Nhật ký Bắc Kinh (29/07/20): Người TQ không muốn quan hệ xấu với Mỹ?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sau khi chính phủ Trung Quốc đóng cửa Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, vào hôm thứ Hai (27/07/2020), một người đàn ông lớn tuổi đầm đìa nước mắt đã đứng nói với các phóng viên trước tòa nhà: “Trung Quốc và Mỹ nên là bạn của nhau”. Đoạn clip lan truyền khắp mạng xã hội Trung Quốc.

Tình cảm chống Mỹ của người Trung Quốc đã tăng lên kể từ khi chính phủ Mỹ đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, Texas, hôm thứ Sáu tuần trước (24/07/2020). Dù vậy, lời cầu xin của người đàn ông vẫn thu hút nhiều lượt “thích” trên mạng. Mọi người đều cho rằng đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc là không thể chấp nhận được, nhưng không ai muốn gây chiến với Mỹ cả. Nước mắt của ông cụ chắc hẳn cũng là cảm xúc của nhiều người Trung Quốc. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (29/07/20): Người TQ không muốn quan hệ xấu với Mỹ?”

Tại sao người Mông Cổ lo sợ bị Trung Quốc thôn tính?

Nguồn: Denny Roy, “Mongolians are Paranoid about China, and They Should Be”, PacNet #57,  16/10/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhiều người Mông Cổ lo sợ Trung Quốc cuối cùng sẽ tiếp quản đất nước của họ. Và họ có lý do để lo lắng như vậy.

Mông Cổ dễ bị tổn thương về mặt địa lý. Đây là một vùng đất rộng lớn (gấp 4 lần diện tích của Đức) với dân số thưa thớt chỉ 3 triệu người. Mông Cổ được bao quanh hoàn toàn bởi hai quốc gia lớn hơn và đông dân hơn nhiều lần, những nước có thể dễ dàng chinh phục họ nếu muốn. Mông Cổ cũng có giá trị kinh tế đáng kể. Nước này rất giàu khoáng sản, bao gồm than đá, đồng và uranium. Trung Quốc là nước sử dụng rất nhiều than, nhập khẩu ròng đồng và cần nguồn uranium từ bên ngoài để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân ngày càng nhiều của họ. Continue reading “Tại sao người Mông Cổ lo sợ bị Trung Quốc thôn tính?”

Nhật ký Bắc Kinh (27/07/20): Trường Thành mới chia cắt Mỹ – Trung

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tôi đến thăm Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc ở Bát Đại Lĩnh, gần Bắc Kinh, lần đầu tiên sau ba tháng vào thứ Bảy (25/07/2020). Có một điểm cụ thể mà tôi quyết tâm tìm ra.

Tổng thống Hoa Kỳ khi ấy Richard Nixon đã đến thăm đoạn Bát Đại Lĩnh của Vạn Lý Trường Thành vào ngày 24 tháng 2 năm 1972, trong chuyến đi lịch sử của ông tới Trung Quốc. “Chúng ta không muốn bất kỳ loại tường ngăn cách nào giữa các dân tộc”, ông nói. Tôi muốn xác nhận chính xác nơi ông đưa ra lời nhận xét này. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (27/07/20): Trường Thành mới chia cắt Mỹ – Trung”

Sự đàn áp người Uyghur là một tội ác chống lại nhân loại

Nguồn:The persecution of the Uyghurs is a crime against humanity”, The Economist, 17/10/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Những câu chuyện đầu tiên từ Tân Cương thật khó tin. Có thật chính phủ Trung Quốc đã đưa người Hồi giáo vào các trại lao động không? Có chắc là người Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) bị gán cho là “những kẻ cực đoan” và bị nhốt chỉ vì cầu nguyện nơi công cộng hoặc để râu dài không? Tuy nhiên, bằng chứng về một chiến dịch chống lại người Uyghur trong và ngoài nước đã trở nên gây sốc hơn với mỗi lần dò tìm bằng chứng vệ tinh, mỗi lần các tài liệu chính thức bị rò rỉ hay khi xuất hiện những câu chuyện thương tâm từ những người sống sót.

Vào năm 2018, chính phủ Trung Quốc từ chỗ phủ nhận sự tồn tại của các trại lao động chuyển sang gọi chúng là các “trung tâm giáo dục và đào tạo nghề” — một nỗ lực tử tế nhằm giúp những người dân lạc hậu có được các kỹ năng để kiếm được việc làm. Thế giới vì thế nên chú ý đến các nạn nhân người Uyghur trong nỗ lực tẩy não ép buộc của Trung Quốc. Tháng này qua tháng khác, các tù nhân nói rằng họ được giảng dạy để từ bỏ chủ nghĩa cực đoan và đặt niềm tin vào “Tư tưởng Tập Cận Bình” hơn là Kinh Koran. Một người nói với chúng tôi rằng các lính canh hỏi các tù nhân xem có Chúa hay không, và đánh những người trả lời là có. Và các trại này chỉ là một phần của một hệ thống kiểm soát xã hội rộng lớn hơn. Continue reading “Sự đàn áp người Uyghur là một tội ác chống lại nhân loại”

Nhật ký Bắc Kinh (22/07/20): Giang Trạch Dân có còn nhiều ảnh hưởng?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Quốc gia ở Bắc Kinh (trong ảnh), nằm ngay phía tây Đại lễ đường Nhân dân, đã mở cửa trở lại vào thứ Ba. Chính xác thì nó mở cửa cho khách tham quan – các buổi hòa nhạc và biểu diễn sân khấu đã bị ngừng từ 24 tháng 1 do coronavirus và vẫn chưa rõ khi nào hoạt động lại.

Đặt vé cho một chuyến tham quan trung tâm cũng đơn giản như việc đặt chỗ trực tuyến và mua vé 40 nhân dân tệ (5,75 USD) tại quầy lễ tân. Một số người có thể cảm thấy mức giá quá đắt khi họ chỉ được ghé thăm cánh gà. Nhưng đối với những người khác thì nó có vẻ rẻ. Dù sao thì tôi cũng đã nhanh chóng đăng ký. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (22/07/20): Giang Trạch Dân có còn nhiều ảnh hưởng?”

Bài học từ Chiến tranh Triều Tiên cho Đài Loan

Nguồn: Paul Wolfowitz, “The Korean War’s Lesson for Taiwan”, The Wall Street Journal, 13/10/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Stalin đã bác bỏ kế hoạch xâm lược miền Nam của Kim Nhật Thành cho đến khi ông ta tin rằng Mỹ sẽ không tấn công lại.

Bắc Kinh đã liên tiếp tỏ thái độ thù địch với Đài Loan. Tuần trước, Trung Quốc đã công bố một đoạn phim “thực chiến” mà họ đã quay vào tháng trước trên không phận Đài Loan. Một cuộc xâm lược của Trung Quốc [vào Đài Loan] sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình toàn cầu trong mấy chục năm nay. Hoa Kỳ sẽ đối mặt với một tình thế hết sức khó xử: chấp nhận rủi ro diễn ra một cuộc đụng độ vũ trang giữa hai siêu cường hạt nhân hoặc bỏ rơi một dân tộc tự do vào tay một chế độ chuyên chế cộng sản. Nhưng có một giải pháp thay thế — răn đe chống lại mối đe dọa bằng cách cam kết chống lại nó, bằng vũ lực nếu cần thiết. Continue reading “Bài học từ Chiến tranh Triều Tiên cho Đài Loan”

Nhật ký Bắc Kinh (20/07/20): Cấm đảng viên ĐCSTQ thăm Mỹ có khả thi?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc và gia đình – tầng lớp tinh hoa của xã hội Trung Quốc – lo sợ họ có thể sớm bị cấm đến Mỹ.

Tờ New York Times đưa tin vào hôm thứ Năm tuần trước (16/07/2020) rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump đang xem xét một lệnh cấm đến Mỹ đối với các đảng viên và người thân của họ. Tuyên bố của tổng thống, vẫn còn ở dạng dự thảo, cũng có thể cho phép chính phủ Hoa Kỳ thu hồi thị thực của các đảng viên và thân nhân hiện đã ở Mỹ, dẫn đến việc trục xuất họ, bài báo cho biết thêm. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (20/07/20): Cấm đảng viên ĐCSTQ thăm Mỹ có khả thi?”

Nhật ký Bắc Kinh (17/07/2020): Tạp chí Đảng thành tạp chí của Tập Cận Bình?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

“Những chỉ thị của Đảng Cộng sản Trung Quốc là đặc điểm căn bản nhất của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Đó là tiêu đề trên trang nhất tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính của đảng, vào hôm thứ Năm. Tờ báo này trích dẫn bài viết của Chủ tịch Tập Cận Bình trên số mới nhất của Cầu thị, một tạp chí về lý luận của đảng.

Ông Tập kêu gọi tập trung quyền lực hơn nữa theo một hướng điển hình: “Đảng sẽ hướng dẫn mọi thứ” từ chính trị, quân sự đến dân sự và học thuật. “Đảng ta phải trưởng thành hơn và mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời nâng cao sức chiến đấu của chúng ta.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (17/07/2020): Tạp chí Đảng thành tạp chí của Tập Cận Bình?”

Thử bàn về giấc mơ ngôn ngữ của người Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Năm 2010, sách Giấc mơ Trung Quốc của Đại tá Giải phóng quân Lưu Minh Phúc xuất bản, cho thấy người Trung Quốc (TQ) đang mơ ước trở thành quốc gia nhất thế giới trong mọi lĩnh vực kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hoá v.v…, tranh ngôi Số Một thế giới từ tay nước Mỹ.

Giờ đây họ lại mơ ước đưa tiếng nói và chữ viết của họ trở thành ngôn ngữ hàng đầu toàn cầu. Nguyện vọng đó thể hiện rõ trong bài Làm gì để tiếng Trung Quốc trở thành ngôn ngữ thông dụng thứ hai thế giới đăng trên Quang minh nhật báo ngày 04/01/2020, tác giả là Giáo sư Lý Vũ Minh, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Ngôn ngữ quốc gia, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học quốc tế TQ, Bí thư Đảng uỷ Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh. Continue reading “Thử bàn về giấc mơ ngôn ngữ của người Trung Quốc”

Kim Dung trong mắt nhà văn Vương Sóc

Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong khoảng 20 năm qua, giáo trình ngữ văn bậc phổ thông ngành giáo dục Trung Quốc (TQ) bỏ bớt dần tác phẩm của các nhà văn TQ trường phái hiện thực, thay bằng tác phẩm của Kim Dung,[1] nhà văn chuyên viết tiểu thuyết kiếm hiệp, rất nổi tiếng ở TQ và Việt Nam. Dư luận TQ đã có phản ứng về việc này. Một số nhà văn TQ đã phát biểu quan điểm. Dưới đây là bài viết của Vương Sóc.[2] Có người cho rằng đây là chủ nghĩa hiện thực phê phán chủ nghĩa lãng mạn. Bài này đã gây tranh cãi, Kim Dung đã có phản hồi.

Trước đây tôi không đọc những thứ của Kim Dung, chỉ biết ông là người Chiết Giang, ngụ tại Hồng Kông, viết kiếm hiệp.[3] Theo quan niệm kiêu ngạo ngu ngốc trước kia của tôi, những thứ của các tác gia Đài Loan, Hồng Kông đều không thuộc dòng văn học chính thống. Tác phẩm của họ chỉ có hai loại lớn: tình ái và kiếm hiệp. Một thì tình cảm ướt át tràn trề, một thì bịa đặt loạn xị ngậu. Nhất là kiếm hiệp, vốn là một loại tiểu thuyết cũ. Thập kỷ 1980, khi trào lưu tư tưởng mới đang rầm rộ đua nở, ai cũng sợ mình lạc hậu, đọc sách báo nào có loại nhân vật kiểu như mặc quần ống bó, đội mũ quả dưa thì trước tiên tự mình cảm thấy kém tư cách. Continue reading “Kim Dung trong mắt nhà văn Vương Sóc”

Nhật ký Bắc Kinh (15/07/20): Lưu Hiểu Ba và vấn đề Hồng Kông

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ba năm đã trôi qua kể từ khi nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc Lưu Hiểu Ba chết trong tù vào ngày 13 tháng 7 năm 2017. Và cũng đã 10 năm kể từ khi ông được trao giải Nobel Hòa bình khi đang ở tù.

Tuy nhiên, ngược lại mong muốn của Lưu, chính phủ Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo đã thẳng tay ban hành luật an ninh quốc gia mới cho Hồng Kông, trong nỗ lực chứng minh tính ưu việt của mô hình độc đảng so với mô hình dân chủ.

Tối ngày 8 tháng 10 năm 2010, tôi đứng chờ tin công bố người thắng giải Nobel Hòa bình năm đó cùng với gần 100 phóng viên của các tổ chức truyền thông nước ngoài trước tòa nhà chung cư ở Bắc Kinh, nơi ở của Lưu Hà, vợ Lưu Hiểu Ba. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (15/07/20): Lưu Hiểu Ba và vấn đề Hồng Kông”

Đại Việt dưới thời vua Trần Thánh Tông (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào tháng 2 năm Thiệu Long thứ 12 [1269]; Chiêm Thành dâng voi trắng.

Tháng 6, trời hạn hán rồi có mưa; mãi đến tháng 7, dân mới cày cấy được.

Tháng 9, phong Tĩnh Quốc Đại Vương Quốc Khang làm Vọng Giang phiêu kỵ đô thượng tướng quân.

Tháng 10, được mùa nhỏ.

Tháng 12, sứ nhà Nguyên Lung Hải Nha sang dụ về việc biên giới. Vua sai Lê Đà, Đinh Củng Viên sang Nguyên thương lượng.

Riêng Nguyên Sử chép vào tháng 11 Vua nước ta sai Sứ sang cống Nguyên: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Trần Thánh Tông (P2)”

Cải cách kinh tế Trung Quốc đang đi thụt lùi

Nguồn: Kevin Rudd & Daniel Rosen, “China Backslides on Economic Reform”, WSJ, 23/09/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới hiễn vẫn báo cáo tăng trưởng dương. Trung Quốc là nước đầu tiên bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và cũng là nước đầu tiên vượt qua, đạt mức tăng trưởng 3,2% trong quý gần đây nhất trong khi Hoa Kỳ giảm 9,5% và các nền kinh tế tiên tiến khác phải chịu mức giảm hai con số. Giám sát công nghệ cao, xét nghiệm toàn diện và các biện pháp ngăn chặn tích cực từ trên xuống đã giúp Trung Quốc kiểm soát được virus trong khi các nước khác vẫn đang phải vật lộn. Trung Quốc thậm chí có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế dương theo năm trong năm 2020.

Sự phục hồi này là có thật, nhưng đằng sau những con số ngắn hạn, sự khởi động lại nền kinh tế vẫn còn nhiều điều đáng ngờ. Sự bứt phá về tăng trưởng của Trung Quốc không phải là sự khởi đầu của một sự phục hồi mạnh mẽ mà chỉ là sự phục hồi không đồng đều được thúc đẩy bởi xây dựng cơ sở hạ tầng. Dữ liệu Quý II cho thấy sự mất cân bằng tương tự ở các quốc gia khác đang phải vật lộn với virus: Đầu tư đóng góp 5 điểm phần trăm vào tăng trưởng, trong khi tiêu dùng giảm, âm 2,3 điểm. Continue reading “Cải cách kinh tế Trung Quốc đang đi thụt lùi”

Nhật ký Bắc Kinh (13/07/2020): Tương lai liên minh Trung – Triều

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thứ Bảy vừa rồi là một ngày kỷ niệm quan trọng đối với Trung Quốc và Triều Tiên.

Ngày 11 tháng 7 năm 1961, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) đã ký Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ Trung-Triều tại Bắc Kinh.

Hiệp ước này trên thực tế đã thiết lập một liên minh quân sự, vì Trung Quốc có nghĩa vụ giúp đỡ Triều Tiên nếu nước này bị tấn công, và ngược lại.

Tháng 10 năm 1950, Mao Trạch Đông, người cha lập quốc của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cộng sản, quyết định tham gia Chiến tranh Triều Tiên theo sự thúc giục của Kim. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (13/07/2020): Tương lai liên minh Trung – Triều”

Thực hư về ‘Ngoại giao chiến lang’ của Trung Quốc

Tác giả: Chen Dingding | Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tạp chí The Diplomat số ra ngày 09/09/2020 có bài “Phải chăng Trung Quốc thực sự bắt đầu theo đuổi ‘Ngoại giao chiến lang’?” [Is China Really Embracing ‘Wolf Warrior’Diplomacy].

Bị kích thích bởi các thông tin sai lầm trong thời kỳ đại dịch COVID-19, quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục rạn nứt. Có một quan điểm thường thấy ở Mỹ cho rằng Trung Quốc đang tiến hành cái gọi là “Ngoại giao chiến lang” [‘Wolf Warrior’ Diplomacy, hay “ngoại giao chiến binh sói”]. Thuật ngữ này dường như đã trở thành một từ ngữ thông dụng (ở phương Tây) chỉ trích phong cách đối đầu thẳng thắn của các quan chức ngoại giao Trung Quốc. Tại phương Tây đang dần hình thành sự đồng thuận cho rằng trên chính trường quốc tế, Trung Quốc đang chuyển từ thái độ mềm mỏng sang cứng rắn. Tuy nhiên, trước sự thịnh hành của thuyết “Ngoại giao chiến lang”, chúng ta nên suy ngẫm xem cách nói này có đúng không. Continue reading “Thực hư về ‘Ngoại giao chiến lang’ của Trung Quốc”

Cuộc chiến Mỹ – Trung và cách ứng xử của Việt Nam

LTS: Thiếu tướng, TS. Đỗ Lê Chi là người có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu chính trị quốc tế, nhất là những vấn đề chiến lược, liên quan đến nước lớn. Những nhận xét, đánh giá của ông thường độc đáo, sâu sắc và có tính đột phá. Cuộc trả lời phỏng vấn mà ông dành riêng cho VietTimes là bài mở đầu cho việc trích đăng loạt bài từ cuốn sách Việt Nam trước tác động của cấu trúc an ninh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật ấn hành.

Ông Donald Trump sẽ tiếp tục giành chiến thắng

PV: Ông nhìn nhận như thế nào về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tới đây, về cơ hội trúng cử của đương kim Tổng thống D. Trump, ứng cử viên đảng Dân chủ J. Biden?

TS. Đỗ Lê Chi: Trước khi phân tích về cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11/2020 sắp tới, chúng ta nhìn lại một chút về cuộc bầu cử năm 2016. Khi đó bản thân ông Trump chưa chuẩn bị sẵn tâm thế để làm tổng thống. Hay nói cách khác, khi ra tranh cử ông cũng không thực sự nghĩ mình sẽ là Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Continue reading “Cuộc chiến Mỹ – Trung và cách ứng xử của Việt Nam”

Tình cảnh khó xử của Y học cổ truyền Trung Quốc

Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Y học dân tộc cổ truyền Trung Quốc (gọi tắt là Trung Y) đang đứng trước tình trạng khó xử. Dù Trung Y đã có hàng nghìn năm lịch sử và được gọi là “quốc thuật” của Trung Quốc, song bao thế hệ người Trung Quốc từng được Trung Y điều trị cứu chữa thì lại không hiểu gì mấy về nó và càng ngày càng xa lạ với nó, thậm chí không ít người cho nó là y thuật phù thủy hoặc y thuật của thánh thần, có người gọi Trung Y là “thuật chữa khỏi bệnh một cách vớ vẩn”.

“Khoa học” đã bóp méo và cắt xén y học cổ truyền Trung Quốc

Từ lâu Lỗ Tấn đã phán cho Trung Y một tên gọi là “kẻ bịp bợm cố ý hoặc không cố ý”. Dĩ nhiên, sau khi Lỗ Tấn học các sách Tây Y về sinh lý, giải phẫu ông mới nói thế. Continue reading “Tình cảnh khó xử của Y học cổ truyền Trung Quốc”

Đại Việt dưới thời vua Trần Thánh Tông (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Thiệu Long 1258-1272; Bảo Phù 1273-1278.

Trần Thánh Tông tên húy là Hoảng, sinh vào giờ Ngọ ngày 25 tháng 9 năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (1240), sau đó được lập làm Hoàng thái tử. Ngày 24 tháng 2 năm Nguyên Phong thứ 8 [1258] được Vua cha Thái Tông nhường ngôi; ở ngôi Vua 21 năm, nhường ngôi cho Vua Nhân Tông 13 năm, thọ 51 tuổi. Vua trung hiếu nhân từ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau; nhờ đó cơ nghiệp nhà Trần được bền vững.

Vua lấy con gái thứ năm của Yên Sinh Vương tên là Thiều làm Thiên Cảm phu nhân; ít lâu sau, phong Hoàng hậu; ngày 11 tháng 11 [1258] sinh Hoàng trưởng tử Khâm. Cùng tháng 11, phong em là Trần Quang Khải làm Chiêu Minh Đại Vương. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Trần Thánh Tông (P1)”

Nhật ký Bắc Kinh (06/07/20): Kỳ thi cao khảo ở Trung Quốc

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary”, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Kỳ thi tuyển sinh đại học toàn quốc của Trung Quốc, gọi là “cao khảo” (gaokao), bắt đầu vào thứ Ba. Chuỗi bài thi kéo dài ba đến bốn ngày còn được gọi là “khoa cử thời hiện đại”, một cách nói liên hệ với hệ thống khoa cử thời phong kiến Trung Quốc, kéo dài khoảng 1.300 năm đến cuối triều đại nhà Thanh vào năm 1905.

Sáng thứ Ba, ngày đầu tiên của cao khảo, tôi ghé qua trường trung học Số 35 Bắc Kinh, một trong những điểm thi ở thủ đô. Tôi thấy phụ huynh và người giám hộ động viên các thí sinh ở trước cổng. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (06/07/20): Kỳ thi cao khảo ở Trung Quốc”

Nhật ký Bắc Kinh (06/07/20): Số phận người Duy Ngô Nhĩ ở Bắc Kinh

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary”, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc mới áp đặt lên Hong Kong hôm 30/6, bất chấp quốc tế phản đối kịch liệt, cấm sử dụng “Hồng Kông độc lập” và các khẩu hiệu tương tự. Người dân cũng có thể bị bắt chỉ vì mang theo tờ rơi kêu gọi độc lập cho Đài Loan, Khu tự trị Tây Tạng hoặc Khu tự trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ.

Hành vi này bị coi là thúc đẩy ly khai, theo đó bị cấm trong luật với mức án tối đa là tù chung thân – bên cạnh các tội danh khác như lật đổ, khủng bố và cấu kết với các thế lực nước ngoài. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (06/07/20): Số phận người Duy Ngô Nhĩ ở Bắc Kinh”