Tiền Trung Quốc: May mắn hay gánh nặng đối với Campuchia?

Nguồn: Pheakdey Heng, “Are China’s gifts a blessing or a curse for Cambodia?”, East Asia Forum, 29/08/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Campuchia – Trung Quốc, và mối quan hệ giữa hai nước chưa bao giờ gần gũi như hiện nay. Trung Quốc ngày càng trở thành đối tác kinh tế và ngoại giao quan trọng nhất của Campuchia. Chỉ riêng trong hai năm qua, Campuchia đã ký hơn 30 hiệp định song phương với Trung Quốc.

Trung Quốc là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Campuchia trong 5 năm liên tiếp từ năm 2013 đến năm 2017, với tổng giá trị đầu tư đạt 5,3 tỷ đô la Mỹ trong giai đoạn đó. Trong năm 2017, Campuchia đã thu hút 1,4 tỷ USD đầu tư vào tài sản cố định từ Trung Quốc, tương đương 27% tổng giá trị đầu tư vào Campuchia. Continue reading “Tiền Trung Quốc: May mắn hay gánh nặng đối với Campuchia?”

Mê say và cảnh giác: Tập Cận Bình trong mắt người Nhật thế hệ 8x

Tác giả: Kato Yoshikazu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

“Lưỡng Hội”[1] của Trung Quốc (TQ) đã bế mạc, phương án cải cách cơ cấu chính phủ đã được phê duyệt, Quốc hội thông qua việc sửa Hiến pháp, qua đó hủy bỏ cơ chế hai nhiệm kỳ của Chủ tịch và Phó chủ  tịch nước. Như vậy trong tương lai Tập Cận Bình có thể tiếp tục làm người cầm lái số một của TQ. Giờ đây ban lãnh đạo mới của TQ đã bắt đầu hoạt động, Tập Cận Bình đang ra tay xử lý một số vấn đề quan trọng và gay cấn, ví dụ như việc mời Chủ tịch Đảng Lao Động Triều Tiên Kim Jong-un thăm TQ.

Nói chung Chính phủ Nhật không công khai phát biểu quan điểm hoặc đánh giá về công việc nội bộ của các nước khác, lần này cũng vậy. Nhưng về cơ bản, sự đánh giá của người Nhật từ Nhà nước cho tới dân chúng về việc Tập Cận Bình tiến thêm một bước nắm quyền lực thì nhất trí với tâm trạng lo ngại về TQ của các cơ quan truyền thông lớn ở nước ngoài. Continue reading “Mê say và cảnh giác: Tập Cận Bình trong mắt người Nhật thế hệ 8x”

Các nước hưởng lợi gì từ ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường’?

Nguồn: What’s in it for the Beltand- Road countries?“, The Economist, 19/04/2018

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Trong những ngày khi Con đường Tơ lụa kết nối Trung Quốc với châu Âu, các thương gia di chuyển qua lại trên khắp lục địa Á-Âu, dừng lại ở các thương điếm mọc lên khắp Trung Á và phía nam Caucasus. Nhưng khi thương mại bắt đầu phụ thuộc vào vận chuyển đường biển, các tuyến đường đất liền không còn được yêu thích và nhiều trung tâm thương mại vùng Á-Âu suy tàn. Một loạt các dự án được đưa ra vào năm 2013 bởi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể thay đổi điều đó. Cái gọi là “Sáng kiến Vành đai và Con đường​​”(BRI) này nhằm cải thiện các liên kết thương mại và giao thông giữa Trung Quốc và thế giới, chủ yếu là thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng. Nó hứa hẹn sẽ làm sống lại vận may của các nước thuộc Liên Xô cũ. Nhưng những quốc gia này có thể hưởng lợi gì từ một dòng chảy của chủ yếu là hàng hóa Trung Quốc? Continue reading “Các nước hưởng lợi gì từ ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường’?”

Campuchia ngã theo Trung Quốc

Nguồn: Charles Edel, “Cambodia’s Troubling Tilt Toward China”, Foreign Affairs, 17/08/2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Và điều đó có ý nghĩa gì cho chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ?

Khi thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử ngày 29-7 của nước này, đa số các quan sát viên quốc tế đều nhanh chóng tố cáo kết quả đó là gian lận. Với cuộc bầu cử giúp củng cố việc nắm giữ quyền hành kéo dài đã 33 năm và ngày càng chuyên chế của Hun Sen, lời tố cáo đó gây lo lắng. Nhưng còn đáng lo hơn nữa có lẽ là chuyện Hun Sen gần đây đã ngã theo Trung Quốc, cùng những lợi ích địa phương và khu vực ngày càng tăng mà Bắc Kinh nhận được từ mối quan hệ với Campuchia. Continue reading “Campuchia ngã theo Trung Quốc”

GS Hồ An Cương và thuyết ‘Trung Quốc đã vượt Mỹ’ bị phê phán tơi bời

Tác giả: Thu Thủy

Việc GS Hồ An Cương, Viện trưởng Viện nghiên cứu tình hình đất nước, Đại học Thanh Hoa công bố các báo cáo cho rằng Trung Quốc đã trở thành nước đứng đầu thế giới về nhiều lĩnh vực đã gây tranh cãi sâu rộng, thậm chí Hồ An Cương còn bị coi là thủ phạm gây nên cuộc Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ. 

Gần đây, 27 học giả, nhà nghiên cứu, sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Thanh Hoa đã đứng tên trong một lá đơn yêu cầu Đại học Thanh Hoa cách chức Viện trưởng Viện nghiên cứu tình hình đất nước (Quốc tình nghiên cứu viện) và tước bỏ học hàm của Giáo sư Hồ An Cương. Sau đó bức thư đã được hơn 1 ngàn cựu sinh viên của trường đại học danh tiếng hàng đầu Trung Quốc này hưởng ứng ký tên trong một chiến dịch công khai phê phán năng lực học thuật, trình độ tư tưởng và đạo đức của Hồ An Cương. Continue reading “GS Hồ An Cương và thuyết ‘Trung Quốc đã vượt Mỹ’ bị phê phán tơi bời”

Mỹ có thể thua cuộc chiến thương mại với Trung Quốc

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “The US is at Risk of Losing a Trade War with China”, Project Syndicate, 30/07/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Điều thoạt tiên là một mâu thuẫn thương mại – với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt mức thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm – dường như đã nhanh chóng biến thành một cuộc chiến thương mại toàn diện với Trung Quốc. Nếu “thỏa thuận ngừng bắn” giữa châu Âu và Mỹ được duy trì, Mỹ sẽ chủ yếu chiến đấu với Trung Quốc, chứ không phải cả thế giới (tất nhiên, xung đột thương mại với Canada và Mexico sẽ tiếp tục âm ỉ nếu xét các đòi hỏi của Hoa Kỳ mà cả hai nước đều không thể hoặc không nên chấp nhận).

Ngoài nhận định chính xác nhưng giờ đã thành nhàm chán rằng tất cả các bên đều sẽ là người thua cuộc, chúng ta có thể nói gì về những kết quả có thể có từ cuộc chiến thương mại của Trump? Continue reading “Mỹ có thể thua cuộc chiến thương mại với Trung Quốc”

Trí thức Trung Quốc phê phán Tập Cận Bình

Nguồn: Chris Buckley, “As China’s Woes Mount, Xi Jinping Faces Rare Rebuke at Home”,  The New York Times, 31/07/2018.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Đầu năm nay, Quốc hội Trung Quốc quyết định hủy bỏ giới hạn số nhiệm kỳ Chủ tịch nước, xem ra việc đó đã làm cho quyền lực của nhà lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình trở nên cực kỳ vững chắc. Thế nhưng chưa đầy 5 tháng sau, một loạt rắc rối như vụ bê bối vắc-xin, chiến tranh thương mại với Mỹ … đã làm cho lòng dân Trung Quốc hoang mang sợ hãi. Điều này khiến các nhân sĩ phê bình ở Bắc Kinh thêm bạo gan hơn, họ bắt đầu nghi vấn về khả năng kiểm soát toàn diện tình hình của Tập Cận Bình.

Sáu năm trước, Tập Cận Bình lên cầm quyền, từ đó tới nay các biện pháp kiểm duyệt và trừng phạt luôn bịt miệng mọi ý kiến bất đồng ở Trung Quốc. Tuần qua, GS Hứa Chương Nhuận ở ĐH Thanh Hoa Bắc Kinh bất chấp rủi ro lớn đã lên tiếng phê bình chính sách cứng rắn của Tập Cận Bình và việc ông phục hồi quan niệm chính thống của chủ nghĩa cộng sản, cho phép công tác tuyên truyền được dùng cách nịnh nọt lấy lòng lãnh đạo. Đây là lời khiển trách nghiêm khắc nhất của giới học giả TQ thời gian qua.[1]  Continue reading “Trí thức Trung Quốc phê phán Tập Cận Bình”

Trung Quốc xuống giọng với Mỹ?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sáng ngày 01/08/2018, Thời báo Hoàn Cầu phát đi bài xã luận dưới tiêu đề: “Phải chăng Trung Quốc-Mỹ sẽ đối kháng chiến lược và [điều đó] sẽ ảnh hưởng tới cả một thế hệ?” nhằm xoa dịu nỗi lo của giới trẻ Trung Quốc sợ rằng do Trung Quốc – Mỹ chống nhau toàn diện mà họ sẽ không được tiếp tục hưởng thụ cuộc sống khấm khá hiện nay. Bài báo phản ánh tâm trạng bất an của Bắc Kinh trước quyết tâm sắt đá của TT Trump đòi lập lại sự công bằng trong buôn bán Trung – Mỹ. Nên nhớ rằng Thời báo Hoàn Cầu từng đăng những bài với giọng lưỡi khoa trương kiểu hảo hán thời xưa, nói Mỹ gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc thì chỉ có thua, Trung Quốc sẽ trị cho Mỹ nhớ đời… Bài xã luận viết:  Continue reading “Trung Quốc xuống giọng với Mỹ?”

Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu

Tác giả: Nguyễn Đăng Thắng

Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích 03 câu hỏi, chủ yếu có tính thủ tục và sơ khởi, mà các nhà đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) sẽ gặp phải trong thời gian tới. Câu hỏi thứ nhất là về tính chất của COC, cụ thể đây sẽ là văn bản pháp lý có giá trị ràng buộc hay một văn kiện chính trị? Câu hỏi thứ hai liên quan đến việc COC sẽ được đàm phán giữa một bên là ASEAN và bên kia là Trung Quốc hay là cuộc đàm phán giữa 11 nước? Câu hỏi cuối cùng liên quan đến mối quan hệ giữa Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông năm 2002 và COC dự định ký kết trong thời gian tới. Mục đích của bài viết không cố gắng đưa ra câu trả cho những vấn đề này. Thay vào đó, bài viết phân tích những điểm hợp lý, bất hợp lý hoặc hệ luỵ của mỗi phương án trả lời cho từng câu hỏi. Trong quá trình phân tích, thực tiễn quốc tế về COC cũng như những vấn đề của luật điều ước cũng được phân tích. Continue reading “Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu”

Trung Quốc cần gấp rút tăng cường lực lượng hạt nhân?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 20/07/2018 ra xã luận dưới tiêu đề “Gợi ý từ việc Trump kính trọng siêu cường hạt nhân Nga”. Toàn văn như sau:

Cơn giận của dư luận Mỹ đối với cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Nga tại Helsinki còn chưa tan hết thì Nhà Trắng lại công bố tin Trump mời Putin thăm Washington. Trên vấn đề cải thiện quan hệ Mỹ – Nga, Trump có thái độ rất kiên quyết, bác bỏ tất cả mọi ý kiến khác. Cho dù chính sách đối với Nga của ông bị kiềm chế nhiều nhưng trong nhiệm kỳ của Trump, mối quan hệ Mỹ – Nga đã ngừng xuống dốc, về cơ bản có xu thế hòa dịu.

Trump không chỉ một lần nhấn mạnh Nga và Mỹ là hai quốc gia hạt nhân lớn nhất thế giới, số vũ khí hạt nhân (VKHN) của hai nước này chiếm 90% tổng số VKHN toàn cầu, Mỹ phải hòa hợp chung sống với Nga. Trên vấn đề phát triển mối quan hệ Mỹ – Nga đúng là Trump có sự tỉnh táo. Continue reading “Trung Quốc cần gấp rút tăng cường lực lượng hạt nhân?”

Về thế và lực quân sự hiện nay của Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hồng Quân

Tóm tắt: Năm 2015, Trung Quốc thực hiện điều chỉnh chiến lược quốc phòng, nhằm xây dựng quân đội trở nên hùng mạnh bậc nhất thế giới vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (01/10/2049). Cùng năm 2015, Trung Quốc công bố Sách trắng Quốc phòng nêu rõ tăng cường hiện đại hóa quân đội, quốc phòng, đối phó với thách thức an ninh của Trung Quốc đang tăng lên. Năm năm qua, một trong những thay đổi lớn nhất ở Trung Quốc là thay đổi tiềm lực, lực lượng, cơ cấu tổ chức quân đội. Đến nay, bức tranh toàn cảnh về thế và lực quân sự của Trung Quốc đã có những thay đổi đáng chú ý. Tuy lực và thế quân sự của Trung Quốc được cải thiện, nhưng thiếu kinh nghiệm tác chiến thực tế, Trung Quốc sẽ gặp khó khăn lớn khi tiến hành chiến tranh với cường quốc khác. Trong khi đó, Trung Quốc có ưu thế hơn hẳn các nước khu vực. Continue reading “Về thế và lực quân sự hiện nay của Trung Quốc”

Thế giới đối mặt với biến động lớn?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 03/07/2018 đăng xã luận dưới tiêu đề “Có lẽ chúng ta đang ở vào đêm trước một cuộc biến động lớn của thế giới”. Nguyên văn như sau:

Phải chăng thế giới đang ở vào đêm trước một cuộc biến động lớn? Xem ra rất có khả năng như vậy. Xác suất cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu do chính phủ Trump gây ra cuối cùng sẽ trở thành hiện thực đang ngày càng cao, điều này sẽ làm thay đổi nhận thức của các nước về trật tự thế giới và tính chất mối quan hệ quốc tế trong thế kỷ 21, tiếp đến sẽ đem lại một loạt phản ứng dây chuyền. Continue reading “Thế giới đối mặt với biến động lớn?”

Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P4)

Biên dịch: Việt Xuân

TIỀN TRUNG QUỐC LẠI TRỞ VỀ TÚI NGƯỜI TRUNG QUỐC

Nếu ước muốn của giới lãnh đạo Trung Quốc trở thành hiện thực thì chẳng mấy chốc 300 triệu người Trung Quốc sẽ trượt tuyết hoặc trượt băng. Cả Thụy Sĩ và Lapland của Phần Lan đều muốn họ đến với mình. Nhưng, lợi nhuận thu được sẽ rơi vào túi người dân địa phương hay người Trung Quốc?

Jungfrau. Nhân viên soát vé Stefan Ritschard bắt đầu gắn những tấm biển nam châm vào thành các toa tàu để đánh dấu chỗ ngồi, mặc dù tàu đang chạy chậm lại.

Từ ga tàu Lauterbrunnen dưới chân núi Jungfrau có tàu chạy thẳng đến sông băng nổi tiếng của Thụy Sĩ, dọc theo con đường ngầm được đào sâu trong lòng núi. Chuyến tàu tiếp theo sẽ có một nhóm người Trung Quốc và một nhóm người Hàn Quốc. Continue reading “Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P4)”

Trung Quốc không muốn đối đầu toàn diện với Mỹ

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 04/07/2018 đăng xã luận dưới tiêu đề “Trung Quốc đã cố hết sức, chúng tôi sẽ đáp trả việc Mỹ gây sức ép”. Nguyên văn như sau:

Tại Trung Quốc ngày càng có nhiều học giả chuyên về quan hệ quốc tế cho rằng chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ đang từ tiếp xúc và hòa hợp chuyển biến sang chiến lược ngăn chặn, hơn nữa quá trình chuyển biến ấy đã không thể đảo ngược. Điều đó sẽ tạo ra sự thách thức xưa nay chưa từng có đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Các học giả nói trên cho rằng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ tiến hành chống Trung Quốc chỉ là sự khởi đầu chiến lược ngăn chặn Trung Quốc của Washington, sau đây giữa Mỹ với Trung Quốc sẽ có thể xảy ra những xung đột ác liệt hơn. Trung Quốc cố gắng ngăn ngừa những xung đột ấy, song việc này rất khó. Continue reading “Trung Quốc không muốn đối đầu toàn diện với Mỹ”

Điều chỉnh chính sách Biển Đông của TQ sau Phán quyết của Tòa trọng tài

Tác giả: Đỗ Thanh Hải

Tóm tắt: Phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12/7/2016 tạo ra một cục diện pháp lý mới có lợi cho các nước đề cao vai trò của Công ước Luật biển (UNCLOS) ở Biển Đông. Sự hội tụ của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài đã buộc Trung Quốc phải chấp nhận những điều chỉnh có tính chiến thuật để hạn chế tác động của Phán quyết, tránh sự chú ý của công luận quốc tế, đồng thời ngăn chặn các tập hợp lực lượng bất lợi cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng các điểm chiếm đóng, hiện đại hóa hải quân, củng cố chỗ đứng chân ở Hoàng Sa và Trường Sa, và cố tình duy trì mập mờ trong yêu sách để tạo ra cơ sở cho các hoạt động mở rộng trong tương lai. Continue reading “Điều chỉnh chính sách Biển Đông của TQ sau Phán quyết của Tòa trọng tài”

Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P3)

Người dịch: Việt Xuân

TRUNG QUỐC TRÊN NHỮNG MẢNH ĐẤT HOANG TÀN CỦA HY LẠP

Athen. Tiền đến từ phương Đông, nhưng bây giờ không phải từ Nga mà từ Trung Quốc.

Quốc gia này đã mua và xé vụn châu Âu từng mảnh một. Chính vì vậy châu Âu không nên cả tin. Trung Quốc đã xử sự gần như một ông chủ thực dân mới ở châu Phi.

Những tiếng nói lo lắng giờ đây vang lên khắp châu Âu. Liệu ông chủ thực dân mới Trung Quốc đáng sợ kia có tới châu Âu không?

Wan Qian đang đi qua quảng trường Syntagma ở trung tâm Athen. Bên rìa quảng trường có một quán cà phê rất được yêu thích, nép mình bên tòa nhà nghị viện của Hy Lạp. Anh ta gọi 1 cốc cappuccino bằng một câu tiếng Anh rất lưu loát. Continue reading “Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P3)”

Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P2)

Người dịch: Việt Xuân

ĐỒNG TIỀN TRUNG QUỐC ĐÁNH HƠI ĐƯỢC SỰ THÀNH CÔNG

Dee Scarano bảo chúng tôi để giày ở phía ngoài và đưa cho chúng tôi dép đi trong nhà có thêu logo của công ty. Nhưng thời tiết quá nóng bức khiến đồng nghiệp của cô cũng chỉ đi chân trần.

Hiện trạng này khiến ta có cảm giác đây là một căn hộ sang trọng chứ không phải là một văn phòng làm việc. Một tấm thảm yoga được quấn lại để bên ghế salon. Trên tường treo bức ảnh chụp diễn viên Pierce Brosnan trong chiếc quần lót có hình con báo.

Scarano đến từ Australia, song cô đã sống ở Berlin năm năm nay. Scarano dự định cung cấp các dịch vụ số và các sản phẩm khác cho các công ty theo đơn đặt hàng. Continue reading “Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P2)”

Tại sao ‘Đồng thuận Bắc Kinh’ chưa tồn tại?

Nguồn: Andrew Sheng, Xiao Geng, “Why There Is No “Beijing Concensus””, Project Syndicate, 27/2/2018.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bốn thập niên trôi qua dường như là đủ để nhận ra logic ẩn sau mô hình phát triển của Trung Quốc. Nhưng 40 năm sau khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng “cải cách và mở cửa”, “Đồng thuận Bắc Kinh”, tức mô hình phát triển đối lập với “Đồng thuận Washington”, vẫn chưa được định ra rõ ràng.

Qua nhiều năm, Trung Quốc đã chuyển đổi nền kinh tế chỉ huy đóng cửa sang một nền kinh tế với độ mở lớn hơn dựa trên cơ chế thị trường. Công nghiệp và dịch vụ dần thay thế nông nghiệp trở thành động lực tăng trưởng chính và Trung Quốc chuyển từ quốc gia bắt chước phương Tây về công nghệ thành quốc gia sáng tạo toàn cầu. Trong thời gian này, Trung Quốc giải quyết được nhiều thách thức lớn từ nợ quá mức, dư thừa công suất tới ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tham nhũng. Continue reading “Tại sao ‘Đồng thuận Bắc Kinh’ chưa tồn tại?”

Tứ Sa: Chiến thuật pháp lý mới của Trung Quốc ở Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Thị Lan Anh

Tháng 9/2017, báo chí quốc tế đưa tin về lập luận có tên gọi “Tứ Sa” do Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiết lộ. Theo đó, Tứ Sa được thông báo là một trong các chủ đề của cuộc đối thoại song phương về luật biển giữa Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Bộ Ngoại giao Mỹ vào tháng 8/2017. Quan chức Mỹ tham dự phiên đối thoại bày tỏ sự ngạc nhiên về chiến thuật mới của Trung Quốc nhằm kiểm soát Biển Đông và cho rằng nội dung này không được thảo luận trong đối thoại. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về các cuộc thảo luận ngoại giao và nhắc lại lập trường lâu năm của Mỹ rằng nước này không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền đối với các đảo tại Biển Đông. Continue reading “Tứ Sa: Chiến thuật pháp lý mới của Trung Quốc ở Biển Đông”

Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P1)

Biên dịch: Việt Xuân

Lời người dịch: Một nhóm tác giả Phần Lan vừa công bố chùm bài điều tra gồm 4 phần về quá trình “thôn tính” châu Âu của Trung Quốc trên trang mạng của YLE (cơ quan phát thanh truyền hình quốc gia Phần Lan). Cụ thể, loạt phóng sự chỉ ra những phương thức mà Trung Quốc đã và đang tiến hành ở châu Âu nhằm thâu tóm kinh tế châu lục này. Chuỗi bài gồm các phần Trung Quốc thâu tóm châu Âu với từng mảnh nhỏ, Đồng tiền Trung Quốc đã đánh hơi sự thành công, Trung Quốc trên những mảnh đất hoang tàn của Hy Lạp, Cảnh quan quốc gia hay phông nền của người Trung Quốc? Chúng tôi xin lần lượt giới thiệu chuỗi phóng sự này tới độc giả Nghiên cứu Quốc tế.

Bài 1: Trung Quốc thâu tóm châu Âu với từng mảnh nhỏ[1]

Khách du lịch yêu thích rượu đi lại nhộn nhịp trên đường phố cổ kính của thị trấn nhỏ Saint-Émilion. Cô gái trẻ Trung Quốc gần như đánh rơi que kem xuống đất khi có người hỏi cô nghe tên diễn viên Triệu Vi không? Continue reading “Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P1)”