Thảm kịch ở Paris có ý nghĩa gì với châu Âu?

Thảm kịch ở Paris có ý nghĩa gì với châu Âu - 01

Nguồn: “What Paris’ night of horror means for Europe”, The Economist, 14/11/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Chuỗi các vụ tấn công khủng bố tại Paris tối qua, ước tính đã cướp đi mạng sống của gần 140 người, là viễn cảnh thảm kịch mà các cơ quan tình báo và an ninh phương Tây đã cảnh báo trong suốt nhiều năm qua. Kể từ khi một nhóm thánh chiến Hồi Giáo tiến hành một vụ tấn công kéo dài 4 ngày theo phong cách biệt kích tại Mumbai cách đây 8 năm làm 166 người chết, đã có khá nhiều âm mưu tấn công tương tự bị phát hiện hoặc bị dự báo nhầm. Nhưng giống như IRA (tổ chức khủng bố Quân đội Cộng hòa Ai-len) đã từng cảnh báo đầy nham hiểm: “Các người lần nào cũng phải may mắn, còn chúng ta chỉ cần may mắn một lần”. Continue reading “Thảm kịch ở Paris có ý nghĩa gì với châu Âu?”

Đàm phán COP21 về khí hậu ở Paris có ý nghĩa gì?

Nguồn: “What climate talks in Paris will mean”, The Economist, 9/11/2015.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Tháng 12/2009, trong những vòng đàm phán được tổ chức theo Công ước Khung về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp Quốc (UNFCCC) tại Copenhagen, các nhà đàm phán từ nhiều nước đã không đạt được thỏa thuận. Khi đó người ta đã có nhiều kỳ vọng: việc Barack Obama đắc cử tổng thống Mỹ được nhiều người cho là đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh việc đàm phán. Thay vào đó, cùng với Brazil, Nam Phi, Ấn Độ, và Trung Quốc, Mỹ đã đạt đến một thỏa thuận ngoài lề không có tính ràng buộc. Bên cạnh những biện pháp khác, “Hiệp định Copenhagen” đã nhất trí đến năm 2020 sẽ huy động 100 tỷ USD mỗi năm cho việc hợp tác quốc tế nhằm giúp các nước giảm lượng thải khí nhà kính. Tại các cuộc họp ở Doha sau đó 2 năm, các lãnh đạo quốc tế đã hứa sẽ đi đến một thỏa thuận quốc tế về khí hậu chậm nhất là vào năm 2015. Giờ đây thế giới sắp bước vào một cuộc đàm phán về khí hậu nữa, sẽ được tổ chức tại Paris bắt đầu từ ngày 30/11. Nhưng liệu cuộc đàm phán này có thể đi đến một thỏa thuận không, và nó sẽ tượng trưng cho điều gì? Continue reading “Đàm phán COP21 về khí hậu ở Paris có ý nghĩa gì?”

Sự xung đột giữa các nền văn minh phương Tây

la-la-fg-syria-refugees02-jpg-20150903

Nguồn: Diana Pinto, “A Clash of Western Civilizations”, Project Syndicate, 13/10/2015.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những hình ảnh từ cuộc khủng hoảng di cư ở Châu Âu đã đặt các hình ảnh đám đông mỉm cười hạnh phúc ở Vienna và Munich cạnh những khuôn mặt lo lắng, thẫn thờ tại Budapest. Kết quả là sự gia tăng đột ngột những lời chỉ trích về “hai châu Âu” – một bên chào đón, một bên cấm đoán. Sự thật là những bất đồng ý kiến về việc các nước có nên nhận dân tị nạn hay không không phải chỉ xảy ra ở mình Châu Âu. Sự tương phản này là dấu hiệu của một sự rạn nứt sâu sắc bên trong toàn bộ thế giới Phương Tây. Continue reading “Sự xung đột giữa các nền văn minh phương Tây”

Angus Deaton: Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo

angusdeaton

Nguồn: Angus Deaton, “Weak States, Poor Countries,” Project Syndicate, 24/09/2013.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ở Scotland, tôi lớn lên với suy nghĩ về cảnh sát như những người bạn có thể nhờ giúp đỡ khi cần. Cứ tưởng tượng xem tôi đã ngạc nhiên đến thế nào khi trong chuyến đi đầu tiên tới Mỹ năm 19 tuổi, tôi được đón tiếp bằng cả một tràng quát tháo tục tĩu từ một viên cảnh sát New York đang điều khiển giao thông ở Quảng trường Thời đại khi tôi hỏi anh ta đường đến bưu điện gần nhất. Trong cơn bối rối sau đó, tôi đã bỏ tài liệu khẩn của sếp vào một thùng rác mà tôi cứ ngỡ là hòm thư.

Người châu Âu có xu hướng nhìn nhận về chính phủ của mình tích cực hơn so với người Mỹ, những người mà với họ thì sự thất bại và mất lòng dân của các chính trị gia liên bang, tiểu bang, và địa phương là chuyện thường tình. Nhưng cũng chính những cấp chính quyền khác nhau đó của người Mỹ đã thu thuế và, đổi lại, cung cấp những dịch vụ mà nếu không có chúng thì người dân không thể có được một cuộc sống dễ dàng. Continue reading “Angus Deaton: Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo”

Nguồn gốc sự cởi mở của nước Đức

migrant-boy-with-german

Nguồn: Dominique Moisi, “The Roots of German Openness”, Project Syndicate, 18/09/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Đức, Đức,” hàng nghìn người tị nạn, đối mặt với sự thiếu thiện chí không kiêng dè của các cơ quan chính quyền Hungary, đã hò hét như vậy ngay trước ga đường sắt Keleti của thủ đô Budapest. Họ đang mơ về nước Đức – không phải bất kỳ một quốc gia châu Âu nào khác mà cụ thể là nước Đức – như cách mà hơn một thế kỷ trước đây những người nghèo châu Âu trốn chạy sự đau khổ – và trong một vài trường hợp là trốn chạy các cuộc tàn sát – mơ về nước Mỹ.

Điều này thể hiện một sự thay đổi mạnh mẽ so với quá khứ. Thật là một sự tương phản rõ ràng giữa bức ảnh chụp gần 80 năm trước tại khu ổ chuột Vác-sa-va, trong đó có một cậu bé người Do Thái với đôi tay giơ cao ​​và đôi mắt sợ hãi, và một bức ảnh được chụp cách đây vài ngày tại Munich có hình một cậu bé tị nạn mỉm cười, đầu được bảo vệ bằng một chiếc mũ cảnh sát. Với cậu bé đầu tiên, Đức nghĩa là một cái chết chắc chắn; còn đối với cậu bé thứ hai, nước Đức đem lại hy vọng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Continue reading “Nguồn gốc sự cởi mở của nước Đức”

Ai chịu thiệt hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu?

climate-change

Nguồn: Bill Gates, “Who Will Suffer Most from Climate Change?”, Project Syndicate, 01/9/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cách đây vài năm, Melinda và tôi có đến thăm một nhóm nông dân trồng lúa ở Bihar (Ấn Độ), một trong những vùng dễ gặp lũ lụt nhất cả nước. Tất cả họ đều rất nghèo và phụ thuộc vào lúa gạo – thứ mà họ sản xuất để nuôi sống và chu cấp cho gia đình. Khi những trận mưa kèm gió mùa đến mỗi năm, những con sông sẽ đầy nước, đe dọa làm ngập lụt những nông trại và hủy hoại mùa màng.  Tuy nhiên, họ sẵn sàng đánh cược mọi thứ cho xác suất rằng trang trại của họ sẽ không bị ảnh hưởng. Đó là một canh bạc mà họ thường thua cuộc. Mùa màng thất bát, họ sẽ chạy vào thành phố tìm kiếm những công việc lặt vặt để nuôi gia đình. Tuy nhiên, chỉ trong khoảng một năm, họ trở nên nghèo hơn lúc họ mới rời khỏi làng quê và sẵn sàng quay lại nghề nông. Continue reading “Ai chịu thiệt hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu?”

Tại sao người nhập cư là cần thiết đối với châu Âu?

Part-REF-TS-Par8192334-1-1-0

Nguồn: Ian Buruma, “Necessary Migrants”, Project Syndicate, 07/09/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thật ấm lòng khi đáp xuống nước Đức, nơi các cổ động viên bóng đá giương cao biểu ngữ chào đón dòng người tị nạn từ vùng Trung Đông vốn đang bị chiến tranh tàn phá. Đối với những người tuyệt vọng và bị áp bức, những người sống sót qua chiến tranh và cướp bóc, Đức là vùng đất hứa mới.

Ngay cả những tờ báo lá cải ở Đức vốn không có xu hướng đăng những điều tốt đẹp cũng đang khuyến khích giúp đỡ người tị nạn. Trong khi các chính trị gia ở Anh và các nước khác tỏ vẻ lo lắng nhưng không có hành động thực chất nào và phân bua tại sao chỉ cần một số lượng nhỏ người Syria, Libya, Iraq hay Eritrea nhập cư có thể gây nguy hiểm rất lớn cho tổ chức xã hội của các nước này, thì “Mama Merkel” (Mẹ Merkel) đã hứa rằng Đức sẽ không từ chối bất kỳ một người tị nạn thực sự nào. Continue reading “Tại sao người nhập cư là cần thiết đối với châu Âu?”

Khủng hoảng di dân: Cái giá cho sự thờ ơ của châu Âu

schrank_immigration

Nguồn: Bernard-Henry Lévy, “The Price of European Indifference, Project Syndicate, 31/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tranh cãi xung quanh vấn đề nhập cư của châu Âu đang diễn ra theo một chiều hướng đáng lo ngại.

Câu chuyện bắt đầu với sự hình thành của một khái niệm chung chung (một sự rắc rối về pháp lý), đó là “người di cư”. Khái niệm này làm mờ đi sự khác biệt vốn quan trọng về mặt luật pháp giữa di cư kinh tế và di cư chính trị, giữa những người tìm cách thoát ly sự nghèo đói và những ai bị xua đuổi khỏi quê hương bởi chiến tranh. Không giống những di dân kinh tế, những người chạy trốn áp bức, khủng bố và thảm sát có quyền tị nạn không thể bị chối từ, và điều này liên quan đến nghĩa vụ của cộng đồng quốc tế phải cung cấp nơi trú ẩn vô điều kiện cho họ. Continue reading “Khủng hoảng di dân: Cái giá cho sự thờ ơ của châu Âu”

Những điều cần biết về khủng hoảng di dân châu Âu

migrants_austria_640x360_reuters_nocredit

Tác giả: Nguyễn Phương Mai

Cuộc khủng hoảng tị nạn ở châu Âu đang leo thang

Liên tiếp các thảm cảnh trên bộ và trên thuyền được cập nhật từng giờ. Làn sóng thông tin này tạo sức ép lớn, khiến bối cảnh của bức tranh tị nạn thay đổi liên tục, trong đó có cả những quyết định lớn của quan chức chính phủ.

Bức hình cậu bé 3 tuổi nằm chết úp mặt trên bờ cát khiến thủ tướng Anh ngay lập tức thay đổi chính sách về người tị nạn. Tuy nhiên, cũng chính những hình ảnh đau thương này có thể khiến chúng ta phản ứng hoàn toàn dựa trên cảm tính.

Để tránh việc phán xét thiếu cơ sở, sau đây là một số kiến thức và thông tin thực tế cơ bản để chúng ta có thể nhìn nhận cuộc khủng hoàng này một cách toàn diện và khách quan: Continue reading “Những điều cần biết về khủng hoảng di dân châu Âu”

Chống tham nhũng sẽ không chấm dứt đói nghèo

Corruption_Biology

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Fighting Corruption Won’t End Poverty,” Project Syndicate, 24/07/2015.

Biên dịch: Vũ Đình Khanh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các quốc gia nghèo khó là bởi chính phủ của họ tham nhũng. Và, trừ khi những nước này đảm bảo được rằng tài nguyên quốc gia không bị đánh cắp, và quyền lực công không bị sử dụng cho mục đích cá nhân, thì họ sẽ còn nghèo mãi, đúng không?

Quả là một ý tưởng hấp dẫn để chúng ta tin vào. Suy cho cùng, đây là dòng quan điểm cho rằng triển vọng về sự thịnh vượng cũng đồng nghĩa với việc đấu tranh chống lại bất công. Như Giáo hoàng Francis đã nói trong một chuyến thăm châu Mỹ Latinh gần đây: “tham nhũng là sâu mọt, là chứng hoại tử của loài người.” Những kẻ tham nhũng xứng đáng bị “buộc vào đá rồi ném xuống biển.”

Có lẽ họ đáng bị thế thật. Nhưng điều đó không nhất thiết giúp các quốc gia trở nên thịnh vượng hơn. Continue reading “Chống tham nhũng sẽ không chấm dứt đói nghèo”

Điều gì diễn ra sau thỏa thuận hạt nhân với Iran?

maxresdefault (2)

Nguồn: Volker Perthes, “After the Iran Deal,” Project Syndicate, 14/07/2015.

Biên dịch: Trần Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau 12 năm đàm phán dai dẳng, Iran và nhóm nước “P5 +1” (Trung Quốc, Pháp, Nga, Hoa Kỳ, và Anh, cộng với Đức) đã đạt được một thỏa thuận toàn diện nhằm giới hạn chương trình phát triển năng lực hạt nhân của Iran trong mục đích phi quân sự. Để đổi lại sự hợp tác của mình, Iran cuối cùng được dỡ bỏ khỏi các lệnh trừng phạt mà Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu, và Mỹ đã áp đặt nhiều năm nay. Đây là một thành công ngoại giao rất lớn.

Tất nhiên, các cuộc đàm phán đã vấp phải nhiều chỉ trích từ Quốc hội Mỹ và Quốc hội Iran, cũng như Ả Rập Xê-út, Israel, và thậm chí cả Pháp. Nhưng những lợi ích tiềm năng mà thỏa thuận mang lại là không thể phủ nhận. Continue reading “Điều gì diễn ra sau thỏa thuận hạt nhân với Iran?”

“Bẫy không bị trừng phạt”: Lý do khiến tham nhũng lan tràn

corruption

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The Impunity Trap”, Project Syndicate, 03/06/2015

Biên dịch: Nguyễn Văn Đức | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thế giới của chúng ta là một thế giới của sự không bị trừng phạt. Những cáo buộc tham nhũng đã đầy rẫy ở FIFA trong nhiều thập niên, mà đỉnh điểm là các lời buộc tội đối với các quan chức tại nhiệm và các cựu quan chức tuần trước. Tuy nhiên Chủ tịch FIFA Sepp Blatter đã tái đắc cử bốn lần, bao gồm cả lần sau khi các lời buộc tội đã được đệ trình (lên cơ quan tố tụng). Đúng vậy, Blatter cuối cùng cũng từ chức, nhưng chỉ sau khi ông ta và hàng tá thành viên của liên đoàn một lần nữa tỏ rõ sự khinh thường đối với sự trung thực và luật pháp.

Chúng ta chứng kiến kiểu hành xử này trên khắp thế giới. Hãy xem xét trường hợp Phố Wall. Vào năm 2013 và 2014, JPMorgan Chase chi hơn 20 tỷ đôla tiền phạt cho các hành động tài chính phi pháp; tuy nhiên giám đốc điều hành đã mang về 20 triệu đô la tiền lương trong cả năm 2014 lẫn 2015. Hay hãy xem xét các vụ bê bối tham nhũng ở Brazil, Tây Ban Nha, và nhiều quốc gia khác, những nơi mà chính phủ vẫn nắm quyền kể cả sau khi tham nhũng cấp cao trong đảng cầm quyền bị phanh phui. Continue reading ““Bẫy không bị trừng phạt”: Lý do khiến tham nhũng lan tràn”

Đã đến lúc G2 thay thế G7?

us_china_flags-100525862-primary.idge

Nguồn: Joschka Fischer, “The Irrelevant Seven”, Project Syndicate, 23/06/2015.

Biên dịch: Hoàng Hải Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hội nghị thượng đỉnh G7 mới nhất đã diễn ra và kết thúc trong khung cảnh thơ mộng của vùng núi An-pơ, thuộc vùng Garmisch‑Partenkirchen nước Đức. Nhóm G8 không còn tồn tại nữa do nước Nga đã bị loại bỏ, diễn đàn nay chỉ bao gồm các cường quốc phương Tây cũ. Ở thời điểm mà việc xuất hiện của một số nền kinh tế lớn và đông dân như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia đang thách thức sự thống trị của các nước phương Tây, nhiều người tin rằng hệ thống quốc tế hiện tại đã đến lúc cần phải đại tu.

Thực tế, một trật tự thế giới mới gần như chắc chắn và sẽ sớm xuất hiện.  Hình hài của nó sẽ được quyết định bởi hai hiện tượng chính yếu là toàn cầu hóa và số hóa.

Toàn cần hóa đang làm cho các nền kinh tế vốn chưa công nghiệp hóa hoàn toàn được hưởng những lợi ích của công nghiệp hóa và trở nên hội nhập với thị trường toàn cầu – một xu hướng đã xác định lại sự phân công lao động toàn cầu và làm biến đổi các chuỗi giá trị. Cuộc cách mạng trong công nghệ truyền thông số củng cố thêm sự chuyển biến này. Continue reading “Đã đến lúc G2 thay thế G7?”

Tại sao Mỹ nên tham gia AIIB?

america-tests-out-a-new-whining-offensive-in-asia-1426615286

Nguồn: Paolo Mauro, ‘Why America Should Join the AIIB’, Project Syndicate, 12/06/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hoa Kỳ, cùng với Canada và Nhật Bản, đã vắng mặt khỏi các cuộc bàn thảo về việc thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Tổng cộng có 57 quốc gia – từ châu Âu, châu Á và Mỹ Latinh – đã tham gia ngân hàng do Trung Quốc khởi xướng với mục tiêu chi 100 tỷ USD vào các tuyến đường bộ, đường sắt, cầu cống, bến cảng trên khắp khu vực (châu Á). Nhưng chính quyền Tổng thống Barack Obama vẫn không sẵn lòng tham gia – phần nhiều do sự hoang mang, lo ngại về chính phủ Trung Quốc.

Việc tiếp tục giữ lập trường đó sẽ là một sai lầm. Mỹ có cơ hội để gây ảnh hưởng đến thiết kế của AIIB mà không trông có vẻ như là đang bơi ngược dòng. Để đổi lại việc tham gia vào định chế này, chính quyền Obama có thể và nên yêu cầu rằng AIIB cần tập trung vào cung cấp tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng nào giúp làm giảm lượng khí thải CO2 và đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường cao nhất. Continue reading “Tại sao Mỹ nên tham gia AIIB?”

Hiệp ước Nam Cực (Antarctic Treaty)

antarctica_2642820b

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hiệp ước Nam Cực là hiệp ước được ký kết năm 1959 bởi 12 quốc gia, bao gồm 7 quốc gia có yêu sách lãnh thổ ở khu vực Nam Cực (Achentina, Australia, Chile, Pháp, New Zealand, Na Uy, Liên hiệp Vương quốc Anh), 2 siêu cường (Mỹ, Liên Xô) cùng 3 nước khác (Bỉ, Nhật Bản và Nam Phi). Tất cả các nước này đều có các trạm nghiên cứu đặt trên lãnh thổ Nam Cực trong Năm Vật lý địa cầu quốc tế 1957-1958. Trong năm này, các quốc gia tham gia đã cùng nghiên cứu các hoạt động của điểm đen mặt trời và tác động của chúng đối với trái đất và khí quyển. Các nghiên cứu này đã dẫn tới những khám phá khoa học quan trọng, đặc biệt là khám phá ra lỗ thủng tầng ozone trong tầng khí quyển Nam Cực. Continue reading “Hiệp ước Nam Cực (Antarctic Treaty)”

Thảm cảnh của người Rohingya

20150606_blp504

Nguồn:The Plight of the Rohingyas”, The Economist, 01/06/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Dân tộc Rohingya thường được gọi là cộng đồng thiểu số bị ngược đãi nhất thế giới, và điều đó là có lý. Họ là nhóm người “không nhà nước” đơn lẻ lớn nhất trên thế giới, khoảng 1,5 triệu trong tổng số 10 triệu người (không nhà nước). Họ không có các quyền hợp pháp ở quốc gia nơi có khoảng 1,1 triệu trong số họ sinh sống, cụ thể là Myanmar. Không được bảo vệ, người Rohingya đã chịu đựng sự phân biệt đối xử và bạo hành trong hàng thập kỷ qua ở bang Rakhine miền Tây của Myanmar.

Điều này đã lên tới đỉnh điểm trong cuộc thanh trừng sắc tộc quy mô lớn đối với người Rohingya để đuổi họ ra khỏi Sittwe, thủ phủ của bang này, năm 2012. Sau đó khoảng 140.000 người trong số họ bị buộc phải vào các trại tị nạn bẩn thỉu. Nhiều người đã bắt đầu gọi đây là “tội ác diệt chủng” mới. Kể từ đó, hàng ngàn người đã cố gắng chạy trốn bằng thuyền để bắt đầu cuộc sống mới của họ ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Continue reading “Thảm cảnh của người Rohingya”

Bất bình đẳng, nhập cư, và đạo đức giả

immigrazione

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Inequality, Immigration, and Hypocrisy,” Project Syndicate, 08/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Linh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cuộc khủng hoảng di cư của châu Âu cho thấy một lỗ hổng căn bản, nếu không nói là một sự đạo đức giả vô cùng, trong cuộc tranh luận đang diễn ra về sự bất bình đẳng kinh tế. Chẳng phải sự tiến bộ thực sự cần phải ủng hộ cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người trên hành tinh này, chứ không chỉ cho những người trong số chúng ta có đủ may mắn để được sinh ra và lớn lên tại các quốc gia giàu có hay sao?

Nhiều người nghĩ rằng những nhà lãnh đạo của các nền kinh tế phát triển đang ủng hộ một tư tưởng đặc quyền. Nhưng sự đặc quyền này chỉ dừng lại ở đường biên giới: tuy họ coi sự tái phân phối (thu nhập) lớn hơn trong mỗi quốc gia đơn lẻ là một điều hoàn toàn bắt buộc, nhưng những người sống ở các thị trường mới nổi hoặc ở các nước đang phát triển lại bị gạt ra ngoài. Continue reading “Bất bình đẳng, nhập cư, và đạo đức giả”

Làm thế nào để có thể hợp tác quốc tế về an ninh mạng?

hackers_11151627

Nguồn: Joseph S. Nye, “International Norms in Cyberspace,” Project Syndicate, 11/05/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng trước, Hà Lan đăng cai tổ chức Hội nghị toàn cầu về không gian mạng năm 2015, quy tụ gần 2.000 quan chức chính phủ, các viện nghiên cứu, các đại diện ngành công nghiệp, và các tổ chức khác. Tôi chủ trì một cuộc tọa đàm về hòa bình và an ninh mạng với nhóm cử tọa gồm một phó chủ tịch của Microsoft và hai bộ trưởng ngoại giao. Hội nghị “nhiều bên tham gia” này là bước mới nhất trong một loạt những nỗ lực để thiết lập quy ước xa lộ thông tin nhằm tránh xung đột trên không gian mạng.

Khả năng sử dụng Internet để tấn công gây hại đã được hình thành vững chắc. Nhiều nhà quan sát tin rằng chính phủ Mỹ và Israel đứng đằng sau một cuộc tấn công mạng trước đó để phá hủy máy ly tâm tại cơ sở hạt nhân của Iran. Continue reading “Làm thế nào để có thể hợp tác quốc tế về an ninh mạng?”

Tiến bộ xã hội quan trọng ra sao?

spi

Nguồn: Michael Porter, “Why Social Progress Matters,” Project Syndicate, 09/04/2015.

Biên dịch: Lưu Tuấn Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tăng trưởng kinh tế đã giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo và cải thiện cuộc sống của rất nhiều người khác trong vòng nửa thế kỷ qua. Tuy nhiên, ngày càng rõ ràng rằng một mô hình phát triển con người chỉ dựa vào sự tiến bộ của nền kinh tế không thôi là chưa đủ. Một xã hội mà thất bại trong việc giải quyết những nhu cầu cơ bản của con người, trang bị cho người dân để cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường, và tạo ra cơ hội cho nhiều người dân, thì không được coi là thành công. Tăng trưởng mang lại lợi ích cho tất cả người dân (inclusive growth) đòi hỏi cả tiến bộ kinh tế và tiến bộ xã hội.

Những cạm bẫy của việc chỉ tập trung vào một mình GDP là rõ ràng nếu nhìn vào các phát hiện của Chỉ số Tiến bộ Xã hội (SPI) năm 2015 được đưa ra vào ngày 9 tháng 4. Continue reading “Tiến bộ xã hội quan trọng ra sao?”

Cần thừa nhận vai trò Trung Quốc trong quản trị toàn cầu

?

Nguồn: Javier Solana, “China and Global Governance”, Project Syndicate, 30/3/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Xuân | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Rõ ràng biến động địa chiến lược nổi bật nhất trong hai thập niên vừa qua là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy vậy, phương Tây lại không thể chấp nhận việc Trung Quốc có một tầm ảnh hưởng tương xứng với sức mạnh của nước này trong hệ thống quản trị toàn cầu ngày nay, chưa nói đến các nền kinh tế lớn mới nổi khác. Nhưng điều này có khả năng sẽ phải thay đổi.

Hiện nay, Trung Quốc dựa vào các dàn xếp song phương để tăng cường can dự vào các quốc gia khắp châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Được hậu thuẫn bởi lượng dự trữ ngoại hối 3,8 nghìn tỉ USD, Trung Quốc đã cung cấp các khoản đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng để đổi lấy hàng hóa, qua đó biến mình trở thành nước cung cấp tài chính lớn nhất cho các nước đang phát triển, với việc Ngân hàng Phát triển Trung Quốc hiện đã cho vay nhiều hơn cả Ngân hàng Thế giới. Continue reading “Cần thừa nhận vai trò Trung Quốc trong quản trị toàn cầu”