Năm điều Mỹ cần cân nhắc khi đối phó Trung Quốc

Giới thiệu: Mỹ Anh

Chính quyền của Tổng thống Trump đang đối đầu với Trung Quốc theo một cách khó có thể thúc đẩy thế cạnh tranh của Mỹ hay thu hút được sự ủng hộ rộng rãi. Cuối tháng trước, ông Trump đã ra một tuyên bố cứng rắn: “Chúng tôi không cần Trung Quốc, và thành thật mà nói, chúng tôi còn tốt hơn nếu không có họ”.

Hầu hết giới quan sát Mỹ đều đồng tình rằng Washington cần sửa đổi chính sách của mình với Bắc Kinh. Trung Quốc đang trở nên độc đoán hơn bởi họ đã giàu mạnh hơn, và coi thường hy vọng lâu đời của phương Tây rằng việc thông qua các cải cách theo định hướng thị trường có thể sản sinh những bước đi tiếp theo hướng tới tự do. Việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và những chính sách thương mại của họ thậm chí còn thuyết phục được nhiều người trong phe phản đối Tổng thống Trump rằng ông đã kích động một cuộc tranh cãi lớn về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Continue reading “Năm điều Mỹ cần cân nhắc khi đối phó Trung Quốc”

Đô đốc Trịnh Hòa: Sứ giả hòa bình hay tội phạm chiến tranh?

Nguồn: Max Walden, “Peaceful explorer or war criminal: Who was Zheng He, China’s Muslim symbol of diplomacy?,” ABC News, 22/09/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bên cạnh việc tiến hành một cuộc đàn áp lớn chống lại người Hồi giáo, Đảng Cộng sản Trung Quốc còn đang làm sống dậy huyền thoại về Trịnh Hòa (Zheng He) – một đô đốc hải quân, người chỉ huy các chuyến hải trình hùng tráng vào đầu thế kỷ 15 xuyên qua Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Đông và xa hơn thế nữa.

Khi đưa ra sáng kiến Vành đai và Con đường từ châu Á sang châu Âu, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thường xuyên gọi Trịnh Hòa là biểu tượng cho sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc, và cho tình hữu nghị với thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á.

Được mệnh danh là “Columbus Trung Quốc”, nhà thám hiểm thậm chí đã truyền cảm hứng cho một quán cà phê thời thượng ở Melbourne.

Thế nhưng, liệu ông có thực sự là một biểu tượng ngoại giao như cách Bắc Kinh muốn chúng ta tin không? Continue reading “Đô đốc Trịnh Hòa: Sứ giả hòa bình hay tội phạm chiến tranh?”

Cuộc khủng hoảng sắp tới của chế độ độc đảng Trung Quốc

Nguồn: Minxin Pei, “The Coming Crisis of China’s One-Party Regime”, Project Syndicate, 20/09/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 1 tháng 10 năm nay, để đánh dấu 70 năm ngày quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu nhằm ca ngợi thành tích của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kể từ năm 1949. Nhưng bất chấp sự tự tin và lạc quan rõ ràng của ông Tập, các thành viên trên dưới của  Đảng ngày càng lo lắng cho triển vọng tương lai của chế độ – với những lý do chính đáng.

Vào năm 2012, khi Tập lên nắm quyền lãnh đạo ĐCSTQ, ông đã hứa rằng Đảng sẽ cố gắng mang lại những thành công vĩ đại trước thềm hai lễ kỷ niệm một trăm năm sắp tới, đó là ngày thành lập ĐCSTQ vào năm 1921 và ngày quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949. Nhưng một sự suy giảm kinh tế dai dẳng và căng thẳng gia tăng với Hoa Kỳ có thể sẽ làm xáo trộn tâm trạng của ĐCSTQ trong lễ kỷ niệm năm 2021. Và chế độ độc đảng thậm chí có thể không tồn tại được cho đến năm 2049. Continue reading “Cuộc khủng hoảng sắp tới của chế độ độc đảng Trung Quốc”

Hệ lụy thực sự của thương chiến Mỹ – Trung là gì?

Nguồn: Bejamin Studebaker, “The real stakes of Trump’s trade war with China,” The New Republic, 27/08/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Tổng thống Donald Trump và Trung Quốc sẽ leo thang một lần nữa vào ngày 1/9, khi chính quyền Trump dự kiến áp đặt mức thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trước đó, mức thuế 25% đã được áp cho một số hàng hóa trị giá 250 tỷ USD khác. Nhiều động thái mới sẽ còn tiếp diễn vào mùa thu này khi hai quốc gia vẫn kiên trì cuộc chơi ăn miếng trả miếng của họ với nhau.

Theo ông Trump, chiến tranh thương mại là nhằm thúc đẩy mục tiêu tạo ra việc làm ở Mỹ, hay buộc Trung Quốc phải giao thương với Hoa Kỳ theo những điều khoản có lợi hơn. Các đảng viên Dân chủ lập luận rằng không kết quả nào kể trên sẽ xảy ra. Tuy nhiên, cuộc tranh luận xoay quanh việc liệu Trump có thể “thắng” cuộc chiến thương mại với Trung Quốc hay không đang khá mơ hồ về chính định nghĩa thế nào gọi là “thắng”. Continue reading “Hệ lụy thực sự của thương chiến Mỹ – Trung là gì?”

Sự thật về vụ máy bay chở Lâm Bưu rơi trên đất Mông Cổ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Sáng sớm ngày 14 tháng 9 năm 1971, Đại sứ quán Trung Quốc tại U-lan-ba-to nhận được điện thoại của Bộ Ngoại giao Mông Cổ nói Thứ trưởng Ngoại giao Mông Cổ có việc khẩn cấp cần gặp Đại sứ Trung Quốc.

Tám giờ rưỡi sáng, Đại sứ Hứa Văn Ích đến Bộ Ngoại giao Mông Cổ. Tại đây, ông được Thứ trưởng Ô-rơ-đôn-pi-côp tiếp và nói: “Hôm nay, được Chính phủ Mông Cổ uỷ quyền, tôi xin thông báo một việc như sau: khoảng 2 giờ 30 sáng ngày 13, tại tỉnh Ken xảy ra một vụ máy bay rơi, chúng tôi đã cho người đến nơi tìm hiểu tình hình, được biết đây là máy bay của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, 9 người trên máy bay đều tử nạn, trong đó có 1 phụ nữ. Việc này xảy ra vào ban đêm, chúng tôi phải cử người đi tìm hiểu, cho nên bây giờ mới thông báo Sứ quán được … Máy bay quân sự Trung Quốc vào sâu lãnh thổ nước chúng tôi, tôi thay mặt Chính phủ Mông Cổ đưa ra kháng nghị miệng. Mong Chính phủ Trung Quốc có giải thích chính thức về nguyên nhân vụ việc này, phía Mông Cổ bảo lưu quyền đề xuất giao thiệp.” Continue reading “Sự thật về vụ máy bay chở Lâm Bưu rơi trên đất Mông Cổ”

Tại sao Huawei muốn chuyển giao công nghệ 5G cho phương Tây?

Nguồn:Huawei may sell its 5G technology to a Western buyer”, The Economist, 11/09/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong một sân giữa tòa nhà được thiết kế theo phong cách Hy Lạp cổ đại, bao quanh là các cột đá cao kiểu tượng phụ nữ, sẽ thật phù hợp nếu Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), giám đốc điều hành của Huawei, chìa ra cho phương Tây một nhành ô liu: một phần trong công ty của ông. Tòa nhà rộng lớn trong khuôn viên mênh mông của Huawei ở Thâm Quyến có một phòng triển lãm tự hào trưng bày các công nghệ “thế hệ thứ năm” (5G) của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc. Mạng điện thoại di động cực nhanh và cực kỳ được thèm muốn này sẽ sớm kết nối mọi thứ từ ô tô đến robot công nghiệp .

Chính công nghệ 5G đóng vai trò trung tâm đối với tăng trưởng doanh thu trong tương lai này của Huawei là thứ mà ông Nhậm nói rằng ông sẵn sàng chia sẻ, trong một cuộc phỏng vấn kéo dài hai giờ với The Economist vào ngày 10 tháng 9. Chỉ với một khoản phí trả một lần, giao dịch sẽ cung cấp cho người mua quyền tiếp cận vĩnh viễn đối với các bằng sáng chế, giấy phép, mã nguồn, thiết kế kỹ thuật và bí quyết chế tạo 5G hiện có của Huawei. Continue reading “Tại sao Huawei muốn chuyển giao công nghệ 5G cho phương Tây?”

Học giả Trung Quốc phê phán chủ trương ‘đường 9 đoạn’

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời người dịch: Dưới đây là bài viết của học giả Lý Lệnh Hoa (李令华, Li Linghua, sinh 1946, tốt nghiệp Học viện Hải dương Sơn Đông, nay là Nghiên cứu viên Trung tâm Thông tin Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc). Ông từng viết nhiều bài phê phán các sai lầm của TQ trong việc giải quyết tranh chấp về biển đảo với các nước xung quanh. Nguyên văn tiêu đề là “Kiên trì ‘Đường 9 Đoạn’, việc vạch ranh giới biển Nam Hải sẽ đi vào con đường bế tắc”.

Phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng tài Biển Đông[1] sau khi công bố đã được dư luận nước ngoài và Trung Quốc quan tâm. Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần tỏ ý không tiếp thu, không tham gia, không thừa nhận vụ trọng tài Biển Đông do Philippines đưa ra. Tòa Trọng tài phán quyết rằng “Đường 9 Đoạn” ở Biển Đông không phù hợp luật quốc tế. Continue reading “Học giả Trung Quốc phê phán chủ trương ‘đường 9 đoạn’”

Thương chiến Mỹ-Trung nhìn từ góc độ chính trị đối ngoại và vận hội đất nước

Tác giả: Trí thức Trẻ pv ĐS Phạm Quang Vinh

Chỉ chưa đầy tuần, Tổng thống Trump đã làm chao đảo tình hình, cả chính trị và kinh tế thế giới, nhất là trong quan hệ Mỹ – Trung, khi mà cuộc chiến thương mại hai nước lại bị đẩy căng hơn nữa, ăn miếng trả miếng, ngay trước thềm một G7 vốn đã và đang bất đồng nhiều chiều, khó có thể giải quyết được các vấn đề của thế giới như trông đợi, mà trong đó cũng lại luôn ẩn chứa nhân tố Trump.

Dư luận không chỉ phản ứng trái chiều về cách ứng xử của Trump, mà còn luôn thấy rất bị động, bất ngờ trước những quyết sách, phản ứng của Trump, như chính trong tuần vừa qua khi ông đáp trả ngay và hết sức quyết liệt, với một loạt các biện pháp trả đũa tức thì, sau khi Trung Quốc công bố sẽ áp thêm thuế đối với 75 tỉ USD hàng hoá từ Mỹ. Continue reading “Thương chiến Mỹ-Trung nhìn từ góc độ chính trị đối ngoại và vận hội đất nước”

Một thế giới, hai hệ thống

Nguồn: Joschka Fischer,  “Two Systems, One World”, Project Syndicate, 30/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Với lễ kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ đang đến gần, vấn đề tự do đã nổi lên trở lại hàng đầu ở Moskva và Hồng Kông, mặc dù trong những hoàn cảnh lịch sử và chính trị rất khác nhau. Chúng ta được nhắc nhở rằng kỷ nguyên hiện đại được xây dựng trên sự tự do, và trên sự thừa nhận rằng tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Ý tưởng Khai sáng cấp tiến này, một khi bén rễ, sẽ tạo thành một sự khác biệt so với toàn bộ lịch sử trước đó. Nhưng thời thế đã thay đổi. Trong thế kỷ hai mươi mốt, chúng ta phải đối mặt với một câu hỏi cơ bản: Liệu một hình thức chuyên chế hiện đại hóa có thể đại diện cho một sự thay thế đối với nền dân chủ tự do và nhà nước pháp quyền hay không? Continue reading “Một thế giới, hai hệ thống”

Nguồn gốc của bá đạo và bá quyền Trung Quốc

Tác giả: Hồ Anh Hải

Trong sách Giấc mơ Trung Quốc, tác giả – đại tá Quân Giải phóng Trung Quốc Lưu Minh Phúc – đặc biệt viết nhiều về sự bá đạo của Mỹ và vương đạo của Trung Quốc.

Tác giả dành cả chương II (có số trang nhiều thứ 2 trong 8 chương sách này) để trình bày cái gọi là bá quyền của nước Mỹ và dành chương III và IV (số trang nhiều thứ 6 và 5) để nói về những cái hay cái tốt của Trung Quốc. Tác giả dùng số trang nhiều nhất để nói về nước Mỹ — về mặt tốt cũng như mặt xấu. Số trang viết về Trung Quốc thì ít hơn nhiều; bởi lẽ tác giả cũng chẳng biết nói gì về những cái hay cái tốt của nước mình, còn những cái xấu thì có lẽ biết cả đấy nhưng chẳng dám viết ra. Continue reading “Nguồn gốc của bá đạo và bá quyền Trung Quốc”

Jimmy Lai: Tỉ phú Hồng Kông duy nhất dám đối đầu Bắc Kinh

Nguồn: Why pro-democracy troublemaker Jimmy Lai is the only Hong Kong multi-millionaire standing up to China”, CNN, 28/08/2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Jimmy Lai (Lê Trí Anh) đã trở thành tâm điểm của công luận trong nhiều thập niên qua.

Mọi sự bắt đầu khi ông trùm kinh doanh Hồng Kông – một người tị nạn từ Trung Quốc – tự thay đổi mình từ giữa những năm 1990 thành nhà sáng lập của tờ báo khiêu khích, chống Bắc Kinh, có tên gọi Apple Daily (Bình quả Nhật báo, hay Nhật báo Trái táo).

Một trong những quảng cáo giới thiệu tờ báo với thế giới miêu tả quan điểm của Lai theo cách thẳng thừng nhất: Bằng hình ảnh ông Lai ngồi trong nhà kho tối với một trái táo đỏ trên đầu, bị một người đàn ông trong bóng tối bắn tên loạn xạ vào người. Continue reading “Jimmy Lai: Tỉ phú Hồng Kông duy nhất dám đối đầu Bắc Kinh”

Tập Cận Bình đã thống trị Trung Quốc như thế nào? (P2)

Nguồn: Richard McGregor, “Party Man: Xi Jinping’s Quest to Dominate China”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nỗi ám ảnh dai dẳng

Sự biến hóa của ông Tập đến từ nhiều yếu tố. Đà thăng tiến của hai đối thủ của ông, Bạc Hy Lai, Bí thư Trùng Khánh, và Chu Vĩnh Khang, Bộ trưởng Bộ Công an, đã gióng hồi chuông báo động các lãnh đạo Đảng. Dưới thời Hồ Cẩm Đào, họ tỏ ra thận trọng trên nhiều mặt. Nay, với sự ủng hộ của ông Tập, các lãnh đạo quyết tâm loại bỏ Bạc và Chu. Hai ông này bị lật đổ sau một chuỗi dài các cuộc điều tra, phần lớn là về tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Sự sụp đổ của họ tạo nên một cơn địa chấn chính trị ở Trung Quốc. Ông Bạc là người con trai đầy cuốn hút của một anh hùng cách mạng (Bạc Nhất Ba), và là người chạy đua công khai cho một ghế lãnh đạo cấp cao ở trung ương. Còn ông Chu, một Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị cho đến cuối năm 2012, tập trung được quyền lực to lớn từ các chức vụ của ông trong lực lượng an ninh mật và ngành năng lượng (ông từng là Bộ trưởng Đất đai và Tài nguyên). Vụ bắt giữ hai ông này vào năm 2012 và 2013 đã công khai các tội danh và đời sống tình dục trụy lạc của họ. Sau đó, truyền thông nhà nước, dẫn lời các quan chức cấp cao, cho biết cặp đôi này đã âm mưu tiến hành một cuộc đảo chính nội bộ nhằm ngăn ông Tập bước lên nắm quyền. Trong nội bộ Đảng, những hành động chính trị sai trái như vậy còn tệ hơn cả tham nhũng đơn thuần. Continue reading “Tập Cận Bình đã thống trị Trung Quốc như thế nào? (P2)”

Tập Cận Bình đã thống trị Trung Quốc như thế nào? (P1)

Nguồn: Richard McGregor, “Party Man: Xi Jinping’s Quest to Dominate China”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi Joe Biden gặp Tập Cận Bình vào năm 2011, nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc đã dồn dập hỏi ngài Phó Tổng thống Mỹ một loạt các câu hỏi về nền chính trị Hoa Kỳ. Hệ thống vận hành như thế nào? Quan hệ giữa Nhà Trắng và Quốc hội ra sao? Bắc Kinh nên phân tích các dấu hiệu chính trị từ Washington như thế nào? Đối với Biden và các cố vấn của ông, đây là những câu hỏi rất được hoan nghênh sau gần một thập niên đầy “thất vọng” khi làm việc với người tiền nhiệm kín tiếng, kém sinh động của ông Tập – Hồ Cẩm Đào.

Song trải qua các buổi gặp và dùng bữa tại Bắc Kinh và Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, các vị khách Mỹ ngạc nhiên trước sự hào hứng của ông Tập về một chủ đề hoàn toàn khác. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường rất cẩn trọng tránh sa đà nói về tiểu sử của chính họ. Kể lại các câu chuyện cá nhân của họ trước các quan chức Trung Quốc, chứ đừng nói đến người nước ngoài, đồng nghĩa với việc nhắc lại lịch sử chính trị gần đây của Trung Quốc, một “bãi mìn” đầy rẫy các cuộc thanh trừng, phản bội, và những sự thay đổi ý thức hệ. Continue reading “Tập Cận Bình đã thống trị Trung Quốc như thế nào? (P1)”

Giá nhà đất đắt đỏ thúc đẩy biểu tình ở Hồng Kông ra sao?

Nguồn: The turmoil in Hong Kong stems in part from its unaffordable housing”, The Economist, 22/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc năm 1997, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hứa hẹn hai điều với những người đang lo lắng về một lãnh thổ vốn có hệ thống chính trị và kinh tế rất khác so với đại lục. Đầu tiên là sự tự chủ chính trị: tới một lúc nào đó người Hồng Kông thậm chí có thể bầu chọn nhà lãnh đạo của riêng họ. Thứ hai là bảo tồn chủ nghĩa tư bản tự do và chính phủ ít can thiệp của Hồng Kông.

Trung Quốc đã không giữ đúng lời hứa chính trị. Đặc biệt kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, Trung Quốc đã làm suy yếu nền tự trị của Hồng Kông và bóp nghẹt đời sống chính trị. Trong gần ba tháng qua, hậu quả đã xảy ra khi cả thế giới đang quan tâm dõi theo những cuộc biểu tình chống chính phủ trên đường phố Hồng Kông, đôi khi bị biến thành bạo lực. Trong tuần qua, lãnh thổ này đã tương đối bình yên, với một khoảng thời gian tạm lắng hiếm hoi sau hàng loạt những vụ xịt hơi cay. Sân bay thành phố, sau một cuộc biểu tình ngồi và hai ngày ngừng hoạt động chưa từng có, đã hoạt động trở lại. Continue reading “Giá nhà đất đắt đỏ thúc đẩy biểu tình ở Hồng Kông ra sao?”

Chiến dịch ngoại giao giải cứu nhà khoa học Tiền Học Sâm

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Viện sĩ Tiền Học Sâm (Qian Xue-sen) là một nhà khoa học lớn của Trung Quốc, nổi tiếng về tài năng và lòng yêu nước, đạo đức chân thành, giản dị khiêm tốn. Ông còn được gọi là Cha đẻ ngành tên lửa và hàng không vũ trụ Trung Quốc.

Tiền Học Sâm qua đời ngày 31/10/2010, thọ 98 tuổi. Toàn bộ các nhà lãnh đạo cao nhất ở Trung Quốc như Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân, Ngô Bang Quốc v.v… đã đến dự đám tang ông, điều đó cho thấy ông từng có một vai trò rất quan trọng ở Trung Quốc. Continue reading “Chiến dịch ngoại giao giải cứu nhà khoa học Tiền Học Sâm”

Mỹ sẽ công nhận tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông?

Tác giả: Thanh Tuấn & Thu Hằng pv Elbridge Colby

Ngay từ 2014, giới quốc phòng Mỹ đã hiểu rõ thách thức quân sự từ Bắc Kinh sẽ là vấn đề thật sự. So với các nhánh khác trong chính quyền, khối quốc phòng nhìn rõ hơn về điều này.

Một thế hệ chuyên gia mới về Trung Quốc của Mỹ đang ủng hộ thông điệp cứng rắn và mạnh mẽ hơn nhiều với Bắc Kinh so với cách tiếp cận truyền thống, nhấn mạnh tới đối thoại, của các chiến lược gia cũ.

Ở Washington, thay đổi này có thể thấy rõ nhất trong Chiến lược Quốc phòng Mỹ (NDS) 2018 khi Trung Quốc được nhắc tới như là tâm điểm về cạnh tranh chiến lược dài hạn của Washington. Continue reading “Mỹ sẽ công nhận tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông?”

Có phải Tập Cận Bình châm ngòi chống đối?

Giới thiệu: Trần Quang

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh mới của quốc gia để thách thức trật tự do phương Tây lãnh đạo – hành động gây tranh cãi trong nước và tiềm ẩn nguy cơ chống đối trên toàn thế giới.

Khi quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây xấu đi sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã đưa ra đường lối dẫn dắt tiến trình phát triển của Bắc Kinh trong nhiều thập kỉ. Ông đã đưa ra quan điểm “giấu mình chờ thời, giỏi về phòng thủ, quyết không đi đầu”. Khi Đặng Tiểu Bình và những người kế nhiệm đưa Trung Quốc vươn ra thế giới và tránh xung đột quốc tế, họ đã tạo ra phép màu kinh tế giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi nghèo đói. Continue reading “Có phải Tập Cận Bình châm ngòi chống đối?”

Triển vọng khai thác chung Trung Quốc – Philippines trên Biển Đông

Tác giả: Hoàng Việt

Giới thiệu

Truyền thông thế giới cho biết, trong chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Philippines gần đây, hai bên đã ký kết 29 thỏa thuận, trong đó có một bản ghi nhớ (MOU) về khai thác chung trên khu vực biển Đông.[1] Biển Đông vốn là khu vực có nhiều tranh chấp phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột. Chính vì vậy, khai thác chung luôn là vấn đề mà nhiều quốc gia trong khu vực cùng quan tâm, vì có thể dẫn tới những thay đổi nhất định trên khu vực biển Đông.

Bài báo này nhằm giới thiệu những vấn đề pháp lý về khai thác chung và thông qua các quy định của luật pháp liên quan, nhằm tìm kiếm những đánh giá về triển vọng khai thác chung giữa Trung Quốc – Philippines trong thời gian sắp tới. Continue reading “Triển vọng khai thác chung Trung Quốc – Philippines trên Biển Đông”

Trung Quốc nghiên cứu lịch sử phục vụ mưu đồ chính trị

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Những năm qua, giới sử học Trung Quốc (TQ) đã và đang ráo riết tiến hành các nghiên cứu nhằm phục vụ âm mưu bành trướng lãnh thổ, lấn chiếm Biển Đông. Cho rằng Việt Nam (VN) là trở ngại lớn nhất ngăn cản âm mưu đó, gần đây TQ một mặt công kích lập trường Hoàng Sa, Trường Sa là của VN, một mặt tung ra luận điệu lôi kéo nước ta ‘lãng tử hồi đầu’, trở về ‘đại gia đình Bách Việt’ của họ. Luận điệu này đang được giới sử học TQ ra sức chứng minh bằng các nghiên cứu.

Qua các nghiên cứu ấy ta thấy họ đang lợi dụng những tư liệu sử học tù mù về cộng đồng Bách Việt và Lạc Việt xa xưa, nhất là sự nhập nhèm giữa ‘người Việt’ (Việt nhân) trong Bách Việt với người VN, và sự phụ thuộc của giới sử học VN vào các thư tịch cổ Trung Hoa để dẫn dắt dư luận TQ, VN và thế giới hiểu sai về mối quan hệ TQ-VN thời cổ đại, cho rằng VN thời xưa vốn là một bộ phận của TQ, có quan hệ khăng khít phụ thuộc vào chủng tộc và văn hóa TQ; mối quan hệ lịch sử lâu đời đó định hướng chính sách đối ngoại của VN hiện nay là phải ‘thân’ TQ. Continue reading “Trung Quốc nghiên cứu lịch sử phục vụ mưu đồ chính trị”

Giải pháp Thiên An Môn cho Hồng Kông?

Nguồn: Minxin Pei, “A Tiananmen Solution in Hong Kong?”, Project Syndicate, 12/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông dường như đang hướng đến một cao trào thảm khốc. Với việc chính quyền Trung Quốc hiện đang sử dụng các luận điệu gợi nhớ đến giai đoạn trước khi xảy ra vụ thảm sát Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989, những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông – và thực sự là cả nền dân chủ của nó – có thể đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng.

Trong hơn hai tháng qua, Hồng Kông đã bị bao vây bởi các cuộc biểu tình. Bị kích động bởi một dự luật cho phép dẫn độ các nghi phạm hình sự sang Trung Quốc đại lục, các cuộc biểu tình đã phát triển thành các lời kêu gọi bảo vệ – hoặc có lẽ chính xác hơn là khôi phục – nền dân chủ bán tự trị của vùng lãnh thổ này, bao gồm cả việc tăng cường trách nhiệm giải trình của nhà nước (đặc biệt là lực lượng cảnh sát). Continue reading “Giải pháp Thiên An Môn cho Hồng Kông?”