Găng tay lụa cho nắm đấm sắt của Trung Quốc

china-silk-road

Ngun: Brahma Chellaney, “A Silk Glove for China’s Iron Fist,” Project Syndicate, 04/3/2015.

Biên dch: Lê Công Anh | Hiu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã tìm cách bao vây Nam Á bằng một “Chuỗi ngọc trai”: một mạng lưới cảng biển nối liền bờ biển phía Đông của Trung Quốc với Trung Đông nhằm tăng cường ảnh hưởng chiến lược và khả năng tiếp cận biển của nước này. Không ngạc nhiên khi Ấn Độ cũng như các quốc gia khác đều rất quan tâm đến tiến trình này.

Tuy nhiên, giờ đây Trung Quốc đang cố gắng che giấu chiến lược của mình, tuyên bố rằng họ muốn tạo ra một Con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ 21 nhằm thúc đẩy trao đổi văn hóa và thương mại. Nhưng lối nói hoa mỹ cũng khó có thể xoa dịu những lo ngại ở châu Á và xa hơn nữa là che giấu mục tiêu chiến lược của Trung Quốc nhằm thống trị khu vực. Continue reading “Găng tay lụa cho nắm đấm sắt của Trung Quốc”

#247 – Lý Quang Diệu viết về xã hội và kinh tế Trung Quốc

beijing-china-language-society-main

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “The New China: People, Society, Economy”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 51-67.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

Vào mùa thu năm 1989, ngay sau biến cố Thiên An Môn, Tiền Ninh (Qian Ning), con trai của cựu Phó thủ tướng Tiền Kỳ Tham (Qian Qichen), đạt được học bổng theo học tại Đại học Michigan. Trước khi tới Mỹ, anh này đang ở độ tuổi 30 và làm việc cho tờ Nhân dân nhật báo (People’s Daily). Một vài năm sau, anh ta viết một cuốn sách có tựa đề “Việc học ở nước Mỹ” (Studying in America) và được cho phép xuất bản tại Trung Quốc. Tiền Ninh xuất thân từ một gia đình có truyền thống cộng sản, nhưng những gì được viết trong cuốn sách của anh lại khá nổi loạn. Continue reading “#247 – Lý Quang Diệu viết về xã hội và kinh tế Trung Quốc”

Thế lưỡng nan của Hoàng đế Tập Cận Bình

Xi_2337986b

Nguồn: Chris Patten, “Emperor Xi’s Dilemma,” Project Syndicate, 21/1/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tôi từng nói chuyện với một nữ học giả người Trung Quốc; cha mẹ bà trốn chạy khỏi quê hương vào những năm 1930 do kinh sợ trước sự tham lam và nạn tham nhũng lan tràn trong nước trước khi cuộc cách mạng cộng sản nổ ra. Họ trở về sau năm 1949, bỏ lại công việc an nhàn trong các trường đại học ở California để giúp xây dựng một Trung Quốc mới.

Cha của nữ học giả này đã phải chịu nhiều đau khổ trong các chiến dịch chống hữu khuynh trong những năm 1950 và trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa vào những năm 1960 và 1970, và chết trong nghèo khó sau một án tù. Nhưng mẹ của bà vẫn luôn trung thành với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bà coi những khó nhọc của chồng như cái giá riêng để đổi lấy những thứ tốt hơn. Continue reading “Thế lưỡng nan của Hoàng đế Tập Cận Bình”

Trung Quốc thao túng tiền tệ không phải là vấn đề

china_yuan

Nguồn: Jeffrey Frankel, “The Non-Problem of Chinese Currency Manipulation,” Project Syndicate, 20/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Bảo Trân | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hai đảng chính trị của Mỹ hiếm khi thống nhất với nhau, nhưng có một điều khiến họ đoàn kết chính là sự giận dữ về vấn đề “thao túng tiền tệ,” đặc biệt là của Trung Quốc. Có lẽ do sự tăng giá gần đây của đồng Đô la Mỹ và những dấu hiệu đầu tiên cho thấy nó đang làm giảm xuất khẩu ròng của Mỹ, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa một lần nữa đang xem xét việc làm luật để đối phó với những gì mà họ cho là định giá thấp tiền tệ một cách không công bằng. Những biện pháp được đề xuất bao gồm áp thuế đối kháng (còn gọi là thuế chống phá giá – NHĐ) lên hàng hóa nhập khẩu từ các nước vi phạm, dù điều này mâu thuẫn với các nguyên tắc thương mại quốc tế. Continue reading “Trung Quốc thao túng tiền tệ không phải là vấn đề”

Bế tắc cải cách tại Trung Quốc

121018095950-china-growth-story-top

Nguồn: Keyu Jin, “China’s reform stalemate”, Project Syndicate, 26/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Minh | Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Kế hoạch cải cách của Trung Quốc đã đi vào thế bế tắc, với những xung đột lợi ích căn bản và các cơ chế phản kháng tinh vi đang ngăn chặn tiến trình này. Cho tới khi những rào cản này được loại bỏ, gần như không có hi vọng nào về việc nền kinh tế đang tăng trưởng chậm của Trung Quốc – với chỉ số tăng trưởng 7,4% năm 2014, thấp nhất trong khoảng một phần tư thế kỉ gần đây – có thể dựa vào cải cách để tạo động lực phát triển cần thiết.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã quá quen với khó khăn trong việc tiến hành những cải cách quyết liệt. Khi Đặng Tiểu Bình triển khai kế hoạch cấp tiến của mình về “cải cách và mở cửa” vào năm 1978, ông đã đối mặt với sự phản đối dữ dội – hầu hết từ các nhà tư tưởng cực đoan và các nhà cách mạng bảo thủ. Cũng giống như vị thế và sức mạnh của Đặng Tiểu Bình đã giúp ông qua mặt các đối thủ và tiếp tục quá trình hiện đại hóa nền kinh tế Trung Quốc, sự lãnh đạo quyết đoán của Chủ tịch Tập Cận Bình cũng có thể vượt qua được các nhóm lợi ích cố hữu để tiến hành những cải cách cần thiết.  Continue reading “Bế tắc cải cách tại Trung Quốc”

Trung Quốc có “từ bỏ Triều Tiên” hay không?

China-North-Korea

Tác giả: Vương Hồng Quang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Gần đây, chuyên gia vấn đề Triều Tiên là giáo sư Lý Đôn Cầu của Đại học Triết Giang viết bài đăng trên Thời báo Hoàn Cầu, cho rằng “Có một số học giả chiến lược kiến nghị Trung Quốc từ bỏ Triều Tiên, vấn đề cực kỳ quan trọng”.

Tôi không đồng ý quan điểm của GS Lý Đôn Cầu, bởi lẽ hiện nay Trung Quốc không tồn tại vấn đề từ bỏ Triều Tiên.

Thứ nhất, giáo sư Lý nói “Trung Quốc và Triều Tiên là hai quốc gia độc lập”, điểm này tôi hoàn toàn tán thành, nhưng nói “Hai nước Trung Quốc-Triều Tiên có lợi ích nhất trí” thì tôi không dám gật đầu bừa. Trung Quốc-Triều Tiên mỗi nước có lợi ích của mình, có lợi ích có thể gần nhau hoặc nhất trí, có lợi ích thì khác nhau nhiều. Continue reading “Trung Quốc có “từ bỏ Triều Tiên” hay không?”

Cuộc chiến chống các giá trị phương Tây của Trung Quốc

chinese-students-graduate

Nguồn: Minxin Pei, “China’s War on Western Values,” Project Syndicate, 10/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Phần lớn tin tức từ Trung Quốc trong những ngày này đều ám màu ảm đạm do chính quyền tăng cường đàn áp những người chỉ trích. Nhưng rất ít các nhà quan sát, đặc biệt là các nhà phân tích kinh tế nhận ra một điều rằng: cuộc chiến của giới lãnh đạo Trung Quốc chống lại chủ nghĩa tự do và “các giá trị phương Tây” đang trực tiếp phá hoại những nỗ lực của chính họ trong công cuộc loại bỏ tận gốc tham nhũng, thúc đẩy cải cách và khả năng kinh doanh, và tăng cường quan hệ với thế giới bên ngoài. Nền chính trị trên đà thoái hóa của chính quyền sẽ gây ra nhiều hậu quả trầm trọng cho sự phát triển kinh tế liên tục của Trung Quốc.

Thứ nhất, chính phủ đã tăng cường kiểm duyệt Internet, chặn người dùng truy cập các cổng thông tin và các trang phổ biến, bao gồm cả Google, Facebook, và tờ New York Times. Hơn nữa, nhiều luật sư về nhân quyền nổi tiếng đã bị bắt giữ, trong đó có Phổ Chí Cường (Pu Zhiqiang) – người ủng hộ tự do ngôn luận, đã bị giam hơn sáu tháng trong khi các công tố viên đang cố gắng buộc tội ông. Continue reading “Cuộc chiến chống các giá trị phương Tây của Trung Quốc”

3 Mục tiêu ngoại giao quân sự của Trung Quốc

U138P200T1D332909F8DT20100809073737

Nguồn: Shannon Tiezzi, “3 goals of China’s military diplomacy”, The Diplomat, 30/01/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc tìm cách hoàn thành ba việc trong chính sách ngoại giao quân sự: răn đe, lập chương trình nghị sự và tái trấn an.

Hôm thứ Năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (đồng thời là Chủ tịch UB Quân ủy Trung ương) nói rằng Trung Quốc sẽ quan tâm hơn tới ngoại giao quân sự như là một phần của tổng thể chiến lược đối ngoại. Ông Tập đã phát biểu tại một cuộc họp với các cơ quan quân đội và các quan chức quân sự khác liên quan đến công tác ngoại giao. Cán bộ tham dự bao gồm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Phạm Trường Long (Fan Changlong), một Phó Chủ tịch quân ủy khác kiêm Tư lệnh không quân Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng (Xu Qiliang), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thường Vạn Toàn; Tổng tham mưu trưởng Phòng Phong Huy (Fang Fenghui) và Tư lệnh hải quân Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli). Continue reading “3 Mục tiêu ngoại giao quân sự của Trung Quốc”

Châu Á trỗi dậy là nhờ các giá trị Khổng giáo

RV-AP562_CONFUC_J_20150206152501

Nguồn: Robert D. Kaplan, “Asia’s Rise Is Rooted in Confucian Values,” The Wall Street Journal, 06/02/2015.
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các nước đang phát triển mạnh mẽ như Trung Quốc, Hàn Quốc, và Singapore đã trở thành tư bản bằng cách dựa trên những giáo lý cũ: lòng khoan dung và sự ổn định xã hội.

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Bàn về Thuật trị quốc,[1] cuốn sách mới được phát hành mùa thu năm ngoái bằng nhiều ngôn ngữ (trong đó có tiếng Anh) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, là việc ông dựa rất nhiều vào “những quan điểm xuất chúng” của Khổng Tử để giải thích cho triết lý chính trị và xã hội của riêng mình. Chẳng hạn, Tập Cận Bình đã trích câu nói súc tích này của vị Vạn thế Sư biểu: “Kiến hiền tư tề yên; kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh dã.”[2] Và rõ ràng Tập Cận Bình đã ngầm đề cập đến Khổng Tử khi ông viết rằng Trung Quốc luôn “phát triển đất nước thông qua nghiên cứu bản tính của sự vật, lấy sự chân thành để chỉnh đốn tư tưởng, tu dưỡng đạo đức cá nhân, quản lý gia đình…và bảo vệ hòa bình thiên hạ.” Continue reading “Châu Á trỗi dậy là nhờ các giá trị Khổng giáo”

TQ quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ và tác động đến VN

Compass on renminbi

Tác giả: Nguyễn Minh Khôi

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008, Trung Quốc (TQ) đã có những bước đi mới nhằm thúc đẩy việc quốc tế hóa (QTH) đồng nhân dân tệ (NDT) và đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ. Đến cuối năm 2014, TQ đã ký 29 thỏa thuận hoán đổi tiền tệ[1] song phương với các trên thế giới; đến tháng 10/2014, đồng NDT đã vượt qua đồng đô-la Úc và đô-la Canada để trở thành đồng tiền được sử dụng thanh toán nhiều thứ 5 trên thế giới, gần tiếp cận với đồng Yên Nhật. Mức độ sử dụng đồng NDT trong thanh toán quốc tế trong 2 năm qua (2012-2014) đã tăng trên 321%. Riêng năm 2014, mức tăng trên đạt 102% so với mức tăng chung 4,4% của tất cả các loại tiền tệ khác trong thanh toán quốc tế.[2]  Continue reading “TQ quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ và tác động đến VN”

Ý nghĩa lịch sử chuyến thăm Trung Quốc của TT Nixon

10974212_945727245450960_8086250894284981668_o

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Bài liên quan: Nhân tố Mỹ: Trung – Mỹ xích lại gần nhau và thái độ của TQ đối với Chiến tranh Việt Nam, 1968-72

Vào ngày này cách đây đúng 43 năm (21/2/1972), Tổng thống Mỹ Nixon bắt đầu chuyến thăm lịch sử đến Trung Quốc. Chuyến thăm này diễn ra sau sự kiện ngoại giao bóng bàn, các cuộc đàm phán ngoại giao bí mật cấp đại sứ giữa đại sứ Mỹ và đại sứ Trung Quốc tại Warsaw (Ba Lan) và chuyển đi bí mật của Ngoại trưởng Henry Kissinger đến Bắc Kinh trước đó. Sự kiện này không chỉ là bước ngoặt, dấu ấn nổi bật của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mà còn của cả quan hệ quốc tế thời kỳ hậu Thế chiến II nữa. Lý do khiến chuyến thăm trở nên đặc biệt bao gồm:

Một, lần đầu tiên trong lịch sử gần 200 năm của nước Mỹ, Tổng thống Mỹ đến thăm chính thức một quốc gia trên danh nghĩa vẫn là “kẻ thù” (từ sau cuộc chiến Triều Tiên 6/1950-7/1953) và là nước Mỹ không có quan hệ ngoại giao. Continue reading “Ý nghĩa lịch sử chuyến thăm Trung Quốc của TT Nixon”

Trung Quốc sẽ tăng trưởng nhanh đến đâu?

???????????

Nguồn: Justin Yifu Lin, “How Fast Will China Grow?”, Project Syndicate, 29/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong 35 năm kể từ khi công cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Trung Quốc bắt đầu, nước này đã tăng trưởng với tốc độ bình quân 9,8% – một mức tăng bùng nổ chưa từng có. Nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy phép lạ của Trung Quốc đang dần đến hồi kết thúc – hay ít nhất là tăng trưởng kinh tế nước này đang chậm lại. Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đã giảm kể từ quý đầu tiên của năm 2010. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng tương đối yếu, đạt 7,4%.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục phải đối mặt với những cơn gió ngược chiều trong năm nay, ít nhất là nếu so với thập niên trước. Khi các nhà hoạch định chính sách xây dựng kế hoạch năm năm lần thứ 13 của đất nước, họ sẽ phải vật lộn với một câu hỏi căn bản: Trung Quốc mong đợi tăng trưởng nhanh đến đâu? Continue reading “Trung Quốc sẽ tăng trưởng nhanh đến đâu?”

Vì sao người Trung Quốc thích Putin?

0019b91ecaeb1463cb4d0a

Biên dịch: Nguyên Hải

Lời giới thiệu: Trang mạng Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 24/5 có đăng bài dưới tiêu đề “Vương Nguyên Phong: Nỗi lòng Putin của người Trung Quốc”. Xin dịch nguyên văn để bạn đọc tham khảo và qua đó biết tâm lý hung hăng hiếu chiến của một số dân mạng Trung Quốc được hình thành, phát triển như thế nào và chịu ảnh hưởng ra sao từ các nhân tố bên ngoài.

Cho dù Putin không được hoan nghênh ở phương Tây nhưng ông lại vô cùng có duyên ở Trung Quốc. Rất nhiều người Trung Quốc hết lòng ưa thích nhà lãnh đạo quốc gia láng giềng phương Bắc này. Trong trò chuyện riêng tư, rất nhiều người bày tỏ tình cảm ca ngợi Putin. Trong quần thể bạn bè vi tín[1] do người Trung Quốc gần đây tạo dựng nên, có không ít người chuyển phát những câu như “Cánh đàn ông hãy kính chào ngài Putin!”; trên mạng lại càng nhiều, chẳng hạn “Lời Putin từng nói, quy tắc đàn ông của Putin” được lưu truyền bằng những “cách ngôn” nói theo giọng của Putin. Continue reading “Vì sao người Trung Quốc thích Putin?”

Liệu Trung Quốc có thể tránh được giảm phát không?

002564baec4813efb5c90e

Nguồn: Yao Yang, “Can China Avoid Deflation?”, Project Syndicate, 26/01/2015.

Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2015 tại Davos, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã thừa nhận rằng nền kinh tế của Trung Quốc đang phải đối mặt với những cơn gió ngược chiều mạnh mẽ. Năm 2014, tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc chỉ đạt 7,4% – mức thấp nhất kể từ năm 1990. Tuy nhiên, để ổn định tăng trưởng kinh tế, ông đã cam kết Trung Quốc sẽ “tiếp tục theo đuổi một chính sách tài khóa chủ động và chính sách tiền tệ thận trọng.”

Tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay của Trung Quốc là hậu quả của những chính sách trước đó. Trong hai năm qua, chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ, với hy vọng bù đắp những tác động tiêu cực sau khi triển khai gói kích cầu lớn nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Bài phát biểu của ông Lý tại Davos báo hiệu rằng chính phủ Trung Quốc sẽ không cho phép tốc độ tăng trưởng trượt dốc hơn nữa. Continue reading “Liệu Trung Quốc có thể tránh được giảm phát không?”

Ảnh hưởng của lịch sử tới Trung Quốc ngày nay

great_wall_china_photo_gov

Nguồn: Michael D. Swaine, “China: The Influence of History”, The Diplomat, 14/01/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Lịch sử tác động đến suy nghĩ và cách hành xử của người Trung Quốc ngày nay như thế nào?

Với sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc tiếp tục gia tăng ở châu Á và các khu vực khác, nhiều nhà phân tích tìm đến lịch sử Trung Quốc để tìm hiểu xem một nước Trung Quốc hùng mạnh sẽ hành xử và nhìn nhận thế giới như thế nào trong tương lai. Nhiều nỗ lực áp dụng lăng kính lịch sử ấy đã mắc phải lỗi đơn giản hóa quá mức và diễn giải sai lệch mối liên hệ với hiện tại và ý nghĩa của lịch sử hàng trăm năm tư tưởng và cách hành xử của người Trung Quốc. Continue reading “Ảnh hưởng của lịch sử tới Trung Quốc ngày nay”

Chính sách “xoay trục” Âu-Á của Trung Quốc

SF__Central-624x419

Nguồn: Zhang Xiaotong & Marlen Belgibayev, “China’s Eurasian Pivot“, The Asan Forum, 1/12/2014.

Biên dịch: Trần Quang

Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên cầm quyền, Trung Quốc tích cực xoay trục sang những dải đất rộng lớn của Âu-Á, đặc biệt là được phản ánh trong việc tăng cường sự can dự của của Bắc Kinh với các nước láng giềng trên biên giới phía Tây nước này. Một trong những thành phần quan trọng nhất của sự xoay trục Âu-Á của Trung Quốc là một nỗ lực xây dựng Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa (SREB), mà với nó Bắc Kinh có ý định ràng buộc hơn 40 nước ở Trung và Nam Á, Trung Đông, Đông và Tây Âu bằng các hành lang vận tải khoảng cách xa. Continue reading “Chính sách “xoay trục” Âu-Á của Trung Quốc”

“Kinh lược Hải dương”: Khái niệm chiến lược mới của Tập Cận Bình

china-navy_2300875b

Nguồn: Ryan Martinson, “Jinglue Haiyang: The Naval Implications of Xi Jinping’s New Strategic Concept“, China Brief, Volume 15, Issue, 1, 9/1/2015.

Biên dịch: Quang Vũ | Hiệu đính: Kim Minh

Khi nghiên cứu về sự bành trướng của Trung Quốc tại các vùng biển gần ở Đông Á, người ta hầu như bỏ qua hoàn toàn khái niệm kinh lược hải dương (jinglue haiyang), khái niệm mà gần đây đã được Đảng-Nhà nước xác nhận là một khía cạnh đặc biệt trong chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc. Kinh lược (Jinglue) không phải là một thuật ngữ thông dụng; cụ thể, hầu hết các từ điển đều không định nghĩa cụm từ này. Đây là một động từ được cấu thành bởi từ kinh (jing), nghĩa là quản lý hay quản trị, với từ lược (lue), nghĩa là chiến lược hay mưu lược. Theo Từ điển Từ Hải (Cihai) ấn bản năm 1979, thuật ngữ này có nghĩa là “giải quyết vấn đề trên cơ sở lên kế hoạch từ trước”. Chúng ta có thể tạm dịch cụm từ này là “quản lý chiến lược”, và cụm từ kinh lược hải dươngsẽ được dịch là “quản lý chiến lược vùng biển”. Continue reading ““Kinh lược Hải dương”: Khái niệm chiến lược mới của Tập Cận Bình”

Bối cảnh chính trị đang thay đổi của Đài Loan

taiwan election

Nguồn: Fu-Kuo Liu, “Taiwan’s shifting political landscape,” East Asia Forum, 18/01/2015.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kết quả cuộc bầu cử chính quyền địa phương của Đài Loan diễn ra hồi tháng 11 năm ngoái là một bất ngờ lớn không chỉ với riêng người dân Đài Loan.[1] Quốc Dân Đảng cầm quyền đã bị đánh bại với mức chênh lệch chưa từng có. Kết quả này hoàn toàn trái ngược với kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012, khi Quốc Dân Đảng giành thắng lợi. Trong các cuộc bầu cử thị trưởng thành phố, Quốc Dân Đảng chỉ giành thắng lợi ở 1 trong số 6 thành phố trực thuộc trung ương và 5 trong số 16 thành phố và huyện trực thuộc tỉnh. Kết quả này đã làm thay đổi đáng kể bối cảnh chính trị của Đài Loan. Nhưng không nên xem đây là một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Continue reading “Bối cảnh chính trị đang thay đổi của Đài Loan”

Triển vọng kinh tế Trung Quốc

China-Economic-Growth

Nguồn: Zhang Monan, “The Next Chinese Economy,” Project Syndicate, 03/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thúc Cường | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau hơn 30 năm phát triển vượt bậc, nền kinh tế Trung Quốc đang có xu hướng quay về với đường lối phát triển mang tính truyền thống hơn – và quá trình tái cân bằng khó khăn đang được tiến hành, ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của nền kinh tế.

Thứ nhất, thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc đã giảm từ mức đỉnh 10% GDP vào năm 2007 còn khoảng hơn 2% trong năm ngoái – mức thấp nhất trong 9 năm vừa qua. Trong quý 3 năm 2014, thặng dư ngoại thương đứng ở mức 81,5 tỉ USD và thâm hụt tài khoản vốn lên tới 81,6 tỉ USD, những con số này phản ánh một cán cân thanh toán ổn định hơn. Continue reading “Triển vọng kinh tế Trung Quốc”

Kinh tế Trung Quốc khó khăn nhưng sẽ không sụp đổ?

china cics

Nguồn: Yu Yongding, “China faces challenges but bears beware of betting on collapse”,  East Asia Forum, 28/12/2014.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

George Orwell từng nhận xét: “Những kẻ đang chiến thắng có vẻ như sẽ luôn bất khả chiến bại”. Cách đây không lâu, nhiều người phương Tây đã tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ sớm trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới.

Dù vậy, trong vòng hai năm qua nhiều người phương Tây đã bắt đầu nhận ra những nguy cơ sắp xảy ra ở Trung Quốc. Tình trạng bất ổn lao động, bong bóng nhà đất ngày càng phình to, hệ thống ngân hàng ngầm (shadow banking), nợ chính quyền địa phương tăng cao và tình trạng dư thừa sản xuất (overcapacity) chung quy lại đều cho thấy một điều: sự sụp đổ của nền kinh tế Trung Quốc đang đến gần.

Nhưng không như kỳ vọng của những người có suy nghĩ bi quan về nền kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế nước này sẽ một lần nữa đi ngược lại những dự báo tồi tệ của năm 2014. Tăng trưởng năm 2014 được kỳ vọng sẽ gần đạt mục tiêu 7,5% mà chính phủ đặt ra. Continue reading “Kinh tế Trung Quốc khó khăn nhưng sẽ không sụp đổ?”