Tam quốc diễn nghĩa: Vì sao đề cao Lưu Bị, hạ thấp Tào Tháo?

Vì sao Tam quốc diễn nghĩa, tiểu thuyết của La Quán Trung, tập trung ca ngợi Lưu Bị, Quan Vũ, Gia Cát Lượng, châm biếm Tào Tháo, nghiêng hẳn về nhà Thục Hán?

Có thể nói một lý do trụ cột là quan niệm về tính “chính thống” được các trí thức thời Tống, đặc biệt là Chu Hy, cổ vũ trong bối cảnh Trung Quốc bị chia năm xẻ bảy, và “ngoại tộc” đe dọa.

Tam quốc diễn nghĩa mô tả cục diện phân tranh một thế kỷ tại Trung Quốc, từ đời Hán Linh Đế (184) đến năm thứ nhất đời Vũ đế (Tư Mã Viêm) Tây Tấn (280).

Continue reading “Tam quốc diễn nghĩa: Vì sao đề cao Lưu Bị, hạ thấp Tào Tháo?”

Trần Phế Đế lên ngôi, Chiêm Thành liên tục quấy nhiễu Đại Việt

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Xương Phù

Ngày 13 tháng 5 [19/6/1377], Thượng hoàng Nghệ Tông cảm thương Vua em Duệ Tông chết vì việc nước, bèn cho con trưởng là Kiến Đức đại vương Hiện lên nối ngôi, trị vì được 11 năm [1377-1388] rồi bị phế, nên sử gọi là Phế Đế. Vua tự xưng là Giản Hoàng, đổi niên hiệu là Xương Phù năm thứ 1. Đại xá. Các quan dâng tôn hiệu là Hiến thiên thể đạo khâm minh nhân hiếu hoàng đế.

Lúc nhà Vua vừa mới lên ngôi, quân Chiêm Thành thừa thắng mang binh thuyền đến đánh phá Thăng Long. Khi quân giặc đến cửa biển Đại An [tại cửa sông Đáy Ninh Bình], thấy quân ta phòng bị nơi này cẩn mật; bèn từ cửa Thần Phù [chỗ giáp giới 2 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa] ngược theo sông Hồng, vào thành Thăng Long cướp phá vơ vét: Continue reading “Trần Phế Đế lên ngôi, Chiêm Thành liên tục quấy nhiễu Đại Việt”

Vai trò của Australia trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Peter Edwards, “What Was Australia Doing in Vietnam?”, The New York Times, 04/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tháng 07/1967, Tổng thống Lyndon B. Johnson cử hai cố vấn chủ chốt của mình, Clark Clifford và Tướng Maxwell Taylor, đến Australia và New Zealand trong một nhiệm vụ khẩn cấp. Khi ấy, biểu tình đang diễn ra rầm rộ trên khắp các đường phố và trong khuôn viên nhiều trường đại học Mỹ. Phe chủ chiến và chủ hòa liên tục đối đầu tại Washington. Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara dự định từ chức, ngấm ngầm thừa nhận rằng chính sách Việt Nam của mình đã thất bại.

Giữa tình trạng hỗn loạn này, Tướng William C. Westmoreland lại yêu cầu lượng quân tiếp viện đáng kể, khoảng 400.000 người vào đầu năm. Để nhận được cái gật đầu tăng quân số từ một Quốc hội ngày càng chống đối, Johnson phải chứng minh rằng các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là các nền dân chủ như Australia và New Zealand vốn sẽ tự trang trải kinh phí, đã sẵn sàng thực hiện cam kết của mình. Như lời Clifford nói với chính phủ New Zealand, “chỉ cần một binh sĩ New Zealand cũng có thể giúp tăng thêm 50 lính Mỹ.” Continue reading “Vai trò của Australia trong Chiến tranh Việt Nam”

Vua Trần Duệ Tông tử trận ở Đồ Bàn

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Long Khánh: 1373-1376

Vua Trần Duệ Tông tên húy là Kính, con thứ 11 của Vua Minh Tông, em Vua Nghệ Tông. Mẹ là Đôn Từ hoàng thái phi; sinh ngày mồng 2 tháng 6 năm Khai Hựu năm thứ 9 [30/6/1337]. Khi Nghệ Tông lánh nạn, việc cần vương quân lính, khí giới đều do công sức của nhà Vua cả, vì thế Nghệ Tông nhường ngôi cho. Vua trị vì 4 năm, thọ 41 tuổi.

Tháng Giêng, năm Long Khánh thứ 1 [24/1-22/2/1373] (Minh Hồng Vũ thứ 6). Tôn thượng hoàng Nghệ Tông làm Quang Hoa Anh Triết thái thượng hoàng đế; truy tôn Thục đức hoàng hậu làm Thuận từ hoàng thái hậu. Thượng hoàng khi mới lên ngôi, bà nguyên phi là Huệ Ý phu nhân mất ở phủ Kiến Xương [Thái Bình], truy phong làm Thục Đức Hoàng hậu; đến đây, nhà Vua được nhường ngôi, lại truy tôn làm Hoàng thái hậu. Continue reading “Vua Trần Duệ Tông tử trận ở Đồ Bàn”

Lý Quang Diệu: Tại sao Đặng Tiểu Bình quyết định tấn công Việt Nam?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh rằng Trung Quốc nghĩ sao nói vậy. Người Trung Quốc không bao giờ che giấu quan điểm của mình, nói như đinh đóng cột [nguyên văn: nói một câu là một câu]. Trong Chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc đã ra tuyên bố rằng một khi Mỹ áp sát sông Áp Lục thì Trung Quốc không thể ngồi xem bỏ qua. Ngược lại, người Mỹ đã phớt lờ [tuyên bố đó]. Trên chính sách ngoại giao, người Trung Quốc nghĩ thế nào thì phát biểu thế ấy. Viên phiên dịch nói, Đặng Tiểu Bình không có điều gì cần bổ sung về phía Đảng Cộng sản. Thực ra, điều Đặng Tiểu Bình nói bằng tiếng Trung là ông đã “không còn hứng thú nhắc lại”.

Ông cho biết có hai nguyên nhân khiến Trung Quốc một lần nữa phải nói rõ chính sách Hoa kiều: Thứ nhất, các hành động chống Trung Quốc của Việt Nam; thứ hai, dựa trên những cân nhắc nội bộ của Trung Quốc, điều này có liên quan đến tác hại còn lại của Bè lũ Bốn Tên trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Continue reading “Lý Quang Diệu: Tại sao Đặng Tiểu Bình quyết định tấn công Việt Nam?”

Lý Quang Diệu yêu cầu Đặng Tiểu Bình ngừng kích động người Hoa

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Liên hợp lại cô lập “Gấu Bắc cực”

Trung Quốc yêu cầu các nước Đông Nam Á liên hợp với Trung Quốc cô lập “Gấu Bắc cực”. Thực ra, ngược lại, điều các nước láng giềng của chúng ta [tức của Singapore] cần làm lại là đoàn kết các nước Đông Nam Á để cô lập “Rồng Trung Quốc”. Đông Nam Á không có cái gọi là “người Liên Xô ở nước ngoài” được Chính phủ Liên Xô ủng hộ gây ra các vụ nổi loạn cộng sản. Ngược lại, Đông Nam Á có những “người Hoa ở ngoài nước” [nguyên văn: hải ngoại Hoa nhân] được Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc khuyến khích và ủng hộ, gây nên mối đe dọa ở Thái Lan, Malaysia, Phlippines, và với mức độ thấp hơn, ở Indonesia. Huống chi là Trung Quốc còn công khai tuyên bố nước này có quan hệ huyết thống với người Hoa ở ngoài nước, thậm chí Trung Quốc còn qua mặt cả Chính phủ của nước có người Hoa sinh sống, trực tiếp kêu gọi người Hoa, thức tỉnh ý thức yêu nước của họ đối với Trung Quốc, xúi giục họ trở về Trung Quốc thực hiện “Bốn hiện đại hóa”. Continue reading “Lý Quang Diệu yêu cầu Đặng Tiểu Bình ngừng kích động người Hoa”

Bài học lịch sử về tình hình kinh tế – xã hội hậu đại dịch

Nguồn: “What history tells you about post-pandemic booms”, the Economist, 25/4/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Vào đầu những năm 1830, đại dịch tả gây ra thiệt hại nặng nề cho nước Pháp. Chỉ trong vòng một tháng, nó đã cướp đi sinh mạng của gần 3% dân số thủ đô Paris, các bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải và các bác sĩ thì lúng túng trước căn bệnh mới này. Đại dịch chấm dứt đã thúc đẩy sự phục hồi kinh tế với việc Pháp theo chân Anh bước vào kỷ nguyên cách mạng công nghiệp. Nhưng đối với những ai đã đọc tác phẩm Les Misérables (Những người khốn khổ) thì sẽ biết rằng đại dịch này cũng góp phần thúc đẩy một cuộc cách mạng khác. Người nghèo trong thành phố, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch, tỏ ra rất bất bình với thành phần giàu có, những kẻ chỉ biết trốn chạy về các vùng quê để tránh lây nhiễm bệnh. Pháp lâm vào vòng xoáy bất ổn chính trị suốt nhiều năm sau đó. Continue reading “Bài học lịch sử về tình hình kinh tế – xã hội hậu đại dịch”

Lý Quang Diệu kể chuyện Đặng Tiểu Bình nói về kế hoạch tấn công Việt Nam

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cuộc gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình là một trải nghiệm khó quên đối với tôi. Tháng 11 năm 1978, vị trưởng lão 74 tuổi ấy bước xuống từ chiếc máy bay Boeing 707 tại sân bay Paya Lebar. Ông có dáng dấp lanh lợi rắn rỏi, vóc người thấp nhỏ, cao chưa đầy 5 feet [1,52 m], mặc bộ đồ vải len màu vàng nhạt, bước đi thoăn thoắt. Duyệt đội danh dự xong, ông ngồi xe cùng tôi về toà biệt thự dùng làm nhà khách trong Phủ Tổng thống Singapore. Chiều hôm đó, chúng tôi có cuộc hội đàm chính thức tại phòng họp Chính phủ.

Trước đây, trong một lần tới Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, tôi từng nhìn thấy cái ống nhổ ở đấy. Vì vậy hôm nay tôi đã cho đặt một ống nhổ bằng sứ màu xanh và trắng bên cạnh chỗ ngồi của Đặng Tiểu Bình. Qua đọc báo, tôi biết ông có thói quen dùng ống nhổ. Mặc dù Phủ Tổng thống Singapore quy định không được hút thuốc trong phòng máy lạnh nhưng tôi vẫn đặc cách đặt chiếc gạt tàn thuốc lá cho ông ở chỗ dễ thấy. Tất cả những điều đó đều là sự chuẩn bị đón một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc. Tôi cũng biết chắc là quạt thông gió trong phòng họp đã được bật. Continue reading “Lý Quang Diệu kể chuyện Đặng Tiểu Bình nói về kế hoạch tấn công Việt Nam”

Tại sao Mỹ không thể thắng trong Chiến tranh Việt Nam?

Nguồn: Kevin Boylan, “Why Vietnam Was Unwinnable”, The New York Times, 22/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đầu những năm 2000, khi tôi còn làm việc ở Lầu Năm Góc, các cựu binh bị thương trên chiến trường Iraq và Afghanistan thường xuyên đi xe buýt đến Bệnh viện Walter Reed ở Đông Bắc Washington, D.C., để nhận huy chương. Thật đau lòng khi phải chứng kiến những người đàn ông và phụ nữ trẻ này, nhiều người trong số họ đã vĩnh viễn mất đi mắt, tay, chân hoặc thậm chí tứ chi, được đẩy trên những chiếc xe lăn trong tòa nhà.

Là một nhà sử học quân sự được đào tạo chuyên về Chiến tranh Việt Nam, tôi không thể không nghĩ về cuộc chiến ấy khi nhìn các cựu binh từ từ đi xuống dọc hành lang Lầu Năm Góc. Và tôi không phải là người duy nhất. Nhiều cái tên nổi bật trong chính phủ, quân đội và truyền thông đã đem những cuộc chiến mới này so sánh với Chiến tranh Việt Nam, và thật ngạc nhiên khi có nhiều người cho rằng bài học thuở xưa chứa đựng hy vọng về một chiến thắng ở Iraq. Continue reading “Tại sao Mỹ không thể thắng trong Chiến tranh Việt Nam?”

Nhà Trần dưới thời Vua Trần Nghệ Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Thiệu Khánh: 1370-1372

Tháng 11 năm Thiệu Khánh thứ nhất [19/11-18/12/1370] (Minh Hồng Vũ năm thứ 3). Cung định vương Phủ lên ngôi Vua tại phủ Kiến Hưng [Nam Định], miếu hiệu là Nghệ Tông, mang quân về thành Thăng Long, vào thành bái yết nhà Thái miếu, nhà vua nói:

Việc ngày nay thật vượt ngoài ý tôi định liệu. Chỉ vì cớ nghĩ đến xã tắc, nên không thể từ chối được. Xét mình lỗi đạo hiếu trung, lòng những hãi hùng hổ thẹn. Vậy xin giảm bỏ sự cao sang để gọi là đáp lại sơ tâm đôi chút“. Cương Mục, Chính Biên, quyển 10.

Vua bèn ra lệnh: phàm các xe kiệu và đồ dùng đều sơn đen, không được trang sức bằng vàng son, châu báu và màu đỏ. Nhà vua lại dụ bảo quần thần rằng: Continue reading “Nhà Trần dưới thời Vua Trần Nghệ Tông”

Vai trò Chương trình Vay-Thuê của Mỹ trong Thế chiến II

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chương trình Cho vay-Cho thuê (Lend-Lease Program, sau đây viết là Chương trình Vay-Thuê) nhằm cung cấp vật tư thiết bị quân sự của Mỹ cho các nước Đồng minh trong Thế chiến II là một chủ trương đối ngoại sáng suốt do Chính phủ của Tổng thống F. D. Roosevelt đề xuất và thực hiện, từng góp phần quan trọng giúp phe Dân chủ đánh thắng phe Phát xít, đồng thời nâng cao đáng kể vị thế của nước Mỹ trên chính trường thế giới trong và sau Thế chiến II.

Ý tưởng của Chương trình Vay-Thuê ra đời trong hoàn cảnh rất khó khăn, khi đa số dân Mỹ hồi ấy tán thành quan điểm cho rằng chớ bao giờ để nước mình bị lôi cuốn vào các tranh chấp địa chính trị ở bên ngoài Tây bán cầu. Dưới sức ép của các nghị sĩ theo chủ nghĩa biệt lập được đông đảo cử tri hậu thuẫn, Quốc hội Mỹ đã lần lượt thông qua 3 Đạo luật Trung lập (Neutrality Acts) vào các năm 1935, 1936 và 1937, bất chấp một thực tế là trong thời kỳ đó ngọn lửa chiến tranh ở châu Âu do chủ nghĩa phát xít nhen nhóm đang bốc lên ngày một cao. Continue reading “Vai trò Chương trình Vay-Thuê của Mỹ trong Thế chiến II”

Vì sao Trung Quốc từ nhà Tần đến nhà Thanh không phải xã hội phong kiến?

Tác giả: Hứa Tiểu Niên (Trung Quốc) | Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Có thể coi đây là “oan sai” lớn nhất trong giới nghiên cứu lịch sử Trung Quốc. Trong suốt hai nghìn năm từ thời Tần Thủy Hoàng đến thời Tuyên Thống Đế nhà Thanh, xã hội Trung Quốc rõ ràng được đặt dưới bộ máy triều đình chuyên chế, nhưng đã bị “ép uổng” trở thành xã hội phong kiến và sự nhầm lẫn tai hại này cho tới nay vẫn đang lan truyền khắp thế giới. Việc sửa chữa sai lầm này đúng lúc và nhận định bản chất của hai nghìn năm này một cách chính xác không chỉ giúp làm rõ nguyên do khiến xã hội Trung Quốc phát triển trì trệ trong một thời gian dài, mà còn đóng góp một lối tư duy hoàn toàn mới cho sự chuyển đổi nghiên cứu từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại.

Vậy “phong kiến” là gì? Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Britannica, thuật ngữ “chế độ phong kiến” (Feudalism) xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 17 và được dùng để miêu tả xã hội Tây Âu thời Trung cổ. Trong nhiều tác phẩm và nghiên cứu khác nhau, nghĩa của từ này không hoàn toàn tương đồng. Nghĩa rộng nhất của nó bao hàm tất cả quan hệ kinh tế, luật pháp, chính trị và xã hội ở Tây Âu trong thời Trung cổ, trong khi nghĩa hẹp nhất được dùng để chỉ mối quan hệ khế ước giữa các lãnh chúa (Lords) và chư hầu (Vassals). Continue reading “Vì sao Trung Quốc từ nhà Tần đến nhà Thanh không phải xã hội phong kiến?”

Claire Lee Chennault: Người hùng của Phi đội Hổ Bay

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong cuộc trưng cầu ý dân nhân dịp 50 năm chiến thắng phát xít, khi được đề nghị chọn 2 anh hùng của cuộc Đại chiến Thế giới lần thứ II, đa số người Mỹ đã chọn Dwight D. Eisenhower là anh hùng trên chiến trường châu Âu (về sau được bầu làm Tổng thống Mỹ), và Claire Lee Chennault là anh hùng trên chiến trường châu Á -Thái Bình Dương. Nhân dịp đó, một con tem in hình Chennault đã được phát hành.

Chennault dưới cái tên tiếng Hoa Trần Nạp Đức (陳 納 德) hoặc Trần Tướng quân đã trở nên quá quen thuộc với người Trung Quốc, họ coi ông là một ân nhân tình sâu nghĩa nặng. Continue reading “Claire Lee Chennault: Người hùng của Phi đội Hổ Bay”

Nhà Trần loạn lạc dưới thời Dương Nhật Lễ

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Đại Định: 1369-1370

Sau khi Vua Dụ Tông mất, vào tháng sau [4/7-2/8/1369] sách lập Dương Nhật Lễ lên làm Vua. Nhật Lễ là con hờ của Cúc túc vương Nguyên Dục anh ruột Vua Dụ Tông; chắc Dụ Tông không biết điều thầm kín này, nên lập làm Vua:

Tháng 6. Huệ Từ [Hiến Từ, theo Toàn Thư] thái hậu lập Dương Nhật Lễ làm vua. Trước kia, người phường trò, tên là Dương Khương, diễn tích Tây vương mẫu dâng quả bàn đào, vợ hắn đóng vai Tây vương mẫu. Cung Túc vương Nguyên Dục cảm nàng đẹp, lấy làm vợ. Khi ấy nàng đang có mang; rồi sinh ra Nhật Lễ. Nguyên Dục nhận làm con mình. Kịp khi Dụ Tông mất, không có con kế tự, có để di chiếu cho Nhật Lễ nối ngôi. Quần thần bàn rằng: Continue reading “Nhà Trần loạn lạc dưới thời Dương Nhật Lễ”

Đằng sau vụ thử thành công bom khinh khí lần đầu của Trung Quốc

Tác giả: Bành Kế Siêu (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

8h20 sáng ngày 17/06/1967, Trung Quốc thử thành công trái bom khinh khí đầu tiên. Bầu trời La Bố Bạc [Lop Nor, một vùng có nhiều hố, hồ muối nhỏ nằm giữa sa mạc Taklamakan và sa mạc Kuruktag ở phía Đông Khu Tự trị Uigur Tân Cương] đồng thời xuất hiện hai vừng “Mặt Trời”, một trong đó còn sáng hơn cả ánh sáng của 1000 Mặt Trời. Nửa đêm hôm ấy, đông đảo dân Bắc Kinh ùa ra đường phố diễu hành chúc mừng vụ thử thành công.

Một tờ  báo Anh bình luận: Lại một lần nữa, Trung Quốc làm phương Tây sửng sốt: thời gian thực hiện vụ nổ bom khinh khí đầu tiên rút ngắn được từ 6 đến 12 tháng so với dự kiến, thời gian cần dùng để từ bom nguyên tử tiến đến bom khinh khí ngắn hơn bất cứ cường quốc hạt nhân nào. Continue reading “Đằng sau vụ thử thành công bom khinh khí lần đầu của Trung Quốc”

Đại Việt dưới thời Vua Trần Dụ Tông (1341-1369)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên Hiệu: Thiệu Phong:1341-1357; Đại Trị: 1358-1369

Vua Hiến Tông lên ngôi lúc 13 tuổi, mất năm 23 tuổi; trị vì 11 năm. Năm 1341, Thượng hoàng Minh Tông cho con thứ của bà chánh cung Huệ Từ hoàng thái hậu tên là Hạo, mới 6 tuổi lên nối ngôi; xưng là Dụ Hoàng, tức vua Dụ Tông. Vua Dụ Tông trị vì được 29 năm, dùng 2 niên hiệu Thiệu Phong và Đại Trị.

Tháng 8 năm Thiệu Phong thứ nhất [12/9-10/10/1341] (triều Nguyên, Chí Chính năm thứ nhất); sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu biên soạn Triều ĐiểnHình T.

Tháng 3 năm Thiệu Phong thứ 2 [6/4-4/5/1342] (Nguyên, Chí Chính năm thứ 2) xét duyệt các quan văn võ và những kẻ bị lưu đày. Continue reading “Đại Việt dưới thời Vua Trần Dụ Tông (1341-1369)”

Đại Việt dưới thời Vua Trần Hiến Tông (1329-1341)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên Hiệu: Khai Hựu.

Vua Hiến Tông tên húy là Vượng, con thứ của Minh Tông. Lên ngôi lúc 13 tuổi, mất năm 23 tuổi; trị vì lúc còn nhỏ tuổi, nên việc quan trọng đều do Thượng hoàng Minh Tông quyết định.

Năm Khai Hựu thứ nhất [1329], sau khi đã nhường ngôi, Thượng hoàng lui về ở hành cung phủ Thiên Trường, mỗi khi các hoàng tử vào chầu, Thượng hoàng thường bình luận đến nhân vật bản triều để răn bảo. Có lần Uy Túc vương Văn Bích nói:

Bàn luận nhân vật để dạy hoàng tử, chỉ nên nói đến việc của người hay, còn việc người dở hãy gạt bỏ đi, không nên nói để người nghe bắt chước.”

Thượng hoàng bảo:

Việc làm của kẻ hay, người dở đều nên bàn đến cả, không thể gác bỏ thiên lệch được; nếu con ta quả là người hiền, thì nghe việc hay tất theo mà bắt chước, nghe việc dở tất ghét mà tránh đi, thế thì kẻ hay người dở đều có thể làm gương cả.” Continue reading “Đại Việt dưới thời Vua Trần Hiến Tông (1329-1341)”

Vì sao người Trung Quốc vô duyên với tự do dân chủ?

Tác giả: Tiêu Kiện Sinh (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thập niên 1980 tôi nảy ra ý nghĩ tái suy ngẫm một cách có hệ thống về lịch sử Trung Quốc. Hồi ấy nhiều người vẫn còn quen dùng quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp để xem xét các vấn đề lịch sử, lồng ghép lịch sử sống động vào trong cái khuôn phép giai cấp và đấu tranh giai cấp, tùy tiện xuyên tạc lịch sử, chia con người ra làm hai loại lớn là “cách mạng” và “phản động” để đánh giá người ta, không tôn trọng sự thực lịch sử. Tôi cảm thấy hiện tượng đó làm cho lịch sử bị đơn giản hóa và dung tục hóa.

Đến nay mấy chục năm đã trôi qua, lịch sử học của Trung Quốc đã có tiến bộ lớn. Nhưng trên nhiều vấn đề trọng đại, sử học Trung Quốc vẫn chưa có sự thay đổi thực chất, vẫn ở trong trạng thái tư tưởng hỗn loạn. Người nước ta không muốn triệt để suy ngẫm lại lịch sử của mình, cho nên không thể nhận thức chính xác các thành tựu văn minh trong lịch sử Trung Quốc, không học được các bài học kinh nghiệm thực sự hữu ích. Continue reading “Vì sao người Trung Quốc vô duyên với tự do dân chủ?”

Vai trò của Mục sư Martin Luther King trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: David J. Garrow, “When Martin Luther King Came Out Against Vietnam”, The New York Times, 04/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm mươi năm trước – và cũng là một năm trước khi ông bị ám sát – Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr. đã có bài phát biểu nặng chất chính trị nhất đời mình tại Nhà thờ Riverside ở khu Upper Manhattan. Đó là một cuộc tấn công mạnh mẽ nhắm vào cách thức vận hành chiến tranh của chính phủ tại Việt Nam, so sánh các chiến thuật của Mỹ với chiến thuật của Đức Quốc xã trong Thế chiến II.

Bài phát biểu đã vấp phải sự lên án rộng rãi từ mọi thành phần chính trị, bao gồm cả chính New York Times. Nhiều lãnh đạo dân quyền, những người ủng hộ cuộc chiến và đang cố gắng níu giữ Tổng thống Lyndon B. Johnson làm đồng minh chính trị, đã dần xa lánh vị mục sư. Continue reading “Vai trò của Mục sư Martin Luther King trong Chiến tranh Việt Nam”

Đại Việt dưới thời Vua Trần Minh Tông (1314-1329)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Đại Khánh [1314-1323]; Khai Thái [1324-1329]

Tháng 3 năm Hưng Long thứ 22 [17/3-14/4/1314], Vua Anh Tông xuống chiếu truyền ngôi cho Thái tử là Mạnh tức Vua Trần Minh Tông; Minh Tông đổi niên hiệu thành Đại Khánh năm thứ nhất. Nhà Vua dáng dấp thanh lịch đẹp đẽ, Sứ giả nhà Nguyên trông thấy, khen rằng “Hình dáng nhẹ nhàng không khác gì một vị thần tiên”.

Sau khi được truyền ngôi, Vua sai bọn Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Ngộ sang báo cho nhà Nguyên hay.

Tháng 5, năm Đại Khánh thứ 2 [3/6-1/7/1315], xuống chiếu cấm trong một nhà cha con, vợ chồng và nô tì tố cáo lẫn nhau. Continue reading “Đại Việt dưới thời Vua Trần Minh Tông (1314-1329)”