Khi Thăng Long để mất rồng: Sự “giáng cấp” của Hà Nội thế kỉ XIX

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Dù năm 1805, địa vị kinh đô của Thăng Long bị hạ cấp, nhưng đó chỉ là sự khởi đầu của một cuộc hành trình gian nan thời hiện đại giữa Huế-Hà Nội- Sài Gòn để tìm kiếm bản sắc của một Việt Nam hiện đại. Giữa những biến loạn đó, dù kinh đô có đi đâu chăng nữa thì rồng vẫn ở lại với người Việt, ở trên cõi Việt.

Mùa đông năm 1802, bốn tháng sau khi nước Việt Nam được thống nhất và lần đầu tiên lãnh thổ xuất hiện với hình dạng chữ S, nhà vua mới Gia Long phái một sứ đoàn đi Bắc Kinh để cầu phong.

Giống như thách thức đè nặng phái đoàn của Phùng Khắc Khoan hơn 200 năm trước để lấy lại quyền triều cống cho vua Lê, các sứ thần này có sứ mệnh làm rõ họ Nguyễn từ đâu tới và tại sao họ chính danh để cai trị Việt Nam. Nguyễn Phúc Ánh có lẽ không ngờ tới một trong các thử thách cam go với sứ đoàn tới từ chính niên hiệu của ông. Trong chữ “Gia Long” 嘉隆, “Gia” trùng với niên hiệu hoàng đế Gia Khánh 嘉慶 nhà Thanh, còn Long trùng với niên hiệu của phụ thân Gia Khánh: Càn Long 乾隆. Continue reading “Khi Thăng Long để mất rồng: Sự “giáng cấp” của Hà Nội thế kỉ XIX”

Trận Trân Châu Cảng đã định hình lại châu Á như thế nào?

Nguồn: Dominic Faulder, “80 years since Pearl Harbor: How the attack reshaped Asia”, Nikkei Asia, 7/12/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Cuộc xâm lược gần như đồng thời của Nhật Bản vào Thái Lan đã đánh dấu sự kết thúc của Đế chế Anh.

Bài phát biểu ảm đạm của Tổng thống Franklin Roosevelt trước Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ một ngày sau khi “lực lượng hải quân và không quân của Đế quốc Nhật Bản” tấn công Trân Châu Cảng ở Hawaii, nơi đặt Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ – “một ngày sẽ sống trong ô nhục ”, theo cách nói của ông – quả thực chưa bao giờ bị lãng quên.

Roosevelt nói: “Khoảng cách giữa Hawaii với Nhật Bản cho thấy rõ ràng cuộc tấn công đã được lên kế hoạch có chủ ý từ nhiều ngày trước, thậm chí vài tuần”. Ông lưu ý rằng Malaya, Guam, Philippines, đảo Wake và đảo Midway cũng bị tấn công vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nhưng lại không đề cập đến việc các lực lượng Nhật Bản đã bắt đầu xâm lược Thái Lan vài giờ trước đó, vào ngày 8 tháng 12 (tức ngày 7 tháng 12 theo giờ Mỹ). Continue reading “Trận Trân Châu Cảng đã định hình lại châu Á như thế nào?”

Nhà Minh xuất quân tiến hành xâm lăng An Nam

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Mặc dù có chút trở ngại do Tổng binh Chu Năng mất vào đầu tháng 10, nhưng Tân thành hầu Trương Phụ lên thay thế, tiếp tục chuẩn bị cho kế hoạch hành quân xâm lăng An Nam của nhà Minh:

Ngày 2 tháng 10 năm Vĩnh Lạc thứ 4 [12/11/1406]. Chinh thảo An Nam quan Tổng binh Thành quốc công Chu Năng bị bệnh, mất tại Long Châu.[1] Hữu Phó tướng quân Tân thành hầu Trương Phụ thay thế; điều toàn quân tiếp tục tiến và sai người về triều tâu.”  (Minh Thực Lục quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 235) Continue reading “Nhà Minh xuất quân tiến hành xâm lăng An Nam”

“Cú shock” mang tên Minh Mệnh

Tác giả: Vũ Đức Liêm

“Trẫm vâng mệnh sáng (minh mệnh) ở trời, chịu mệnh sáng (minh mệnh) ở hoàng khảo [Gia Long], vậy lấy năm nay là năm Canh Thìn, làm Minh Mệnh nguyên niên [năm thứ nhất] để chính tên hay, rõ mối lớn” (Đại Nam Thực lục [ĐNTL], đệ nhị kỷ [II], 1: 4a). Đó là lời tuyên bố của vị vua thứ hai triều Nguyễn vào năm 1820, giải thích về niên hiệu của mình và tìm kiếm những kết nối thần thánh, thiên mệnh, và chính thống cho ngai vàng. Tuy nhiên không phải ai ở Huế vào thời điểm đó cũng chia sẻ điều này với nhà vua, nếu không nói đến sự hoài nghi bao trùm một số lớn quan chức cả Việt và Pháp, và dân chúng. Đó là một trong những câu chuyện bị lờ đi, hay cố tình làm giảm tính chất nghiêm trọng của nó trong các diễn trình lịch sử ở Huế đó có thể được gọi tên: ‘cú shock Minh Mệnh’. Continue reading ““Cú shock” mang tên Minh Mệnh”

Võ Văn Ba: Điệp viên hàng đầu của VNCH và CIA ở Nam Việt Nam

Tác giả: Tina Hà Giang p/v Frank Snepp

Chỉ gần đây mới có tin chính thức về cái chết của Võ Văn Ba, người từng được coi là ‘điệp viên hàng đầu của CIA ở Nam VN’, khi báo chí Hà Nội gọi đây là ‘tên nội gián nguy hiểm’, bí số X92, Frank Snepp đã biết chắc về cái chết sẽ đến của điệp viên này từ ngày 17/4/1975.

“Lúc ấy tôi biết tính mệnh của Võ Văn Ba đang lâm nguy, và có đủ lý do để tin là một nhân viên CIA biết rõ về nhiệm vụ của ông đã bị phe cộng sản bắt tại Phan Rang, và ngờ rằng khi bị tra tấn, người này sẽ khiến ông bị lộ. Một trong những ác mộng kinh hoàng nhất của tôi trong những ngày cuối cuộc chiến – là người anh hùng này, người đã liều lĩnh làm mọi thứ để hỗ trợ đồng minh – và đảm bảo sự thành công của đợt không vận khẩn cấp cuối cùng đưa nhiều người Việt di tản khỏi VN – có thể đã không sống sót. Continue reading “Võ Văn Ba: Điệp viên hàng đầu của VNCH và CIA ở Nam Việt Nam”

Huế: Thế tiến thoái lưỡng nan của một kinh thành

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Nếu bạn là chúa Nguyễn Phúc Ánh, người vừa thống nhất Việt Nam năm 1802, bạn sẽ chọn vùng đất nào làm kinh đô?

Câu trả lời đương nhiên là Huế. Gia Định là vùng trù phú, cơ sở của việc phục hưng vương triều, nhưng cách Thăng Long gần 2000 km. Phương tiện (gần như duy nhất) để đi từ Sài Gòn ra Bắc là tàu bè trên biển. Trong khi đó, Thăng Long là kinh đô cũ của nhà Lê Trịnh và trung tâm của vùng Bắc Hà, những người coi Nguyễn Phúc Ánh chỉ là một biên thần ‘kém văn minh’ như cách mô tả của Lê Quý Đôn. Những người Bắc Hà sau đó chờ đợi việc chúa Nguyễn sẽ nhanh chóng lập lại vua Lê (Hoàng Xuân Hãn, 1998: 1405). Tuy nhiên, việc Nguyễn Phúc Ánh ‘thất hứa’, lấy lí do là ông giành được ngai vàng từ tay nhà Tây Sơn ‘tiếm ngụy’ chứ không phải nhà Lê đã ngay lập tức làm cho dân chúng vùng châu thổ sông Hồng quay lưng lại với vương triều mới (Đại Nam liệt truyện (ĐNLT), sơ tập, quyển 10). Đó là lí do có các cuộc nổi loạn chống lại nhà Nguyễn ngay sau năm 1802. Continue reading “Huế: Thế tiến thoái lưỡng nan của một kinh thành”

Quân Minh chuẩn bị xâm lăng: Kế hoạch tổng quát

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Minh Thái Tông xua quân xâm lăng, với dã tâm vĩnh viễn đặt nước ta dưới ách cai trị; nên cử rất nhiều quan lại, như bọn Tham chính Vương Bình đi kèm với đoàn quân Chu Năng; liệu tính chiếm cứ được chỗ nào thì sẵn sàng cai trị chỗ đó:

Ngày 18 tháng 7 năm Vĩnh Lạc thứ 4 [1/8/1406]. Sai bọn Tham chính Phúc Kiến Vương Bình theo Thành quốc công Chu Năng đến An Nam làm việc. Từ nay, phàm những nhân tài có thể đảm nhiệm được chức vụ được lần lượt sai đi.” (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 230)

Với nhu cầu đòi hỏi nhiều nhân lực, nhà vua ra lệnh các quan văn võ có tội, cho phép đi theo đoàn viễn chinh để lập công chuộc tội: Continue reading “Quân Minh chuẩn bị xâm lăng: Kế hoạch tổng quát”

Xuất xứ và ý nghĩa của hai từ “lương dân” – “giáo dân”

Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ

Chúng ta thường nghe nói “Đoàn kết Lương- Giáo”, nhưng khi hỏi xuất xứ cũng như ý nghĩa của hai chữ “Lương- Giáo” thì rất ít người hiểu thấu đáo.

Theo sách Khâm định Việt sử, thì từ năm Nguyên Hòa nguyên niên đời vua Trang Tông nhà Lê (1533) có người Tây tên là I-nê-khu đi đường bể vào giảng đạo Thiên Chúa ở làng Ninh Cường, làng Quần Anh, thuộc huyện Nam Chân (tức Nam Trực) và ở làng Trà Lũ, thuộc huyện Giao Thủy.[1] Continue reading “Xuất xứ và ý nghĩa của hai từ “lương dân” – “giáo dân””

Bàn về sự truyền bá và ảnh hưởng của chữ Hán ở Việt Nam

Tác giả: Mã Đạt* | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trích yếu [của Mã Đạt]: Trước giữa thế kỷ 10, vùng Bắc và Trung bộ Việt Nam hiện nay từng thuộc về Trung Quốc. Năm 968, sau khi xây dựng quốc gia tự chủ, Việt Nam lại giữ mối “quan hệ phiên quốc — chính quốc” lâu dài với Trung Quốc. Chữ Hán là chữ viết thông dụng của vùng này. Năm 1945, chữ Việt Nam Latin hoá trở thành chữ viết chính thức của Việt Nam. Trong tiến trình lịch sử lâu dài, văn hoá Trung Quốc với vật mang là chữ Hán đã được truyền bá rộng rãi ở Việt Nam và có ảnh hưởng quan trọng tới nước này.

Bốn giai đoạn truyền bá chữ Hán tại Việt Nam

Nhà văn tự học nổi tiếng Châu Hữu Quang từng có lời bàn rất sâu sắc về sự truyền bá và phát triển chữ viết. Ông nói: “Ở phương Tây lưu truyền một quan điểm nói ‘chữ viết đi theo tôn giáo ’, thực tế là ‘chữ viết đi theo văn hoá‘ . Chữ viết nào thay mặt nền văn hoá cao hơn thì mãi mãi truyền bá tới các dân tộc có văn hoá thấp. Nói chung, sự truyền bá và phát triển chữ viết trải qua 4 giai đoạn: giai đoạn học tập, giai đoạn mượn dùng, giai đoạn phỏng tạo và giai đoạn sáng tạo. Tính giai đoạn của sự truyền bá thể hiện rõ nhất trong lịch sử chữ Hán.”[1] Continue reading “Bàn về sự truyền bá và ảnh hưởng của chữ Hán ở Việt Nam”

Quân Minh chuẩn bị xâm lăng: Chỉ huy, lực lượng, lương thực tiếp tế

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

1. Bộ chỉ huy

Minh Thái Tông là vị vua túc trí đa mưu, tính toán trước mọi đường tiến thoái; nên khi Đô đốc Hoàng Trung triều kiến tâu trình việc quân An Nam giết Trấn Thiên [Thiêm] Bình; sự việc không làm ông ngạc nhiên. Nhà Vua đã đặt sẵn con bài sắp sử dụng làm Tổng binh chinh phạt An Nam là Đô đốc Chu Năng, cho hiện diện trong buổi gặp mặt Hoàng Trung, Năng xin đánh dẹp cho kỳ được:

“Ngày 11 tháng 4 năm Vĩnh Lạc thứ 4 [29/4/1406]. Trấn thủ Đô đốc Thiêm sự bọn Hoàng Trung tâu về việc Hồ Đê nước An Nam giết Trần Thiên Bình. Thiên tử giận dữ bảo Thành quốc công Chu Năng rằng: Continue reading “Quân Minh chuẩn bị xâm lăng: Chỉ huy, lực lượng, lương thực tiếp tế”

“Khiêu vũ giữa bầy sói”: Nước Campuchia giữa Xiêm và Pháp

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Đây là câu chuyện về số phận của Campuchia trong đêm đầu tiên của quá trình thực dân hóa, trong sự đổ vỡ của các trật tự quan hệ quốc tế truyền thống và sự xác lập của hệ thống tư bản-thực dân dưới bàn tay của người Pháp. Những diễn biến này cho thấy số phận người Khmer và Campuchia trong những chuyển giao quyền lực vùng của các nước lớn và thân phận dễ bị tổn thương của họ trong dòng chảy của biến động khu vực. Continue reading ““Khiêu vũ giữa bầy sói”: Nước Campuchia giữa Xiêm và Pháp”

Việt Nam học nhìn từ ngành xuất bản

Tác giả: Nguyễn Quang Diệu

Những công trình nghiên cứu về văn hóa – lịch sử Việt Nam nhìn từ bên ngoài được tổ chức dịch sang Việt ngữ và xuất bản trong 30 năm qua không nhiều, thiếu vắng sự hiện diện của nhiều nhà Việt Nam học lớn và các tuyến đề tài quan trọng.

Những công trình nghiên cứu của giới Việt Nam học quốc tế đã được dịch

Thời gian gần đây, độc giả trong nước ngày càng quan tâm nhiều hơn đến dòng sách khoa học nhân văn và lịch sử, đặc biệt là dòng sử Việt. Các cơ sở xuất bản (gồm nhà xuất bản và công ty sách) ở Việt Nam đã cố gắng khai thác dịch mới, hoặc tái bản, một số công trình nghiên cứu của các nhà Việt Nam học liên quan đến Việt Nam. Continue reading “Việt Nam học nhìn từ ngành xuất bản”

Người Trung Quốc bình luận về giải Nobel văn 2009

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cuối cùng thì cơn khát giải Nobel của cả tỷ người Trung Quốc đã được giải toả khi giải Nobel Văn học năm 2012 được trao cho một đồng bào của họ — nhà văn Mạc Ngôn. Trước đó, hàng năm, mỗi lần đến “Mùa Nobel”, họ đều ngạc nhiên và thất vọng vì chờ đợi mãi mà vẫn chưa thấy công dân Trung Quốc nào được trao giải. Không năm nào dư luận nước này không bình luận, tranh cãi om xòm về chuyện này.

Có thể thông cảm: Trung Quốc có nền văn minh vẻ vang 5000 năm, số dân chiếm một phần 5 nhân loại, cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới… cái gì cũng nhất nhì toàn cầu, chỉ riêng bảng vàng giải Nobel thì trước năm 2012 vẫn vắng bóng trên cả hai lĩnh vực khoa học kỹ thuật và văn học. Họ không thể không bực bội, suy nghĩ, tranh cãi vì sao lại có nghịch lý quái ác như vậy. Continue reading “Người Trung Quốc bình luận về giải Nobel văn 2009”

Các dự án nhà nước “thiết kế” vùng hạ lưu Mekong

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Bởi Hạ lưu Mekong có địa hình đa dạng, chia cắt bởi rừng rậm, đầm lầy, sông ngòi, đất ngập úng nhiễm mặn… vì thế cần nhiều nhân lực để xây dựng hệ thống thủy lợi, thông tin liên lạc, khu định cư, xác lập chủ quyền lãnh thổ. Do vậy, vùng đất này chỉ có thể được thiết lập dựa trên các nhà nước tập quyền mạnh với nguồn lực phong phú. Chính vì thế, trong hơn ba thế kỷ qua, bàn tay sắp đặt của các dự án nhà nước đã góp phần “thiết kế” hình hài mới của vùng châu thổ, cho đến khi trở thành Nam Bộ của Việt Nam. Continue reading “Các dự án nhà nước “thiết kế” vùng hạ lưu Mekong”

Vì sao người Nhật không thích bàn chuyện “trỗi dậy”?

tau cao toc

Tác giả: Canh Hân (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời người dịch: Năm 2006, dư luận Trung Quốc rung chuyển dưới tác động của bộ phim tài liệu có tên “Nước lớn trỗi dậy” chiếu trên đài Truyền hình trung ương. Đó là do bộ phim đã đáp ứng nguyện vọng khao khát của 1,3 tỷ dân nước này –– từ lâu họ đã vô cùng quan tâm vấn đề “Phục hưng Trung Hoa” và “Trung Quốc trỗi dậy”. Đạo diễn Nhiệm Học An cho biết ông có ý định làm phim này vào cuối năm 2003, khi nghe tin Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc 9 lần học tập thể về lịch sử phát triển 500 năm qua của 9 nước từng “trỗi dậy” như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga, Mỹ. Phim làm trong 3 năm, gồm 12 tập, mỗi tập 50 phút, năm 2006 bắt đầu chiếu làm hai đợt. Continue reading “Vì sao người Nhật không thích bàn chuyện “trỗi dậy”?”

Hộ chiếu được phát triển và ứng dụng như thế nào trong lịch sử?

Tác giả: Thôi Thanh Minh

Ngày nay, ai ra nước ngoài dù với mục đích gì cũng cần mang theo hộ chiếu. Cuốn sổ nhỏ này thường được đánh số, chứa một tập hợp thông tin nhất định về một người, chẳng hạn như tên, ngày sinh, nơi sinh, một tấm ảnh chân dung, và dường như những đặc điểm này trao cho hộ chiếu một thứ giá trị thực thụ bởi nếu thiếu nó, chúng ta sẽ khó có thể đi qua được biên giới quốc tế, hoặc tệ hơn, bị trừng phạt khi ở nước ngoài. Mặc dù vậy, thực ra trong phần lớn lịch sử, người ta từng không cần có hộ chiếu để đi lại từ nơi này qua nơi khác, và ban đầu cơ chế quản lý đi lại bằng hộ chiếu có mục đích rất khác so với ngày nay. Cuốn sách “The invention of the passport: surveillance, citizenship and the state” (Sự phát minh ra hộ chiếu: Giám sát, địa vị công dân và nhà nước) của giáo sư John C. Torpey cho chúng ta biết quá trình phát triển và ứng dụng của hộ chiếu hiện đại diễn ra như thế nào, và những nỗ lực mang tính kiểm soát của các nhà nước đằng sau những tấm hộ chiếu. Continue reading “Hộ chiếu được phát triển và ứng dụng như thế nào trong lịch sử?”

Tại sao chiến tranh Mỹ – Trung vẫn có thể xảy ra?

Nguồn: Joseph Nye, “The China Sleepwalking Syndrome”, Project Syndicate, 04/10/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thực hiện chiến lược cạnh tranh quyền lực với Trung Quốc, các nhà phân tích tìm các so sánh trong lịch sử để giải thích cho sự đối đầu ngày càng sâu sắc này. Nhưng trong khi nhiều người nhắc tới sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh, thì một so sánh lịch sử đáng lo ngại hơn là sự bắt đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Năm 1914, tất cả các cường quốc đều mong đợi một cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ ba ngắn ngủi. Thay vào đó, như nhà sử học người Anh Christopher Clark đã chỉ ra, họ như bị mộng du bước vào một trận đại chiến kéo dài bốn năm, phá hủy bốn đế chế và giết chết hàng triệu người. Continue reading “Tại sao chiến tranh Mỹ – Trung vẫn có thể xảy ra?”

Ứng xử của Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ

Tác giả: GS.TS. Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là những trang vàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Cùng với mặt trận quân sự, chính trị, mặt trận ngoại giao đã có những đóng góp không nhỏ, hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ và giải quyết vấn đề ta thắng địch thua. Trong mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân ta kháng chiến, Liên Xô, Trung Quốc đóng vai trò quyết định vì là hai đồng minh lớn của Việt Nam. Rất tiếc, lúc đó hai nước lại đang có bất đồng, mâu thuẫn nghiêm trọng, thậm chí coi nhau như kẻ thù. Với chính sách đối ngoại đúng đắn, với nghệ thuật ngoại giao tài tình, khôn khéo, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đoàn kết được với cả Liên Xô, Trung Quốc, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ to lớn, hiệu quả về tinh thần cũng như vật chất của cả hai đồng minh cho cuộc kháng chiến. Tìm hiểu cách ứng xử của ngoại giao Việt Nam đối với Liên Xô, Trung Quốc là mục tiêu của bài viết này. Continue reading “Ứng xử của Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ”

Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P2)

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương là một hội nghị ngoại giao đa phương rất đặc biệt. Tám nước, 9 bên tham gia hội nghị chia thành hai phe Đông – Tây, nhưng trong hai phe đó, lợi ích của các bên lại khác nhau rõ rệt. Tính phức tạp của ngoại giao đa phương thể hiện ở chỗ các nước dự họp chẳng những phải bảo vệ lợi ích của mình mà còn phải bảo vệ lợi ích của các thành viên khác trong phe mình, và lợi ích chung của cả phe. Dĩ nhiên, vì để tạo không gian cho việc hợp tác, còn phải chiếu cố lợi ích của phe đối lập. Tiến trình của Hội nghị Geneva đã thể hiện một cách điển hình tính phức tạp đó của ngoại giao đa phương. Continue reading “Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P2)”

Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P1)

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương triệu tập vào năm 1954 chẳng những có các nước lớn như Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, mà cũng có các nước Á Phi như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia tham gia. Qua đàm phán, các bên dự họp đã thành công giải quyết được một vấn đề quan trọng liên quan chiến tranh và hoà bình trong quan hệ quốc tế của châu Á. Đây là sự việc chưa từng có trong lịch sử thế giới. Đồng thời đây cũng là hội nghị ngoại giao đa phương có ý nghĩa quan trọng mà nước CHND Trung Hoa sau khi lập quốc lần đầu tiên tham dự. Trước ngày hội nghị họp, Thủ tướng Chu Ân Lai đã thực hiện một khối lượng lớn công tác chuẩn bị. Sau khi đến Geneva, ông đã triển khai hoạt động ngoại giao nhộn nhịp, có đóng góp lớn vào thành công của hội nghị. Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đợt hoạt động ngoại giao này là điển hình thành công của chính sách ngoại gia đa phương do Trung Quốc tiến hành. Continue reading “Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P1)”