Mỗi khi nói đến “Đại Nga” Putin đều nghĩ đến các nước thành viên NATO này

Nguồn: “Nato-Länder: Putins „großrussisches“ Imperium wäre Europas Albtraum”, WELT, 14/06/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Mới đây Tổng thống Nga đã tự ví mình với Nga Hoàng Peter Đại đế. Phương châm của ông ta là cần khẩn trương “thu hồi các vùng lãnh thổ”. Nếu Vladimir Putin muốn khôi phục đế chế “Đại Nga”, ông sẽ phải tấn công các nước thành viên NATO, trong đó có Mỹ. 

Nhìn vào bản đồ của Đế chế Nga vào thời kỳ vĩ đại nhất hồi giữa thế kỷ 19, người ta không khỏi sởn gai ốc khi phần lớn châu Âu thuộc về Nga. Gần đây hơn, Putin tự ví mình với Peter Đại đế, người vào thế kỷ 18 không “chiếm đoạt” mà là “đòi lại” tài sản của Thụy Điển trên biển Baltic. Continue reading “Mỗi khi nói đến “Đại Nga” Putin đều nghĩ đến các nước thành viên NATO này”

Đánh bại Nga có giúp ngăn chặn chiến tranh trong tương lai?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Will Teaching Aggressors a Lesson Deter Future Wars?,” Foreign Policy, 02/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lời kêu gọi giành chiến thắng quyết định trước quân Nga là sai lầm, và không nhất thiết sẽ ngăn cản Putin hoặc những người khác sử dụng vũ lực.

Những nhân vật phương Tây – chẳng hạn như Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg – ủng hộ việc hỗ trợ ngày càng nhiều hơn cho Ukraine đôi khi ám chỉ rằng một thất bại quyết định đối với người Nga sẽ giúp ngăn cản chiến tranh trong tương lai ở những nơi khác. Nếu Nga bị đánh bại hoàn toàn, hoặc chí ít là không thể đạt được bất kỳ lợi ích đáng kể nào, thì phương Tây sẽ chứng minh rằng “hiếu chiến là vô ích.” Không chỉ riêng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ rút ra bài học cho mình và không bao giờ thử bất cứ điều gì giống như cuộc chiến này nữa, mà các nhà lãnh đạo khác đang dự tính sử dụng vũ lực – chẳng hạn như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – cũng buộc phải suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động tương tự. Continue reading “Đánh bại Nga có giúp ngăn chặn chiến tranh trong tương lai?”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tình hình nước ta lúc bấy giờ, các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược nổi lên khắp nơi từ bắc Trung Phần cho đến Lạng Sơn. Vào đầu năm Bình Định vương thứ 3 [1420], nhận thấy đạo quân dưới quyền Lý Bân không đương đầu nổi; Vua Minh Thái Tông bèn điều quân từ Tứ Xuyên, Vân Nam đến tăng viện:

Ngày 18 tháng Giêng nhuần năm Vĩnh Lạc thứ 18 [4/3/1420]

Sắc dụ quan Tổng binh Giao Chỉ Phong Thành hầu Lý Bân rằng : Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P2)”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vua họ Lê, tên húy là Lợi, người đất Lam Sơn, huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa. Vua khởi nghĩa trong vòng 10 năm, tự xưng là Bình Định Vương; lên ngôi 6 năm, niên hiệu là Thuận Thiên, thọ 51 tuổi, táng ở Vĩnh Lăng.

Trước kia, tổ ba đời của vua tên là Hối, một hôm đi chơi Lam Sơn thấy đàn chim bay lượn quanh chân núi, như hình ảnh nhiều người tụ họp, bèn nói: “Đây chắc hẳn là chổ đất tốt“, rồi dời nhà đến ở. Sau 3 năm thì thành cơ nghiệp; từ đó đời đời làm chủ một phương. Hối sinh ra Đinh, nối được nghiệp nhà, có tới hơn 1 ngàn tôi tớ, lấy vợ là Nguyễn Thị Quách, sinh được hai người con trai, con cả là Tòng, con thứ là Khoáng. Khoáng lấy vợ người Thủy Chú là Trịnh Thị Thương, ngày mồng 6 tháng 8 năm Ất Sửu [10/9/1385] sinh ra Vua tại hương Thủy Chủ, huyện Lôi Dương; nay thuộc xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P1)”

Chính sách cai trị Đại Việt của nhà Minh (1414-1417)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi Trương Phụ đặt chân đến vùng Quảng Trị, Quảng Bình, đánh dẹp xong nhà Hậu Trần; tham vọng xâm lăng của y hướng tới Chiêm Thành tại phía nam. Thời Hồ Quí Ly, lãnh thổ nước ta mở mang đến tận 4 châu Thanh [bắc Quảng Nam], Hoa [nam Quảng Nam], Tư [bắc Quảng Ngãi], Nghĩa [nam Quảng Ngãi]; lúc quân Minh đánh nhà Hồ, Chiêm Thành mượn cớ giúp Minh, nhân thời cơ chiếm lại 4 châu. Đến đây Trương Phụ bèn giành lại 4 châu và cho đặt quan cai trị: Continue reading “Chính sách cai trị Đại Việt của nhà Minh (1414-1417)”

Khởi nghĩa chống nhà Minh của Trần Quí Khoáng kết thúc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi Trương Phụ về nước, Mộc Thạnh nhận chức Tổng binh, tiếp tục mang quân chinh phạt:

Ngày mồng 1 tháng 2 năm Vĩnh Lạc thứ 8 [6/3/1410]

Sắc dụ Kiềm quốc công Mộc Thành vẫn mang ấn Chinh Di Tướng quân sung chức Tổng binh, Vân dương bá Trần Húc sung Phó Tổng binh mang quân chinh tiễu số giặc còn sót lại tại Giao Chỉ.” (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 334)

Về lãnh vực hành chánh, Thượng thư Hoàng Phúc, người đứng đầu ty Bố chánh, tâu xin thi hành mấy điều nhằm khắc phục khó khăn về lương thực và giao thông: Continue reading “Khởi nghĩa chống nhà Minh của Trần Quí Khoáng kết thúc”

Lược sử Ukraine (P4): Cách mạng Maidan và cuộc can thiệp vũ trang của Nga

Nguồn: Andreas Kappeler, „Die Majdan-Revolution und das bewaffnete Eingreifen Russlands“, Bundeszentrale für Politische Bildung, 08/03/2015.

Biên dịch & tổng hợp: Tôn Thất Thông

Vào tháng 11 năm 2013, Tổng thống Yanukovych đã từ chối ký một hiệp định liên kết với EU, mặc dù đã được ký tắt trước đó một năm. Các cuộc biểu tình của nhiều bộ phận dân chúng đã dẫn đến sự thay đổi chính phủ với hậu quả là Nga đã sáp nhập Crimea bất chấp luật pháp quốc tế, ngấm ngầm ủng hộ lực lượng ly khai thân Nga ở phía Đông Ukraine.

Sau khi chính phủ Ukraine ngày 21/11/2013 tuyên bố sẽ không ký hiệp định liên kết với EU, các cuộc biểu tình phản đối quyết định này đã nổ ra trên Quảng trường Độc lập (Maidan) của Kyiv vào tối cùng ngày. Các cuộc biểu tình nhanh chóng lan rộng: hàng chục nghìn người đã xuống đường vào ngày 24 tháng 11 và hàng trăm nghìn người vào ngày 1 và 8 tháng 12. Euro-Maidan là phong trào xã hội dân sự quần chúng lớn nhất ở châu Âu kể từ cuộc cách mạng năm 1989. Continue reading “Lược sử Ukraine (P4): Cách mạng Maidan và cuộc can thiệp vũ trang của Nga”

Ukraine chính là Afghanistan của Putin

Nguồn: Milton Bearden, “Putin’s Afghanistan”, Foreign Affairs, 24/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Với những diễn biến hiện tại trong cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin, rõ ràng là gần như không có gì diễn ra theo đúng kế hoạch. Không được chào đón như những người giải phóng, lực lượng Nga đã bị đối xử như những kẻ thù đáng ghét. Thay vì nhanh chóng đầu hàng, người Ukraine đã thể hiện quyết tâm ngăn chặn bước tiến của Nga và chiến đấu bằng mọi giá. Ở thời điểm này, một tháng kể từ khi bắt đầu cuộc giao tranh vốn kéo dài hơn nhiều so với ước tính của Putin, nhiều báo cáo cho rằng chiến dịch của Nga đang phải chống chọi với rất nhiều vấn đề về hậu cần và sa sút tinh thần. Hiện tại, cuộc chiến đang có dấu hiệu trở thành điều mà Viện Nghiên cứu Chiến tranh mô tả là tình trạng “bế tắc”. Đáng chú ý nhất, các quan chức tình báo Mỹ ước tính rằng quân đội Nga đã mất hơn 7.000 binh sĩ chỉ trong 20 ngày đầu của cuộc chiến, và mất tổng cộng 5 vị tướng chỉ trong tháng qua. Dựa trên tất cả các chỉ số, Nga sẽ không có con đường nào dẫn đến chiến thắng mà không có leo thang lớn, và cuộc chiến này thực sự đã khiến Điện Kremlin – và đặc biệt là chính Putin – phải trả một cái giá đắt. Continue reading “Ukraine chính là Afghanistan của Putin”

Lược sử Ukraine (P3): Quốc gia độc ​​lập

Nguồn: Andreas Kappeler, „Geschichte der Ukraine im Überblick“, Bundeszentrale für Politische Bildung, 08/03/2015.

Biên dịch & tổng hợp: Tôn Thất Thông

Năm 1991 Ukraine giành độc lập. Trong những thập niên sau đó, quốc gia này cố gắng củng cố chính trị và kinh tế cũng như tạo mối quan hệ rộng rãi với các nước láng giềng EU và Nga. Trong cuộc Cách mạng Cam năm 2004, những xung đột nội bộ trong xã hội được phơi bày rõ ràng.

Một nhà nước Ukraina độc lập đã tồn tại từ tháng 12 năm 1991. Nó có diện tích 603.628 km vuông, trở thành quốc gia lớn thứ hai ở châu Âu sau Nga. Lãnh thổ của nó giống hệt lãnh thổ của Cộng hòa Xô viết Ukraina và có biên giới với Nga, Belarus, Ba Lan, Slovakia, Hungary, Romania và Moldova. Continue reading “Lược sử Ukraine (P3): Quốc gia độc ​​lập”

Sử gia Simon Sebag Montefiore: Putin bị ám ảnh về vị trí lịch sử của mình

Nguồn: Ukraine-Krieg: „Putin ist besessen von dem Platz, den er in der Geschichte einnehmen wird“, WELT, 31/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

“Putin, một cựu nhân viên KGB, vừa là người thừa kế, vừa là người tạo ra các cấu trúc thời Stalin,” theo lời Simon Sebag Montefiore, nhà sử học kiêm chuyên gia về Stalin.

Putin ngồi trong Điện Kremlin, ở văn phòng nơi Stalin từng cai trị. Chỉ trong vài tuần, ông ta đã biến nước Nga chuyên chế thành một quốc gia toàn trị. Nhà sử học Montefiore giải thích về những phương pháp của chủ nghĩa Stalin mà Putin đang sử dụng. Kết cục của ông ta có thể sẽ như thế nào?

Nhà sử học Simon Sebag Montefiore (sinh năm 1965 tại London) là một trong những tác giả hàng đầu về lịch sử Nga. Các cuốn sách của ông, trong đó có hai cuốn tiểu sử về cuộc đời của nhà độc tài Liên Xô Joseph Stalin, đã được dịch ra 35 thứ tiếng và nhận được nhiều giải thưởng. Continue reading “Sử gia Simon Sebag Montefiore: Putin bị ám ảnh về vị trí lịch sử của mình”

Lược sử Ukraine (P2): Từ cuối thế kỷ 19 đến 1991

Nguồn: Andreas Kappeler, „Geschichte der Ukraine im Überblick“, Bundeszentrale für Politische Bildung, 08/03/2015.

Biên dịch & tổng hợp: Tôn Thất Thông

Giới thiệu: Đối với Ukraine, thời gian từ cuối thế kỷ 19 đến 1991 là một thời kỳ lịch sử vô cùng quyết liệt với nhiều biến cố đau thương, nhưng cuối cùng cũng kết thúc bằng một quốc gia độc lập có chủ quyền cho đến hôm nay. Trước hết là đấu tranh để có một nền độc lập ngắn ngủi sau Thế chiến I, rồi trở thành Cộng hòa Xô viết, rồi nạn đói diệt chủng do Stalin gây ra với 3 triệu người chết, rồi hàng triệu người bị lưu đày vào Gulag, rồi Thế chiến II với 7 triệu người tử vong dưới sự chiếm đóng hà khắc của Đức quốc xã. Chưa kể 2 triệu người bị lưu đày đến Đức làm lao động cưỡng chế. Chưa kể những nỗ lực của Nga để xóa sổ văn hóa, xóa sổ tiếng nói, đồng hóa giới tinh hoa Ukraine. Cho nên, khi họ giành được độc lập năm 1991, nền độc lập non trẻ này là vật báu mà không một người Ukraine nào chịu buông ra. Bối cảnh này giúp chúng ta hiểu được tại sao ngày nay Ukraine kiên cường chống lại cuộc chiến xâm lược của Nga bằng mọi giá. Continue reading “Lược sử Ukraine (P2): Từ cuối thế kỷ 19 đến 1991”

Lược sử Ukraine (P1): Từ sơ khai đến cuối thế kỷ 18

Nguồn: Andreas Kappeler, „Geschichte der Ukraine im Überblick“, Bundeszentrale für Politische Bildung, 08/03/2015.
Biên dịch & tổng hợp:
Tôn Thất Thông

Giới thiệu: Làm thế nào mà người Ukraine vẫn kiên cường đối đầu với quân đội Nga mạnh hơn gấp bội? Lịch sử hơn 1000 năm qua của họ có thể cho ta câu trả lời. Đây không chỉ là cuộc chiến để chọn lựa giữa dân chủ và độc tài, giữa Tây và Đông, mà còn là chiến đấu để bảo vệ bản sắc dân tộc, bảo tồn di sản của cha ông để lại, bảo vệ nền độc lập non trẻ vừa đạt được sau gần một thế kỷ đấu tranh với nhiều biến cố rất đau thương. Họ không muốn quỳ gối khi đã đứng dậy và ngẩng cao đầu. Ký ức về những việc làm vẻ vang, lý tưởng tự do và bình đẳng của họ vẫn còn tồn tại trong truyền thuyết dân gian. Nghe câu cuối cùng của quốc ca Ukraine, chúng ta có thể hiểu họ phần nào: “Chúng tôi từ bỏ thể xác và linh hồn vì tự do của mình, và chúng tôi sẽ cho các anh em thấy rằng chúng tôi thuộc bộ tộc Cossack”.

Loạt bốn bài biên khảo sau đây hy vọng sẽ làm sáng tỏ những khía cạnh lịch sử trong cuộc chiến hiện nay. Sau đây là bài thứ nhất. Continue reading “Lược sử Ukraine (P1): Từ sơ khai đến cuối thế kỷ 18”

Giản Định Đế bị bắt, Trần Quý Khoáng kiên trì kháng chiến chống nhà Minh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 3 năm Hưng Khánh thứ 3 [4/1409] Nguyễn Cảnh Dị và Đặng Dung rước Trần Quý Khoáng đến Nghệ An, lập lên làm vua, đổi niên hiệu Trùng Quang năm thứ nhất:

Quý Khoáng là con Mẫn vương Ngạc và là cháu Nghệ Tông, trước kia Quý Khoáng làm quan Nhập nội thị trung. Cảnh Dị, con Nguyễn Cảnh Chân; Đặng Dung, con Đặng Tất; hai người này bực tức về việc cha họ không có tội gì mà bị giết, nên đem binh lính Thuận Hóa về Thanh Hóa, rước Quý Khoáng đến Nghệ An lập làm vua. Quý Khoáng lên ngôi vua ở Chi La [huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh], đổi niên hiệu là Trùng Quang, dùng Nguyễn Súy làm Thái phó, Cảnh Dị làm Thái bảo, Dung làm Đồng bình chương sự, Nguyễn Chương làm Tư mã.” Cương Mục, Chính Biên, quyển 12. Continue reading “Giản Định Đế bị bắt, Trần Quý Khoáng kiên trì kháng chiến chống nhà Minh”

Hồi sinh Đế chế: Putin đi theo con đường của Stolypin và Stalin

Nguồn: Yoshiro Ikeda, Reviving the empire: Putin follows path of Stolypin and Stalin, Nikkei Asia, 13/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược của Nga đang phản ánh lịch sử bi thảm, bị chiến tranh tàn phá của Ukraine

Một cái nhìn kỹ lưỡng hơn vào lịch sử Ukraine, vùng đất mà các cường quốc thường xuyên đụng độ, sẽ tiết lộ tham vọng khôi phục Đế chế Nga của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trong thời kỳ đế chế cho đến giai đoạn đầu thế kỷ 20, người Nga, người Ukraine, và người Belarus không được phân biệt rõ ràng. Kyiv, thủ đô của Ukraine, vẫn được coi là cội nguồn của nền văn hóa Nga, kết hợp ba dân tộc kể từ thời Đại Công quốc Kyivan Rus trung cổ. Nhiều người Nga ngày nay xem Ukraine là nước nằm trong vùng ảnh hưởng của Nga. Continue reading “Hồi sinh Đế chế: Putin đi theo con đường của Stolypin và Stalin”

Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng khởi nghĩa chống nhà Minh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi đại quân của Trương Phụ dẹp tan nhà Hồ, bắt cha con Hồ Quí Ly tại cửa biển Kỳ La thuộc tỉnh Hà Tĩnh vào tháng 6 năm 1407; thì chiến tranh vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Tại Cao Bằng, Lạng Sơn, tàn quân nhà Hồ vẫn ra vào nơi rừng núi chống cự; giết viên Tiền quân Ðô đốc Cao Sĩ Văn: Continue reading “Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng khởi nghĩa chống nhà Minh”

Nhìn lại 50 năm chuyến thăm Trung Quốc của Nixon (P1)

Nguồn: Richard McGregor, Nixon in China, 50 years on, Nikkei Asia, 16/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vài năm sau khi cảm giác hưng phấn của chuyến đi bí mật đến Bắc Kinh đã không còn, Henry Kissinger chia sẻ sau một cuộc gặp đầy gay gắt với những người đồng cấp Trung Quốc: “Khi những người này không cần chúng ta nữa,” ông nói trong lúc quay sang một trong những trợ lý của mình, “sẽ rất khó để đối phó với họ.”

Chuyến đi đáng nhớ năm 1971 của Kissinger, mà ông đã bắt đầu bằng cách giả bệnh khi ở Pakistan để có thể lên máy bay đến Bắc Kinh, đã trở thành bước đệm để Tổng thống Mỹ Richard Nixon đến thủ đô Trung Quốc một năm sau đó. Continue reading “Nhìn lại 50 năm chuyến thăm Trung Quốc của Nixon (P1)”

Chiến tranh Ukraine kết thúc như thế nào: Một vài ví dụ từ lịch sử

Nguồn: Bruno Tertrais, “Ein Blick in die Geschichte zeigt, wie der Ukraine-Krieg enden könnte”, WELT, 04/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Mọi chiến dịch đều khác nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều bài học lịch sử điển hình. Một trong những nhà tư tưởng chiến lược nổi tiếng nhất giải thích các tình huống mà người ta nên biết để hiểu rõ hơn về cuộc xung đột hiện nay. Ở đây có một số tương đồng đáng ngạc nhiên.

Các cuộc chiến không bao giờ diễn ra theo kế hoạch. Và những cuộc chiến của những nhà độc tài bị cô lập, những kẻ cứng đầu không còn chịu nghe phần còn lại của thế giới thì càng ít có khả năng diễn ra theo kế hoạch hơn. Trước sự thật đó, tình hình Ukraine sẽ ra sao? Chiếu theo lịch sử, người ta có thể thấy cuộc chiến này có thể kết thúc như thế nào? Sau đây là những kịch bản có thể xảy ra: Continue reading “Chiến tranh Ukraine kết thúc như thế nào: Một vài ví dụ từ lịch sử”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P12)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

7.  ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Không quên tâm nguyện ban đầu thì mới có thể thành công. Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết chí theo đuổi sự nghiệp vĩ đại muôn đời của dân tộc Trung Hoa, trăm năm là lúc phong nhã hào hoa rất mực. Một trăm năm qua, Đảng đã nộp cho nhân dân, cho lịch sử một lời giải bài thi rất xuất sắc. Giờ đây Đảng đoàn kết dẫn dắt nhân dân Trung Quốc lại bước lên con đường mới đi dự cuộc thi thực hiện mục tiêu phấn đấu trăm năm thứ hai. Thời đại là người ra đề thi, chúng ta là người trả bài thi, nhân dân là ban giám khảo. Chúng ta nhất định phải thi thật giỏi, thể hiện khí thế mới, hành động mới trong thời đại mới, hành trình mới. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P12)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P11)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

5. Ý NGHĨA LỊCH SỬ TRĂM NĂM PHẤN ĐẤU CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC

Một trăm năm nay, Đảng không ngừng thực thi sứ mạng tâm nguyện ban đầu, đoàn kết dẫn dắt các dân tộc trong cả nước vẽ nên cuộn tranh đẹp trong lịch sử phát triển loài người, sự nghiệp phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa hiện lên viễn cảnh tươi sáng chưa từng có.

(1) Một trăm năm phấn đấu của Đảng đã thay đổi tận gốc tiền đồ vận mệnh của nhân dân Trung Quốc. Từ sau thời kỳ cận đại, nhân dân Trung Quốc chịu sự đè nén áp bức của ba trái núi lớn [đế quốc nước ngoài, phong kiến, tư bản quan liêu], bị các cường quốc phương Tây xỉ nhục gọi là “Bệnh nhân châu Á”. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P11)”

Putin đã hoàn toàn hiểu sai về chiến tranh hiện đại

Nguồn: Ukraine-Krise: “Und dann wäre der perfekte Zeitpunkt, um zuzuschlagen” – WELT, 18/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Matthew Schmidt là một chuyên gia về chính sách quân sự và an ninh, đồng thời là một người am hiểu về nước Nga. Ông giải thích tính cách của Putin có liên quan gì đến cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay, và tại sao ông không tin vào một giải pháp hòa bình cũng như việc Putin sẽ thực hiện được kế hoạch của mình.

Trong nhiều thế kỷ qua, nước Nga luôn tìm kiếm vai trò của mình: giữa một bên là châu Âu với các giá trị tự do, là sự khai sáng và thế tục hóa, và một bên là cội nguồn của bản thân nó, các truyền thống Chính thống giáo của Nga và các tín ngưỡng bảo thủ. Điều này tác động như thế nào đến chính sách đối ngoại của Nga hiện nay và ảnh hưởng của nó đến các nước láng giềng của Nga? Continue reading “Putin đã hoàn toàn hiểu sai về chiến tranh hiện đại”