Có phải Trung Quốc đã làm rõ đường chín đoạn?

NDL

Nguồn: Andrew Chubb, “Did China just clarify the nine-dash line?”, East Asia Forum, 14/07/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đằng sau những tranh cãi bề nổi, phản hồi của chính quyền Trung Quốc trước vụ kiện trọng tài liên quan đến Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) trong tuần này bao hàm nhiều chỉ dấu tích cực cho thấy Trung Quốc, dưới vỏ bọc quan điểm cứng rắn về chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông, đang nhẹ nhàng đưa các yêu sách biển của mình vào khuôn khổ phù hợp với UNCLOS.

Tuyên bố của chính phủ Trung Quốc, được đưa ra nhằm phản hồi trực tiếp trước tòa trọng tài, ngụ ý mạnh mẽ rằng thực chất Trung Quốc không hề yêu sách các quyền lịch sử đối với toàn bộ khu vực biển trong đường chín đoạn. Cách hiệu quá rộng này đối với đường chín đoạn chưa bao giờ là một quan điểm chính sách chính thức [của Trung Quốc]. Tuy vậy, cách hiểu này lại là cơ sở của các động thái đáng lo ngại nhất của Trung Quốc tại Biển Đông, đặc biệt là chương trình tuần tra và các hành động cưỡng chế dọc theo rìa của đường chín đoạn. Continue reading “Có phải Trung Quốc đã làm rõ đường chín đoạn?”

Về chiến lược cường quốc biển của TQ sau đại hội XVIII

south-china-sea-dispute-data

Tác giả: Nguyễn Hùng Sơn & Đặng Cẩm Tú

Tóm tắt: Trong lịch sử thế giới, hầu hết các cường quốc khi trỗi dậy đều vươn ra biển, khiến việc xây dựng sức mạnh trên biển đã trở thành quy luật phát triển của các cường quốc. Dường như không nằm ngoài quy luật đó, Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 3/2013 đã đề ra chiến lược xây dựng cường quốc hải dương, chính thức đưa vấn đề phát triển hải dương trở thành chiến lược quốc gia, nhấn mạnh việc xây dựng cường quốc biển là sự lựa chọn tất yếu để bảo vệ lợi ích quốc gia và thực hiện phục hưng dân tộc Trung Hoa. Phương hướng phát triển này được định vị bằng khái niệm “chiến lược hải dương xanh” mang hàm ý rằng lợi ích quốc gia của Trung Quốc đã mở rộng ra biển, và trở thành cường quốc biển là một bước trên con đường đạt tới địa vị cường quốc thế giới của Trung Quốc. Việc phát triển sức mạnh biển của Trung Quốc trở nên đặc biệt đáng chú ý hơn trong bối cảnh hiện nay, khi Trung Quốc liên tục có những động thái hung hăng, xâm phạm chủ quyền và lợi ích của các nước khác nhằm hiện thực hóa ý đồ độc chiếm biển Đông. Continue reading “Về chiến lược cường quốc biển của TQ sau đại hội XVIII”

Lý do phán quyết Tòa Trọng tài ràng buộc với Trung Quốc

scs11

Nguồn: Jerome A. Cohen, “Like it or not, UNCLOS arbitration is legally binding for China”, East Asia Forum, 11/07/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Truyền thông quốc tế đã dồn sự chú ý vào phán quyết ngày 12/07/2016 vốn được mong đợi từ lâu trong vụ Philippines kiện Trung Quốc. Các chiến dịch tuyên truyền và vận động ngoại giao dồn dập vừa qua của Trung Quốc càng làm vụ kiện được chú ý hơn. Tranh chấp liên quan đến ít nhất 15 vấn đề, trong đó nhiều điểm mang tính kỹ thuật chuyên sâu. Nhưng điểm cơ bản của vụ kiện – là phán quyết có tính ràng buộc pháp lý với Trung Quốc và Philippines hay không – khá rõ ràng. Tuy vậy, dường như vẫn còn nhiều hiểu nhầm xung quanh vấn đề này.

Chúng ta nên hiểu rằng đây không phải là quyết định của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đặt tại La Haye như nhiều báo chí đưa tin. Cơ quan này hỗ trợ hành chính cho phiên tòa trọng tài được thành lập trong khuôn khổ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) để giải quyết vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc. Phán quyết sẽ được đưa ra bởi tòa trọng tài UNCLOS, bao gồm năm chuyên gia hàng đầu thế giới về luật biển. Continue reading “Lý do phán quyết Tòa Trọng tài ràng buộc với Trung Quốc”

Chính sách láng giềng xấu của TQ là chính sách tồi

chinap

Nguồn: Christopher Hill, “China’s bad neighbor policy is bad business”, Project Syndicate, 30/06/2016

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đây là thời điểm khó khăn cho Trung Quốc. Sau vài thập niên tăng trưởng GDP ở mức hai con số, giờ đây tình trạng tăng trưởng chậm lại cho thấy hệ thống kinh tế đang gặp vấn đề. Đã từng được ca ngợi như là một mô hình phát triển, nền kinh tế Trung Quốc giờ đây tỏ ra xơ cứng và cồng kềnh. Người dân Trung Quốc ngày càng lo lắng và nghi ngờ về khả năng của hệ thống trong việc hiện thực hóa lời hứa của chính phủ rằng “phép màu” kinh tế của đất nước vẫn sẽ tiếp tục. Nhiều người Trung Quốc lo ngại rằng “Giấc mơ Trung Quốc” có lẽ cũng chỉ là một giấc mơ mà thôi.

Trung Quốc không thể sửa chữa những vấn đề của nền kinh tế chỉ bằng việc kết hợp đúng đắn các đòn bẩy chính sách hiện có. Thay vào đó, quốc gia này phải thúc đẩy quá trình cải cách và đổi mới sâu rộng hơn; và phải sẵn sàng chấp nhận tăng trưởng thấp trong ngắn hạn để đổi lấy những mục tiêu dài hạn. Continue reading “Chính sách láng giềng xấu của TQ là chính sách tồi”

Trump: Đây là cách nước Mỹ cứng rắn với Trung Quốc

trumpchina

Tác giả: Donald Trump

“Trung tâm trọng trường của thế giới đang ngày càng dịch chuyển sang châu Á” – Barack Obama.

Nói  thẳng: Trung Quốc không phải bạn ta. Họ xem ta như kẻ thù. Tốt hơn là Washington nên tỉnh ra thật nhanh, vì Trung Quốc đang cướp công ăn việc làm của ta, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của ta, ăn trộm công nghệ và năng lực quân sự của ta với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi.

Có nhiều điều về sức mạnh Trung Quốc mà Obama và các đồng sự ủng hộ thuyết toàn cầu của ông ấy không muốn bạn biết. Nhưng, không một ai biết sự thật lại có thể ngồi yên và làm ngơ việc cường quốc kinh tế này [Mỹ – ND] sẽ rơi vào tình thế nguy hiểm đến thế nào nếu các vị mà ta gọi là lãnh đạo ở Washington không cùng xắn tay hành động, bắt đầu đứng lên bảo vệ công ăn việc làm của người Mỹ và ngừng chuyển chúng ra thuê ngoài ở Trung Quốc. Continue reading “Trump: Đây là cách nước Mỹ cứng rắn với Trung Quốc”

Tác động từ TPP và ứng phó của Trung Quốc

china-us-flag

Tác giả: Nguyễn Tăng Nghị

Trong những năm gần đây, Mỹ cùng với các nước đã tiến hành rất nhiều vòng đàm phán và đã đạt được thoả thuận cuối cùng cho Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào tháng 10 năm 2015.  Rất nhanh chóng, TPP đã trở thành một đề tài nóng và nhận được sự quan tâm rất lớn từ giới học giả trong và ngoài nước. TPP là một trong những Hiệp định có ảnh hưởng nhiều mặt đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong đó có khu vực Đông Á. Việc phân tích chính sách và chiến lược của Hiệp định do Mỹ dẫn dắt là điều cần thiết. Cùng với đó, Trung Quốc ngày càng trỗi dậy một cách mạnh mẽ không chỉ phương diện kinh tế mà còn chính trị và quân sự. Vậy TPP sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với Bắc Kinh? Nó có phải là lực đẩy đẩy Trung Quốc đi xa hơn hay nó sẽ là lực hút đối với Trung Quốc? Và những đối sách của Bắc Kinh sẽ là gì? Tất cả những vấn đề này đáng được chúng ta tìm hiểu, phân tích và đưa ra dự đoán. Continue reading “Tác động từ TPP và ứng phó của Trung Quốc”

Phép màu kinh tế Trung Quốc đang chấm dứt ra sao?

chinaeco

Nguồn: Ruchir Sharma, “How China Fell Off the Miracle Path”, The New York Times, 03/06/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Donald J. Trump đã gióng chuông báo động về Trung Quốc trong nhiều năm qua, gán cho họ biệt danh là một kẻ “côn đồ” về kinh tế lâu nay đã “ăn vụng bữa trưa của chúng ta.” Trọng tâm chính trong những đòn tấn công của ông Trump là Bắc Kinh đã thao túng đồng tiền của mình để giữ tỷ giá rẻ và giúp các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc có lợi thế không công bằng. Nhưng câu chuyện này đã lỗi thời. Trung Quốc bây giờ là một mối đe dọa đối với nước Mỹ không phải vì họ mạnh mà bởi vì họ mong manh.

Bốn tác động chính đã định hình sự hưng thịnh và suy vong của các quốc gia kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, và không có điều nào có lợi cho Trung Quốc. Continue reading “Phép màu kinh tế Trung Quốc đang chấm dứt ra sao?”

Phân tích Phán quyết về Thẩm quyền của PCA

pca2

Tác giả: Nguyễn Ngọc Lan

3 yêu cầu của Philippines

Ngày 22/1/2013, Philippines đã nộp bản Thông báo và Tuyên bố khởi kiện để khởi kiện ra trọng tài chống lại Trung Quốc trong một vụ kiện về “Thẩm quyền trên các vùng biển của Philippines đối với Biển Tây Philippines” theo các quy định của Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Ngày 19 tháng 2 năm 2013, Trung Quốc đưa ra Công hàm “Quan điểm của Trung Quốc đối với các vấn đề ở Biển Nam Trung Hoa” từ chối và trả lại bản Thông báo của Philippines, cũng như tuyên bố rằng nước này sẽ không tham gia vụ kiện. Mặc dù Trung quốc từ chối tham gia vào tiến trình trọng tài, theo Điều 9 Phụ lục VII CƯLB tiến trình trọng tài sẽ vẫn được tiếp tục và Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đã được chọn làm Ban thư ký cho tòa trọng tài trong vụ kiện này. Continue reading “Phân tích Phán quyết về Thẩm quyền của PCA”

100 năm nữa TQ cũng không có tư tưởng gì mới?

20160423_CNP001_0

Tác giả: Li Ming (Trung Quốc)| Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời người dịch: Người Trung Quốc (TQ) thường tự hào có nền văn minh vào loại sớm nhất thế giới và may mắn tồn tại cho tới nay chứ không bị phá hủy tàn lụi như các nền văn minh Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã, v.v… Nhưng đúng là suốt hơn 5.000 năm qua họ chưa cống hiến cho nhân loại một tư tưởng đáng kể nào. Bài dưới đây bàn về căn nguyên của tình trạng ấy, nhưng tác giả Li Ming một mặt đổ diệt mọi tội lỗi lên đầu Khổng Tử và học thuyết Nho giáo của ông, mặt khác lại đề cao quá mức Lão Tử – người chưa hề đưa ra triết lý nào ảnh hưởng tới nhân loại. Tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học Quốc phòng TQ từng viết: Hegel nói: “TQ không có triết học”. Tôi nhận định TQ không thể có nhà tư tưởng, chỉ có nhà chiến lược.

Trên mạng có lưu truyền một phán đoán của bà Thatcher cố Thủ tướng Anh như sau:

Các bạn căn bản chẳng cần lo ngại về Trung Quốc, bởi lẽ trong tương lai vài chục năm thậm chí một trăm năm nữa, Trung Quốc không thể nào đem lại cho thế giới bất kỳ tư tưởng mới nào.

Continue reading “100 năm nữa TQ cũng không có tư tưởng gì mới?”

Tư duy cải cách của Triệu Tử Dương và biến cố Thiên An Môn

trieu tu duong

Nguồn: Bao Tong, “Remembering Zhao Ziyang”, Project Syndicate, 17/01/2005

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào thời điểm khi Triệu Tử Dương [Zhao Ziyang, Tổng bí Thư ĐCS Trung Quốc từ 1/11/1987 đến 23/6/1989] qua đời năm 2005, ông đã phải sống trong điều kiện bị hoàn toàn cô lập khỏi xã hội Trung Quốc do bị quản thúc tại gia bất hợp pháp suốt 16 năm, một điều khiến cho cả luật pháp lẫn Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải thấy xấu hổ.

Sự bức hại Triệu Tử Dương là sự bức hại một nhà lãnh đạo tận tâm, người đã cống hiến những nỗ lực đột phá trong hơn một thập niên giúp mở đường cho công cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc. Vào cuối thập niên 1970, nông dân Trung Quốc từ lâu đã mất quyền sở hữu ruộng đất do tập thể hóa và việc thành lập các Công xã Nhân dân. Đó là quyền mà họ chưa bao giờ giành lại được. Tuy nhiên, Triệu Tử Dương là người đầu tiên ủng hộ việc trao lại quyền tự chủ cho nông dân và khởi xướng các đợt thử nghiệm đầu tiên để bãi bỏ Công xã Nhân dân. Continue reading “Tư duy cải cách của Triệu Tử Dương và biến cố Thiên An Môn”

Lý giải sự thù địch giữa Trung Quốc và Nhật Bản

01-13-china-vs-japan

Nguồn: Liah Greenfeld, “The Roots of Chinese/Japanese Rivalry”, Project Syndicate, 24/09/2012.

Biên dịch: Lê Quang Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc biểu tình chống Nhật khuấy động Trung Quốc (năm 2012) là một chỉ dấu khác cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa. Sau một thế kỷ từ từ được nung nấu trong giới trí thức Trung Quốc, tình cảm dân tộc chủ nghĩa đã chiếm lĩnh và định nghĩa lại ý thức của người dân Trung Quốc trong hai thập niên bùng nổ kinh tế vừa qua. Ý thức quốc gia đại chúng này đã đẩy người khổng lồ Trung Quốc vào một cuộc cạnh tranh toàn cầu để đạt được vị thế quốc tế tương xứng với khả năng to lớn của đất nước này cũng như quan niệm của người Trung Quốc về vị trí xứng đáng của đất nước họ trên trường quốc tế.

Trung Quốc đã trỗi dậy một cách nhanh chóng, rõ ràng và chắc chắn. Thật vậy, thời đại của chúng ta sẽ có thể được nhớ tới là thời đại cho ra đời một trật tự toàn cầu mới do Trung Quốc dẫn dắt. Continue reading “Lý giải sự thù địch giữa Trung Quốc và Nhật Bản”

Tại sao Mao có ảnh hưởng lâu dài tại Trung Quốc?

chinamao

Nguồn: Ian Buruma, “The Second Life of Chairman MaoProject Syndicate, 10/09/2001.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mao Chủ tịch đã chết cách đây hai mươi lăm năm (tính đến năm 2001 – ND). Có thực vậy không nhỉ? Tên của ông vẫn được sùng bái ở các quốc gia cách mạng chậm phát triển như Peru và Nepal. Ở Trung Quốc, ông đã trở thành một biểu tượng văn hóa của một lớp trẻ thành thị ưu tú, những người không có những ký ức về Mao.

Di sản của Mao vẫn là một vấn đề nhức nhối đối với giới lãnh đạo Đảng hiện nay, những người đã phản bội gần như tất cả mọi thứ mà vị Chủ tịch đã lựa chọn. Tuy nhiên, cùng lúc đó, Mao đã trở thành một vị thánh của dân gian. Ảnh của ông trong những khung vàng thường được treo trên gương chiếu hậu của nhiều taxi Trung Quốc, đặc biệt là ở tỉnh Hồ Nam quê ông. Ở làng Thiều Sơn, nơi Mao sinh ra, bùa hộ mệnh mang khuôn mặt của ông được bán cùng với bùa hộ mệnh có hình Phật hay Lão Tử, những thứ hứa hẹn mang lại sự thịnh vượng và sức khỏe. Continue reading “Tại sao Mao có ảnh hưởng lâu dài tại Trung Quốc?”

TPP và OBOR thách thức vai trò trung tâm của ASEAN?

ASEANc

Nguồn: Alice Ba, “Will the TPP and OBOR challenge ASEAN centrality?”, East Asia Forum, 20/05/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt

Trong năm 2016, Đông Nam Á nhận thấy họ đã tham gia vào các sáng kiến khu vực chủ động do các cường quốc lãnh đạo. Trong khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ dẫn dắt vừa được ký, nhưng đang đợi phê chuẩn, là một trong những nỗ lực như vậy, thì sáng kiến “Một vành đai, một con đường” (OBOR) của Trung Quốc, bao gồm dự án trên bộ “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” nêu bật sự can dự chủ động và tự tin ngày càng tăng của nước này.

Các sáng kiến này không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn tiềm tàng khả năng thách thức vai trò trung tâm của ASEAN. Continue reading “TPP và OBOR thách thức vai trò trung tâm của ASEAN?”

Trung Quốc: Vương đạo hay bá đạo?

vuongdao

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong bài “Văn hóa chiến lược Trung Quốc và tranh chấp Biển Đông”, Giáo sư Miles Maochun Yu ở Học viện Hải quân Mỹ (US Naval Academy) viết:  Trung Quốc đang tiến hành leo thang sức mạnh quân sự ở Biển Đông, gây ra cuộc xung đột nghiêm trọng mang tầm vóc lịch sử có thể lôi kéo một số cường quốc tham gia, kể cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật, và thậm chí Nga. Tác giả nhấn mạnh: cần phải thấy các hành động mới đây của Trung Quốc ở Biển Đông tuân theo một logic nhất quán của lịch sử Trung Quốc và chúng có căn gốc sâu xa từ văn hóa chiến lược lâu đời của nước này, trong đó có cái gọi là “vương đạo”. Continue reading “Trung Quốc: Vương đạo hay bá đạo?”

Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của TQ và đối sách của ASEAN

EXODUS-VI-West-Lamma-Channel-South-China-Sea-2011

Tác giả: Nguyễn Hồng Quân

Từ hơn 60 năm qua, Trung Quốc lúc âm thầm, lúc trắng trợn thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông, bằng nhiều thủ đoạn, chiến thuật. Bài viết làm rõ một số chiến thuật mà Trung Quốc áp dụng đối với ASEAN, hòng độc chiếm Biển Đông, đồng thời kiến nghị một số giải pháp ASEAN cần và có thể thực hiện nhằm kiềm chế tham vọng của Trung Quốc.

Chiến thuật của Trung Quốc đối với các nước ASEAN

Chia rẽ các nước ASEAN

Trung Quốc tiến hành chia rẽ, phân hóa các nước ASEAN, nhất là chia rẽ ASEAN với Việt Nam, nhằm phân tán sức mạnh đoàn kết của ASEAN. Một khi ASEAN bị chia rẽ, không coi Biển Đông là vấn đề chung của Hiệp hội mà chỉ là vấn đề giữa Trung Quốc với một nước ASEAN thì Trung Quốc có thể dễ đạt được các thoả hiệp có lợi nhất về vấn đề Biển Đông. Continue reading “Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của TQ và đối sách của ASEAN”

Tiền đồn ‘thực dân’ của Trung Quốc tại Pakistan

pcec-2-638

Nguồn: Brahma Chellaney, “China’s Pakistani outpost”, Project Syndicate, 26/05/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giống một học sinh cá biệt chuyên bắt nạt bạn bè, Trung Quốc lớn và mạnh, nhưng không có nhiều bạn. Quốc gia này vừa cùng Hoa Kỳ thông qua những lệnh cấm vận quốc tế mới lên quốc gia từng như là chư hầu của mình – Bắc Triều Tiên, do đó Trung Quốc giờ chỉ còn lại duy nhất một đồng minh thực sự: Pakistan. Nhưng với những gì Trung Quốc đang bòn rút từ quốc gia láng giềng này – chưa tính đến những gì nó bòn rút từ các quốc gia láng giềng khác – lãnh đạo Trung Quốc dường như rất hài lòng.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố rằng Trung Quốc và Pakistan “gần gũi như môi với răng” nhờ những liên kết về địa lý. Chính phủ Trung Quốc cũng gọi Pakistan là “người bạn không thể thay thế trong mọi hoàn cảnh.” Hai quốc gia này thường xuyên khoe khoang về “tình anh em sắt đá” của họ. Năm 2010, Syed Yousuf Raza Gilani, người lúc đó là thủ tướng Pakistan, đã ca ngợi mối quan hệ này một cách đầy thi vị, miêu tả nó “cao hơn núi, sâu hơn đại dương, vững chắc hơn thép, và ngọt ngào hơn cả mật.” Continue reading “Tiền đồn ‘thực dân’ của Trung Quốc tại Pakistan”

Thuyết Ba đại diện (Three represents theory)

3daidien

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Thuyết Ba Đại diện được coi là một nỗ lực mạnh dạn của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm bảo đảm khả năng nắm bắt thời đại của tổ chức chính trị này trong thế kỷ 21. Thuyết Ba Đại diện mang nội dung Đảng Cộng sản Trung Quốc (1) đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất, (2) đại diện cho nền văn hóa tiên tiến nhất và (3) đại diện cho quyền lợi của đa số quần chúng. Tổng Bí thư Giang Trạch Dân lần đầu tiên đưa ra thuyết này vào tháng 02 năm 2000 trong chuyến du Nam tới tỉnh Quảng Đông nơi mà Đặng Tiểu Bình đã từng hồi sinh cải cách Trung Quốc trong chuyến Nam tuần của mình vào năm 1992. Sau đó vào tháng 07 năm 2001, Tổng Bí thư Giang Trạch Dân giải thích rõ hơn thuyết này trong bài diễn văn ở Trường Đảng Trung ương khi ông kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân và các nghề nghiệp khác vào hàng ngũ của mình. Thuyết này được đưa vào Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVI tổ chức vào tháng 11 năm 2002. Continue reading “Thuyết Ba đại diện (Three represents theory)”

Chủ nghĩa dân tộc Đông Á: Tác động từ quá khứ

abeparkxi

Nguồn: Ian Buruma, “East Asia’s Sins of the Fathers”, Project Syndicate, 15/12/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một cách để hiểu sự căng thẳng quân sự đang gia tăng ở vài hòn đảo nhỏ trên Biển Hoa Đông là xem các sự kiện gần đây (năm 2013) như một trường hợp về chính trị quyền lực. Trung Quốc đang trỗi dậy, Nhật Bản thì ở trong tình trạng ảm đạm về kinh tế, còn bán đảo Triều Tiên thì vẫn bị chia rẽ. Lẽ tự nhiên, Trung Quốc sẽ cố gắng tái khẳng định sự thống trị lịch sử của họ trong khu vực. Tương tự, người Nhật đang lo mình có thể trở thành một nước chư hầu của Trung Quốc (còn người Hàn thì đã quá quen với điều đó).

Việc Nhật phải lệ thuộc quyền lực của Mỹ kể từ năm 1945 là hệ quả tất yếu của một cuộc chiến thảm khốc. Hầu hết người Nhật có thể chấp nhận điều đó. Nhưng phải phục tùng Trung Quốc sẽ là điều không thể chấp nhận được. Continue reading “Chủ nghĩa dân tộc Đông Á: Tác động từ quá khứ”

TQ ngang ngược gọi các đảo nhân tạo là ‘dự án xanh’

artisland

Nguồn: Bethany Allen-Ebrahimian, “Beijing Calls South China Sea Island Reclamation a ‘Green Project’, Foreign Policy, 26/05/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đã có những chứng cứ mạnh mẽ về việc xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông hủy hoại các rặng san hô. Tuy nhiên Bắc Kinh lại tuyên bố không có thiệt hại nào.

Cát, xi măng và các cơ sở quân sự của Trung Quốc hiện đang nằm trên những địa điểm vốn trước đây là các rặng san hô tuyệt đẹp trên Biển Đông. Trung Quốc đã xây dựng 7 đảo nhân tạo mới nhằm củng cố yêu sách lãnh thổ tại khu vực tranh chấp nóng bỏng này. Việc cải tạo các bãi đá như vậy đã hủy hoại môi trường biển trong khu vực. Nhưng theo Trung Quốc, các hoạt động đó không gây ra thiệt hại lớn về sinh thái. Bắc Kinh tuyên bố mạnh mẽ rằng các đống cát và xi măng với diện tích bằng cả hòn đảo mà hiện đang nhấn chìm các rặng san hô đầy đa dạng sinh học là thân thiện với môi trường. Continue reading “TQ ngang ngược gọi các đảo nhân tạo là ‘dự án xanh’”

Hội chứng ‘tâm lý nạn nhân’ của Trung Quốc

japan_flag_china

Nguồn: Orville Schell, “China’s Victimization Syndrome”, Project Syndicate, 22/04/2005.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một cuộc bàn cãi về bản chất Trung Quốc đang diễn ra tại quốc gia khổng lồ này, với sự tham gia của hai lực lượng hùng mạnh và hai quan điểm vô cùng khác biệt về thế giới bên ngoài. Kết quả của cuộc đọ sức này sẽ có ảnh hưởng lớn tới khả năng Trung Quốc có thành công trong việc trở thành một quốc gia thực sự có mối quan hệ mang tính xây dựng và vững bền với thế giới bên ngoài hay không.

Một mặt, cuộc cách mạng kinh tế đã giúp Trung Quốc tạo được vị thế trên trường thế giới như là một cường quốc thương mại tự tin, một nhân tố trung gian quyền lực toàn cầu có trách nhiệm hơn, và thậm chí với một sự hiện diện quân sự mang tính bảo đảm (ổn định). Mặt khác, Trung Quốc vẫn bị bó buộc bởi quá khứ và nặng “tâm lý nạn nhân”, khiến nó có xu hướng đùn đẩy trách nhiệm lên nước ngoài trong các vấn đề nội bộ. Continue reading “Hội chứng ‘tâm lý nạn nhân’ của Trung Quốc”