Nước Mỹ và nhu cầu dân chủ hóa nền ngoại giao

Tác giả: Phạm Phú Khải

Năm 1943 nhà báo Mỹ và tác giả Walter Lippmann viết:

Nếu không có nguyên tắc bao trùm rằng quốc gia phải duy trì các mục tiêu và quyền lực của mình trong trạng thái cân bằng, giữ mục đích trong phạm vi phương tiện, và phương tiện bằng với mục đích, giữ các cam kết phù hợp với các nguồn lực và các nguồn lực phù hợp với cam kết, thì sẽ bất khả để nghĩ về các vấn đề ngoại giao.

Quan điểm của Lippmann đã ảnh hưởng sâu rộng lên nền ngoại giao của Mỹ gần một thế kỷ qua. Continue reading “Nước Mỹ và nhu cầu dân chủ hóa nền ngoại giao”

Bàn về một đại chiến lược cho Việt Nam trong TK 21

Tác giả: Ngô Di Lân

Mục đích chính của bài viết này là đưa ra nhận định về những thách thức chiến lược tiềm tàng cho Việt Nam trong thế kỷ XXI và phác hoạ một số nét chính về bốn đại chiến lược khả dĩ để chúng ta có thể đương đầu với những thách thức này. Bên cạnh đó, tác giả cũng hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp khái niệm “đại chiến lược” trở nên gần gũi hơn với các độc giả, đồng thời thôi thúc các học giả trong và ngoài nước nghiên cứu đề tài đại chiến lược Việt Nam một cách có khoa học và hệ thống hơn.

Bài viết sẽ này có năm phần chính như sau. Phần thứ nhất sẽ giới thiệu một cách tổng quát về khái niệm đại chiến lược. Tiếp theo tác giả sẽ xác định các lợi ích quốc gia cốt lõi của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Trong phần thứ ba, tác giả sẽ phân tích và đánh giá môi trường chiến lược của Việt Nam trong thế kỷ XXI. Phần thứ tư sẽ điểm qua một số nét chính về những đại chiến lược khả dĩ cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Cuối cùng, tác giả sẽ tóm tắt lại đại ý của toàn bài và đưa ra một số nhận định về đại chiến lược hợp lý nhất cho Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay. Continue reading “Bàn về một đại chiến lược cho Việt Nam trong TK 21”

#266-Lý thuyết Quan hệ quốc tế và Việt Nam

Nguồn: Zachary Abuza, “International Relations Theory and Vietnam”, Contemporary Southeast Asia, Vol. 17, No. 4 (March 1996), pp. 406-419.

Biên dịch: Nguyễn Minh Tài | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Tóm lược: Mặc dù được tuyên truyền theo đường lối cách mạng vô sản quốc tế, chính sách đối ngoại của Hà Nội vẫn luôn dựa một cách chắc chắn vào các giả định của chủ nghĩa hiện thực. Với sự ra đời của chính sách Đổi mới, đã có sự chuyển đổi căn bản trong thế giới quan của Việt Nam: Hà Nội kiên quyết đi theo các nguyên tắc về sự phụ thuộc lẫn nhau phức tạp và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Sự chuyển biến này được thấy rõ ràng nhất trong mối quan hệ của Hà Nội với các nước ASEAN và Trung Quốc. Bài viết này lập luận rằng bởi vì Việt Nam không còn có thể đương đầu với Trung Quốc theo nghĩa Hiện thực truyền thống được nữa và cũng bởi vì Việt Nam quá nhỏ bé để ràng buộc Trung Quốc vào một mức độ phụ thuộc lẫn nhau nhất định nào đó, Việt Nam hy vọng sẽ kiềm chế hành vi của Trung Quốc thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau gián tiếp, thông qua tư cách thành viên ASEAN – một tổ chức Bắc Kinh cho là cần thiết để phát triển kinh tế của riêng mình. Continue reading “#266-Lý thuyết Quan hệ quốc tế và Việt Nam”

“Cân bằng Khơi xa”: Đại chiến lược ưu việt của Hoa Kỳ

 offshorebal-1

Nguồn: John J. Mearsheimer & Stephen M. Walt, “The Case for Offshore Balancing: A Superior U.S. Grand Strategy”, Foreign Affairs, 13/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Lần đầu tiên trong thời gian gần đây, có một số lượng lớn người dân Mỹ đặt câu hỏi về Đại chiến lược [grand strategy] của đất nước. Một cuộc điều tra của Pew vào tháng 4/2016 chỉ ra 57% người Mỹ đồng ý rằng Hoa Kỳ “cần giải quyết các vấn đề của chính mình và để người khác giải quyết vấn đề của chính họ bằng tất cả khả năng của họ”. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống hiện nay, cả ứng cử viên Dân chủ Bernie Sanders và ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump đều nhận được sự ủng hộ từ một bộ phận cử tri khi nghi ngờ khuynh hướng thúc đẩy hòa bình, trợ cấp quốc phòng cho đồng minh và can thiệp quân sự; chỉ có ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton là ủng hộ duy trì chính sách hiện nay. Continue reading ““Cân bằng Khơi xa”: Đại chiến lược ưu việt của Hoa Kỳ”

Trump sẽ làm nước Mỹ suy yếu như thế nào?

trp

Nguồn: Joseph S. Nye, “How Trump Would Weaken America”, Project Syndicate, 10/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump, người gần như sẽ là ứng viên của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đã bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc về giá trị của các liên minh của nước này. Quan điểm của ông ta thể hiện một thế giới quan rất “thế kỷ 19”.

Vào thời đó, Mỹ đi theo lời khuyên của George Washington – tránh xa “những liên minh rắc rối” (entangling alliances), và theo đuổi Học thuyết Monroe – chỉ tập trung vào lợi ích của Mỹ ở Tây Bán cầu. Nước Mỹ bấy giờ thiếu vắng một đội quân thường trực lớn (và lực lượng hải quân trong những năm 1870 vẫn còn nhỏ hơn hải quân của Chile). Vì vậy, họ chỉ có vai trò khá nhỏ trong cán cân quyền lực toàn cầu vào thế kỷ 19. Continue reading “Trump sẽ làm nước Mỹ suy yếu như thế nào?”

Hoa Kỳ đang dần bỏ rơi Ả-rập Saudi?

obamasa

Nguồn: Bernard Haykel, “Obama in Arabia”, Project Syndicate, 20/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chuyến viếng thăm Ả-rập Saudi của Tổng thống Mỹ Barack Obama tuần này, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), diễn ra vào thời điểm quan hệ giữa hai nước đang ngày càng xấu đi. Tuy nhiên, dù phần lớn người Mỹ nhìn nhận Ả-rập Saudi tiêu cực thế nào đi nữa, thì quốc gia này vẫn là một đồng minh quan trọng của Mỹ ở khu vực. Obama nên khôn ngoan hàn gắn mối quan hệ song phương đó.

Ả-rập Saudi, nơi sản xuất 1/9 nguồn dầu mỏ được tiêu thụ toàn cầu, không đơn thuần chỉ là một quốc gia then chốt của nền kinh tế toàn cầu, mà sự ổn định của chính phủ nước này còn có ý nghĩa quyết định đối với trật tự quốc tế. Nếu chẳng may triều đại Al Saud sụp đổ và quốc gia này chia cắt thành các lãnh thổ thù địch được cai trị bởi các nhóm và bè phái thánh chiến, các cuộc nội chiến ở Syria và Lybia so ra dường như chỉ là những xung đột lẻ tẻ. Continue reading “Hoa Kỳ đang dần bỏ rơi Ả-rập Saudi?”

Lý giải chính sách đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay

t1larg.erdogan.afp_.gi_

Nguồn:  “Alone in the world, The Economist, 06/02/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hiếm có quốc gia nào có không gian địa chính trị nhạy cảm hoặc đóng nhiều vai trò quốc tế quan trọng và chồng chéo như Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia này là cửa ngõ và là cầu nối đến châu Âu, đặc biệt là cho hàng trăm ngàn người tị nạn Syria trong những tháng gần đây, cũng như con đường dẫn đến các nguồn cung cấp năng lượng. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một vùng đệm cách ly một Iran luôn tràn đầy khí thế cách mạng và là một rào cản đối với những tham vọng về phía nam của Nga từ trước khi nước này gia nhập NATO năm 1952 (và thậm chí mạnh mẽ hơn kể từ khi Vladimir Putin quyết định can thiệp vào một Syria hỗn loạn). Đây vẫn luôn là một mỏ neo cho vùng Trung Đông luôn bất ổn, và xét về một số phương diện cũng là một mô hình cho các quốc gia Hồi giáo khác do có chính phủ tương đối bao dung, khá dân chủ và nền kinh tế vận hành khá hiệu quả. Continue reading “Lý giải chính sách đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay”

Nước Mỹ cảnh giác với “bẫy chiến lược” như thế nào?

us-military-bans

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Nước Mỹ có một đặc điểm quan trọng là luôn luôn giữ được sự cảnh giác chiến lược cao độ đối với các thế lực nước ngoài. Truyền thống chiến lược này bắt đầu từ nhà lãnh đạo khai quốc công thần Washington.

Washington nói: phải luôn luôn cảnh giác với mọi âm mưu quỷ kế của nước ngoài

Trong diễn văn từ biệt năm 1796, Washington từng nhắc nhở nhân dân Mỹ như sau: “Nên xoá bỏ phản cảm thâm căn cố đế có nguồn gốc từ lâu với một số quốc gia cá biệt cũng như tình cảm tốt đẹp mạnh mẽ đối với các quốc gia khác, không có gì quan trọng hơn điều này …… Để đối phó với mọi âm mưu quỷ kế của các thế lực nước ngoài …… một dân tộc tự do nên luôn luôn giữ đầu óc cảnh giác.” Continue reading “Nước Mỹ cảnh giác với “bẫy chiến lược” như thế nào?”

Nghệ thuật “trỗi dậy chi phí thấp” của Mỹ

newyork

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Lịch sử phát triển tư duy chiến lược của Mỹ

Sự trỗi dậy của Mỹ có đặc điểm là tốc độ nhanh, chi phí thấp, trả giá nhỏ, nếu so với một số nước lớn trả giá đắt nhưng “trỗi mà không dậy được” thì có thể nói sự trỗi dậy của Mỹ là sự trỗi dậy ít tốn kém nhất.

Hoàn cảnh địa lý được thiên nhiên ưu đãi là một nhân tố quan trọng khiến nước Mỹ có thể trỗi dậy một cách ít tốn kém. Hầu như ai đến Mỹ lần đầu đều cảm thấy choáng ngợp trước điều kiện thiên nhiên của nước này. Nước Mỹ ở giữa hai đại dương lớn nhất thế giới, lãnh thổ rộng hơn 9,3 triệu km2, có những con sông dài dọc ngang đất nước, những cánh rừng um tùm, đồng bằng màu mỡ, đồng cỏ bao la, các hồ nước phân bố khắp nơi, khoáng sản dồi dào, và tài nguyên biển giàu có ẩn giấu trong hai đại dương. Nước Mỹ chiếm hết mọi “địa lợi”. Lê-nin từng nói, nước Mỹ “ở vào địa vị an toàn nhất xét về điều kiện địa lý”. Continue reading “Nghệ thuật “trỗi dậy chi phí thấp” của Mỹ”

Lịch sử phát triển tư duy chiến lược của Mỹ

american-symbols-dale-jackson

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Trong số tất cả các nước lớn trỗi dậy, kinh nghiệm của Mỹ có ý nghĩa nhất đối với Trung Quốc. Sự trỗi dậy của Mỹ có đặc điểm nhanh, thuận lợi, trả giá nhỏ, hiệu ích cao, là sự trỗi dậy thông minh nhất, trí tuệ nhất, nghệ thuật nhất, ly kỳ nhất. Sự trỗi dậy của nước Mỹ đứng trước tình trạng các đối thủ cạnh tranh vừa nhiều lại vừa hùng mạnh. Đức, Nhật, Liên Xô lần lượt tiến hành cạnh tranh chiến lược và đua tài với Mỹ, nhưng cuối cùng Mỹ thắng.

Kinh nghiệm trỗi dậy của Mỹ chủ yếu thể hiện trên ba mặt: một là Mỹ có kinh nghiệm vượt qua sự ngăn chặn, trỗi dậy thành công; hai là Mỹ có kinh nghiệm ngăn chặn kẻ khác, bảo vệ bá quyền; ba là Mỹ có kinh nghiệm ngăn chặn chia rẽ, giữ gìn sự thống nhất quốc gia. Con đường nước Mỹ đi qua trên ba phương diện này đều là tài sản chiến lược quý giá Trung Quốc có thể tham khảo. Continue reading “Lịch sử phát triển tư duy chiến lược của Mỹ”

Đằng sau quá trình bình thường hóa quan hệ Xô-Trung

image0091

Nguồn: Robert Service, The End of the Cold War: 1985-1991 (PublicAffairs: 2015), pp. 7243- 7462 (Kindle edition).

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Xem phần trước: Ngoại giao Liên Xô giai đoạn kết thúc Chiến tranh Lạnh

Tại khu vực châu Á, trong khi những quốc gia đối địch cũ của Liên Xô vẫn còn nghi ngờ về tính chân thành trong chính sách đối ngoại mới mà Gorbachëv đề ra, thì những nước phụ thuộc lại cảm thấy khó chịu trước những dấu hiệu cho thấy ông đang có ý định hàn gắn quan hệ với Mỹ. Và do đó, một trong những nhiệm vụ chính của Shevardnadze trong chuyến công du châu Á lần này là thuyết phục các đồng minh thân tín lâu năm rằng Moskva vẫn sẽ sát cánh bên họ. Đây có thể là lý do khiến ông không đến thăm Việt Nam, vì ban lãnh đạo Liên Xô đã đưa ra lựa chọn căn bản là ưu tiên mối quan hệ đang dần cải thiện với Trung Quốc. Continue reading “Đằng sau quá trình bình thường hóa quan hệ Xô-Trung”

70 năm Ngoại giao Việt Nam đồng hành cùng dân tộc

Tác giả: Phạm Bình Minh

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có bài viết về chặng đường lịch sử 70 năm qua của ngành ngoại giao VN.

Đúng 70 năm trước, trong không khí cách mạng sục sôi của mùa Thu tháng Tám, Sắc lệnh do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 28/8/1945 thành lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chính thức khai sinh ra nền ngoại giao Việt Nam hiện đại.

Ngành ngoại giao vô cùng tự hào được đặt dưới sự lãnh đạo, dìu dắt trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Bộ trưởng đầu tiên của ngành. Vinh dự lớn lao này cho thấy ngay từ buổi đầu lập nước, Đảng và Bác Hồ đã hết sức coi trọng vai trò của công tác đối ngoại với tư cách là một vũ khí quan trọng để bảo vệ lợi ích dân tộc. Người từng nói: “Dùng binh giỏi nhất là đánh bằng mưu, thứ hai là đánh bằng ngoại giao, thứ ba mới đánh bằng binh.” Continue reading “70 năm Ngoại giao Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”

Ngoại giao Liên Xô giai đoạn kết thúc Chiến tranh Lạnh

451790884

Nguồn: Robert Service, The End of the Cold War: 1985-1991 (PublicAffairs: 2015), pp. 7243- 7462 (Kindle edition).

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Ở giai đoạn gần kết thúc Chiến tranh Lạnh, trong mắt các lãnh đạo Xô-viết, trọng tâm quan hệ quốc tế vẫn chủ yếu xoay quanh chính sách dành cho Mỹ và Tây Âu, đặc biệt các cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ là quan trọng hơn cả. Phải đến mùa đông 1988 – 1989, sự quan tâm về châu Á của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachëv và Bộ trưởng Ngoại giao Shevardnadze mới bắt đầu vượt ra ngoài ranh giới quốc gia Afghanistan vốn đầy bất ổn. Tháng 7/1986, Gorbachëv đã có bài diễn văn quan trọng về khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại thành phố cảng phía Đông Vladivostok, đến tháng 12 cùng năm ông cũng phát biểu trước Bộ Chính trị: “Ánh sáng văn minh của thế kỷ hai mươi mốt sẽ dịch chuyển sang phương Đông.” Continue reading “Ngoại giao Liên Xô giai đoạn kết thúc Chiến tranh Lạnh”

Bài giảng của TTg Lý Hiển Long về QHQT và CSĐN Singapore


Nguồn: PM Lee Hsien Loong at the 8th S Rajaratnam Lecture on 27 November 2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Xin chào và xin chúc quý vị một buổi chiều tốt lành!

Vậy là chúng ta vừa mừng lễ kỷ niệm 50 năm ngày giành độc lập. Đây là lúc nhìn lại những thành tựu chúng ta đã đạt được, và hiểu điều gì đã khiến chúng ta thành công. Đồng thời, năm nay cũng sẽ là năm mà chúng ta cần phải vạch ra hướng đi cho tương lai của mình.

Việc tự đánh giá bản thân sẽ rất có ích cho quan hệ đối ngoại của chúng ta. Dù đây không phải là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều người Singapore, vì chúng ta đang sống hòa bình và ổn định, cũng như có mối quan hệ thân thiện với hầu hết các nước. Bộ Ngoại giao đã thực hiện rất tốt công việc của mình đến mức nhiều người khó nhận ra sự tồn tại của bộ này. Người ta quan tâm nhiều hơn đến những thứ có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ – như chuyện tàu điện thi thoảng bị hỏng, y tế, thi cử, hay việc làm. Continue reading “Bài giảng của TTg Lý Hiển Long về QHQT và CSĐN Singapore”

Di sản của cố Thủ tướng Đức Helmut Schmidt

0,,17317772_303,00

Nguồn: Frank- Walter Steinmeier, “Helmut Schmidt’s World”, Project Syndicate , 13/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nước Đức mất đi một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn của mình tuần này khi nguyên Thủ tướng Helmut Schmidt qua đời ở tuổi 96. Schmidt từng là Bộ trưởng Quốc phòng từ 1969 đến 1972, Bộ trưởng Tài chính từ 1972 đến 1974 và Thủ tướng liên bang từ 1974 đến 1982. Kỷ nguyên của chúng ta hiện giờ có vẻ như đặc biệt hỗn loạn; nhưng những năm thời Schmidt lãnh đạo nước Đức cũng không hề bình yên chút nào.

Thời của ông là kỷ nguyên của Ostpolitik (chính sách hướng đông của Tây Đức) và détente (chính sách hòa dịu đông – tây – ND), của cuộc khủng hoảng dầu mỏ toàn cầu đầu tiên, của suy thoái kinh tế, lạm phát đi kèm đình trệ và tình trạng thất nghiệp hàng loạt quay trở lại châu Âu. Thế hệ của ông phải đối mặt với vấn nạn khủng bố trong nước và chứng kiến cách mạng ở Iran, Liên Xô xâm chiếm Afghanistan, và sự trỗi dậy của Phong trào Đoàn kết ở Ba Lan. Continue reading “Di sản của cố Thủ tướng Đức Helmut Schmidt”

7 xu hướng trong chính sách ngoại giao của Nga

o-PUTIN-LAVROV-facebook

Nguồn: Ivan Timofeev, “7 trends for Russian foreign policy you need to know”, Russia Direct, 22/10/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau khủng hoảng Ukraine và can thiệp quân sự ở Syria, các nguyên tắc và ý tưởng chính chỉ đạo chính sách ngoại giao của Nga đang dần dần sáng tỏ.

Trong cuộc khủng hoảng Ukraine và không kích quân sự ở Syria, chính sách ngoại giao của Nga thường được xem là không thể đoán trước được. Các hành động của Nga trong cả 2 trường hợp không chỉ nhanh chóng và bất ngờ, mà phạm vi của chúng dường như cũng vượt quá mức các nguy cơ đối với lợi ích quốc gia của Nga có thể lý giải.

Syria, và đặc biệt là Ukraine, được coi là những điểm uốn trong quỹ đạo chính sách đối ngoại của Nga, thể hiện sự dịch chuyển sang một dòng chính sách mới về chất. Cấu hình chính sách mới này đã được hình thành. Với cú sốc Ukraine và Syria dần kết thúc, các chính sách của Nga bắt đầu có thể dự đoán được, như được minh chứng bởi 7 xu hướng dưới đây. Continue reading “7 xu hướng trong chính sách ngoại giao của Nga”

Trung Quốc mộng thực sự của ông Tập: Một Trung Quốc đế quốc?

10383950794_eca2b662f0_b_1

Nguồn: Feng Zhang, “Xi Jinping’s Real Chinese Dream: An ‘Imperial’ China?”, The National Interest, 18/09/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Mổ xẻ siêu quyền lực của Tập Cận Bình

Từ khi nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hồi tháng 11 năm 2012, các tham vọng to lớn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trở nên nổi tiếng. Trong nước, ông đã thúc đẩy mục tiêu lớn mà ông gọi là “Trung Quốc mộng”: ‘Đại phục hưng dân tộc Trung Hoa’. Ông gây ngạc nhiên cho hầu hết giới quan sát bởi tốc độ và hiệu quả trong việc củng cố quyền lực trong đảng và quân đội. Giờ ông Tập được coi là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc sau Đặng Tiểu Bình, nếu không nói là sau Mao Trạch Đông. Continue reading “Trung Quốc mộng thực sự của ông Tập: Một Trung Quốc đế quốc?”

Khu vực Mekong trong chiến lược ngoại giao Nhật Bản

JAPAN-POLITICS/

Nguồn: Takayuki Ogasawara, “Development of the Mekong Region as Part of Japan’s Diplomatic Strategy for East Asia“, Asia-Pacific Review, Volume 22, Issue 1, 2015, pp. 34-45.

Biên dịch: Văn Cường

Sự can dự tích cực của Nhật Bản vào việc phát triển khu vực Mekong kể từ những năm 1990 cần được hiểu không chỉ từ khía cạnh kinh tế mà còn cả từ khía cạnh ngoại giao. Nhật Bản cần cộng tác với ASEAN trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho “đối thoại chính trị” đa phương ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và xây dựng một trật tự Đông Á dựa trên “những giá trị chung” chẳng hạn như dân chủ và nền pháp quyền, và khu vực Mekong có thể là “mắt xích yếu nhất” của ASEAN. Sau khi phác thảo công việc 20 năm của Nhật Bản để vun đắp sự hợp tác Mekong-Nhật Bản, tác giả cho rằng đã đến lúc mở rộng quy mô của sự hợp tác và đẩy nhanh chính sách “chủ động đóng góp cho hòa bình” của Nhật Bản nhằm đối phó với môi trường an ninh đang thay đổi. Continue reading “Khu vực Mekong trong chiến lược ngoại giao Nhật Bản”

Những lí do dân phi-Do-Thái Mỹ ủng hộ quốc gia Do Thái

640x392_2844_168712

Nguồn: Walter Russell Mead, “The New Israel and the Old: Why Gentile Americans Back the Jewish State?”, Foreign Affairs, July/August 2008.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Chìa khóa đích thực cho chính sách Israel của Washington là sự hậu thuẫn lâu dài và rộng lớn của công chúng Mĩ nói chung dành cho quốc gia Do Thái.

Ngày 12 tháng Năm năm 1948, trước nội các chia rẽ của Tổng thống Harry Truman, Clark Clifford, luật sư trưởng của Nhà Trắng, đưa ra những lí lẽ biện hộ cho việc Hoa Kì công nhận quốc gia Do Thái. Với sự chứng kiến của một George Marshall, bộ trưởng ngoại giao lườm lườm đôi mắt và một Robert Lovett, thứ trưởng của Marshall đầy vẻ hoài nghi, Clifford lí giải rằng việc công nhận quốc gia Do Thái sẽ là một hành động nhân đạo phù hợp với những giá trị truyền thống của Mĩ. Để chứng minh cho quyền đòi lãnh thổ của người Do Thái, Clifford đã trích dẫn Đệ nhị Luật của Cựu ước (Deuteronomy): “Đây, ta trao đất đó cho các ngươi, hãy vào và chiếm hữu đất mà Đức Chúa đã thề với cha ông các ngươi, là Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp, rằng Người sẽ ban cho họ và dòng dõi họ sau này.” [1] Continue reading “Những lí do dân phi-Do-Thái Mỹ ủng hộ quốc gia Do Thái”

Động lực mới trong tam giác chiến lược Việt – Mỹ – Trung

Kerry announces now US maritime security aid to Vietnam

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “The Vietnam-US-China Triangle: New Dynamics and Implications,” ISEAS Perspective, No 45/2015, 25/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Chuyến thăm Washington gần đây của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng được cả hai bên ca ngợi như một dấu mốc “lịch sử” trong quan hệ song phương (The White House, 2015). Tuy nhiên, để có một đánh giá sâu sắc hơn về ý nghĩa của chuyến thăm, chúng ta cần đặt nó vào bối cảnh khu vực rộng lớn hơn, trong đó có xét đến những biến đổi gần đây trong tam giác quan hệ Việt-Mỹ-Trung.

Bài viết này phân tích những động lực mới trong tam giác Việt-Mỹ-Trung và ý nghĩa của chúng. Thông qua cách tiếp cận ba cấp độ phân tích và từ góc nhìn của Việt Nam, bài viết xem xét ba yếu tố quan trọng nhất ở các cấp độ hệ thống quốc tế (systemic), quốc gia (national), và trong nước (subnational) đang định hình mối quan hệ ba bên. Những yếu tố này bao gồm sự cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, lòng tin chiến lược giữa Việt Nam và hai cường quốc, và các diễn biến chính trị và kinh tế trong nước của Việt Nam. Continue reading “Động lực mới trong tam giác chiến lược Việt – Mỹ – Trung”