Sự trỗi dậy của tiếng Trung cản trở việc đưa tiếng Nga trở lại Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Thanh Giang & Lê Hồng Hiệp

Trong một tuyên bố chung được đưa ra vào cuối chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng trước, một kế hoạch đưa tiếng Nga trở lại các trường học Việt Nam đã được công bố. Trong khi một số học giả người Việt được đào tạo tại Liên Xô hoan nghênh kế hoạch này, những người khác lại nghi ngờ về khả năng thành công của nó. Ví dụ, Kim Văn Chính, một nhà kinh tế đã nghỉ hưu được đào tạo tại Liên Xô, bày tỏ sự yêu thích tiếng Nga của mình trên Facebook, nhưng cũng tiếc nuối rằng đây không còn được coi là một ngôn ngữ danh giá “vì chính trị và nền kinh tế yếu kém của Nga”.

Lời than thở của nhà kinh tế nhấn mạnh những thách thức mà hai chính phủ phải đối mặt trong việc khôi phục tiếng Nga trong các trường học Việt Nam. Học sinh Việt Nam ít khả năng sẽ quan tâm đến việc học tiếng Nga, vì hiện họ ưu tiên tiếng Anh và các ngoại ngữ khác, đặc biệt là tiếng Trung, vốn mang lại cho họ cơ hội việc làm và triển vọng du học tốt hơn. Continue reading “Sự trỗi dậy của tiếng Trung cản trở việc đưa tiếng Nga trở lại Việt Nam”

Lê – Mạc tương tranh dưới thời Mạc Mậu Hợp (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Trong giai đoạn này Lê – Mạc tiếp tục tranh hùng. Phía Mạc, sau khi dũng tướng Mạc Kính Điển mất, thế lực trở nên suy vi; phe Lê, Tiết chế Trịnh Tùng thừa thắng mấy lần xua quân ra Bắc.

Ngày mồng một tháng Giêng năm Sùng Khang thứ 8 [2/2/1573], tức Lê Thế Tông năm Gia Thái thứ nhất, Minh Long Khánh năm thứ 7, Tả tướng Trịnh Tùng và các quan tôn Hoàng tử thứ năm của Vua Anh Tông là Lê Duy Đàm lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu Gia Thái, đại xá, ban dụ đại cáo, đại lược nói: Continue reading “Lê – Mạc tương tranh dưới thời Mạc Mậu Hợp (P2)”

Triều Nguyễn quản lý Sơn Trà như thế nào?

Ngày nay ai cũng biết Sơn Trà là “con mắt Đông Dương”, “khu xung yếu”. Trước đây, vào thời nhà Nguyễn, việc quản lý Sơn Trà hết sức nghiêm mật, cấm ngặt tàu bè nước ngoài đậu đỗ, cư trú làm ăn.

Sơn Trà vốn được nhắc đến sớm trong các thư tịch cổ của quốc gia và quốc tế, Vào thế kỷ thứ 15, vua Lê Thánh Tông khi mang quân chinh phạt Chiêm Thành, dừng chân tại cửa biển Hải Vân, đã làm một bài thơ, trong đó câu: Continue reading “Triều Nguyễn quản lý Sơn Trà như thế nào?”

Đã quá trễ để thay ứng viên tổng thống Mỹ?

Nguồn: Jack Detsch và Christina Lu, “Is It Too Late to Replace a Presidential Candidate?,” Foreign Policy, 28/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo các nền dân chủ khác trên thế giới thì Không.

Ngay từ tiếng chuông khai mạc cuộc tranh luận tổng thống tối thứ Năm vừa qua, cuộc tranh luận đầu tiên trong số hai cuộc tranh luận trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11, Joe Biden trông đã có vẻ lơ đễnh. Giọng ông thều thào và khàn đặc – điều sau đó các nhân viên tranh cử của ông nói là do một cơn cảm lạnh không đúng lúc. Vị tổng tư lệnh 81 tuổi liên tục mất tập trung và gặp khó khăn trong việc diễn đạt các quan điểm của mình. Chỉ hơn 4 tháng nữa là đến Ngày Bầu cử, nhưng nhiều thành viên lo ngại của Đảng Dân chủ đã công khai tự hỏi liệu một người khác có nên thay thế Biden làm ứng viên của đảng hay không. Continue reading “Đã quá trễ để thay ứng viên tổng thống Mỹ?”

Lê – Mạc tương tranh dưới thời Mạc Mậu Hợp (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trong giai đoạn này, Lê, Mạc tiếp tục tương tranh. Phía Lê tướng Trịnh Kiểm chết, hai con Cối, Tùng tranh quyền. Rốt cuộc, Cối hàng Mạc, riêng Trịnh Tùng vẫn giữ vững cơ đồ cho nhà Lê.

Mạc Phúc Nguyên mất, con là Mạc Mậu Hợp nối ngôi, trị vì 32 năm, lần lượt dùng 6 niên hiệu: Thuần Phúc [1562-1565], Sùng Khang [1566-1577], Diên Thành[1578-1585], Đoan Thái [1586-1587], Hưng Trị [1588-1590] Hồng Ninh [1591-1593]. Continue reading “Lê – Mạc tương tranh dưới thời Mạc Mậu Hợp (P1)”

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Nguồn: Joseph Torigian, “Xi Jinping’s Russian Lessons,” Foreign Affairs, 24/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cha của Tập Cận Bình đã dạy ông điều gì về cách đối phó với Moscow?

Vào ngày 04/02/2022, ngay trước khi xâm lược Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới Bắc Kinh, nơi ông và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ký một văn bản ca ngợi quan hệ đối tác “không giới hạn” giữa hai nước. Đã hơn hai năm kể từ ngày đó, và Trung Quốc vẫn từ chối lên án cuộc xâm lược, đồng thời giúp Nga có được nhiều loại trang thiết bị, từ máy công cụ, động cơ, cho đến máy bay không người lái, vốn là những thứ rất quan trọng cho nỗ lực chiến tranh. Quan hệ đối tác đang phát triển mạnh mẽ giữa Tập và Putin đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng ở các thủ đô phương Tây. Liệu liên minh gắn kết Moscow và Bắc Kinh thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh có đang quay trở lại? Người Nga và người Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ những lập luận này, nhưng họ cũng khẳng định rằng quan hệ đối tác hiện tại của họ bền vững hơn so với những ngày họ cùng nhau lãnh đạo thế giới cộng sản. Continue reading “Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình”

Mỹ có thể học được gì từ Trung Quốc?

Nguồn: Stephen M. Walt, “What the United States Can Learn From China,” Foreign Policy, 20/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy, người Mỹ nên tự hỏi Bắc Kinh đang làm gì đúng – và Mỹ đang làm gì sai.

Trong bất kỳ lĩnh vực nào, các đối thủ cạnh tranh cũng không ngừng phấn đấu để làm tốt hơn. Họ tìm kiếm những sáng kiến giúp cải thiện vị thế của mình và nỗ lực bắt chước bất cứ điều gì có hiệu quả với đối thủ. Chúng ta đã chứng kiến hiện tượng này trong thể thao, kinh doanh, và cả chính trị quốc tế. Bắt chước không có nghĩa là phải làm chính xác những gì người khác đã làm, nhưng việc phớt lờ các chính sách mang lại lợi ích cho người khác và từ chối thích nghi chính là cách khiến bạn tiếp tục thua cuộc. Continue reading “Mỹ có thể học được gì từ Trung Quốc?”

Tây Du Ký và Lý thuyết Quan hệ quốc tế

Nguồn: Châu Phương Ngân, 《西游记》与国际关系, Tạp chí Khoa học Xã hội Trung Quốc, 07/06/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong Tây Du Ký, Đường Tăng cùng các đồ đệ đã du hành về phía Tây và đi qua nhiều quốc gia như nước Bảo Tượng, nước Ô Kê, nước Xa Trì, nước Tỳ Kheo… Mỗi lần đặt chân đến một quốc gia, thầy trò Đường Tăng đều phải trao đổi văn điệp thông quan và làm thủ tục xuất nhập cảnh. Trên đường đi, Đường Tăng liên tục thể hiện bản thân với tư cách là một tu sĩ Đại Đường, đây cũng có thể được coi là sự truyền bá quyền lực mềm của nhà Đường. Từ góc độ này có thể thấy, nội dung của Tây Du Ký đề cập đến những vấn đề xoay quanh quan hệ giữa các quốc gia. Continue reading “Tây Du Ký và Lý thuyết Quan hệ quốc tế”

Nội chiến Lê – Mạc dưới thời Mạc Phúc Nguyên (1546-1561)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Thời Phúc Nguyên sau khi dẹp tan nội loạn Mạc Chánh Trung, phe Mạc chia rẽ, quyền thần Lê Bá Ly mang quân theo nhà Lê. Kế đó danh tướng Trịnh Kiểm mấy lần xua quân ra Bắc, tướng Mạc Kính Điển cũng mang quân vào đánh Thanh Hóa. Trong lúc hai hổ đang tranh hùng, thì Nguyễn Hoàng vào đất Thuận Hóa, ngấm ngầm mài nanh dũa vuốt, trở thành hổ thứ ba trong tương lai.

Ngày mồng 8 tháng 5 năm Quảng Hoà năm thứ 6 [5/6/1546], Mạc Phúc Hải chết, lập con trưởng là Phúc Nguyên lên làm vua. Phúc Nguyên giữ ngôi 16 năm, lần lượt dùng 3 niên hiệu: Vĩnh Định, Cảnh Lịch, Quang Bảo, lấy năm sau [1547] là năm Vĩnh Định thứ nhất. Continue reading “Nội chiến Lê – Mạc dưới thời Mạc Phúc Nguyên (1546-1561)”

Cuộc đàn áp Hồi giáo của Bắc Kinh đang nhắm đến trẻ em

Nguồn: Ruslan Yusupov, “Beijing’s Crackdown on Islam Is Coming for Kids,” Foreign Policy, 17/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các kỹ thuật từng được phát triển ở Tân Cương đang được bình thường hóa để chống lại các mục tiêu mới.

Vào ngày 15/03 vừa qua, ngày thứ ba của tháng ăn chay Ramadan linh thiêng của người Hồi giáo, những người Hồi giáo sống ở Ngọc Khê, một thành phố thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, đã thức dậy với một tin nhắn bất thường lan truyền trên trang WeChat của họ. Cục Sự vụ Dân tộc và Tôn giáo của tỉnh đã ban hành một “thông báo công khai khẩn cấp” cho phép giám sát việc nhịn ăn của học sinh. Continue reading “Cuộc đàn áp Hồi giáo của Bắc Kinh đang nhắm đến trẻ em”

Những thay đổi nhân khẩu học chưa từng thấy ở Trung Quốc

Nguồn: Trần Kiếm, “陈剑:百年未有之人口变动——引发的变局”, Aisixiang, 01/06/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong Lý Văn Trung Công toàn tập quyển 19, Lý Hồng Chương đã đề cập đến “những thay đổi chưa từng thấy trong ba nghìn năm”. Hiện nay, những thay đổi được nhắc đến nhiều nhất là những thay đổi chưa từng thấy trong một trăm năm. Dù là trăm năm hay nghìn năm thì cũng phải thừa nhận rằng, thời đại của chúng ta đang nảy sinh những biến đổi chóng mặt.

Trong cuộc Cách mạng Trung Quốc năm 1949, người ta đã sử dụng các yếu tố nhân khẩu học để giải thích cho sự phát sinh của cuộc cách mạng này, nhưng sau đó, điều này đã bị các nhà sáng lập Trung Quốc Mới phủ nhận. Theo thiển ý của tôi, có sự hợp lý nhất định khi sử dụng việc dân số quá đông để giải thích cho sự phát sinh của cuộc Cách mạng Trung Quốc. Tất nhiên, nó không sâu sắc và hữu hiệu như lý thuyết của các nhà sáng lập. Continue reading “Những thay đổi nhân khẩu học chưa từng thấy ở Trung Quốc”

Tại sao nhiều gia đình trung lưu Trung Quốc tìm cách vượt biên sang Mỹ?

Nguồn: Marrian Zhou, “Why so many middle-class Chinese migrants take risky, illegal route to U.S.,” Nikkei Asia, 02/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tình trạng bất ổn kinh tế, nợ nần tuyệt vọng đã buộc các gia đình phải vượt rừng đến biên giới Mexico.

Nửa đêm trên bãi biển Capurgana ở Colombia xa xôi, trời tối đến nỗi Wang Zhongwei chẳng thể nhìn thấy bàn tay của chính mình đang để trước mặt. Khoảng 20 người bắt đầu xuống một chiếc xuồng gỗ lớn trong lúc sóng vỗ vào bờ cát. Chuyến đi này sẽ đưa cả nhóm đến Darien Gap khét tiếng nằm giữa Colombia và Panama, nơi những người di cư sẽ đi bộ nhiều ngày liền trong rừng rậm hướng tới biên giới nước Mỹ. Continue reading “Tại sao nhiều gia đình trung lưu Trung Quốc tìm cách vượt biên sang Mỹ?”

Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Malaysia

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn”

Cuộc di cư bán dẫn

Đi qua khu công nghệ cao Kulim, ít ai có thể bỏ lỡ cảnh tượng các nhà máy khổng lồ mới xuất hiện hay đang được xây dựng. Nằm cách Penang 30km về phía đông, nơi từng được mệnh danh là “Thung lũng Silicon của phương Đông” trong những năm 1970, người dân ở đây gần như không còn ngạc nhiên khi mỗi năm lại có 2 hay 3 nhà máy mới được khánh thành. Đem lại hàng nghìn công ăn việc làm cho 1,7 triệu người sinh sống tại bang này, cùng với làn sóng kỹ sư từ khắp Malaysia đổ về, không ai phàn nàn về những thay đổi nhanh chóng đang diễn ra trước mắt họ. Continue reading “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Malaysia”

Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Trung Quốc

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn”

Bước sang thế kỷ 21, ngành bán dẫn toàn cầu đang được định hình bởi cuộc cạnh tranh công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ. Với vị thế là người đứng đầu ngành truyền thống, Mỹ đang sử dụng mọi vũ khí thương mại trong tầm tay để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc trong ngành. Trong bối cảnh này, Trung Quốc đang phản ứng như nào?

Một chiến trường mới

Hồi tháng 5/2022, khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng năng lực công nghệ sẽ là vấn đề số một trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung, ít ai nhận ra chính quyền Biden sẽ đi xa đến thế nào để đảm bảo vị trí dẫn đầu của Mỹ. Chỉ một vài tháng sau đó, các quan chức “diều hâu” của chính quyền Biden như Cố vấn an ninh Quốc gia Jake Sullivan và Thứ trưởng Thương mại Alan Estevez đã chia sẻ cách Mỹ đối phó với năng lực bán dẫn ngày càng mạnh của Trung Quốc. Ngay sau đó, Biden đưa chính sách của Mỹ đi theo “học thuyết công nghệ Sullivan”, khẳng định tầm quan trọng của việc Mỹ có vị trí dẫn đầu tuyệt đối trước Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ chủ chốt. Sullivan sớm trở thành tiếng nói có quyền lực nhất trong ngành thương mại Mỹ, và ông khẳng định rằng Mỹ sẽ bắt đầu áp dụng phương thức “sân nhỏ và hàng rào cao” trong chính sách Trung Quốc. Continue reading “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Trung Quốc”

Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Đài Loan

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn”

Sự thành công của TSMC không những khẳng định hòn đảo này đã trở thành “ngôi sao bán dẫn” trong 40 năm qua, mà còn góp phần thay đổi bộ mặt của ngành bán dẫn toàn cầu.

 Phát hiện tương lai nằm ở châu Á

Năm 1955, trong khi đang học tại MIT, một sinh viên trẻ từ Trung Quốc quyết định từ bỏ hy vọng lấy được bằng tiến sĩ Kỹ thuật cơ khí sau khi trượt kỳ thi hai lần,  anh quyết định thử cơ hội trong thị trường lao động Mỹ, và nhận được nhiều lời mời làm việc. Hai cơ hội tốt nhất đến từ Ford và Sylvania, một công ty linh kiện điện tử nhỏ. Ford đề nghị trả 479 USD mỗi tháng cho một công việc tại trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của tập đoàn này tại Detroit. Mặc dù các nhà tuyển dụng của Ford đưa ra những điều kiện làm việc hấp dẫn, anh vẫn ngạc nhiên khi thấy mức lương này thấp hơn 1 USD so với mức 480 USD/tháng mà Sylvania đưa ra. Continue reading “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Đài Loan”

Mạc Đăng Dung mất, Nguyễn Kim bị đầu độc chết, Trịnh Kiểm gây dựng thanh thế

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Phúc Hải là con trưởng Mạc Đăng Doanh, trước tên là Đức Nguyên, lập làm Hoàng Thái tử. Sau khi Mạc Đăng Doanh mất vào ngày 15 tháng Giêng năm Đại Chính thứ 11 [22/2/1540] bèn lên ngôi, đổi năm sau Tân Sửu, làm năm Quảng Hòa thứ nhất [1541].

Mùa xuân Mạc Quảng Hoà năm thứ 1 [1541], tức Lê Trang Tông Nguyên Hoà năm thứ 9, Minh Gia Tĩnh năm thứ 20, Họ Mạc mở khoa thi Hội. Cho bọn Nguyễn Kỳ, Phạm Công Sâm, Nguyễn Thế Lộc đỗ tiến sĩ cập đệ; bọn Ngô Quang 4 người đỗ tiến sĩ xuất thân; bọn Phạm Nguyên 23 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Continue reading “Mạc Đăng Dung mất, Nguyễn Kim bị đầu độc chết, Trịnh Kiểm gây dựng thanh thế”

Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Hàn Quốc

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn”

Trong khi Nhật Bản hứng chịu “đòn” thương mại từ Mỹ, Hàn Quốc đã nắm bắt cơ hội để vươn lên thành cường quốc hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chip nhớ (memory chip).

Từ kỹ sư phòng thí nghiệm IBM đến “giám đốc điều hành MIC Inc”

Là một kỹ sư trẻ làm việc trong phòng thí nghiệm chất bán dẫn của IBM, Chin Dae-Je đã được tiếp cận và làm quen với các công nghệ tiên tiến nhất của tập đoàn. Do vậy, ông tin rằng IBM sẽ không quá hài lòng khi ông quyết định rời khỏi công ty sau 7 năm làm việc, và trở về Hàn Quốc để giúp phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong nước. Nhưng IBM đã tiễn Chin với những lời động viên và chúc may mắn, cùng với một khoản tiền thưởng trị giá hai tháng lương. “Họ nói với tôi rằng họ cần có một đối thủ mạnh mẽ để phá vỡ thế độc quyền của Nhật Bản trong lĩnh vực chip nhớ,” Chin chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn sau này. Continue reading “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Hàn Quốc”

Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Nhật Bản

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Sự suy thoái của Nhật Bản từ một cường quốc bán dẫn thành một quốc gia đi sau cho thấy bản chất địa chính trị của ngành công nghệ chủ chốt này ngay từ những năm 1980.

Chuẩn bị phải đối mặt với nguy cơ một quốc gia châu Á vượt qua Mỹ để trở thành nhà sản xuất công nghệ bán dẫn hàng đầu thế giới, Tổng thống Mỹ đã quyết định dựa vào tinh thần chủ nghĩa dân tộc. Ông nói: “Sức khoẻ và sức sống của ngành công nghiệp bán dẫn Mỹ là điều cần thiết cho khả năng cạnh tranh trong tương lai của Hoa Kỳ. Chúng ta không thể cho phép điều này bị đe doạ bởi các hành vi thương mại không công bằng”. Ngay sau đó, Tổng thống đã công bố các mức thuế rất cao đối với các mặt hàng bán dẫn từ quốc gia châu Á bán vào thị trường Mỹ, và bắt đầu đưa ra một loạt khoản trợ cấp lớn cho các nhà sản xuất vi mạch trong nước. Continue reading “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Nhật Bản”

Mạc Đăng Dung đến trấn Nam Quan xin hàng nhà Minh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Mạc Đại Chính thứ 9 [1538], tức Lê Trang Tông Nguyên Hòa năm thứ 6, Minh Gia Tĩnh năm thứ 17, họ Mạc mở khoa thi Hội vào mùa xuân, cho bọn Giáp Hải, Trần Toại, Hoàng Sầm đỗ tiến sĩ cập đệ; bọn Phan Cảo 8 người đỗ tiến sĩ xuất thân; bọn Hoàng Thuyên 25 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Cho tuyển hoàng dinh, tức dân đinh 17 tuổi.

Lúc này cha con Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh cảm thấy không thể ngồi yên với nhà Minh được nữa, bèn sai Sứ giả Phạm Chính Nghị dâng biểu xin được triều cống, riêng địa đồ thì nại cớ có thể tham khảo sách “Nhất Thống Chế nên chưa chịu nạp. Vua Thế Tông sau khi tham khảo với bộ Binh, cho rằng mọi lực lượng tại ba tỉnh sát biên giới lúc này cần thống nhất chỉ huy, nên ra lệnh Hàm Ninh Hầu Cừu Loan làm Tổng đốc việc quân, Thượng thư bộ Công Mao Bá Ôn giữ chức Tham tán: Continue reading “Mạc Đăng Dung đến trấn Nam Quan xin hàng nhà Minh”

Chiến lược biên cương của Lê Thái Tổ

Tác giả: PGS.TS. Cao Thanh Tân

Thư tịch cổ chữ Hán nước ta xưa nói nhiều đến câu thơ nổi tiếng về chiến lược biên cương của vua Lê Thái Tổ “Biên phòng hảo vị trù phương lược/Xã tắc ưng tu kế cửu an” được khắc trên vách đá trong cuộc chinh man Tây Bắc năm 1432. Bài viết này xin khái quát hoàn cảnh ra đời, nội dung bài thơ và tư tưởng chiến lược biên cương của vua Lê Thái Tổ nửa đầu thế kỷ XV với bạn đọc.

Sau khi quét sạch quân xâm lược Minh ra khỏi bờ cõi, vào nửa đầu thế kỉ XV, vùng đất ở Đông Bắc nước ta tương đối ổn định, nhưng vẫn còn một dải lãnh thổ rộng lớn phía  Tây Bắc (từ tỉnh Nghệ An đến Lai Châu ngày nay) Nhà nước chưa quản lý được. Vì vậy, bên cạnh việc bắt tay xây dựng lại đất nước hoang tàn sau nhiều năm chiến tranh, vị vua sáng nghiệp triều Lê là Lê Thái Tổ rất quan tâm đến việc bảo vệ nền độc lập dân tộc và sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Continue reading “Chiến lược biên cương của Lê Thái Tổ”