Giới học giả Trung Quốc đang phủ nhận thực tế về cuộc chiến ở Ukraine

Nguồn: Jude Blanchette, “China Is in Denial About the War in Ukraine,” Foreign Affairs, 13/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao các học giả Trung Quốc lại đánh giá thấp cái giá phải trả của sự đồng lõa trong cuộc xâm lược của Nga.

Trong những tuần sau khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022, chính phủ Trung Quốc đã thận trọng bày tỏ quan điểm ủng hộ Moscow. Người phát ngôn của chính phủ Trung Quốc liên tục nhấn mạnh rằng Nga có quyền quản lý công việc của mình theo cách mà họ thấy phù hợp, cáo buộc rằng “xâm lược” là cách giải thích các sự kiện của phương Tây, và cho rằng Mỹ đã khiêu khích Tổng thống Nga Vladimir Putin bằng cách ủng hộ mở rộng NATO. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thậm chí còn bày tỏ sự đồng cảm với “những lo ngại chính đáng” của Nga. Continue reading “Giới học giả Trung Quốc đang phủ nhận thực tế về cuộc chiến ở Ukraine”

Liệu Việt Nam có đi theo con đường của Trung Quốc?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 3 tháng 8 năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhất trí bầu Chủ tịch nước Tô Lâm làm Tổng Bí thư mới của Đảng, đánh dấu một bước ngoặt trong nền chính trị Việt Nam. Sự thay đổi lãnh đạo quan trọng này đã làm dấy lên nhiều đồn đoán về tương lai của nền chính trị đất nước. Một số nhà quan sát Việt Nam đã đặt câu hỏi liệu ông Lâm, một tướng an ninh và cựu bộ trưởng công an, có áp dụng các khuynh hướng chuyên chế và đưa đất nước đi theo con đường tương tự như của Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình hay không. Continue reading “Liệu Việt Nam có đi theo con đường của Trung Quốc?”

Nạn nhân sống sót đầu tiên sau khi bị cướp nội tạng ở Trung Quốc lên tiếng

Nguồn: Tasnim Nazeer, “First Known Survivor of China’s Forced Organ Harvesting Speaks Out,” The Diplomat, 10/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lời khai của Trình Bội Minh đã cung cấp một cái nhìn hiếm hoi và đáng lo ngại về nỗi kinh hoàng mà các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc phải đối mặt.

Trong một tiết lộ rùng rợn, Trình Bội Minh, người sống sót đầu tiên được biết đến của chiến dịch cướp nội tạng do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn, đã trò chuyện với nhà báo Tasnim Nazeer của tờ The Diplomat về quá trình sống sót trước nghịch cảnh của mình. Continue reading “Nạn nhân sống sót đầu tiên sau khi bị cướp nội tạng ở Trung Quốc lên tiếng”

Đâu mới là cuộc khủng hoảng kinh tế thực sự của Trung Quốc?

Nguồn: Zongyuan Zoe Liu, “China’s Real Economic Crisis,” Foreign Affairs, 06/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Bắc Kinh không chịu từ bỏ một mô hình thất bại?

Nền kinh tế Trung Quốc đang bế tắc. Sau quyết định của Bắc Kinh – đột ngột chấm dứt chính sách “zero COVID” hà khắc vào cuối năm 2022, nhiều nhà quan sát cho rằng động lực tăng trưởng của Trung Quốc sẽ nhanh chóng quay trở lại. Sau nhiều năm phong tỏa vì đại dịch khiến một số lĩnh vực kinh tế gần như đình trệ, việc đất nước mở cửa trở lại được cho là sẽ châm ngòi cho một sự phục hồi mạnh mẽ. Nhưng thay vào đó, sự phục hồi đã chững lại, với GDP tăng trưởng chậm chạp, niềm tin của người tiêu dùng sụt giảm, xung đột ngày càng gay gắt với phương Tây, và giá bất động sản lao dốc khiến một số công ty lớn nhất nước vỡ nợ. Vào tháng 7/2024, dữ liệu chính thức của Trung Quốc tiết lộ rằng tăng trưởng GDP đang tụt lại sau mục tiêu của chính phủ, khoảng 5%. Chính phủ cuối cùng đã cho phép người dân Trung Quốc rời khỏi nhà, nhưng họ không thể ra lệnh cho nền kinh tế trở lại sức mạnh trước đây. Continue reading “Đâu mới là cuộc khủng hoảng kinh tế thực sự của Trung Quốc?”

Dự thảo về định danh Internet của Tập làm dấy lên phản đối ở Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s draft Internet ID law sparks ‘1984’ fears,” Nikkei Asia, 08/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những lời chỉ trích đã lan truyền trên mạng rồi đột ngột biến mất vào đêm trước mật nghị Bắc Đới Hà.

Động thái của Trung Quốc nhằm giới thiệu hệ thống định danh Internet quốc gia đã làm dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi, đặc biệt là trên mạng xã hội, với những người chỉ trích cho rằng hệ thống này sẽ chỉ tiếp tục bóp nghẹt ý kiến của cư dân mạng.

Cuộc tranh cãi xảy ra vào một thời điểm nhạy cảm về chính trị, khi cuộc họp thường niên Bắc Đới Hà của các nhà lãnh đạo đảng đương nhiệm và lão thành của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang diễn ra tại khu nghỉ mát ven biển ở tỉnh Hà Bắc. Continue reading “Dự thảo về định danh Internet của Tập làm dấy lên phản đối ở Trung Quốc”

Vua Lê Thế Tông về thành Thăng Long, dẹp tàn tích nhà Mạc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Sau khi chiếm được thành Thăng Long, Tiết chế Trịnh Tùng tiếp tục điều động quan quân đánh dẹp tàn dư họ Mạc, cùng rước Vua ra Bắc. Từ Phú Xuân, Thái úy Nguyễn Hoàng mang quân ra Bắc, giúp đánh tan quân Mạc tại Sơn Nam, Hải Dương, rồi phò Vua Thế Tông lên ải Nam Quan để xin nhà Minh sách phong.

Mạc Đăng Dung tiếm ngôi từ năm Đinh Hợi [1527], đặt niên hiệu là Minh Đức năm thứ nhất, truyền 5 đời, đến năm Nhâm Thìn [1592], Hồng Ninh năm thứ 3, Mạc Mậu Hợp bị bắt. Các sử gia xưa, với lối phân biệt “chính thống, ngụy triều”, chép năm đời họ Mạc phụ vào triều Lê. Continue reading “Vua Lê Thế Tông về thành Thăng Long, dẹp tàn tích nhà Mạc”

Trung Quốc muốn Harris hay Trump trở thành Tổng thống Mỹ?

Nguồn: Wang Jisi, Hu Ran, và Zhao Jianwei, “Does China Prefer Harris or Trump,” Foreign Affairs, 01/08/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Vì sao các chiến lược gia Trung Quốc lại cho rằng ít có sự khác biệt giữa hai ứng cử viên

Trong những tuần gần đây, các biến động trong mùa bầu cử tổng thống Mỹ đã thu hút sự quan tâm đáng kể từ cộng đồng quốc tế. Thậm chí, ngay từ trước mùa hè, các nước đã tính toán đến những hệ quả từ việc cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng, hoặc ngược lại, những gì mà một nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Joe Biden có thể mang đến. Với nhiều nước, hai kịch bản này mở ra những viễn cảnh hoàn toàn khác nhau về địa chính trị và vai trò tương lai của nước Mỹ trong các vấn đề quốc tế. Continue reading “Trung Quốc muốn Harris hay Trump trở thành Tổng thống Mỹ?”

Tại sao Trung Quốc phản ứng khác biệt với Philippines và Việt Nam ở Biển Đông?

Nguồn: Andrew Taffer, “The Puzzle of Chinese Escalation vs Restraint in the South China Sea,” War on the rocks, 26/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines đã leo thang đáng kể trong những tháng gần đây xung quanh Bãi Cỏ Mây, một rạn san hô chìm nằm ở phía đông Quần đảo Trường Sa. Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng ngăn chặn việc cung cấp thực phẩm, nước uống, và vật tư xây dựng cho lực lượng thủy quân lục chiến Philippines đóng trên tàu BRP Sierra Madre, một tàu chiến thời Thế chiến II đã neo đậu ở bãi cạn này kể từ năm 1999. Trong ít nhất hai sự cố kể từ tháng 3, các biện pháp cưỡng bức của phía Trung Quốc đã khiến thủy thủ Philippines bị thương. Nguy cơ leo thang là rất nghiêm trọng. Mỹ cho biết nghĩa vụ phòng thủ của họ theo Hiệp ước Phòng thủ Chung mở rộng “đến các cuộc tấn công vũ trang vào lực lượng vũ trang, tàu công, hoặc máy bay của Philippines – bao gồm cả lực lượng Hải cảnh của nước này – ở bất kỳ đâu trên Biển Đông.” Continue reading “Tại sao Trung Quốc phản ứng khác biệt với Philippines và Việt Nam ở Biển Đông?”

Trung Quốc thắng thế phương Tây ở thị trường các nước phương Nam

Nguồn: “Chinese companies are winning the global south,” The Economist, 01/08/2024.

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Sự bành trướng ra nước ngoài của các công ty Trung Quốc mang đến những bài học quan trọng cho các doanh nghiệp phương Tây.

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các tập đoàn lớn của các nước công nghiệp phát triển đã chi phối thương mại toàn cầu. Ngày nay, người tiêu dùng và người lao động tại hầu hết các quốc gia đều ít nhiều chịu ảnh hưởng từ các hoạt động kinh doanh có phạm vi rải khắp thế giới của các tập đoàn đa quốc gia đến từ Mỹ, châu Âu và ở một mức độ thấp hơn là Nhật Bản. Những tập đoàn lớn này hiện đối mặt với nguy cơ bị đe dọa, khi mà các công ty Trung Quốc trong các ngành công nghiệp, từ ô tô cho đến quần áo, đang mở rộng ra nước ngoài với tốc độ đáng kinh ngạc. Một cuộc cạnh tranh thương mại mới đã bắt đầu. Chiến trường không phải là Trung Quốc hay các nước phát triển, mà là các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng ở các nước thuộc phương Nam toàn cầu (Global South). Continue reading “Trung Quốc thắng thế phương Tây ở thị trường các nước phương Nam”

Thị trường bất động sản mâu thuẫn với ‘Trung Hoa mộng’ của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “‘Chinese dream’ gives way to an urban legend in Shenzhen,” Nikkei Asia, 01/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đau đầu về vấn đề bất động sản, các cặp vợ chồng Trung Quốc đã giả ly hôn để vay vốn.

Trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản kéo dài ở Trung Quốc, một “truyền thuyết đô thị” đã bắt đầu lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội nước này: Thâm Quyến, siêu đô thị với hơn 12 triệu dân ở tỉnh Quảng Đông, đang phải hứng chịu một đợt bùng nổ số người ly hôn.

“Truyền thuyết đô thị” này bắt đầu lan truyền vào mùa thu, khi hội nghị trung ương ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 20 dự kiến sẽ được tổ chức. Continue reading “Thị trường bất động sản mâu thuẫn với ‘Trung Hoa mộng’ của Tập Cận Bình”

Lê – Mạc tương tranh dưới thời Mạc Mậu Hợp (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tiết chế Trịnh Tùng hai lần mang quân tiến chiếm thành Đông Đô, cuối cùng Mạc Mậu Hợp bị giết, triều đình nhà Lê chuẩn bị trở về thành Đông Đô.

Tháng 2 năm Hưng Trị thứ 1 [26/2-25/3/1588], tức Lê Thế Tông năm Quang Hưng thứ 11, Minh Vạn Lịch năm thứ 16, nhà Mạc thấy quân nhà Lê mỗi ngày một mạnh, bèn định kế phòng thủ. Hạ lệnh cho quân dân các huyện trong bốn trấn đắp thêm ba lớp lũy ngoài thành Đông Đô, bắt đầu từ phường Nhật Chiều [Nhật Tân, Hà Nội] vượt qua Hồ Tây, qua cầu Dừa [phường Thịnh Quang, Hà Nội] đến cầu Dền [ô Cầu Dền, Hà Nội] suốt đến Thanh Trì, giáp phía tây bắc sông Nhị Hà, cao hơn thành Thăng Long cũ đến vài trượng, rộng 25 trượng, đào 3 lớp hào, đều trồng tre, dài tới mấy mươi dặm để bọc lấy phía ngoài thành. Continue reading “Lê – Mạc tương tranh dưới thời Mạc Mậu Hợp (P3)”

Những hạn chế trong lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc

Nguồn: Hanna Dohmen, Jacob Feldgoise và Charles Kupchan, “The Limits of the China Chip Ban,” Foreign Affairs, 24/07/2024.

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Washington rốt cuộc lại có thể có lợi cho Bắc Kinh

Vào năm 2022, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã triển khai các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm ngăn chặn Bắc Kinh tiếp cận các chất bán dẫn tiên tiến và thiết bị để sản xuất chúng tại Trung Quốc. Mục tiêu công khai của các biện pháp hạn chế này là nhằm ngăn chặn khả năng Trung Quốc phát triển được các công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến có thể sử dụng để hiện đại hóa vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí thông thường khác. Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo khẳng định rằng các biện pháp kiểm soát này “tập trung hết sức” vào việc ngăn chặn khả năng phát triển quân sự của Bắc Kinh. Tuy nhiên, những biện pháp này cũng có thể bảo vệ lợi thế công nghệ và kinh tế của Mỹ so với Trung Quốc. Mặc dù việc dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo không được chính thức nêu rõ là một mục tiêu của các biện pháp hạn chế, các quan chức Mỹ, bao gồm cả Raimondo và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, đã thường xuyên khẳng định đây là trọng tâm của lợi thế cạnh tranh kinh tế của quốc gia, từ đó góp phần thúc đẩy an ninh quốc gia của Mỹ. Continue reading “Những hạn chế trong lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc”

Ukraine thay đổi thái độ đối với Trung Quốc

Tác giả: Niu Danqin, “乌克兰,对中国态度有变化,映象网, 25/07/2024.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ukraine đã thay đổi thái độ đối với Trung Quốc.

Sở dĩ có cảm giác như vậy là vì tôi đã xem tuyên bố mới nhất của ông Kuleba, Ngoại trưởng Ukraine, tuyên bố của ông tại Quảng Châu và tuyên bố của ông sau cuộc gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

Đây là lần đầu tiên sau khi nổ ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine hồi tháng 3/2022, Ngoại trưởng Ukraine đến thăm Trung Quốc từ ngày 23 đến 26/7/2024.

Khách đến nhanh và đi chậm. Chính Kuleba nói: Đối thoại với Trung Quốc là rất quan trọng. Continue reading “Ukraine thay đổi thái độ đối với Trung Quốc”

Mục tiêu cải cách năm 2029 của Trung Quốc cho thấy Tập đang lo lắng

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s new 2029 reform goal shows Xi Jinping is worried,” Nikkei Asia, 18/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mục tiêu mới cũng có thể là canh bạc sẽ giúp Trung Quốc nổi lên mạnh mẽ sau khi phân tách kinh tế khỏi Mỹ.

Hồi tuần trước, cuộc họp quan trọng kéo dài 4 ngày của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm thất vọng phần lớn khán giả toàn cầu, những người đang mong đợi các sáng kiến chính sách lớn được thiết kế để vực dậy nền kinh tế ốm yếu nói chung và cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài nói riêng. Continue reading “Mục tiêu cải cách năm 2029 của Trung Quốc cho thấy Tập đang lo lắng”

Chủ nghĩa dân tộc tư tưởng dưới thời Tập Cận Bình

Nguồn:  “The nationalism of ideas ,” The Economist, 25/07/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Tập Cận Bình muốn hệ thống tri thức của Trung Quốc không bị ảnh hưởng bởi các giá trị phương Tây

Ở Bắc Kinh cách đây một phần tư thế kỷ, chúng tôi đã chứng kiến một sự kiện hiếm hoi: một tòa án hình sự tuyên bố một bị cáo vô tội. Khi đó, hơn 90% các phiên tòa hình sự ở Trung Quốc kết thúc bằng án có tội. Lần này, bị cáo – kẻ bị buộc tội cướp có vũ trang – được trả tự do. Sự thiếu hụt bằng chứng và việc anh ta từ chối trả lời các câu hỏi của cảnh sát đã đóng vai trò quyết định. Luật sư bào chữa của anh ta cũng lập luận rằng tốt hơn là nên tha bổng một người có tội hơn là mạo hiểm giam giữ một người vô tội. Continue reading “Chủ nghĩa dân tộc tư tưởng dưới thời Tập Cận Bình”

Tại sao NATO nên tránh xa châu Á?

Nguồn: Mathieu Droin, Kelly A. Grieco, và Happymon Jacob, “Why NATO Should Stay Out of Asia,” Foreign Affairs, 08/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự hiện diện của liên minh sẽ chỉ khiến khu vực này trở nên kém an toàn hơn, chứ không phải an toàn hơn.

Cách đây vài tuần, khi viết trên tạp chí Foreign Affairs, Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg, đã nhắm vào Bắc Kinh, lên án sự ủng hộ của nước này đối với cuộc chiến của Nga ở Ukraine và tuyên bố rằng NATO đã bước vào một kỷ nguyên mới của “cạnh tranh lâu dài với Trung Quốc.” Tình hình này “cho thấy rằng trong thế giới ngày nay, an ninh không phải là vấn đề khu vực mà là vấn đề toàn cầu,” ông viết, đồng thời cho biết thêm rằng “an ninh của châu Âu ảnh hưởng đến châu Á và an ninh của châu Á ảnh hưởng đến châu Âu.” Thật ra đây không phải là một ý kiến mới. Stoltenberg từ lâu đã ủng hộ một vai trò lớn hơn của NATO trong việc chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc. “Mọi thứ đều đan xen vào nhau,” ông nói vào tháng 6, đề cập đến an ninh châu Âu và châu Á tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, “và do đó, chúng ta cần cùng nhau giải quyết những thách thức này.” Continue reading “Tại sao NATO nên tránh xa châu Á?”

Cấm kỵ hạt nhân ở Trung Quốc không mạnh như chúng ta tưởng

Nguồn: Changwook Ju và Joshua Byun, “China’s Nuclear Taboo Isn’t as Strong as It Seems,” Foreign Policy, 19/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kết quả nghiên cứu mới đặt ra nghi ngờ về một lý thuyết đã có từ lâu.

Cấm kỵ hạt nhân (nuclear taboo), một thuật ngữ do nhà khoa học chính trị Nina Tannenwald đặt ra vào những năm 1990, đã trở thành một trong những ý tưởng có ảnh hưởng nhất trong quan hệ quốc tế đương đại, xuất hiện không chỉ trên các ấn phẩm học thuật lớn mà còn trong các tuyên bố của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và bài giảng của những người đoạt giải Nobel. Khái niệm này cho rằng sau Thế chiến II, khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân đã trở nên đáng bị chỉ trích đến mức các nhà lãnh đạo sẽ tránh xa lựa chọn này ngay cả khi nó hợp lý về mặt chiến lược. Continue reading “Cấm kỵ hạt nhân ở Trung Quốc không mạnh như chúng ta tưởng”

Quan hệ Trung-Việt thời “hậu Nguyễn Phú Trọng” không nên xuất hiện bất kỳ sự chệch hướng nào

Nguồn: Phùng Siêu, 冯超:“后阮富仲时代”的中越关系,不应出现任何偏航, Guancha, 21/07/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vào thời điểm quan trọng khi công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng Cộng sản Việt Nam bước vào giai đoạn gấp rút, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, một người bạn lâu năm của nhân dân Trung Quốc, đã đột ngột qua đời vào ngày 19/7/2024.

Suốt 13 năm trong nhiệm kỳ của mình, Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện các chiến dịch chống tham nhũng, đề xuất khái niệm “Ngoại giao cây tre”, xuất bản tác phẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, vẽ ra bản kế hoạch công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho người dân Việt Nam, đồng thời khai mở một hành trình mới hướng tới “hai thế kỷ”. Vậy mà nhà lãnh đạo “tuổi già nhưng chí chưa già” ấy đã ra đi khi hoài bão lớn lao còn chưa được thực hiện, ông đã cống hiến toàn bộ cuộc đời vẻ vang mà bình dị của mình cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước Việt Nam thân yêu. Continue reading “Quan hệ Trung-Việt thời “hậu Nguyễn Phú Trọng” không nên xuất hiện bất kỳ sự chệch hướng nào”

Tại sao Ban Thiền Lạt Ma lại quan trọng?

Nguồn: Antonio Terone, “Why the Panchen Lama Matters,” The Diplomat, 09/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các Ban Thiền Lạt Ma và Đạt Lai Lạt Ma tự xem mình là “những người bạn tâm linh,” nhưng mối quan hệ giữa hai nhân vật này và cộng đồng của họ không hề suôn sẻ.

Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 của Tây Tạng, Chokyi Gyalpo, đã bị gọi bằng nhiều cái tên khác nhau ở cả trong và ngoài Trung Quốc, bao gồm “kẻ giả mạo,” “con rối Trung Quốc,” “Ban Thiền của Giang Trạch Dân,” và “Ban Thiền Trung Quốc.”

Nhiều người cho rằng ảnh hưởng của ông trong các vấn đề của Tây Tạng là không đáng kể. Lý do cho quan điểm tiêu cực này bắt nguồn từ việc khi còn nhỏ, ông đã được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lựa chọn sau khi họ loại Gendun Chokyi Nyima, cậu bé mà Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso đã công nhận là Ban Thiền Lạt Ma thứ 11, vì quá trình đó thiếu thẩm quyền của chính phủ Trung Quốc. Continue reading “Tại sao Ban Thiền Lạt Ma lại quan trọng?”

Tại sao phát biểu của Lý Cường về kinh tế Trung Quốc gây bối rối?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “The global economy needs China to be straightforward,” Nikkei Asia, 18/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc họp quan trọng của đảng phản ánh những ý tưởng mà Tập Cận Bình đang hướng tới sau lần lỡ miệng ngoài ý muốn của Lý Cường.

Nền kinh tế Trung Quốc đang đi về đâu? Đó là điều mà mọi người đều muốn biết trong khi chờ đợi bản thông cáo được đưa ra vào thứ Năm, 18/07/2024, khi cuộc họp quan trọng kéo dài 4 ngày của Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc.

Thông cáo cũng sẽ cho thấy liệu đảng có thể đưa ra cho thế giới một lời giải thích dễ hiểu về cách họ chẩn đoán và đưa ra các đề xuất chính sách cho một nền kinh tế đang ốm yếu hay không. Continue reading “Tại sao phát biểu của Lý Cường về kinh tế Trung Quốc gây bối rối?”