rằng một khi Mỹ áp sát sông Áp Lục thì Trung Quốc không thể ngồi xem bỏ qua. Ngược lại, người Mỹ đã phớt lờ [tuyên bố đó]. Trên chính sách ngoại giao, người Trung Quốc nghĩ thế nào thì phát biểu thế ấy. Viên phiên dịch nói, Đặng Tiểu Bình không có điều gì cần bổ sung về phía Đảng Cộng sản. Thực ra, điều Đặng Tiểu Bình nói bằng tiếng Trung là ông đã “không còn hứng thú nhắc lại”.

Ông cho biết có hai nguyên nhân khiến Trung Quốc một lần nữa phải nói rõ chính sách Hoa kiều: Thứ nhất, các hành động chống Trung Quốc của Việt Nam; thứ hai, dựa trên những cân nhắc nội bộ của Trung Quốc, điều này có liên quan đến tác hại còn lại của Bè lũ Bốn Tên trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Continue reading “Lý Quang Diệu: Tại sao Đặng Tiểu Bình quyết định tấn công Việt Nam?”

Nhật ký Bắc Kinh (25/12/20): Dấu hỏi về số phận của Alibaba

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tin tức sáng thứ Năm (24/12/2020) là một cú sốc với nhiều người ở Bắc Kinh: chính quyền Trung Quốc mở cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba Group Holding.

Tổng cục Quản lý Thị trường Quốc gia cho biết họ đang điều tra các hoạt động kinh doanh bị cáo buộc của Alibaba – chẳng hạn như yêu cầu nhà cung cấp niêm yết độc quyền sản phẩm trên nền tảng của Alibaba – điều bị coi là vi phạm luật chống độc quyền.

Alibaba thống trị hơn một nửa thị trường thương mại điện tử của Trung Quốc. Thật ra đã có tin đồn nói công ty này buộc người bán phải lựa chọn Alibaba hoặc các nền tảng khác, dựa trên ưu thế vượt trội của mình. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (25/12/20): Dấu hỏi về số phận của Alibaba”

Lý Quang Diệu yêu cầu Đặng Tiểu Bình ngừng kích động người Hoa

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Liên hợp lại cô lập “Gấu Bắc cực”

Trung Quốc yêu cầu các nước Đông Nam Á liên hợp với Trung Quốc cô lập “Gấu Bắc cực”. Thực ra, ngược lại, điều các nước láng giềng của chúng ta [tức của Singapore] cần làm lại là đoàn kết các nước Đông Nam Á để cô lập “Rồng Trung Quốc”. Đông Nam Á không có cái gọi là “người Liên Xô ở nước ngoài” được Chính phủ Liên Xô ủng hộ gây ra các vụ nổi loạn cộng sản. Ngược lại, Đông Nam Á có những “người Hoa ở ngoài nước” [nguyên văn: hải ngoại Hoa nhân] được Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc khuyến khích và ủng hộ, gây nên mối đe dọa ở Thái Lan, Malaysia, Phlippines, và với mức độ thấp hơn, ở Indonesia. Huống chi là Trung Quốc còn công khai tuyên bố nước này có quan hệ huyết thống với người Hoa ở ngoài nước, thậm chí Trung Quốc còn qua mặt cả Chính phủ của nước có người Hoa sinh sống, trực tiếp kêu gọi người Hoa, thức tỉnh ý thức yêu nước của họ đối với Trung Quốc, xúi giục họ trở về Trung Quốc thực hiện “Bốn hiện đại hóa”. Continue reading “Lý Quang Diệu yêu cầu Đặng Tiểu Bình ngừng kích động người Hoa”

Lý Quang Diệu kể chuyện Đặng Tiểu Bình nói về kế hoạch tấn công Việt Nam

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cuộc gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình là một trải nghiệm khó quên đối với tôi. Tháng 11 năm 1978, vị trưởng lão 74 tuổi ấy bước xuống từ chiếc máy bay Boeing 707 tại sân bay Paya Lebar. Ông có dáng dấp lanh lợi rắn rỏi, vóc người thấp nhỏ, cao chưa đầy 5 feet [1,52 m], mặc bộ đồ vải len màu vàng nhạt, bước đi thoăn thoắt. Duyệt đội danh dự xong, ông ngồi xe cùng tôi về toà biệt thự dùng làm nhà khách trong Phủ Tổng thống Singapore. Chiều hôm đó, chúng tôi có cuộc hội đàm chính thức tại phòng họp Chính phủ.

Trước đây, trong một lần tới Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, tôi từng nhìn thấy cái ống nhổ ở đấy. Vì vậy hôm nay tôi đã cho đặt một ống nhổ bằng sứ màu xanh và trắng bên cạnh chỗ ngồi của Đặng Tiểu Bình. Qua đọc báo, tôi biết ông có thói quen dùng ống nhổ. Mặc dù Phủ Tổng thống Singapore quy định không được hút thuốc trong phòng máy lạnh nhưng tôi vẫn đặc cách đặt chiếc gạt tàn thuốc lá cho ông ở chỗ dễ thấy. Tất cả những điều đó đều là sự chuẩn bị đón một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc. Tôi cũng biết chắc là quạt thông gió trong phòng họp đã được bật. Continue reading “Lý Quang Diệu kể chuyện Đặng Tiểu Bình nói về kế hoạch tấn công Việt Nam”

‘Ngoại giao bán dẫn’: TSMC và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung

Nguồn: How TSMC has mastered the geopolitics of chipmaking”, The Economist, 26/04/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Công nghệ của các nhà sản xuất chip có vẻ kỳ diệu. Họ sử dụng ánh sáng để dập các thiết kế phức tạp trên một đĩa silicon tinh thể có kích thước bằng đĩa ăn tối, tạo thành các bảng mạch điện. Sau khi được cắt ra khỏi đĩa, từng mảng nhỏ được gọi là một con chip. Công việc của chip là vận chuyển các electron theo một cơ chế toán học do mã máy tính quy định. Chúng làm các phép toán giúp vận hành thế giới kỹ thuật số, từ Twitter và TikTok cho đến đồ chơi và xe tăng. Nếu không có chúng, toàn bộ ngành công nghiệp không thể hoạt động bình thường, như các nhà sản xuất ô tô nhận thấy khi họ hiện đang phải tạm dừng sản xuất do thiếu chip.

Công ty quan trọng nhất trong lĩnh vực này là Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC). Công ty này kiểm soát 84% thị phần của những chip có bảng mạch nhỏ nhất, hiệu quả nhất mà các thương hiệu công nghệ lớn nhất thế giới, từ Apple ở Mỹ đến Alibaba ở Trung Quốc, dựa vào đó để làm cho các sản phẩm và dịch vụ hấp dẫn của họ trở nên khả thi. Khi nhu cầu về những con chip tiên tiến nhất tăng cao nhờ sự mở rộng của các mạng thông tin nhanh và điện toán đám mây, TSMC đang đổ thêm một khoản tiền lớn vào việc mở rộng sự thống trị của mình. Continue reading “‘Ngoại giao bán dẫn’: TSMC và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung”

Nhật ký Bắc Kinh (21/12/20): Trung Quốc bội ước về Hồng Kông

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chuyện gì đã xảy ra cách đây 36 năm vào ngày 19 tháng 12? Ấn tượng của tôi là rất ít người Trung Quốc có thể nhanh chóng trả lời câu hỏi này. Vào ngày đó năm 1984, Trung Quốc và Anh ký tuyên bố chung mở đường cho việc bàn giao Hồng Kông về cho đại lục.

Thủ tướng Anh vào thời điểm đó, Margaret Thatcher, đã cùng tham dự lễ ký kết tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh với người đồng cấp Trung Quốc Triệu Tử Dương. Ngoài ra còn có lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình, người đã dẫn đầu chính sách khai phóng và rất mong muốn lấy lại thuộc địa này từ tay Anh.

Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984 quy định hệ thống tư bản hiện tại và lối sống của Hồng Kông sẽ không thay đổi trong 50 năm sau chuyển giao năm 1997 – tức là cho đến 2047. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (21/12/20): Trung Quốc bội ước về Hồng Kông”