Hồi ký ‘Thủy quân sông Lô’: Ngày ấy trên một vùng ngã ba sông

Tác giả: Trần Trọng Trung

Hàng năm cứ đến ngày 8 tháng 3, chúng tôi – những chiến sỹ Thuỷ quân sông Lô năm xưa – lại họp mặt kỷ niệm ngày Bộ Quốc Phòng ra quyết định thành lập Ban Nghiên cứu Thủy quân.

Mặc dù đã trên dưới nấc thang “thất thập cổ lai hy” (có người như anh Ngô Hương đã ngoại bát tuần), nhưng xem ra số đông vẫn giữ được phong thái thời lính trẻ, nhất là mấy nhân vật đã vang bóng nghịch ngợm một thời, như Lê Quang Loát, Đỗ Sâm, Nguyễn Thọ Sơn… Cứ mỗi lần họp mặt là một lần cùng nhau ôn lại những giai thoại về những chàng “lính thuỷ nước ngọt” 50 năm trước, cùng nhau hát lại những bài hát của thời trai trẻ và trao đổi tâm tình về cuộc sống đời thường của tuổi già bên cạnh con cháu nội ngoại. Continue reading “Hồi ký ‘Thủy quân sông Lô’: Ngày ấy trên một vùng ngã ba sông”

Tại sao Giáo hội Chính thống giáo của Ukraine và Nga chia rẽ?

Nguồn:Why did the Russian and Ukrainian Orthodox churches split?”, The Economist, 06/01/2022.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào ngày 7 tháng Giêng, những người theo Chính thống giáo ở Nga và Ukraine, cùng những nơi khác, đã tổ chức mừng lễ Giáng sinh. Hầu hết các nhánh của Chính thống giáo đều tiếp tục sử dụng lịch Julian, tiền thân của lịch Gregory hiện được sử dụng ở hầu hết các nước,[1] vốn xác định lễ Giáng sinh rơi vào ngày 25 tháng 12. Trong những năm gần đây, trước các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, việc tổ chức ngày lễ này đã có thêm một ý nghĩa mới. Trong nhiều thập niên, chi nhánh Chính thống giáo trực thuộc Nga là chi nhánh duy nhất ở Ukraine được các nhà lãnh đạo Chính thống giáo công nhận. Nhưng vào ngày 5 tháng 1 năm 2019, Giáo hội Chính thống giáo Ukraine (the Orthodox Church of Ukraine), một giáo hội riêng biệt không có quan hệ với Nga, đã được người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo ở Constantinople (Thổ Nhĩ Kỳ) cấp quy chế tự quản. Điều gì đã gây ra sự chia rẽ này và nó ảnh hưởng như thế nào đến căng thẳng giữa hai nước hiện nay? Continue reading “Tại sao Giáo hội Chính thống giáo của Ukraine và Nga chia rẽ?”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P6)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(2) Trên mặt quản lý Đảng một cách toàn diện nghiêm minh

Sau cải cách mở cửa, Đảng kiên trì yêu cầu Đảng phải quản lý Đảng, phải điều hành Đảng nghiêm ngặt, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng để đạt được những kết quả rõ rệt. Đồng thời, do một thời gian xuất hiện vấn đề quản lý Đảng lỏng lẻo, kém nghiêm minh, một số đảng viên, cán bộ xuất hiện khủng hoảng nghiêm trọng về niềm tin chính trị, tác phong chọn người dùng người ở một số địa phương, ban ngành tỏ ra không đúng đắn, tệ nạn hình thức chủ nghĩa, quan liêu, hưởng lạc, xa hoa lãng phí tràn lan khắp nơi, phổ biến tồn tại tư tưởng đặc quyền và hiện tượng đặc quyền. Đặc biệt là có hiện tượng chỉ chọn người thân, bài xích người không cùng phe cánh, có hiện tượng kéo bè kết cánh, có hiện tượng vu cáo nặc danh, tung tin đồn nhảm, có hiện tượng mua chuộc lòng người và lôi kéo phiếu bầu, có hiện tượng hứa hẹn cho chức tước, ban phát bổng lộc, có hiện tượng cố chấp không nghe lời người khác, ngoài mặt ủng hộ, trong lòng chống đối, Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P6)”

Triều đại Hồ Quý Ly sụp đổ, nhà Minh đặt ách cai trị

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi thua trận tại Hàm Tử, cha con Hồ Quí Ly chạy về Tây Đô vùng Lỗi Giang,[1] huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá; quân Minh truy kích bén gót, bấy giờ lòng người suy sụp, dựa vào thành hiểm cũng vô ích, không đánh mà tan:

Ngày 23 tháng 4 [30/5/1407], quân Minh đánh vào Lỗi Giang, quân Hồ không đánh mà tan.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 9.

Mấy hôm sau, quân Minh chiếm cửa biển Điển Canh tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa; quân nhà Hồ phải bỏ thuyền chạy bộ; định đến đóng tại Thâm Giang, tức sông Ngàn Sâu, Hà Tĩnh, nhưng việc không thành: Continue reading “Triều đại Hồ Quý Ly sụp đổ, nhà Minh đặt ách cai trị”

Nguyễn Công Trứ trong trật tự quyền lực của Minh Mệnh

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Có nhiều cách thức khác nhau để đánh giá vai trò của Nguyễn Công Trứ trong lịch sử Việt Nam. Dù là cách nào đi nữa thì dấu ấn và đóng góp của ông cho diễn trình lịch sử sơ kỳ hiện đại là không thể phủ nhận. Bài này gợi ra một góc nhìn khác về vai trò của ông trong cuộc chơi quyền lực và định hình chính trị ở Việt Nam đầu thế kỷ XIX: Nguyễn Công Trứ trên bàn cờ quyền lực của Minh Mệnh.

Đây là câu chuyện về quyền lực và thực hành chính trị ở Việt Nam đầu thế kỷ XIX. Câu chuyện phản ánh cách thức sự thay đổi vương triều dẫn đến việc tái cấu trúc quyền lực ở tầng bậc cao nhất của nhà nước, làm thay máu hệ thống quan liêu trung ương và thay đổi cách thức điều hành nền hành chính. Nhà vua Minh Mệnh lên ngôi năm 1820 với tham vọng tập trung hóa quyền lực, ổn định xã hội, thống nhất lãnh thổ và hệ thống cai trị vùng miền. Nỗ lực này thách thức giới quan liêu địa phương và các tướng lĩnh quân sự đầy quyền lực từng phụng sự Gia Long, vì thế Minh Mệnh cần những gương mặt mới cho trật tự quyền lực mà ông đang xác lập. Trong khung cảnh đó, ông tìm thấy Nguyễn Công Trứ. Continue reading “Nguyễn Công Trứ trong trật tự quyền lực của Minh Mệnh”

Hồi ức và cảm nghĩ về Thuỷ quân Đoan Hùng

Tác giả: Phan Phác

Cách đây bốn mươi lăm năm, ngày 8 tháng 3 năm 1949, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội quốc gia và Dân quân Tự vệ Việt Nam thời bấy giờ, quyết định thành lập Ban Nghiên cứu Thuỷ quân Việt Nam trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, đánh dấu một bước phát triển mới về chiến cuộc chống thực dân xâm lược Pháp cũng như về xây dựng lực lượng vũ trang.

Từ sau chiến thắng Việt Bắc, Thu Đông năm 1947, hưởng ứng phong trào Thi đua yêu nước, quân và dân ta phát huy cao độ tinh thần tự lực tự cường ra sức rèn cán luyện quân, đánh giặc lập công, nên đến mùa hè năm 1949 đã đánh bại một bước kế hoạch bình định lấn chiếm của địch, phát triển chiến tranh du kích rộng khắp, củng cố căn cứ địa Việt Bắc và xây dựng lực lượng vũ trang thành 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Trong bộ đội chủ lực, ngoài bộ binh ra, cũng đã xây dựng được một số đơn vị: pháo binh, công binh, thông tin… Continue reading “Hồi ức và cảm nghĩ về Thuỷ quân Đoan Hùng”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P5)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Phần 1; Phần 2Phần 3; Phần 4

4. MỞ RA THỜI ĐẠI MỚI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC

Kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng, chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc tiến sang một thời đại mới. Nhiệm vụ chính mà Đảng phải đối mặt là thực hiện mục tiêu phấn đấu trăm năm đầu tiên, bắt đầu thực hiện một hành trình mới để thực hiện mục tiêu phấn đấu trăm năm thứ hai, tiếp tục tiến tới mục tiêu hùng vĩ là thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng với đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân đã nắm vững tổng thể tình hình toàn bộ chiến lược phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa và những thay đổi to lớn chưa từng có trên thế giới trong một thế kỷ qua,  nhấn mạnh thời đại mới của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là kế thừa quá khứ, gợi mở tương lai, nối nghiệp tiền nhân, mở đường tương lai, tiếp tục giành lấy thắng lợi vĩ đại của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong điều kiện lịch sử mới, Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P5)”

Đại sứ Graham Martin, Tổng thống Thiệu và ngày ‘Sài Gòn sụp đổ’

Tác giả: Tina Hà Giang p/v Frank Snepp

Trong các phần phỏng vấn trước, Frank Snepp nói về hành động của Tổng thống Richard Nixon và cố vấn an ninh Henry Kissinger sẵn sàng bỏ rơi VNCH.

Nhưng diễn biến tình hình ở VNCH sau Hòa đàm Paris 1973 còn có một nhân vật khác, cựu phân tích gia chiến lược của CIA ở VNCH nói.

Trả lời BBC hồi cuối tháng 10/2021 ở Nam California, ông Frank Snepp, 78 tuổi, giải thích đây là câu chuyện phức tạp và nói về vai trò của đại sứ Graham Martin. Continue reading “Đại sứ Graham Martin, Tổng thống Thiệu và ngày ‘Sài Gòn sụp đổ’”

Tại sao miếu hiệu 3 vua đầu triều Nguyễn xưng là ‘tổ’, đến vua Tự Đức xưng là ‘tông’?

Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ

Miếu hiệu của vua Gia Long là Thế tổ, của vua Minh Mạng là Thánh tổ, của vua Thiệu Trị là Hiến tổ, của vua Tự Đức là Dực Tông.

Tại sao miếu hiệu của vua Tự Đức không xưng “tổ” như ba vị vua tiền nhiệm mà lại xưng “tông”?

Vua Tự Đức lên ngôi năm 1848 và mất năm 1883. Trong thời gian trị vì đất nước, vào tháng 8/1858 Liên quân Pháp và Tây Ban Nha đã đem quân tấn công Đà Nẵng, sau đó đem quân vào đánh chiếm vùng đất Nam Kỳ. Continue reading “Tại sao miếu hiệu 3 vua đầu triều Nguyễn xưng là ‘tổ’, đến vua Tự Đức xưng là ‘tông’?”

Đại chiến lược của Hoa Kỳ thật sự là gì? (P1)

Tác giả: Tạ Hoàng Tấn

Hiện nay, Hoa Kỳ đã trở thành siêu cường toàn cầu đích thực duy nhất. Điều này có nghĩa là sức ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với thế giới chúng ta là vô cùng to lớn. Bất kỳ một nghiên cứu nào có tính chất dự báo về Trật tự Thế giới trong tương lai mà không xét đến vai trò của Hoa Kỳ đối với thế giới chúng ta thì đều không cập nhật với thực tiễn. Vì thế, đại chiến lược của Hoa Kỳ — với tính cách là chiến lược cao nhất của quốc gia này — là vấn đề mà chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm nghiên cứu, vì cách hành xử của Hoa Kỳ đối với các quốc gia khác trên thế giới sẽ chịu sự chi phối của chiến lược cao nhất này. Bài viết này sẽ tập trung vào việc tìm kiếm, xác định đại chiến lược của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ và cố gắng giải đáp các vấn đề liên quan đến quốc gia này. Continue reading “Đại chiến lược của Hoa Kỳ thật sự là gì? (P1)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P4)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Phần 1; Phần 2; Phần 3

III. TIẾN HÀNH CẢI CÁCH MỞ CỬA VÀ XÂY DỰNG HIỆN ĐẠI HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Trong thời kỳ mới cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội, Đảng đứng trước nhiệm vụ chủ yếu là tiếp tục tìm ra con đường đúng đắn để Trung Quốc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội, làm cho nhân dân thoát khỏi đói nghèo, trở nên giàu có càng sớm càng tốt, và cung cấp các bảo đảm thể chế đầy sức sống mới và các điều kiện vật chất phát triển nhanh chóng để thực hiện sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.

Sau khi kết thúc “Đại Cách mạng Văn hóa”, vào lúc Đảng và Nhà nước đứng trước thời điểm lịch sử quan trọng về phuong hướng, Đảng đã nhận thức sâu sắc rằng chỉ có thực hành cải cách mở cửa mới là lối thoát duy nhất, nếu không thì công cuộc hiện đại hóa và sự nghiệp chủ nghĩa xã hội của chúng ta sẽ bị chôn vùi. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P4)”

Một giả thuyết khác về Loa Thành

Tác giả: Tô Như

Loa Thành hay thành Cổ Loa vẫn mặc định được coi là tọa lạc ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Đó là kinh đô của An Dương Vương từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Cương mục chép: “Bấy giờ nhà vua đã lấy được Văn Lang, đổi quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê” và sử thần chua thêm “Phong Khê: Bây giờ là thành Cổ Loa, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh”[1]. Ngày nay, di tích thành Cổ Loa vẫn còn và được cấp bằng Di tích Quốc gia. Nhưng căn cứ vào nền móng cung điện cũ, có lẽ kinh đô trước đó không phải là Loa Thành.

Di tích Cổ Loa với giếng ngọc đã có từ rất lâu rồi. Cuối thời Lê Trung Hưng đầu thời Nguyễn, trong tác phẩm Tang thương ngẫu lục – Truyện ông Nguyễn Công Hãng, tác giả đã viết: “Lệ cống phải có hũ nước để rửa ngọc trai, lấy ở cái giếng tại Loa Thành. Ông đổ đi, múc nước giếng Ba Sơn đem theo. Họ thử, không thấy nghiệm, kỳ kèo. Ông nói: ‘Vì khí mạch lâu ngày nó biến đổi đi.’ Hai thứ đồ cống ấy được miễn là bắt đầu từ ông vậy”. Continue reading “Một giả thuyết khác về Loa Thành”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P3)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Phần 1; Phần 2

II. HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ XÚC TIẾN XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là thực hiện chuyển biến từ chủ nghĩa dân chủ mới lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xúc tiến xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặt tiền đề chính trị căn bản và nền móng chế độ cho sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.

Sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đảng đã lãnh đạo nhân dân chiến thắng hàng loạt thử thách gay gắt về chính trị, kinh tế, quân sự, quét sạch các lực lượng vũ trang còn lại của bọn phản động Quốc Dân Đảng và bọn thổ phỉ, hòa bình giải phóng Tây Tạng, thực hiện hoàn toàn thống nhất đại lục Tổ quốc; bình ổn giá cả, thống nhất công tác tài chính kinh tế, hoàn thành cải cách ruộng đất, tiến hành cải cách dân chủ trên các mặt trong xã hội, thực hiện nam nữ bình đẳng về quyền lợi, trấn áp bọn phản cách mạng, triển khai các phong trào “Tam phản” và  “Ngũ phản”, gột rửa sạch mọi vết tích bẩn thỉu do xã hội cũ để lại, làm cho bộ mặt xã hội sáng sủa, mới mẻ. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P3)”

Về nhân vật Hoàng Văn Hoan và vụ thanh trừng sau 1979

Tác giả: Balazs Szalontai

Khi đã lưu vong ở Trung Quốc (TQ), Hoàng Văn Hoan, nhân vật lãnh đạo vào hàng cao cấp nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đào thoát ra nước ngoài từ trước tới nay, nói rằng sau cuộc chiến Việt – Trung, có tới 300.000 đảng viên thân TQ bị phe “thân Liên Xô” của Lê Duẩn loại bỏ.

Một cuộc thanh trừng nội bộ quả đã diễn ra trong 1979-80, nhưng như hồ sơ Hungary tiết lộ, ông Hoan đã phóng đại nhiều về tầm mức. Việc thanh trừng vừa là nỗ lực bóc tách các “phần tử thân TQ” thật sự và tiềm năng, nhưng nó cũng là biểu hiện của khủng hoảng kinh tế – xã hội ăn sâu ở VN. Continue reading “Về nhân vật Hoàng Văn Hoan và vụ thanh trừng sau 1979”

Bốn lý do chính khiến Liên Xô giải thể cuối 1991

Tác giả: Nguyễn Giang

Ba mươi năm sau khi Liên bang Xô- Viết tan rã, việc xác định ngày cụ thể của sự sụp đổ vẫn là đề tài tranh luận của các sử gia.

Trên mạng xã hội ngày hôm nay, và trong các sách lịch sử từ 30 năm qua, ngày Liên Xô chính thức giải thể vẫn được ghi là 25, hoặc 26 tháng 12 năm 1991.

Về mặt kỹ thuật, cả hai ngày 25 và 26 đều có thể coi là ngày Liên Xô chấm dứt tồn tại, tuy cũng chỉ là về mặt hình thức.

Vì ngày 8/12/1991, lãnh đạo ba quốc gia châu Âu là thành viên chủ chốt của Liên Xô: Nga, Belarus và Ukraine, đã cùng ra tuyên bố “Liên Xô, với tư cách là một chủ thể của quan hệ quốc tế và thực thể địa chính trị (geopolitical reality) nay chấm dứt tồn tại.”

Continue reading “Bốn lý do chính khiến Liên Xô giải thể cuối 1991”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P2)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Phần 1

I. CÁCH MẠNG DÂN CHỦ MỚI GIÀNH THẮNG LỢI VĨ ĐẠI

Trong thời kỳ cách mạng dân chủ mới, những nhiệm vụ chủ yếu mà Đảng phải đối mặt là chống đế quốc, phong kiến ​​và chủ nghĩa tư bản quan liêu, đấu tranh giành độc lập dân tộc và giải phóng nhân dân, tạo điều kiện xã hội cơ bản cho sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.

Dân tộc Trung Hoa là một dân tộc lâu đời và vĩ đại trên thế giới, đã sáng tạo ra một nền văn minh sán lạn kéo dài hơn 5000 năm và có những đóng góp không thể phai mờ cho sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại. Sau cuộc Chiến tranh Thuốc phiện năm 1840, do sự xâm lược của các cường quốc phương Tây và sự thối nát của chế độ thống trị phong kiến, Trung Quốc dần dần trở thành một xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến, đất nước bị sỉ nhục, nhân dân khốn khổ, nền văn minh bị mai một, dân tộc Trung Hoa phải gánh chịu những tai họa chưa từng có. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P2)”

Thủy quân và ngai vàng ở Việt Nam cuối TK 18: Kỷ nguyên của những con cắt biển

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Mùa hè năm 1786, hơn nghìn chiến thuyền từ Phú Xuân tiến ra Bắc, điểm đến là kinh thành Thăng Long của nhà Lê-Trịnh. Tham gia trực tiếp đồng thời ‘’đạo diễn’’ cuộc tấn công này là Nguyễn Hữu Chỉnh – một trong những người Nghệ An có ảnh hưởng nhất ở thế kỷ 18. Người đương thời gọi ông là con ‘cắt nước’, một nhà vô địch thủy chiến (Hoàng Lê Nhất thống chí). Sự kiện này chỉ là một chi tiết trong câu chuyện về thủy quân và ngai vàng ở Việt Nam cuối thế kỷ 18.

Bắc Hà sẽ giao hết sức mạnh thủy quân cho viên danh tướng Hàm Giang lừng danh Đinh Tích Nhưỡng nhằm tổ chức một trận quyết chiến ở cửa Luộc. Nhưỡng lấy hết tàu thuyền chặn ngang cửa sông thành hình chữ nhất, sau đó dùng pháo bắn vào thuyền Tây Sơn. Hoàng Lê Nhất thống chí chép, quân Bắc Hà “bắn một tiếng đầu, thuyền giặc [Tây Sơn] đứng yên không động. Nhưỡng sai bắn phát thứ hai, bên thuyền giặc buồm đều cuộn lại. Chư quân đều mừng, cho là giặc có ý sợ. Nhưỡng sai bắn luôn ba phát nữa, bấy giờ bên giặc mới nổ một phát đại bác tiếng to như sét, một chồi cổ thụ trúng đạn, bị gãy làm đôi.” Quân Lê-Trịnh, cả thủy bộ, sợ hãi, tan vỡ. Thư cấp báo về tới triều đình, quan lại chỉ lo chạy vợ con, cất giấu của cải, không ai dám nhận việc đánh giặc. Continue reading “Thủy quân và ngai vàng ở Việt Nam cuối TK 18: Kỷ nguyên của những con cắt biển”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P1)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: “Nghị quyết của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về các thành tựu to lớn và kinh nghiệm lịch sử phấn đấu trăm năm của Đảng” do Hội nghị toàn thể lần thứ sáu Trung ương ĐCSTQ khóa XIX thông qua ngày 11/11/2021 là một văn kiện quan trọng trong đời sống chính trị của TQ, đang được dư luận Việt Nam và thế giới quan tâm. Đây là Nghi quyết thứ ba của ĐCSTQ về các vấn đề lịch sử trong 100 năm qua kể từ ngày thành lập Đảng (1/7/1921). Trước đó, vào năm 1945, Hội nghị toàn thể lần thứ bảy Trung ương ĐCSTQ khóa VI đã thông qua “Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử”, năm 1981 Hội nghị toàn thể lần thứ sáu Trung ương ĐCSTQ khóa XI lại thông qua “Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử của Đảng từ khi thành lập nước”. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P1)”

Ngày cuối cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam

Tác giả: Tina Hà Giang p/v Frank Snepp

Ngày 30/4/1975, Frank Snepp đứng trên nóc Tòa Đại Sứ Mỹ, thất thần chờ chiếc trực thăng cuối cùng đến bốc ông, đưa ra chiến hạm USS Denver, rời Nam Việt Nam, đất nước ông đã phục vụ hai lần, 1969-1972 và 1972-1975.

Nhà phân tích chính về chiến lược Bắc Việt của CIA trong Cuộc chiến Việt Nam trở về Mỹ nhưng có lẽ chưa bao giờ ‘rời khỏi’ Việt Nam. Giờ đây 78 tuổi, Frank Snepp sống một mình trong một chung cư ở West Los Angeles với con chó nhỏ.

Trong phòng làm việc chứa đầy dấu tích của hai chuyến công tác đã thay đổi cả đời mình, Frank Snepp cho chúng tôi biết ông đang viết một cuốn sách nữa về cuộc chiến VN, và cũng đang làm việc với một hãng phim của Úc về sự tham gia của ông trong cuộc chiến này. Continue reading “Ngày cuối cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam”

Quân Minh mở rộng xâm lăng miền Bắc Đại Việt

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi chiếm được thành Đa Bang, quân Minh tiến dọc theo bờ sông Hồng xuống phía nam, chiếm nốt thành Đông Đô, tức Hà Nội; quân nhà Hồ rút xuống vùng núi Thiên Kiện tại tỉnh Hà Nam. Tiếp tục, quân Minh chiếm xong các tỉnh thuộc vùng hạ lưu sông Thao, sông Đà, và sông Lô:

Ngày 12 tháng 12 năm Vĩnh Lạc thứ 4 [20/1/1407]. Trước hết, quân của quan Tổng binh chinh phạt An Nam Tân thành hầu Trương Phụ tiếp tục tiến dọc sông Phú Lương xuống phía nam, tấn công thành Đông Đô. Giặc bỏ thành chạy, bèn đóng quân tại phía đông nam thành, chiêu tập quan lại và dân, dung nạp kẻ hàng. Số qui thuận có đến cả vạn người; bèn yết bảng thông cáo cho trở về chức nghiệp cũ. Trong ngày Trương Phụ sai người khẩn tâu.” (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 247). Continue reading “Quân Minh mở rộng xâm lăng miền Bắc Đại Việt”