Vua Lê Hiến Tông lên ngôi

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Vua Hiến Tông tên húy là Tranh, là con trưởng của Thánh Tông, ở ngôi 7 năm, thọ 44 tuổi, lúc mất táng ở Dụ Lăng. Vua thiên tư anh minh thông tuệ, giữ vận nước thái bình, nhưng ở ngôi không lâu, thật đáng tiếc! Mẹ ngài là Trường Lạc hoàng thái hậu họ Nguyễn, tên húy là Hằng, người ở trang Gia Miêu Ngoại, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa, là con gái thứ hai của Thái uý Trinh quốc công Nguyễn Đức Trung.

Vua sinh ra dáng vẻ khôi ngô, mũi cao, thần thái trang nghiêm, tươi đẹp khác thường, Thánh Tông yêu quý lắm. Năm Quang Thuận thứ 3 [31/3-29/4/1462], tháng 3, sách lập làm Hoàng thái tử. Ngày 30 tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 28 [3/3/1497], Vua Thánh Tông băng, ngày mồng 6 tháng 2 [9/3/1497] nhà Vua lên ngôi, năm sau đổi sang niên hiệu Cảnh Thống. Continue reading “Vua Lê Hiến Tông lên ngôi”

Khúc quanh bất ngờ trong hành trình năng lượng tái tạo của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Cuối năm 2023, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) kết luận  ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, và ông Trịnh Đình Dũng, nguyên Phó Thủ tướng, nằm trong số các quan chức cấp cao của Chính phủ phải chịu trách nhiệm cho các thiếu sót, vi phạm “trong công tác tham mưu, ban hành cơ chế phát triển điện mặt trời, điện gió; thực hiện Quy hoạch điện 7 điều chỉnh” (PDP7). Do đó, Ủy ban đề nghị các cơ quan liên quan tiến hành các biện pháp kỷ luật đối với ông Anh, ông Dũng và một số quan chức cấp cao khác có liên quan. Continue reading “Khúc quanh bất ngờ trong hành trình năng lượng tái tạo của Việt Nam”

Giải mã các điều kiện để Việt Nam trở thành “cường quốc hạng trung”

Tác giả: Nhật Minh p/v Lê Hồng Hiệp

TS Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute), Singapore cho rằng để Việt Nam thành “cường quốc hạng trung” và người dân có thu nhập cao vào năm 2045, một trong những điều cần thực hiện là tiếp tục “chống tham nhũng và loại trừ các hành vi kinh doanh độc hại, chộp giật, phi pháp”.

Theo TS Lê Hồng Hiệp, sự quyết liệt của Chính phủ trong việc tiến hành chiến dịch “ngoại giao vắc-xin” và thực hiện tiêm chủng đã xoay chuyển tình hình, giúp Việt Nam sớm thoát ra khỏi “vòng vây” của dịch bệnh và trở thành một trong những nước đầu tiên trong khu vực mở cửa lại nền kinh tế. Bên cạnh đó là sự quyết liệt trong giải ngân đầu tư công, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông – đặc biệt là làm đường cao tốc, hay thu hút đầu tư nước ngoài. Continue reading “Giải mã các điều kiện để Việt Nam trở thành “cường quốc hạng trung””

Tiếng Việt: Niềm tự hào của chúng ta

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói / Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ. / Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa / Óng tre ngà và mềm mại như tơ…” (Thơ “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ).

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi. Mẹ hiền ru những câu xa vời. À à ơi, tiếng ru muôn đời …Tiếng nước tôi, bốn nghìn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi… (Bài hát “Tình ca” của Phạm Duy).

Chẳng rõ ngoài tiếng Việt ra, trên thế gian này còn có thứ tiếng dân tộc nào được cả thi sĩ lẫn nhạc sĩ ca ngợi bằng những lời lẽ nghĩa lý sâu xa, tình cảm thắm thiết đến thế? Ắt hẳn tiếng Việt phải có khả năng tạo nên một sức hút kỳ diệu khiến trái tim các nhà nghệ sĩ rung lên phát ra thành lời thơ mượt mà, điệu nhạc du dương như trên. Là những người có giác quan nhạy cảm trước mọi cái đẹp, cái vượt trội, các nghệ sĩ bẩm sinh có khả năng nhận ra những cái người thường khó nhận thấy. Mấy câu ca lời thơ trích dẫn ở trên chứng tỏ điều đó. Continue reading “Tiếng Việt: Niềm tự hào của chúng ta”

Những năm tháng cuối đời Vua Lê Thánh Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng 4 năm Hồng Đức thứ 23 [27/4-25/5/1492] (Minh Hoằng Trị năm thứ 5), sai các quan đến 13 ty thừa tuyên để thẩm tra việc hình ngục:

Lúc ấy, việc ngục tụng phần nhiều đình trệ, nhà vua hạ lệnh cho các quan trong Hàn lâm viện, Lục khoa và Ngự sử đài chia nhau đi 13 xứ thẩm xét phán đoán những hình ngục còn đọng lại.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 13, trang 67b.

Nhân Vua Hiếu Tông nhà Minh sách phong Hoàng thái tử, bèn sai sứ mang sắc đến báo tin cho các nước Triều Tiên và An Nam. Đến cuối năm, sứ bộ đến nước ta; tuy nhiên trong văn bản Minh Thực Lục ghi tên Chánh sứ là Lang trung bộ Hình Thẩm Tường, riêng Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi Lang trung bộ Hình Thẩm Phụng; như vậy không rõ ý muốn đổi tên, hay là chép sai: Continue reading “Những năm tháng cuối đời Vua Lê Thánh Tông”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P10)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Ngày 25 tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 17 [1/3/1486, tức Minh Thành Hóa năm thứ 22], định việc dựng mốc giới hạn ruộng đất công tư. Quan phủ huyện chiếu theo bốn mặt giới hạn ruộng đất trong sổ, đối chiếu với ruộng đất được ban cấp, tập hợp những người già cả và xã thôn trưởng cùng nhau chỉ dẫn về thực tế ruộng đất, dựng mốc giới để làm phép vững chắc lâu dài.

Ngày 24 tháng 4 [27/5/1486] ra sắc chỉ rằng ruộng công cứ 6 năm cho kiểm tra đo đạc lại, để quân cấp như trước. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P10)”

Phát biểu của CT Tập Cận Bình tại cuộc gặp nhân sĩ hữu nghị và thanh niên Việt – Trung

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Kính thưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và bà Ngô Thị Mẫn,

Thưa các đồng chí và các bạn thanh niên hai nước Trung Quốc, Việt Nam,

Xin gửi mọi người lời chào buổi chiều tốt lành!

Rất vui được gặp các bạn. Sau sáu năm, tôi lại đến thăm đất nước Việt Nam tươi đẹp, thấy các bạn tràn trề nhiệt tình tôi vô cùng vui mừng. Hôm nay ở đây có không ít bạn cũ từng nhiều năm dốc sức phấn đấu vì tình hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam, cũng có rất nhiều bạn trẻ mới. Thay mặt Đảng và Chính phủ Trung Quốc, tôi xin gửi tới các bạn lời thăm hỏi thân thiết! Continue reading “Phát biểu của CT Tập Cận Bình tại cuộc gặp nhân sĩ hữu nghị và thanh niên Việt – Trung”

Thời báo Hoàn Cầu bình luận về chuyến thăm VN của Chủ tịch Tập Cận Bình

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 đến 13/12. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước lần thứ hai tới Việt Nam của Tổng Bí thư Tập Cận Bình sau 6 năm. Cộng đồng xã hội hai nước tràn đầy hy vọng chuyến đi này sẽ thúc đẩy quan hệ Trung Quốc – Việt Nam lên một “vị trí mới” và đạt “tầm cao mới”. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu bình luận về chuyến thăm VN của Chủ tịch Tập Cận Bình”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P9)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 13 (19/1-17/2/1482, Minh Thành Hóa thứ 18), nhà vua đi tuần du đến Tây Kinh, Thanh Hóa và định thể lệ tuyển cử quan chức ở ty Thừa chính:

Trước đây, quan chức ở 3 ty: Đô, Thừa, Hiến các xứ có khuyết ngạch; nếu thuộc về quan chức ở Đô tổng binh sứ ty hoặc Hiến sát sứ ty, thì do bầy tôi trong triều đình công đồng tuyển cử; còn quan chức thuộc Thừa chính sứ ty thì do bộ Lại đề cử. Nhà vua nhận thấy Thừa chính sứ ty chức trách cũng nặng, việc lựa chọn nên cẩn thận, bèn hạ sắc lệnh: từ nay, nếu viên chức ở Thừa chính sứ ty có khuyết, cũng giao cho bầy tôi trong triều đình tuyển cử theo như thể lệ tuyển cử quan chức ở Đô tổng binh sứ ty và Hiến sát sứ ty.” Cương Mục, Chính Biên, quyển 23. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P9)”

Quá trình chiếm hữu và thực thi chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Tác giả: Hồ Sĩ Qúy*

1. Ít nhất, từ thế kỷ XVII, Hoàng Sa không phải là lãnh thổ vô chủ (Terra Nullius)

Sử sách Trung Hoa suốt từ các đời Tần, Hán đến tận sau Thế chiến thứ II, không có tài liệu nào xác nhận, Biển Đông với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc (Biển Đông được người Trung Quốc và giới hàng hải gọi là中国南海 Trung Quốc Nam Hải, 花南Hoa Nam, South China Sea, người Philippines từ 2012 gọi là biển Tây Philippines, West Philippine Sea; quần đảo Hoàng Sa được người Trung Quốc gọi là西沙Tây Sa, tiếng Anh: Paracels và Trường Sa người Trung Quốc được gọi là 南沙 Nam Sa, tiếng Anh: Spratlys). Trong khi đó, không ít bản đồ phương Tây vẽ trước thế kỷ XIX, thư tịch cổ Trung Hoa do chính người Trung Hoa viết, lại đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.[1] Continue reading “Quá trình chiếm hữu và thực thi chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”

Bản sắc Hà Nội với dấu ấn văn hóa – văn minh Pháp

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Những giá trị lịch sử của Hà Nội từ khi Lý Công Uẩn dời đô, thì chủ yếu là tiềm ẩn sâu xa trong tâm thức mà mỗi người có thể hình dung được khi tiếp xúc với các di tích, di sản văn hóa. Nhưng rất nhiều di tích, di sản của Hà Nội, đến nay, đã gần như trở thành biểu tượng, giống như cái vỏ vật chất (physical shells) lưu giữ các tầng tâm thức của nhiều thế hệ. So sánh với các di sản văn hóa ở nhiều quốc gia, kể cả các quốc gia xung quanh Việt Nam, thì Hồ Gươm, Văn miếu – Quốc tử giám, Núi Nùng, Đền Cổ Loa, Ô Quan Chưởng… hầu hết đều là “vật mang” giá trị (value carrier) của lịch sử; bản thân giá trị vật thể có thể trực tiếp thấy được ở những di sản này, thực ra không nhiều. Trong khi đó, những dấu ấn văn hóa vật thể còn lại từ khi người Pháp đặt chân đến Hà Nội, thì lại là những công trình khá bề thế và còn mang nhiều giá trị vật thể. Những địa danh du lịch có tiếng của Hà Nội hiện nay như Nhà Kèn, Nhà Hát Lớn, nhà tù Hoả Lò, Ga Hàng Cỏ, Cầu Long Biên, Nhà thờ lớn Hà Nội, Chợ Đồng Xuân… đều là những di sản có giá trị vật thể như vậy, bên cạnh các giá trị văn hóa phi vật thể. Continue reading “Bản sắc Hà Nội với dấu ấn văn hóa – văn minh Pháp”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P8)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 11 [11/2-10/3/1480] (Minh Thành Hóa năm thứ 16), sau khi đánh dẹp Bồn Man [Trấn Ninh, Ai Lao] xong, xa giá nhà Vua về đến kinh sư. Tình hình biên giới Việt – Trung vẫn tiếp tục căng thẳng, sứ giả nước ta đến Quảng Tây, bị viên Tri châu huyện Bằng Tường bắt giữ. Về phía Vân Nam, viên Thái giám trấn thủ Tiền Năng tâu rằng trước đó quân An Nam đến đóng tại Mông Tự, phía nam Vân Nam, lấy cớ là chặn chỗ hiểm để bắt trộm cướp: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P8)”

Tham vọng đất hiếm của Việt Nam: Động lực kinh tế và chiến lược

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, với ước tính khoảng 22 triệu tấn, chiếm khoảng 19% trữ lượng được biết đến của thế giới. Tuy nhiên, bất chấp nhiều nỗ lực nhằm phát triển ngành đất hiếm, bao gồm cả việc hợp tác với các nhà đầu tư Nhật Bản vào đầu những năm 2010, vẫn chưa có nhiều tiến triển và Việt Nam vẫn chưa triển khai thành công ngành đất hiếm của mình. Continue reading “Tham vọng đất hiếm của Việt Nam: Động lực kinh tế và chiến lược”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P7)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng hai nhuận năm Hồng Đức thứ 8 [15/3-12/4/1477] (Minh Thành Hóa năm thứ 13), cho xây lại thành Đại La. Thành này do Trương Bá Nghi đắp từ thời nhà Đường đô hộ năm Đại Lịch thứ 2 (767); sau này các triều đại nước ta noi theo, phát triển thêm, tức thành Thăng Long.

Tháng 3, Sứ bộ Trần Cẩn đến triều Minh tâu bày việc bang giao giữa hai nước; được đãi yến và tặng quà: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P7)”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P6)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng 3 năm Hồng Đức thứ 3 [8/4-7/5/1472] (Minh Thành Hóa thứ 8), cho các thư lại đỗ thi Hương, được thực thụ chức quan. Mở kỳ thi Hội, lấy đậu 26 người; qui định đề tài trong 4 kỳ thi:

Tháng 3, hạ lệnh rằng, lại viên các nha môn nếu thi đỗ khoa thi hương thì được bổ lên chính quan…

 Thi hội chọn sĩ nhân trong nước. Lấy đỗ bọn Lê Tuấn Ngạn 26 người. Phép thi:

 Kỳ thứ nhất ra 8 đề về Tứ Thư [Luận Ngữ, Mạnh Tử, Đại Học, Trung Dung], người thi tự chọn lấy 4 đề, làm 4 bài văn, Luận Ngữ 4 đề, Mạnh Tử 4 đề. Ngũ Kinh [Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu]: mỗi kinh 3 đề, người thi tự chọn 1 đề mà làm. Duy kinh Xuân Thu thì 2 đế gộp làm 1 mà làm. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P6)”

Trung Quốc đẩy căng thẳng trên Biển Đông nhằm giảm sức ép nội bộ?

Tác giả: Hùng Nguyễn
 
Thời gian vừa qua, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines trở lên căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ đụng độ trực tiếp dẫn đến đối đầu quân sự. Mới đây nhất, ngày 4/10, Trung Quốc đã triển khai tàu Hải cảnh ngăn chặn quân đội Philippines tiếp tế cho binh lính đồn trú trên Bãi Cỏ Mây bằng cách di chuyển cắt mũi tàu tuần tra BRP Sindangan của Philippines ở khoảng cách 4 mét, khiến tàu này buộc phải đảo chiều động cơ để tránh đâm vào tàu Trung Quốc. Trước đó vào ngày 5/8, tàu Hải cảnh Trung Quốc đã tiến hành xịt vòi rồng vào tàu của Philippines để ngăn chặn hoạt động tiếp tế tại đây. Continue reading “Trung Quốc đẩy căng thẳng trên Biển Đông nhằm giảm sức ép nội bộ?”

Hồi ký về cuộc phiêu lưu trên biển cả của Thái Đình Lan

Nguồn: Thái Đình Lan, “Thương Minh Kỷ Hiểm” [滄溟紀險]

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Hành trình từ Quảng Ngãi về Trung Quốc của Thái Đình Lan

Cuối mùa thu năm Ất Mùi Đạo Quang [1835], sau khi dự thi tại tỉnh [Phúc Kiến] tôi quay về nam đến Hạ Môn (còn có biệt hiệu là Lộ Đảo); gặp ngày sinh nhật của thầy tôi là Quan sát Chu Vân Cao (bấy giờ nhậm chức tại đạo Hưng Tuyền Vĩnh, trú tiết tại Hạ Môn), chúng tôi đến nâng ly chúc mừng thầy, yến hội mấy ngày. Sau đó qua Kim Môn (đảo phía đông Hạ Môn) thăm nhà thờ tổ (tổ tiên tôi trú tại Kim Môn), cùng đến tấn Liệu La (đông nam Kim Môn) tìm thuyền về Bành Hồ thăm mẹ già, rồi lập tức đến Đài Loan; ước tính trong 10 ngày có thể đạt được (năm này tôi làm Giảng viên tại thư viện Dẫn Tâm, quận Đài). Continue reading “Hồi ký về cuộc phiêu lưu trên biển cả của Thái Đình Lan”

Hành trình trên đất Trung Quốc của Thái Đình Lan, tác giả Hải Nam Tạp Trước

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Hành trình qua các địa danh Việt Nam

Vừa mới rời ải Do, dân cư thưa thớt, đường sá gập ghềnh, thuộc loại núi rừng hoang vu. Đi 25 dặm,[1] nghĩ tại quán Văn Khẩu, trấn Hạ Thạch (có lính của sảnh Minh Giang trú phòng); chủ quán họ Tôn (tên Bồi Hùng, tự là Tử Tuấn, người đất Kim Quỹ, Giang Tô; dòng dõi Chế quân Tôn Bình Thúc) mời ăn. Lại đi 20 dặm đến trấn Thượng Thạch, trú tại công thự viên Tri châu người bản xứ họ Bế (tên Thành Tú; công thự cung cấp ăn uống cho người đi theo và binh lính). Continue reading “Hành trình trên đất Trung Quốc của Thái Đình Lan, tác giả Hải Nam Tạp Trước”

Hàm ý của việc thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt-Mỹ

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Người ta nói nên tránh làm việc lớn trong “tháng ngâu”, nhưng Việt Nam và Mỹ đã làm một việc trọng đại. Ngày 10/9/2023 sẽ đi vào lịch sử, đánh dấu một bước ngoặt mới trong quan hệ Việt-Mỹ. Hai nước cựu thù nay đã trở thành “đối tác chiến lược toàn diện, vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững”. Vấn đề là “chúng ta sẽ tiến xa đến đâu”. Continue reading “Hàm ý của việc thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt-Mỹ”

Tình hình Bắc Ninh đến Lạng Sơn gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Bài về tình hình các địa phương khác

Xế trưa ngày ngày 11 tháng 2 [27/3/1836] chúng tôi đến phủ Từ Sơn [Bắc Ninh], chiều tối đến tỉnh thành Bắc Ninh, cách Hà Nội 130 dặm.[1] Ngày 12 gặp Tuần phủ họ Nguyễn [Đăng Giai] (thân thuộc của Vương ),[2] hàn huyên mấy câu, tặng 1 cân trà thơm.

Ngày 13 [29/3/1836] đến phủ Lạng Giang [Bắc Giang], gặp quan Tri phủ họ Lê (tên Trinh, Cử nhân xuất thân) và quan Huyện thừa Phượng Nhãn [huyện Yên Dũng, Bắc Giang] họ Phạm (tên Hanh, Tú tài xuất thân), cùng nhau thù tạc ngâm vịnh. Ngày 14 [30/3/1836] đến đồn Cần Doanh [Kép, huyện Lạng Giang] (đồn này có quan trấn thủ); gần đồn nơi giáp giới với huyện Văn Giang có hồ Câu Lậu sản xuất đan sa. Vào ngày 15 [31/3/1836] trú tại đồn Quang Lang [châu Ôn, Lạng Sơn] (từ đồn Cần Doanh đến đồn Quang Lang đặt 7 đồn tấn, có quan giữ đồn trông coi). Continue reading “Tình hình Bắc Ninh đến Lạng Sơn gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ”