Cuộc đời anh hùng tình báo Liên Xô Richard George

07

Tác giả: Nguyễn Đình

Ngày 4/10/2015, kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Richard George, anh hùng tình báo vĩ đại của Liên Xô nhưng cho tới tận hôm nay những bí mật về cuộc sống và hoạt động tình báo của ông vẫn còn được giữ kín.

Đa số những câu chuyện về ông đều được viết giống như các tiểu thuyết huyền thoại với nhiều tình tiết hư cấu và xuất hiện sau khi Nhật Bản công bố quyết định treo cổ ông, Trưởng nhóm tình báo Liên Xô ở Nhật, tại nhà tù Tokyo vào ngày 7/11/1944. Continue reading “Cuộc đời anh hùng tình báo Liên Xô Richard George”

Về Bảo Ân – con trai út của vua Bảo Đại

bao-an-1

Tác giả: Huy Phương

Nhiều người Việt Nam sống ở quận Cam nhiều năm nay nhưng ít người biết có một người con trai của Cựu Hoàng Bảo Ðại đang sinh sống tại nơi này.

Ðó là ông Nguyễn Phước Bảo Ân, con trai của bà Lê Phi Ánh, người vợ không hôn thú của cựu hoàng trong thời gian ở Ðà Lạt. Bà Phi Ánh có hai người con với cựu hoàng là bà Nguyễn Phúc Phương Minh sinh năm 1950 đã qua đời tại Mỹ cách đây vài năm và ông Bảo Ân, sinh năm 1951, đang sống tại thủ phủ tỵ nạn, Westminster.

Chúng tôi không gọi ông Bảo Ân bằng hoàng tử như trong văn bản triều đình mà gọi bằng “Mệ” theo lối xưng hô trong hoàng tộc: Con gái, con trai của vua được gọi bằng Mệ, hàng cháu là “Mụ” chứ không phải ai là Tôn Thất, Bửu, Vĩnh… đều được gọi bằng Mệ như nhiều người đã lầm tưởng. Continue reading “Về Bảo Ân – con trai út của vua Bảo Đại”

Cuộc đời thăng trầm của người phụ nữ quyền lực nhất Liên Xô

yekaterina-furtseva-1

Bà Yekaterina Furtseva không chỉ xinh đẹp, mà còn là người phụ nữ duy nhất được giữ những chức vụ cao nhất ở Liên Xô trước đây. Có lẽ vì vậy, những câu chuyện về sắc đẹp, tình yêu, con đường công danh của bà đã và vẫn luôn được quan tâm.

Con đường đến với đỉnh cao quyền lực

Dười thời Xôviết, nhiều phụ nữ đã được giữ những chức vụ cao, nhưng phần lớn không có thực quyền. Yekaterina Furtseva là một ngoại lệ, bà từng giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên Xô: Bí thư thứ nhất Thành ủy Moskva (1954-1957), Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị (1956-1957), Ủy viên Bộ Chính trị (1957-1961), Bí thư Trung ương Đảng (1956 – 1960), Phó Chủ tịch Xô viết Tối cao (1950-1962) và Bộ trưởng Bộ Văn hóa (1960-1974). Continue reading “Cuộc đời thăng trầm của người phụ nữ quyền lực nhất Liên Xô”

Biến cố đằng sau lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba

cuba-em

Nguồn: Peter Kornbluh & William M. Leogrande, “The Real Reason It’s Nearly Impossible to End the Cuba Embargo“, The Atlantic, 10/05/2014.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Bill Clinton đã thử tiếp xúc với Castro. Sau khi Havana bắn rơi hai máy bay Mỹ, tất cả đều tan vỡ.

Sự thù địch của Mỹ đối với Cuba và Dự luật Helms-Burton

Khởi đầu nhiệm kỳ tổng thống của Bill Clinton đánh dấu một sự thay đổi về thái độ (của Mỹ) đối với chính sách Cuba. Cá nhân ông Clinton hiểu sự điên rồ của thái độ thù địch mà nước Mỹ dành cho hòn đảo này. “Bất kỳ ai với nửa bộ não cũng có thể thấy rằng cấm vận là việc làm phản tác dụng,” sau này ông đã nói vậy với một người thân cận tại phòng Bầu Dục. “Điều đó gây khó khăn cho những chính sách tiếp xúc khôn ngoan hơn mà chúng ta đã theo đuổi trong quan hệ với một số quốc gia Cộng sản thậm chí ở thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh lạnh.” Continue reading “Biến cố đằng sau lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba”

Tại sao người Nhật mê đọc sách?

japan-books

Tác giả: Nguyễn Xuân Xanh

Không có thú vui nào trên thế giới có thể so sánh được với thú vui đọc sách. Khi người ta cảm nhận được sự đàm thoại riêng tư với thế giới người hiền, thì đó là thú vui duy nhất không lệ thuộc vào người khác. – Kaibara Ekken (1630-1714)

Chúng ta có thể nhân bản hơn bằng cách trở thành hoàn vũ hơn. – Okakura Tenshin (1862-1913)

Tóm tắt

Những lý do nào khiến dân tộc Nhật đã có một văn hoá đọc có thể nói vào bậc nhất thế giới? Văn hoá đọc này không phải chỉ bỗng dưng bùng nổ vào thời Minh Trị Duy Tân 1868 khi đất nước được mở cửa, hướng về phương Tây, mà có gốc rễ sâu xa từ thời Tokugawa 1600-1868, từ lúc dân tộc chỉ có văn hoá võ sĩ trên chiến trường, từ lúc thầy tu khoẻ mạnh cũng muốn ra trận để thi thố tài năng đi tìm hạnh phúc. Cách đây 300 năm Nhật Bản đã có những con số “khủng” về giáo dục và văn hoá đọc. Những lý do nào khiến cho một dân tộc võ sĩ lại trở thành mê đọc sách như thế? Và đọc sách để làm gì? Tại sao không phải các dân tộc có truyền thống văn sâu đậm như Trung Hoa hay Việt Nam mà lại một dân tộc có truyền thống võ như Nhật Bản? Continue reading “Tại sao người Nhật mê đọc sách?”

Lưu Thiếu Kỳ: Bi kịch ‘Người cầm lái số hai’

liushaoqi

Tác giả: Lưu Á Châu (Trung Quốc)[1] | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sách chép sử một thời đại thì không gián đoạn. Thông sử [sách chép sử nhiều thời đại kế tiếp nhau] thì gián đoạn không thông. Quá nửa các nhà sử học là nhà văn hạng hai, nhà tư tưởng hạng ba. Hiển nhiên họ chưa phát hiện quy luật đáng sợ này: Trên chính trường Trung Quốc, “Người cầm lái số hai” xưa nay bao giờ cũng có cuộc đời bi đát. Giở lịch sử các thời đại của Trung Quốc, rất ít vị Thừa tướng nào có kết cục tốt đẹp. “Làm bạn với vua như làm bạn với cọp” – tin rằng kinh nghiệm quý giá đánh đổi bằng xương máu này chủ yếu là do các vị Thừa tướng tổng kết được. Đây là lời tố cáo bằng máu và nước mắt của họ.

Lịch sử phát triển tới thế kỷ 20, phát triển đến tay Đảng Cộng sản Trung Quốc, quy luật này trở nên vững vàng không gì lay chuyển nổi. Continue reading “Lưu Thiếu Kỳ: Bi kịch ‘Người cầm lái số hai’”

Vì sao vua Gia Long trả thù tàn khốc nhà Tây Sơn?

nguyen-anh

Tác giả: Võ Hương An

Vua Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát, ngay cả việc đối với họ Trịnh, hai bên đánh nhau ròng rã 45 năm trời, vậy mà khi đã lấy được nước (1802), vẫn đối xử tốt với con cháu họ Trịnh chứ đâu đến cạn tàu ráo máng như với Tây Sơn?

Đôi nét lịch sử

Sau 25 năm chiến đấu kiên trì và gian khổ, ngày mồng 3 tháng 5 năm Tân Dậu (13/6/1801) Nguyễn Vương (vua Gia Long) tái chiếm kinh đô cũ Phú Xuân, đuổi vua tôi Cảnh Thịnh chạy dài ra Bắc. Một năm sau, ngày mồng 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1/6/1802), tuy chưa chính thức lên ngôi hoàng đế (1) nhưng theo lời đề nghị của bầy tôi, vua ban hành niên hiệu Gia Long, mở ra một triều đại mới của nhà Nguyễn. Continue reading “Vì sao vua Gia Long trả thù tàn khốc nhà Tây Sơn?”

Cuộc cách mạng dân chủ mùa thu đẫm máu của Hungary

hungaryrev

Tác giả: Hoàng Nguyễn

Ngày 23/10/2016, Hungary kỷ niệm lần thứ 60 cuộc cách mạng dân chủ mùa thu 1956. Một sự kiện mà như lời đánh giá của một nhân sĩ nổi tiếng đương thời của nước Hung, ông Bibó István – “Dân Hung đã đổ máu đủ nhiều để chứng tỏ cho thế giới thấy ước nguyện tự do và công lý của họ”. Lễ kỷ niệm năm 2016 được gọi bằng cái tên như “Năm của tự do Hungary“.

Từ khoảng cách sáu thập niên, nhìn lại, vẫn có thể bình tâm mà tán đồng với nhận định sau của tổng thống Mỹ John F. Kennedy dành cho Hungary: “Tự thuở khai thiên lập địa đến nay, chưa hề có một giờ khắc nào lại chứng tỏ rõ ràng hơn sự kiện năm 1956, rằng ước vọng tự do của con người là vĩnh cửu và bất diệt, cho dù nó phải đứng trước một kẻ thù mạnh hơn gấp bao nhiêu lần đi nữa…”. Continue reading “Cuộc cách mạng dân chủ mùa thu đẫm máu của Hungary”

Lịch sử Hồi giáo bị lãng quên của nước Anh

ukmuslimhistory

Nguồn: Jerry Brotton, “England’s Forgotten Muslim History,” The New York Times, 17/09/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vương quốc Anh đang chia rẽ hơn bao giờ hết. Đất nước này đã quay lưng lại với châu Âu, và nữ hoàng đã đặt mục tiêu (tập trung vào) thương mại với phương Đông. Mặc dù điều này nghe có vẻ giống nước Anh ngày nay, nhưng nó cũng mô tả đất nước này vào thế kỷ 16, trong thời kỳ hoàng kim của quốc vương nổi tiếng nhất nước Anh, Nữ hoàng Elizabeth I.

Một trong những phương diện bất ngờ nhất của nước Anh thời Elizabeth là chính sách ngoại giao và thương mại của nó được dẫn dắt bởi một liên minh sâu sắc với thế giới Hồi giáo, một sự thật dễ dàng bị ém đi bởi những người đang thúc đẩy luận điệu dân túy về chủ quyền quốc gia ngày nay. Continue reading “Lịch sử Hồi giáo bị lãng quên của nước Anh”

Vua triều Nguyễn chống tà thuật dị đoan như thế nào?

metindidoan

Trong những năm đầu trị quốc của hoàng đế Gia Long, cùng với nạn giặc giã, thú dữ hoành hành, vấn nạn mê tín dị đoan cũng là mối quan tâm hàng đầu của nhà vua. Trước tình trạng dân chúng bị nhiều đạo sĩ dùng tà thuật mê hoặc, đắm chìm trong cơn đại hồng thủy cầu đảo, quật mồ làm bùa chú, trù yểm hại người…, vị vua lập nên triều Nguyễn đã quyết liệt vào cuộc.

Đã hơn 200 năm trôi qua nhưng cuộc chiến chống tà đạo, trừ dẹp nạn mê tín trong dân gian của hoàng đế Gia Long và sau đó là người kế nghiệp, hoàng đế Minh Mạng, vẫn còn đẫm tính thời sự! Continue reading “Vua triều Nguyễn chống tà thuật dị đoan như thế nào?”

Nhìn lại diễn biến Hội nghị Fontainebleau 1946

fontainebleau

Tác giả: Đỗ Hoàng Linh

Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 được ký kết giữa Phính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa (DCCH) và Chính phủ Pháp là chủ trương sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh để tránh một lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù và tranh thủ thêm thời gian hòa bình, xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân non trẻ.

Tuy nhiên, phía Pháp luôn trì hoãn thi hành những điều khoản đã ký và thường xuyên vi phạm Hiệp định. Ngày 24-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Cao ủy Pháp D’Argenlieu trên tuần dương hạm Emile Bertin ở vịnh Hạ Long bàn về tiến trình thi hành Hiệp định.

Hai bên đã thống nhất ba điểm: Tháng 4-1946 sẽ có một phái đoàn Quốc hội Việt Nam thăm hữu nghị Quốc hội Pháp; Cùng thời gian đó sẽ có một cuộc họp trù bị giữa hai đoàn đại biểu Pháp và Việt; Sau phiên họp trù bị, nửa cuối tháng 5-1946 sẽ có một đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam DCCH sang Pháp để tiến hành thương thảo tại Paris. Continue reading “Nhìn lại diễn biến Hội nghị Fontainebleau 1946”

Mao Trạch Đông và Biến cố Thiên An Môn 1976

tiananmen1976

Tác giả: Lưu Á Châu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Mao Trạch Đông phát động cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, thả lũ ma quỷ ra khỏi chiếc bình của ông nhưng sau đấy không thể nào thu hồi lại chúng. Dân tộc [Trung Hoa] cổ xưa này nhiễm phải một cơn sốt điên cuồng chẳng khác ông già rơi vào lưới tình. Hỡi các bạn trẻ, hãy nghĩ tới tình cảnh bạn bị một bà lão điên cuồng theo đuổi mình. Hãy nhớ lấy đôi mắt cháy bỏng và cặp vú khô đét ấy. Đó là cuộc Đại Cách mạng Văn hóa. Continue reading “Mao Trạch Đông và Biến cố Thiên An Môn 1976”

Di sản bạo lực của cuộc chia cắt Ấn Độ – Pakistan

indiapak

Nguồn: William Dalrymple, “The Great Divide: The Violent Legacy of Indian Partition,” The New Yorker, 29/06/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng 8 năm 1947, khi cuối cùng người Anh cũng rời khỏi Ấn Độ sau hơn 300 năm ở đây, tiểu lục địa Ấn Độ bị chia cắt thành hai quốc gia-dân tộc độc lập: Ấn Độ với người Hindu chiếm đa số, và Pakistan với đa số người Hồi giáo. Lập tức, một trong những đợt di cư lớn nhất trong lịch sử loài người bắt đầu khi hàng triệu người Hồi giáo di dời sang Tây và Đông Pakistan (Đông Pakistan nay là Bangladesh) trong khi hàng triệu người theo đạo Hindu và đạo Sikh hướng về phía ngược lại. Hàng trăm ngàn người đã không thể sống sót trong chuyến đi.

Khắp tiểu lục địa Ấn Độ, các cộng đồng vốn chung sống với nhau trong gần một thiên niên kỷ đã tấn công nhau trong một đợt bùng nổ bạo lực sắc tộc đáng sợ, một bên là người Hindu và người Sikh và một bên là người Hồi giáo – một cuộc diệt chủng lẫn nhau bất ngờ và cũng chưa có tiền lệ. Continue reading “Di sản bạo lực của cuộc chia cắt Ấn Độ – Pakistan”

Nhìn lại đảo chính tháng 8/1991 tại Liên Xô sau 25 năm

yeltsin-gorbachev

Tác giả: Quang Dũng (tổng hợp)

Cuộc chính biến tháng 8-1991 là hệ quả tất yếu của quá trình chuyển đổi lệch hướng công cuộc cải tổ và công khai hóa, từng được Tổng bí thư Mikhail Gorbachev khởi xướng từ tháng 3-1985. Được “khua chiêng gióng trống” ầm ĩ, công cuộc cải tổ không những không chữa được những căn bệnh trầm kha của xã hội Xôviết mà cuối cùng lại còn giúp cho thế lực hữu khuynh, những kẻ thù giai cấp và đầy tham vọng cá nhân tận dụng triệt để trong việc kích động lực lượng phản kháng tác động đến phần lớn quần chúng đang mất dần niềm tin vào thể chế.

Chính biến tháng 8-1991 là tiếng chuông cáo chung đầu tiên cho sự sụp đổ của Liên bang Xôviết mà Tổng thống Nga Vladimir Putin từng gọi đây là “thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ”. Và hai nhân vật đóng vai trò tối quan trọng tạo nên thảm họa này là “kiến trúc sư” cải tổ Mikhail Gorbachev và “Sa hoàng Nga thời hiện đại” Boris Yeltsin. Continue reading “Nhìn lại đảo chính tháng 8/1991 tại Liên Xô sau 25 năm”

Stalin và vấn đề ký ức lịch sử của nước Nga

stalin

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, Stalin and Memory, Project Syndicate, 02/03/2003.

Biên dịch: Vũ Thành Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Oscar Wilde đã từng nói: “Bổn phận của chúng ta với lịch sử là viết lại nó”. Là một người Nga, tôi rất quen thuộc với việc viết lại lịch sử. Liên Xô đã dành ra cả một thế kỷ để sửa lại mụn trên mũi của Lênin, sửa lại số liệu thu hoạch nông nghiệp, và làm cho một Yuri Andropov bệnh tật[1] trông đỡ giống xác chết hơn. Nhưng đối với trường hợp của Stalin – người đã mất cách đây 50 năm -phần lớn chúng ta hiện nay viết lại lịch sử bằng cách giả vờ là một phần của nó chưa bao giờ xảy ra.

Đừng hiểu sai ý tôi: Stalin không hề biến mất như những người bị đưa đến trại lao động Gulag. Ông không hề bị xóa nhòa khỏi ký ức của chúng ta như cách mà Trotsky và Bukharin bị cắt ra khỏi những tấm ảnh gốc. Continue reading “Stalin và vấn đề ký ức lịch sử của nước Nga”

Tội ác chống lại lịch sử của Ba Lan

poland-camp

Nguồn: Shlomo Avineri, “Poland’s Crime Against History”, Project Syndicate, 07/09/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cha mẹ và tôi đến Tel Aviv một vài tháng trước khi Thế chiến II bắt đầu. Những thành viên còn lại trong đại gia đình của chúng tôi – gồm ba người ông và bà của tôi, bảy anh chị em của mẹ tôi, và năm người anh em họ của tôi – thì vẫn ở Ba Lan. Sau đó, tất cả họ đều bị sát hại trong Thảm sát Holocaust.

Tôi về thăm lại Ba Lan nhiều lần, nhưng luôn cảm thấy nơi này thiếu vắng sự hiện diện của người Do Thái. Những cuốn sách và bài viết của tôi được dịch sang tiếng Ba Lan. Bản thân tôi từng giảng bài tại Đại học Warsaw và Đại học Jagiellonian ở Krakow. Gần đây tôi còn được bầu làm một thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Ba Lan. Mặc dù tiếng Ba Lan của tôi không được tốt, lịch sử và văn hóa của đất nước này vẫn chẳng hề xa lạ với tôi. Continue reading “Tội ác chống lại lịch sử của Ba Lan”

Biên bản Hội đàm Thành Đô viết gì?

Tác giả: Ngô Hưng Đường (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cuộc gặp gỡ nội bộ lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và Việt Nam tiến hành lặng lẽ tại Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990. Tham gia cuộc gặp nội bộ này phía Trung Quốc có Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đương nhiệm Giang Trạch Dân và Thủ tướng Quốc Vụ Viện đương nhiệm Lý Bằng; phía Việt Nam có Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo chủ yếu của hai đảng, hai nước sau thời gian gián đoạn 13 năm.

Hồi đó tôi đang làm Trưởng Phòng Nghiên cứu của Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương ĐCSTQ, có tham gia cuộc gặp nói trên với tư cách cán bộ tùy tùng. Continue reading “Biên bản Hội đàm Thành Đô viết gì?”

Chuyến du lịch Việt Nam của vị Nga Hoàng cuối cùng

nikolai

Nếu có người đặt câu hỏi: Những yếu nhân cao cấp Nga nào từng đến Việt Nam, chắc chắn đa số người trả lời sẽ nêu tên Vladimir Putin và Dmitry Medvedev.

Có lẽ nhiều người không còn nhớ rằng trong thập niên 80, Mikhail Gorbachev cũng đã đến thăm Việt Nam, tuy lúc đó ông ta chưa phải là Tổng thống của Liên Xô mà mới là ủy viên Bộ Chính trị. Và ngay sau khi miền Bắc Việt Nam bắt đầu bị Mỹ ném bom, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Alexei Kosygin đã đến Hà Nội. Và cũng rất ít người hôm nay còn nhớ rằng, vào cuối những năm 50 của thế kỷ trước, có một nhân vật cao cấp đã đến thăm Việt Nam — đó là ông Kliment Voroshilov, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao, nhân vật quyền lực thứ 3 ở Liên Xô thời đó. Continue reading “Chuyến du lịch Việt Nam của vị Nga Hoàng cuối cùng”

Nhà ngoại giao Phạm Ngọc Thạch

pham-ngoc-thach

Tác giả: Khổng Đức Thiêm

Phạm Ngọc Thạch (1909-1968), sinh tại Sài Gòn, tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội năm 1935, về quê mở bệnh viện tư. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1939, là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 5-1945, có nhiều đóng góp cho phong trào Thanh niên Tiền phong. Tại Đại hội đại biểu Quốc dân Việt Nam họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), ông được cử vào Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Khi Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam tự cải tổ thành Chính phủ lâm thời, ông là một trong 15 thành viên của Nội các thống nhất, được cử giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế (28-8-1945), sinh hoạt đảng tại Chi bộ Văn phòng Chủ tịch Chính phủ. Trong biên bản các kỳ họp Hội đồng Chính phủ, nhiều ý kiến của ông được ghi nhận. Đáng chú ý nhất là đề nghị của ông tại phiên họp diễn ra vào chiều ngày 14-11-1945 về việc thành lập Ban Cố vấn tìm nhân tài cho đất nước để hưởng ứng bài báo Nhân tài và kiến quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa công bố trên tờ Cứu quốc phát hành buổi sáng. Căn cứ đề nghị của ông, đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ định bác sĩ Nguyễn Văn Luyện và các cụ Bùi Bằng Đoàn, Lê Hữu Từ, Ngô Tử Hạ, Lê Đại, Bùi Kỷ vào Ban Cố vấn. Continue reading “Nhà ngoại giao Phạm Ngọc Thạch”

Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt

china5bc

Tác giả: Trần Gia Ninh

Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vây?(1), nhiều người nghĩ chắc là ý kiến của những anh chàng người Việt nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa. Nhưng thật bất ngờ, những câu hỏi này và tương tự như vậy hiện là những chủ đề nóng của các diễn đàn tranh luận trên mạng Internet của người Trung Hoa, bằng tiếng Trung chứ không phải của người Việt.  Continue reading “Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt”