Ban-căng hóa (Balkanization)

Ottoman-Empire-Military-2

Tác giả: Đào Minh Hồng

Thuật ngữ Ban-căng hóa (Balkanization) được sử dụng bởi các sử gia và các nhà ngoại giao để diễn tả quá trình chia cắt có tính toán một lãnh thổ thành một số quốc gia độc lập với các dân tộc có xung đột lẫn nhau về lợi ích; mục đích là ngăn cản sự hình thành một lực lượng tập trung, thống nhất đe dọa người cai trị. Trong hoàn cảnh này, Ban-căng hóa có thể coi là một biến thể của châm ngôn thực dân “chia cắt và cai trị”.

Thuật ngữ Ban-căng hóa xuất phát từ tình hình trên bán đảo Ban-căng thời kỳ từ đầu thế kỷ 19 đến sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Trong khoảng thời gian này bán đảo Băn-căng vốn hầu hết nằm dưới sự cai trị của Đế chế Ottoman đã dần dần bị phân tách thành những quốc gia nhỏ độc lập. Continue reading “Ban-căng hóa (Balkanization)”

Khái quát về lịch sử nước Mỹ

Flag

Giới thiệu

Khái quát về lịch sử nước Mỹ là ấn phẩm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ấn bản đầu tiên (1949-1950) đã được hoàn tất theo sáng kiến của Francis Whitney, lúc đầu thuộc Văn phòng Thông tin Quốc tế của Bộ Ngoại giao và sau này là Cục Thông tin Hoa Kỳ (USIA). Richard Hofstadter, Giáo sư Sử học tại trường Đại học Columbia, và Wood Gray, Giáo sư Lịch sử Hoa Kỳ tại trường Đại học George Washington, là tư vấn học thuật. D. Steven Endsley thuộc trường Đại học Berkerley, California, soạn tài liệu bổ sung. Ấn phẩm này đã được cập nhật và hiệu chỉnh rất nhiều lần trong những năm qua bởi Keith W. Olsen, Giáo sư Lịch sử Hoa Kỳ tại trường Đại học Maryland, Nathan Glick, nhà văn và nguyên là biên tập viên tạp chí Dialogue của USIA, cùng nhiều người khác. Alan Winkler, Giáo sư Sử học tại trường Đại học Miami (Ohio), đã viết các chương về hậu Chiến tranh Thế giới Thứ hai cho các lần xuất bản trước. Continue reading “Khái quát về lịch sử nước Mỹ”

Hệ thống Thiên hạ của Trung Quốc: Lịch sử và hiện tại

ming-tribute-system-small

Tác giả: June Teufel Dreyer | Biên dịch: Phạm Trang Nhung

Bài liên quan: Ngoại giao Con đường Tơ lụa và sự xuyên tạc lịch sử

Khi Trung Quốc nổi lên như là một cường quốc kinh tế và quân sự vượt trội trên thế giới, một vài học giả Trung Quốc lại tiếc nuối nhắc về một thời kì khác, khoảng thế kỉ 5 trước Công nguyên, khi thiên hạ đã từng thái bình dưới sự cai trị của một hoàng đế đạo đức và nhân từ kiểu Nho gia. Những hồi tưởng về lịch sử này rõ ràng gợi ý rằng – dưới sự lãnh đạo của một nước Trung Quốc đức độ, người ta có thể quay trở lại thời kì hoàng kim.

Theo đó, hoàng đế nhân từ duy trì một pax sinica (nền hòa bình kiểu Trung Hoa) và cai trị thiên hạ (tianxia), hay toàn bộ thế giới dưới bầu trời này. Continue reading “Hệ thống Thiên hạ của Trung Quốc: Lịch sử và hiện tại”

Chế độ A-pac-thai (Apartheid)

Sotay

Tác giả: Trần Thanh Huyền

Khái niệm “a-pac-thai” (apartheid) xuất hiện từ năm 1917, nhưng chế độ chính trị a-pac-thai phải đến năm 1948 mới được chính thức thiết lập và tồn tại kéo dài cho đến năm 1994. Xét về mặt chính trị, chế độ a-pac-thai ở Nam Phi được chính thức hình thành từ thời điểm diễn ra cuộc bầu cử năm 1948. Đảng Dân tộc (The National Party – NP) lên cầm quyền với chương trình chính trị được tóm tắt trong khái niệm apartheid (phân biệt chủng tộc) hay apartness (phân lập). Chính sách phân lập đã loại tất cả những người không phải là da trắng ra khỏi các cơ quan quyền lực, trừ một số rất ít người da màu. Các cá nhân trong xã hội bị phân loại theo chủng tộc. Sự phân loại đó được thừa nhận về mặt pháp lý và được xây dựng thành luật để quản lý các nhóm người trong xã hội. Continue reading “Chế độ A-pac-thai (Apartheid)”

Bản sắc Do Thái

d12Ewf8ddSsbRoKwMumvzucd

Tại Israel, để là một người thực tế, bạn phải tin vào phép lạ”.[1]

-David Ben-Gurion (Thủ tướng đầu tiên của Nhà nước Israel hiện đại)

Từ khi Nhà nước Israel tuyên bố độc lập vào năm 1948, những đánh giá lịch sử về Israel thường chỉ đặt trọng tâm xoay quanh của các cuộc chiến nẩy lửa, các xung đột Ả Rập-Israel không bao giờ hết và các cuộc đàm phán ngoại giao bế tắc. Trọng tâm đó rất gây hiểu lầm. Israel đã trải qua nhiều cuộc chiến; Israel cũng luôn là mục tiêu của các cuộc tấn công khủng bố nhiều hơn bất kỳ một quốc gia nào khác; cũng là một thành viên tích cực trong nỗ lực kiến tạo hòa bình của Trung Đông trong nhiều thập niên. Tuy nhiên, các xung đột và thương lượng, mặc dù thường xuất hiện với tần suất rất cao trên các tiêu đề truyền thông hàng ngày, chỉ là một phần nhỏ của câu chuyện. Cuốn sách này “Câu chuyện Do Thái: từ Do Thái giáo đến Nhà nước Israel hiện đại” cho chúng ta nhìn thấy một bức tranh quan trọng hơn và bao quát hơn: thực tế của đất nước này và con người của nó là gì? Continue reading “Bản sắc Do Thái”

Nhật ký Lý Bằng viết về Hội nghị Thành Đô

thanhdo

Tác giả: Lý Bằng | Biên dịch : Nguyên Hải

 [Năm 1986]

Ngày 26 tháng 12, Thứ Sáu, trời âm u, có mưa

Tại Đại hội VI Đảng Cộng Sản Việt Nam [ĐCSVN], Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Đảng, thay cho nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời hồi tháng 7.

[Năm 1989]

Ngày 26 tháng 8, Thứ Bảy, trời âm u, có mưa

Hôm nay Việt Nam tuyên bố đã “rút toàn bộ quân đội” từ Campuchia. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vấn đề Campuchia, cũng quét sạch trở ngại cho việc bình thường hóa mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam. Continue reading “Nhật ký Lý Bằng viết về Hội nghị Thành Đô”

Thế chênh lệch sức mạnh và hòa bình thế giới

shutterstock_170988695

Tác giả: Richard Rosecrance | Biên dịch: Lê Xuân Hùng

Khi cán cân sức mạnh nghiêng về phía những người thiện tâm, mọi sự đều thiên về hướng tốt lành – ngay cả đối với những người Trung Quốc.

Mọi sự tập trung quyền lực quy mô lớn trong chính trị quốc tế tất yếu sẽ sụp đổ, hay ít ra đó là điều đa số các sử gia và các nhà phân tích chính sách theo chủ nghĩa hiện thực coi là minh triết. Bất cứ thế “chênh lệch sức mạnh” nào, dù dưới hình thức các đế quốc ở tầm khu vực hay quốc tế, các vương triều hay những hệ thống bá quyền khác, sớm muộn sẽ thất bại bởi thành công tất yếu của các nỗ lực đối trọng lại. Nếu như thiên nhiên căm ghét sự trống rỗng của chân không thì chính trị quốc tế lại đánh đổ những sự bất cân bằng; các vị bá vương và những kẻ dàn sức quá mức khác luôn gánh chịu những sự trừng phạt đích đáng. Continue reading “Thế chênh lệch sức mạnh và hòa bình thế giới”

Đọc “Mao: Câu chuyện không được biết”

maobook_edited

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Từ giữa năm 2005, cuốn tiểu sử này đã làm sôi nổi dư luận các nước nói tiếng Anh (xin đừng lầm với quyển “Mao: A life” của Philip Short, xuất bản năm 2001, vừa được dịch ra tiếng Pháp). Hai tác giả là vợ chồng: bà Jung Chang, sinh trưởng ở Trung Quốc, từng là một Hồng Vệ  Binh trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hoá, đã viết cuốn tự truyện về gia đình bà (“Hoang Nga” (Wild Swans) xuất bản năm 1991) được nhiều người khen, và ông Jon Halliday, sử gia người Anh, nguyên chủ biên tạp chí thiên tả New Left Review. Continue reading “Đọc “Mao: Câu chuyện không được biết””

“The Virgin Mary is Going South”: Refugee Resettlement in South Vietnam, 1954–1956

20110712-chia-cắt1

Source: Jessica Elkind, “The Virgin Mary is Going South”: Refugee Resettlement in South Vietnam, 1954–1956″, Diplomatic History, Vol. 38, No. 5 (2014), pp.987-1016.

In the months following the 1954 partition of Vietnam, nearly one million people fled their homes north of the seventeenth parallel, hoping for better and more secure lives in the south. Many of those fleeing had served in the French colonial administration and were Catholics, and they feared political or religious persecution under Ho Chi Minh’s government. South Vietnamese and American officials actively encouraged and supported the migration, despite the fact that the influx of northerners presented immediate challenges both to the southern government and to the partnership between Washington and Saigon. Continue reading ““The Virgin Mary is Going South”: Refugee Resettlement in South Vietnam, 1954–1956”

Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay (P. 2)

Mao-Zedong_2705376b

Tác giả: Lí Lị & Hàn Đức Cường | Biên dịch: Nguyên Hải

Bài liên quan: Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay (P.1)

Nhân dịp lần thứ 120 ngày sinh Mao Trạch Đông, mạng BBC tiếng Trung đã phỏng vấn hai học giả đại diện cho hai loại quan điểm (về Mao Trạch Đông) hoàn toàn khác nhau trong nước Trung Quốc, một là sử gia hiện đại Chương Lập Phàm [Zhang Lifan] và một là Hàn Đức Cường [Han Deqiang] Giáo sư Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh. Hai bài phỏng vấn đăng vào hai ngày. Hôm nay đăng bài phỏng vấn Hàn Đức Cường.

Hàn Đức Cường  là giáo sư Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh, nhà kinh tế không thuộc dòng chính của Trung Quốc, cũng là một trong những nhà sáng lập trang mạng phái tả nổi tiếng ở Trung Quốc “Miền quê hư ảo” [Wu you zhi xiang]. Trong giới tư tưởng Trung Quốc hiện nay, Hàn Đức Cường hoạt động rất sôi nổi, tự xưng “không phải là người theo chủ nghĩa Mác-Lê, mà là người theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông”. Continue reading “Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay (P. 2)”

Bài học từ Hòa ước Versailles cho Trung Đông ngày nay

Tác giả: Marc Grossman & Simon Henderson | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Sự bất mãn và hỗn loạn tại khu vực Trung Đông bắt nguồn từ những hiệp ước được soạn từ cuối Thế Chiến I.

Mùa hè năm 2014 là thời gian của những so sánh tương đồng và các lễ kỷ niệm. Các nhà lãnh đạo châu Âu kỷ niệm ngày Thế Chiến I bùng nổ. Việc Tổng thống Nga Putin sáp nhập Crimea, phá vỡ sự ổn định tại Ukraine và xâm chiếm miền Đông nước này đã gợi lại những ngày đầy hiểm họa và thử thách trước tháng 9 năm 1939.

Nhưng trong lúc Trung Đông và Bắc Phi chìm trong bất ổn khu vực, có lẽ chúng ta nên chuyển sự tập trung sang sự kết thúc của Thế Chiến I – và đặc biệt là thỏa thuận do Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson, Thủ tướng Anh David Lloyd George và Thủ tướng Pháp George Clemenceau xây dựng nên tại Versailles năm 1919. Continue reading “Bài học từ Hòa ước Versailles cho Trung Đông ngày nay”

Cuộc chiến Sáu ngày giữa Israel và các nước Ả-rập

sixdaywar

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Mười năm yên tĩnh 1957-1967 dường như chỉ là giả tạm. Bên dưới sự yên tĩnh đó, những đợt sóng ngầm của chiến tranh vẫn âm ỉ. Mâu thuẫn giữa Israel với các quốc gia Ả Rập láng giềng dâng cao trong một vài năm trước 1967. Các cuộc tấn công khủng bố của fedayeen[1] được Ai Cập hỗ trợ vào các trung tâm dân cư của Israel tiếp tục tiếp diễn.

Mùa xuân năm 1967, phía Liên Xô cung cấp cho chính phủ Syria những tin giả là Israel đang chuẩn bị tấn công Syria; Syria thông báo cho Ai Cập. Ngày 22 tháng Năm, để đáp lại, Ai Cập tuyên bố ngoài việc yêu cầu quân Liên Hiệp Quốc rút lui khỏi Bán đảo Sinai, họ cũng sẽ đóng cửa Eo biển Tiran với tàu thuyền “mang cờ Israel hoặc chuyên chở vật liệu chiến lược”, bắt đầu từ ngày 23 tháng Năm. Continue reading “Cuộc chiến Sáu ngày giữa Israel và các nước Ả-rập”

Mao Trạch Đông ngàn năm công tội

e13-859

Tác giả: Tân Tử Lăng | Biên dịch: TTXVN

Cùng bạn đọc

Cuốn Mao Trạch Đông ngàn năm công tội do nhà xuất bản Thư Tác Phường ấn hành, ra mắt tại Hồng Công tháng 7-2007 và tới bạn tháng 6-2008, là một trong những cuốn sách đang được dư luận Trung Quốc hết sức quan tâm, với những luồng ý kiến nhận xét trái ngược nhau, từ hoan nghênh đến bất đồng, thậm chí phản đối gay gắt.

Tác gia Tân Tử Lăng nguyên là cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện quân sự cấp cao, Đại học Quân chính, Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Ông nhập ngũ năm 1950, từng tham gia các phong trào chính trị do Mao phát động, về hưu năm 1994 với quân hàm Đại tá. Continue reading “Mao Trạch Đông ngàn năm công tội”

Quan hệ Trung-Nhật 120 năm sau cuộc chiến

chinajapanfaceoff

Tác giả: Liu Jiangyong | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Năm 2014 đánh dấu 120 năm trôi qua kể từ khi Chiến tranh Thanh-Nhật (1894-95) bùng nổ. Nhưng dù hai nước đã trải qua nhiều thập kỷ hòa bình, ở Trung Quốc vẫn tồn tại một cảm giác bất an rằng những diễn biến và việc sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản gần đây đã tạo ra tình cảnh tương tự như thập kỷ trước năm 1894.

Vào thời điểm nói trên, lấy cớ bảo vệ lãnh sự quán và kiều dân của mình, chính phủ Nhật Bản đã đem quân vào bán đảo Triều Tiên và xâm lược Trung Quốc. Bốn năm trước đó, vào tháng 12 năm 1890, Thủ tướng Nhật Bản khi đó và là “cha đẻ” của chủ nghĩa quân phiệt Nhật, Yamagata Aritomo, đã đưa ra bài phát biểu chính sách tuyên bố rằng có hai ranh giới cần phải được bảo vệ nếu Nhật Bản muốn có năng lực tự phòng thủ. Continue reading “Quan hệ Trung-Nhật 120 năm sau cuộc chiến”

Đọc “Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng”

POL POT

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Bài liên quan: #159 – Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chế độ Pol Pot

Hầu như mọi người đều biết những nét chính của lịch sử Campuchia cận đại. Trong ba năm, tám tháng, hai mươi ngày (từ 17-4-1975 đến 7-1-1979), dưới quyền Pol Pot (tên cúng cơm là Saloth Sar, và còn nhiều biệt danh khác) chính quyền Khờ-me Đỏ đã thảm sát có thể đến 2 triệu trong tổng số 7,7 triệu đồng bào họ. Sự dã man quá sức tưởng tượng ấy đặt ra câu hỏi: Đó là tội ác của cá nhân Pol Pot và Khờ-me Đỏ, hay là hệ quả của Mác-xít, cụ thể là Mác-xít của một nhóm trí thức Khờ-me từng du học bên Pháp?  Hoặc, phần nào, đó là một “đặc sản” của xã hội và văn hóa Khờ-me? Continue reading “Đọc “Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng””

Nội tình cuộc gặp lãnh đạo Trung – Việt tại Thành Đô

141017141720_do_muoi_512x288_xinhua

Tác giả: Lý Gia Trung[1] | Biên dịch: Nguyên Hải

Tháng 11 năm 1991, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt chính thức thăm Trung Quốc, lãnh đạo hai nước ra Thông cáo chung, tuyên bố thực hiện bình thường hóa mối quan hệ Trung –Việt, từ đó kết thúc trạng thái đối lập trong mối quan hệ giữa hai nước kéo dài tới 13 năm. Cần nói rằng để đạt được mục tiêu ấy, cả hai bên đều đã có những cố gắng lớn, trong đó cuộc gặp Thành Đô tháng 9-1990 giữa người lãnh đạo hai nước có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Nó đánh dấu điểm ngoặt trong mối quan hệ Trung-Việt, không những san bằng con đường bình thường hóa mối quan hệ này mà còn có ảnh hưởng sâu sắc lâu dài tới sự tiếp tục phát triển mối quan hệ hai nước. Continue reading “Nội tình cuộc gặp lãnh đạo Trung – Việt tại Thành Đô”

Lý giải sự tàn bạo của Stalin

stalin

Tác giả: Anne Applebaum | Biên dịch: Lương Khánh Ninh

Kho lưu trữ hồ sơ của Nga hé lộ rằng Stalin không phải là một kẻ điên rồ mà là một nhà lý luận tài tình và duy lý đến mức không gì lay chuyển được.

Làm sao mà Stalin đã trở thành Stalin? Hay nói một cách chính xác hơn: làm thế nào mà Iosif Vissarionovich Djugashvili – cháu của hai người nông nô, con của một người phụ nữ làm nghề giặt quần áo và một thợ sửa giầy – đã trở thành Nguyên soái Stalin, người chịu trách nhiệm cho những vụ giết người hàng loạt dã man nhất mà thế giới từng biết đến? Làm sao mà một cậu bé sinh ra tại một thị trấn vùng núi heo hút ở Gruzia đã trở thành một nhà độc tài nắm quyền kiểm soát một nửa châu Âu? Làm sao mà một chàng thanh niên mộ đạo, người đã chọn theo học để trở thành một linh mục, lại trở thành một người nhiệt thành với chủ nghĩa vô thần và một người theo chủ nghĩa Marx? Continue reading “Lý giải sự tàn bạo của Stalin”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.15): Cây cầu bắc sang thế kỷ 21

global-war-on-terror-main

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 15.

Hy vọng tốt nhất về hòa bình trên thế giới của chúng ta là mở rộng tự do trên toàn thế giới”

– Tổng thống George W. Bush, 2005

Đối với phần lớn người Mỹ, thập niên 90 là giai đoạn của hòa bình, thịnh vượng và những tiến bộ nhanh chóng về công nghệ. Một số người cho rằng có được điều này là nhờ Cuộc cách mạng của Reagan và việc kết thúc Chiến tranh Lạnh. Một số người khác thì lại cho rằng đó là do Đảng Dân chủ một lần nữa cai quản Nhà Trắng. Trong giai đoạn này, đại đa số người Mỹ – nếu gạt chính trị sang một bên – đều khẳng định sự ủng hộ của họ đối với các giá trị gia đình truyền thống, thường được đặt trong niềm tin của họ. Người phụ trách chuyên mục của tờ New York Times đã bình luận rằng nước Mỹ đang có những sửa chữa về đạo đức khi có những biểu hiện của sự đổ vỡ xã hội, đã từng tăng trầm trọng trong những năm cuối cùng của thập niên 60 và 70, tạm chững lại trong thập niên 1980 giờ đây đang giảm dần. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.15): Cây cầu bắc sang thế kỷ 21”

Fraternal Support: The East German ‘Stasi’ and the DRV during the Vietnam War

eastgermanpolice

Title: Martin Grossheim, “Fraternal Support: The East German ‘Stasi’ and the Democratic Republic of Vietnam during the Vietnam War”, Cold War International History Project Working Paper #71, September 2014.

Introduction: 

In the post-war world, new linkages were established between the so-called “Second World” and the “Global South.” This working paper explores the role which the German Democratic Republic (GDR), or East Germany, played as a second-tier member of the socialist camp in the evolution of state socialism and state modernization in Vietnam. The paper analyzes the links that were forged between the secret service of a minor player in Cold War, the GDR, and the newly constituted intelligence service in the post-colonial Democratic Republic of Vietnam (DRV). On a more general level, the paper highlights the role of the periphery and demonstrates the importance of middle- and small-powers in the history of the Cold War. Continue reading “Fraternal Support: The East German ‘Stasi’ and the DRV during the Vietnam War”

Bóng ma của Nhật hoàng Hirohito

japan-emperor-hiorhito

Tác giả: Eri Hotta | Biên dịch: Lê Xuân Hùng

Việc Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản (hay Cung Nội Sảnh) hoàn thành bộ sử gồm 61 tập ghi chép về cuộc đời của Thiên hoàng Hirohito (1901-1989) đã gây nhiều sự quan tâm và chú ý tại nước này. Toàn bộ công trình đồ sộ này mới đây đã được công bố cho một số lượng độc giả hạn chế, và theo kế hoạch sẽ được xuất bản trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, có thể thấy rằng bộ sử mới này vô tình đã phản ánh được tình trạng bất lực đang tiếp diễn tại Nhật Bản trong việc giải quyết những vấn đề nền tảng về quá khứ của mình. Continue reading “Bóng ma của Nhật hoàng Hirohito”