22/04/1886: Ohio hình sự hóa hành vi dụ dỗ của các giáo viên nam

Nguồn: Ohio criminalizes seduction by male teachers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1886, tiểu bang Ohio đã thông qua một đạo luật hình sự hóa hành vi dụ dỗ (seduction) của tất cả nam giới trên 18 tuổi làm giáo viên hoặc người hướng dẫn học viên nữ. Luật này thậm chí còn cấm nam giới quan hệ tình dục đồng thuận với học viên nữ (ở mọi lứa tuổi) mà họ đang hướng dẫn. Hình phạt cho hành vi không tuân thủ là từ 2 đến 10 năm tù. Continue reading “22/04/1886: Ohio hình sự hóa hành vi dụ dỗ của các giáo viên nam”

20/04/1914: Dân quân tàn sát người đình công tại Ludlow, Colorado

Nguồn: Militia slaughters strikers at Ludlow, Colorado, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, khi cố gắng kết thúc cuộc đình công gay gắt của các thợ mỏ than, dân quân Colorado đã tấn công một khu lều trại của những người đình công, giết chết hàng chục đàn ông, phụ nữ, và trẻ em.

Khi việc đuổi người không thể chấm dứt cuộc đình công, gia đình Rockefeller đã thuê thám tử tư tấn công các khu lều trại bằng súng trường và súng máy Gatling. Những người thợ mỏ đã chống trả và một số người đã thiệt mạng. Khi rõ ràng là những công nhân đình công sẽ tiếp tục kiên cường chống trả, nhà Rockefeller đã tiếp cận thống đốc Colorado, người đã cho phép sử dụng Vệ binh Quốc gia và phía Rockefeller đồng ý trả lương cho họ. Continue reading “20/04/1914: Dân quân tàn sát người đình công tại Ludlow, Colorado”

19/04/1824: Nam tước Byron qua đời tại Hy Lạp

Nguồn: Lord Byron dies in Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1824, George Gordon Byron, Nam tước Byron thứ 6, đã qua đời tại nơi hiện là Hy Lạp. Ông đến nơi này để ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của Hy Lạp khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Cho đến ngày nay, ông vẫn được coi là anh hùng dân tộc Hy Lạp.

Cuộc đời đầy tai tiếng, những chuyến đi kỳ lạ, và lối sống xa hoa của Byron đã gây ấn tượng mạnh mẽ đến nỗi người ta đã đặt ra thuật ngữ “Byronic” (phong cách Byron) để chỉ những gì lãng mạn, kiêu ngạo, u tối, và hay hoài nghi. Byron sinh ra ở Aberdeen, Scotland, vào năm 1788. Bàn chân khoèo và hoàn cảnh nghèo khó khiến tuổi thơ của ông gặp nhiều khó khăn, nhưng năm lên 10 tuổi ông may mắn được thừa kế tước vị từ bác của bố mình. Continue reading “19/04/1824: Nam tước Byron qua đời tại Hy Lạp”

17/04/1970: Apollo 13 trở về Trái Đất

Nguồn: Apollo 13 returns to Earth, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, trong lúc cả thế giới nín thở theo dõi, Apollo 13, một tàu vũ trụ mặt trăng của Mỹ từng gặp trục trặc nghiêm trọng trong hành trình đến Mặt Trăng, đã trở về Trái Đất an toàn.

Trước đó, vào ngày 11/04, sứ mệnh hạ cánh lên Mặt Trăng có người lái thứ ba đã được phóng đi từ Florida, chở theo các phi hành gia James A. Lovell, John L. Swigert, và Fred W. Haise. Ba người hướng đến một cuộc hạ cánh trên vùng cao nguyên Fra Mauro của Mặt Trăng. Continue reading “17/04/1970: Apollo 13 trở về Trái Đất”

15/04/1947: Cầu thủ người Mỹ gốc Phi đầu tiên chơi cho Giải Bóng chày Nhà nghề

Nguồn: Jackie Robinson becomes first African American player in Major League Baseball, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, Jackie Robinson, 28 tuổi, đã trở thành cầu thủ người Mỹ gốc Phi đầu tiên trong kỷ nguyên hiện đại của Giải Bóng chày Nhà nghề (Major League Baseball) khi ông bước vào Sân vận động Ebbets ở Brooklyn để thi đấu cho Brooklyn Dodgers. Robinson đã phá vỡ rào cản về màu da trong một môn thể thao đã bị phân biệt chủng tộc suốt hơn 50 năm. Đúng 50 năm sau, vào ngày 15/04/1997, sự nghiệp đột phá của Robinson đã được vinh danh và số áo đấu của ông, 42, đã được Ủy viên Bud Selig cho “nghỉ hưu” khỏi Giải Bóng chày Nhà nghề trong một buổi lễ có sự tham dự của hơn 50.000 người hâm mộ tại Sân vận động Shea của Thành phố New York. Số áo của Robinson là số áo đầu tiên được tất cả các đội trong giải đấu cho “nghỉ hưu”. Continue reading “15/04/1947: Cầu thủ người Mỹ gốc Phi đầu tiên chơi cho Giải Bóng chày Nhà nghề”

13/04/1873: Thảm sát Colfax

Nguồn: The Colfax Massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1873, một nhóm vũ trang theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng đã tấn công một tòa án được bảo vệ bởi lực lượng dân quân chủ yếu là người da đen tại thị trấn Colfax, Louisiana. Một cuộc tắm máu đã xảy ra sau đó, khi nhóm dân quân đầu hàng và những kẻ da trắng thượng đẳng bắt đầu một chiến dịch khủng bố kéo dài cả ngày được gọi là Thảm sát Colfax.

Trong những năm sau Nội chiến Mỹ, một số nô lệ được giải phóng và ứng viên da trắng ủng hộ sự nghiệp bình đẳng chủng tộc đã được bầu vào nhiều chức vụ trên khắp miền Nam. Bước tiến này đã gây phẫn nộ sâu sắc trong số những người da trắng miền Nam khác, những kẻ cay đắng vì thất bại trong Nội chiến, và mong muốn một lần nữa đưa quyền tối cao của người da trắng vào luật pháp. Continue reading “13/04/1873: Thảm sát Colfax”

12/04/1770: Vua Anh chấp thuận bãi bỏ Đạo luật Townshend

Nguồn: British king approves repeal of the hated Townshend Acts, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1770, một dự luật của Quốc hội Anh nhằm bãi bỏ Đạo luật Townshend không được lòng dân đã nhận được sự chấp thuận từ Nhà Vua. Được thông qua lần đầu tiên vào ngày 29/06/1767, Đạo luật Townshend là nỗ lực của chính phủ Anh nhằm củng cố quyền lực tài khóa và chính trị đối với các thuộc địa ở Mỹ, bằng cách đánh thuế nhập khẩu đối với nhiều sản phẩm của Anh mà người Mỹ mua, bao gồm chì, giấy, sơn, thủy tinh, và trà. Continue reading “12/04/1770: Vua Anh chấp thuận bãi bỏ Đạo luật Townshend”

10/04/1953: Ra mắt bộ phim 3D màu đầu tiên

Nguồn: First color 3-D film opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, bộ phim kinh dị The House of Wax (Ngôi nhà bằng Sáp), với sự tham gia của Vincent Price, đã được công chiếu tại Rạp Paramount ở New York. Được phát hành bởi Warner Brothers, đây là bộ phim đầu tiên của một hãng phim lớn được quay bằng quy trình kỹ thuật ba chiều (3D), hay nhìn nổi (stereoscopic), và là một trong những bộ phim kinh dị đầu tiên được quay bằng phim màu. Continue reading “10/04/1953: Ra mắt bộ phim 3D màu đầu tiên”

08/04/1944: Nga tấn công Đức tại Crimea

Nguồn: Russians attack Germans in drive to expel them from Crimea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quân đội Nga do Nguyên soái Fyodor Tolbukhin chỉ huy đã tấn công quân đội Đức nhằm giành lại Crimea ở miền Nam Ukraine, khi đó đang do phe Trục chiếm đóng. Cuộc tấn công đã phá vỡ tuyến phòng thủ của Đức chỉ trong bốn ngày, cuối cùng buộc quân Đức phải rút lui. Continue reading “08/04/1944: Nga tấn công Đức tại Crimea”

06/04/1924: Khởi hành chuyến bay đầu tiên vòng quanh thế giới thành công

Nguồn: First successful around-the-world flight begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, tám phi công người Mỹ đã khởi hành từ Căn cứ Không quân Hải quân Sand Point ở Seattle trên bốn máy bay ném ngư lôi cải tiến của Hải quân, với hy vọng trở thành những người đầu tiên bay vòng quanh thế giới bằng đường hàng không – một nỗ lực từng được một số phi công người châu Âu thực hiện không thành công trong những năm trước đó. Sau 175 ngày (với tổng thời gian bay 371 giờ 11 phút) và một vài trục trặc trên đường đi, họ đã hoàn thành nhiệm vụ. Continue reading “06/04/1924: Khởi hành chuyến bay đầu tiên vòng quanh thế giới thành công”

05/04/1774: Benjamin Franklin viết “Thư ngỏ gửi đến Lord North”

Nguồn: Benjamin Franklin writes “An Open Letter to Lord North”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1774, từ quán cà phê Smyrna ở London, Benjamin Franklin đã viết một bức thư ngỏ gửi tới Thủ tướng Anh, Frederick North, hay Lord North. Lá thư sau đó đã được đăng trên tờ Public Advertiser, một tờ báo của Anh, vào ngày 15/04/1774.

Bức thư dí dỏm của Franklin gợi ý rằng người Anh nên áp đặt thiết quân luật lên các thuộc địa và chỉ định một “Phó vương của Nhà vua trên toàn Bắc Mỹ.” Franklin tiếp tục châm biếm rằng quyền lực tập trung như vậy đối với bọn “Yankee Doodles”(một cách gọi mỉa mai người Mỹ) – những người đã “thoái hóa đáng kể” so với tổ tiên người Anh của họ, “đến mức một người sinh ra ở Anh bằng hai mươi người Mỹ” – sẽ cho phép hoàng gia thu thuế, sau đó bán các thuộc địa và dân cư nghèo khổ của họ cho Tây Ban Nha. Continue reading “05/04/1774: Benjamin Franklin viết “Thư ngỏ gửi đến Lord North””

03/04/1882: Jesse James bị ám sát

Nguồn: Jesse James is murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1882, một trong những tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ, Jesse James, đã bị bắn chết bởi một thành viên trong băng đảng của mình, Bob Ford, kẻ đã phản bội James để lấy tiền thưởng. Trong 16 năm, Jesse và anh trai Frank đã thực hiện hàng loạt các vụ cướp của giết người trên khắp vùng Trung Tây nước Mỹ. Các tạp chí trinh thám và tiểu thuyết giật gân đã tô hồng băng đảng James, biến chúng thành những Robin Hood huyền thoại, bị các chủ đất và chủ ngân hàng vô đạo đức thúc đẩy phạm tội. Trên thực tế, Jesse James là một kẻ giết người tàn nhẫn chỉ trộm cướp cho bản thân mình. Continue reading “03/04/1882: Jesse James bị ám sát”

01/04/1970: Nixon ký luật cấm quảng cáo thuốc lá trên truyền hình và radio

Nguồn: President Nixon signs legislation banning cigarette ads on TV and radio, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Tổng thống Richard Nixon đã ký một đạo luật chính thức cấm quảng cáo thuốc lá trên truyền hình và radio. Nixon, người thỉnh thoảng cũng hút xì gà, đã ủng hộ luật này vì làn sóng gia tăng của những người ủng hộ sức khỏe cộng đồng.

Kể từ năm 1939, nhiều nghiên cứu về sức khỏe đáng báo động đã xuất hiện, cho thấy mối liên hệ giữa hút thuốc lá với tỷ lệ mắc bệnh ung thư và bệnh tim cao hơn, và đến cuối những năm 1950, tất cả các tiểu bang của Mỹ đều có luật cấm bán thuốc lá cho trẻ vị thành niên. Năm 1964, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) đã nhất trí rằng các nhà quảng cáo có trách nhiệm phải cảnh báo công chúng về các mối nguy của việc hút thuốc đối với sức khỏe. Continue reading “01/04/1970: Nixon ký luật cấm quảng cáo thuốc lá trên truyền hình và radio”

30/03/1814: Lực lượng của Napoleon bị đánh bại tại Paris

Nguồn: Napoleon’s forces defeated in Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1814, lực lượng liên minh châu Âu chống lại nước Pháp của Napoleon đã tiến quân khải hoàn vào Paris, chính thức chấm dứt một thập kỷ thống trị của Pháp ở Lục địa già.

Napoleon, một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử, đã nắm quyền kiểm soát nhà nước Pháp vào năm 1800 và lên ngôi hoàng đế vào năm 1804. Đến năm 1807, ông kiểm soát một đế chế trải dài khắp châu Âu. Tuy nhiên, vào năm 1812, ông bắt đầu gặp phải những thất bại đáng kể đầu tiên trong sự nghiệp quân sự của mình, phải chịu đựng một cuộc xâm lược thảm khốc vào Nga, để mất Tây Ban Nha vào tay Công tước Wellington, và thất bại hoàn toàn trước một lực lượng liên minh vào năm 1814. Continue reading “30/03/1814: Lực lượng của Napoleon bị đánh bại tại Paris”

29/03/1958: Lần ghi nhận dữ liệu đầu tiên của Đường cong Keeling

Nguồn: First reading of the Keeling Curve, which shows carbon dioxide levels in Earth’s atmosphere, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào tháng 3/1958, Tiến sĩ Charles David Keeling đã bắt đầu đo đạc thường xuyên lượng carbon dioxide trong khí quyển từ Đài quan sát Mauna Loa ở Hawaii. Trong những năm tiếp theo, nghiên cứu của ông đã hé lộ điều mà ngày nay chúng ta gọi là Đường cong Keeling (Keeling Curve): một đồ thị các phép đo liên tục, cho thấy sự tích tụ nhanh chóng của carbon dioxide. Continue reading “29/03/1958: Lần ghi nhận dữ liệu đầu tiên của Đường cong Keeling”

27/03/1952: Kiichiro Toyoda, nhà sáng lập Toyota Motor, qua đời

Nguồn: Kiichiro Toyoda, founder of the Toyota Motor Corporation, dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, Kiichiro Toyoda, nhà sáng lập Toyota Motor, công ty đã vượt qua General Motors của Mỹ để trở thành nhà sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới vào năm 2008, đã qua đời tại Nhật Bản ở tuổi 57.

Toyoda sinh ra tại Nhật Bản vào ngày 11/06/1894. Cha của ông – Sakichi Toyoda – là một nhà phát minh chuyên về máy dệt, bao gồm cả máy dệt tự động, và là người đã thành lập Toyoda Loom Works. (Mọi người gọi ông là “Thomas Edison của Nhật Bản”). Vào cuối thập niên 1920, Kiichiro Toyoda, người đang làm việc cho công ty của cha mình, đã bắt đầu lên kế hoạch phát triển bộ phận xe hơi. (Sakichi Toyoda qua đời vào ngày 30/10/1930, ở tuổi 63.) Năm 1933, Kiichiro Toyoda chính thức thành lập một bộ phận xe hơi trong Toyoda Loom Works và đã cho ra mắt một chiếc xe nguyên mẫu hai năm sau đó. Sang năm 1937, Toyota Motor được thành lập như một công ty con của Toyoda Loom Works. (“Toyota” được cho là một cái tên may mắn hơn “Toyoda” và dễ viết bằng chữ Nhật hơn). Continue reading “27/03/1952: Kiichiro Toyoda, nhà sáng lập Toyota Motor, qua đời”

25/03/1911: Cháy Nhà máy Triangle Shirtwaist khiến 146 người chết 

Nguồn: Triangle Shirtwaist fire kills 146 in New York City, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1911, trong một trong những khoảnh khắc đen tối nhất của lịch sử ngành công nghiệp Mỹ, nhà máy của Công ty Triangle Shirtwaist tại Thành phố New York đã bốc cháy, khiến 146 công nhân tử vong. Thảm kịch này đã dẫn đến sự ra đời của một loạt các đạo luật và quy định nhằm bảo vệ sự an toàn của công nhân nhà máy.

Nhà máy Triangle, do Max Blanck và Isaac Harris làm chủ, nằm ở ba tầng trên cùng của Tòa nhà Asch cao 10 tầng tọa lạc tại trung tâm thành phố là Manhattan. Đây là một xưởng may bóc lột theo đúng nghĩa đen: một không gian nhỏ hẹp với nhiều khu làm việc và chật kín những công nhân nhập cư nghèo, chủ yếu là những thiếu nữ không nói được tiếng Anh. Continue reading “25/03/1911: Cháy Nhà máy Triangle Shirtwaist khiến 146 người chết “

23/03/1806: Lewis và Clark rời Pháo đài Clatsop

Nguồn: Lewis and Clark depart Fort Clatsop, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1806, sau khi trải qua một mùa đông ẩm ướt và buồn tẻ gần Bờ biển Thái Bình Dương, Lewis và Clark đã quyết định rời Pháo đài Clatsop và hướng về phía đông để về nhà.

“Đoàn Khám phá” của hai người đã đến Thái Bình Dương vào tháng 11 năm trước, sau khi chật vật vượt qua Dãy Rocky hiểm trở. Họ đến trú đông ở phía nam Sông Columbia, tại một nơi được gọi là Pháo đài Clatsop để vinh danh bộ tộc người Mỹ bản địa địa phương. Thời tiết mưa gió và tình trạng thiếu thịt tươi đã ảnh hưởng nặng nề đến họ, và không một ai trong Đoàn Khám phá hối hận khi rời Pháo đài Clatsop. Continue reading “23/03/1806: Lewis và Clark rời Pháo đài Clatsop”

22/03/1945: Liên đoàn Ả Rập được thành lập

Nguồn: Arab League formed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, các đại diện từ Ai Cập, Syria, Lebanon, Transjordan, Ả Rập Saudi, Iraq, và Yemen đã nhóm họp tại Cairo để thành lập Liên đoàn Ả Rập, một tổ chức khu vực của các quốc gia Ả Rập.  Continue reading “22/03/1945: Liên đoàn Ả Rập được thành lập”

20/03/1852: “Túp lều Bác Tom” được xuất bản  

Nguồn: “Uncle Tom’s Cabin” is published, History.com 

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng 

Vào ngày này năm 1852, tiểu thuyết chống chế độ nô lệ của Harriet Beecher Stowe, Túp lều Bác Tom (tựa gốc: Uncle Tom’s Cabin), đã được xuất bản. Tác phẩm đã bán được 300.000 bản trong vòng ba tháng và được đọc rộng rãi đến mức khi Tổng thống Abraham Lincoln gặp Stowe vào năm 1862, ông được cho là đã nói, “Thì ra đây là người phụ nữ nhỏ bé đã phát động cuộc chiến lớn này.”  Continue reading “20/03/1852: “Túp lều Bác Tom” được xuất bản  “