Thế giới hôm nay: 26/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới ở Mỹ tăng lên 778.000 vào tuần trước. Đây là lần tăng thứ hai theo tuần liên tiếp – một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đình trệ khi làn sóng covid-19 thứ ba quét qua đất nước. Số đơn xin thấp hơn hẳn mức đỉnh hồi mùa xuân, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch.

Các dữ liệu khác của Mỹ lạc quan hơn. Đơn đặt hàng cho thiết bị sản xuất mới trong tháng 10 tốt hơn dự kiến. Chỉ số tăng trưởng GDP quý ba trong báo cáo lần hai không thay đổi, ở mức 7,4% (tỷ lệ theo năm là 33,1%) sau khi nền kinh tế suy thoái 9% trong quý hai. Tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng trong tháng 10 cũng vượt nhẹ dự báo. Tuy nhiên, dữ liệu công bố đó cũng cho thấy thu nhập cá nhân ở Mỹ giảm 0,7% so với tháng trước, đảo ngược mức tăng 0,7% của tháng 9. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/11/2020”

Tham vọng hồi sinh vùng nông thôn Trung Quốc của Tập Cận Bình

Nguồn: James T. Areddy, “China Urges New Era of Mass Migration—Back to the Countryside”, WSJ, 17/11/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Trong nỗ lực chống lại nghèo đói, Chủ tịch Tập Cận Bình muốn phục hồi dân số của các thị trấn ở vùng nông thôn, tạo thêm người mua và kẻ bán ở đây; “làng quê của chúng tôi lại lóe lên tia hy vọng”.

Trong suốt nhiều thập niên, gần như cách duy nhất để những người sinh ra ở làng Dawan có thể kiếm tiền là đi dọc theo con đường đất ngoằn ngoèo từ ngôi làng trên núi đến các thành phố lớn của Trung Quốc.

Đó là những gì Wang Liangcui đã làm vào đầu những năm 1990, khi bà 20 tuổi. Bà đến Thượng Hải làm nhiều nghề như công nhân, tài xế taxi hay bán bánh dạo. Trên khắp Trung Quốc, những người giống như bà, phải rời bỏ các làng quê tồi tàn đến thành phố tìm việc, chính là nguồn cung cấp nhân công giá rẻ khiến cho nền kinh tế quốc gia tỷ dân phát triển vượt bậc. Continue reading “Tham vọng hồi sinh vùng nông thôn Trung Quốc của Tập Cận Bình”

Thế giới hôm nay: 25/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhóm chuyển tiếp của Tổng thống đắc cử Joe Biden đã bắt đầu hành động, một ngày sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump chính thức dọn đường cho một cuộc chuyển giao quyền lực có trật tự. Sau hai tuần trì hoãn, ông Biden ​​sẽ bắt đầu nhận thông báo về các cuộc họp giao ban an ninh quốc gia và các cố vấn của ông sẽ bắt đầu làm việc với các quan chức y tế đương chức về kế hoạch phân phối vắc-xin covid-19. Trong khi đó, các quan chức Pennsylvania đã chứng nhận kết quả bầu cử của bang, củng cố chiến thắng của ông Biden.

Lần đầu tiên chỉ số Dow Jones vượt 30.000 điểm. Việc quá trình chuyển giao của ông Biden chính thức bắt đầu, các báo cáo cho thấy ông sẽ bổ nhiệm Janet Yellen, cựu lãnh đạo Cục Dự trữ Liên bang, làm bộ trưởng tài chính, và những tin tức đầy hy vọng khác về vắc-xin covid-19 đều giúp cổ phiếu tăng giá . Hồi tháng 3, chỉ số blue-chip này đã giảm xuống dưới 19,000 điểm. Các kết quả thử nghiệm đầy hứa hẹn, loại mới nhất được công bố hôm thứ Hai, cho thấy có thể có một loại vắc xin được đưa vào sử dụng từ cuối năm nay. S&P 500 và Nasdaq cũng tăng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/11/2020”

Vai trò của dầu mỏ qua dòng chảy thời gian

Tác giả: Lê Khánh Công

Cho đến gần giữa thế kỷ 19, mỡ động vật và dầu thực vật là nguồn thắp sáng chủ yếu cho tầng lớp giàu có trong xã hội. Mặc dù nhiều loại dầu đã được phát triển nhưng giá của chúng vẫn rất cao và chất lượng kém. Phần còn lại của thế giới vì thế vẫn chìm trong đêm tối.

Dòng sông dầu ở Pennsylvania (Mỹ) đã giới thiệu một loại nhiên liệu mới làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống con người: dầu hoả. Ngày 27 tháng 8 năm 1859, đại tá Drake đã khoan thấy dầu lần đầu tiên. Từ đây, thành thị và nông thôn nước Mỹ đã không còn phải đi ngủ sớm do thiếu ánh sáng. Dầu hoả trở thành nhiên liệu thắp sáng phổ biến và đưa John Davison Rockefeller Sr. thành người siêu giàu của thế giới. Nhu cầu thắp sáng trong tương lai lúc đó dự kiến sẽ làm nhu cầu dầu hoả tăng mạnh. Continue reading “Vai trò của dầu mỏ qua dòng chảy thời gian”

24/11/1971: Không tặc nhảy dù khỏi máy bay

Nguồn: Hijacker and criminal mastermind D.B. Cooper parachutes out of plane, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, tên không tặc tự xưng là D.B. Cooper đã nhảy dù khỏi chuyến bay 727 của hãng hàng không Northwest Orient Airlines trong một cơn giông bão dữ dội ngay trên bầu trời bang Washington. Hắn cũng mang theo số tiền chuộc là 200.000 đô la.

Cooper sớm giành được quyền kiểm soát chiếc máy bay ngay sau khi nó cất cánh. Hắn cho một tiếp viên xem thứ gì đó trông giống như một quả bom và thông báo cho phi hành đoàn rằng mình muốn 200.000 đô la, bốn chiếc dù và “không được có bất ngờ nào khác” (no funny stuff). Máy bay hạ cánh xuống Sân bay Quốc tế Seattle-Tacoma, nơi nhà chức trách đáp ứng yêu cầu của Cooper và cho sơ tán hành khách. Cooper sau đó yêu cầu máy bay bay về hướng Mexico ở độ cao thấp và ra lệnh cho toàn bộ phi hành đoàn ngồi yên trong buồng lái. Continue reading “24/11/1971: Không tặc nhảy dù khỏi máy bay”

Thế giới hôm nay: 24/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Muhammad bin Salman, thái tử Ả Rập Saudi, đã tổ chức một cuộc họp bí mật vào Chủ nhật với Binyamin Netanyahu. Đây được cho là cuộc gặp Israel-Saudi đầu tiên được thừa nhận công khai. Các nội dung bao gồm Iran và các cuộc đàm phán thương mại, nhưng các nhà lãnh đạo không đạt được những thỏa thuận “quan trọng”. Tổng thống Donald Trump trước đó đã thúc giục hai nước tìm tiếng nói chung.

Các thẩm phán Pháp đã hoãn phiên tòa xét xử Nicolas Sarkozy. Cựu tổng thống đáng lẽ phải ra hầu tòa, vì bị cáo buộc tham nhũng và đổi chác quyền lực. Thẩm phán Gilbert Azibert, một trong những người bị buộc tội chung với ông Sarkozy, đã xin hoãn xét xử vì lý do sức khỏe (ông có nhiều nguy cơ bị bệnh nặng vì covid-19). Phiên tòa sẽ nối lại vào thứ Năm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/11/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (28/08/20): TQ chuẩn bị cho trường hợp bị không kích

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tôi bắt gặp một tấm biển kỳ lạ, khá đáng lo ngại trên một con phố ở Bắc Kinh.

Tiêu đề của nó có nghĩa là “Nghĩa vụ phòng không dân sự.” Đề cập đến “phòng không thời chiến”, tấm bảng viết rằng “Tùy vào nhu cầu bảo vệ tổ quốc, các biện pháp bảo vệ được tiến hành bằng cách huy động và tổ chức quần chúng, và thiệt hại do các cuộc không kích được giảm bớt.”

Một bức ảnh về một tấm bảng tương tự khác cũng đang lan truyền trên mạng xã hội, có nội dung “Làm thế nào để bình tâm trở lại sau các cuộc không kích”. Sau đó, nó đưa ra lời khuyên về giảm thiểu ảnh hưởng tâm lý sau khi bị địch không kích. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (28/08/20): TQ chuẩn bị cho trường hợp bị không kích”

Thế giới hôm nay: 23/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỹ vượt 12 triệu ca nhiễm covid-19 được xác nhận và hơn 255.000 ca tử vong do căn bệnh này. California đã áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm để hạn chế tỷ lệ lây nhiễm ở bang, hiện cao hơn mức cao nhất trước đó hồi tháng 8. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cũng khuyến cáo người Mỹ tránh đi du lịch trong kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn vào thứ Năm tuần này để ngăn lây nhiễm. Nhiều người sẽ bỏ ngoài tai lời khuyên này.

TwitterFacebook cho biết họ sẽ trao quyền kiểm soát các tài khoản chính thức của Tổng thống Hoa Kỳ trên các nền tảng truyền thông xã hội của họ cho Joe Biden và nhóm của ông vào ngày 20 tháng 1, ngày nhậm chức của tổng thống mới. Donald Trump tiếp tục sở hữu tài khoản Twitter cá nhân @realDonaldTrump và trang Facebook @DonaldTrump sau ngày đó. Thông báo được đưa ra khi ông Trump và các đảng viên Cộng hòa khác liên tục tìm cách làm suy yếu tính hợp pháp trong chiến thắng của ông Biden ngày 3 tháng 11. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/11/2020”

Người Trung Quốc đánh giá chữ Hán như thế nào?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chữ Hán ra đời cách nay hơn 3.300 năm, từng có đóng góp lớn cho sự nghiệp thống nhất Trung Quốc (TQ). Chữ Hán là thứ tượng trưng cho văn hóa Trung Hoa, là báu vật thiêng liêng tổ tiên để lại. Người Hoa coi chữ Hán như chữ của thần thánh, mấy nghìn năm qua không ai dám nhận xét, cải tiến, phát triển loại chữ này. Cho tới nay ai đánh giá không tốt về chữ Hán sẽ bị dư luận đả kích ngay. Thiển nghĩ, nếu cứ để chữ Hán phát triển tự nhiên trong đông đảo dân chúng thì rất có thể nó cũng có lịch sử tương tự các loại chữ viết cổ đại khác (chữ Ai Cập cổ, chữ hình Nêm), tức là biến mất và thay bằng loại chữ tiên tiến hơn. Tiếc rằng, chữ Hán sau khi ra đời đã bị tầng lớp vua quan và trí thức phong kiến coi là thứ công cụ độc quyền dùng để giữ vững chế độ phong kiến, thi hành chính sách ngu dân nhằm dễ dàng áp bức bóc lột nhân dân lao động. Continue reading “Người Trung Quốc đánh giá chữ Hán như thế nào?”

22/11/1942: Liên Xô bao vây quân Đức tại Stalingrad

Nguồn: Soviets encircle Germans at Stalingrad, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, một cuộc phản công của Liên Xô chống lại quân Đức đã thành công khi Hồng Quân bắt giữ khoảng 250.000 lính Đức ở phía nam Kalach, trên bờ Sông Don, nội ô Stalingrad. Khi vòng vây của Liên Xô ngày càng thắt chặt hơn, Tướng Đức Friedrich Paulus đã yêu cầu Berlin cho phép rút quân.

Trận Stalingrad bắt đầu vào mùa hè năm 1942 khi quân Đức tấn công vào thành phố, một trung tâm công nghiệp lớn, và sẽ là một bước ngoặt chiến lược nếu Đức chiếm được nó. Nhưng bất chấp mọi nỗ lực của họ, Tập đoàn quân số 6 của Đức, dưới sự chỉ huy của Paulus và một phần của Tập đoàn quân Thiết giáp số 4, dưới quyền Ewald von Kleist, vẫn không thể vượt qua tuyến phòng thủ bất khả chiến bại của Tập đoàn quân 62 Liên Xô do tướng Vasily I. Chuikov đứng đầu, mặc dù đã họ đẩy Liên Xô gần như đến sông Volga vào giữa tháng 10 và bao vây được Stalingrad. Continue reading “22/11/1942: Liên Xô bao vây quân Đức tại Stalingrad”

Erdal Arıkan: Người đứng sau thành tựu 5G của Huawei

Biên dịch: Đăng Thiên

Một nhà khoa học Thổ Nhĩ Kỳ vô danh đã giúp Huawei làm chủ công nghệ 5G bằng nghiên cứu mã cực.

Tháng 7/2018, tại trụ sở chính ở Thâm Quyến, tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc tổ chức một buổi lễ tri ân đặc biệt. Giai điệu bản hòa tấu Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ của Beethoven cất lên khi chiếc xe chở một vị khách đặc biệt tiến gần tới trung tâm hội nghị tráng lệ của công ty. Chủ tịch luân phiên của công ty, ông Guo Ping, bước ra đón một trong những nhân vật chính của buổi lễ vào khán phòng.

Sau phát biểu về lịch sử hình thành và quá trình xây dựng Huawei của các lãnh đạo công ty, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi bước lên sân khấu. Theo sau ông là ba người phụ nữ mặc đồng phục trắng vung tay theo phong cách quân đội. Continue reading “Erdal Arıkan: Người đứng sau thành tựu 5G của Huawei”

21/11/1916: Tàu Britannic chìm ở Biển Aegean

Nguồn: Britannic, sister ship to the Titanic, sinks in Aegean Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Britannic, con tàu cùng hãng với Titanic, đã chìm ở Biển Aegean. Đã có 30 người thiệt mạng và hơn 1.000 người khác được giải cứu.

Sau thảm họa Titanic vào ngày 14/04/1912, hãng White Star Line đã thực hiện một số sửa đổi trong quá trình đóng con tàu tiếp theo trong kế hoạch của mình. Thứ nhất, tên của con tàu đã được đổi từ Gigantic thành Britannic (có lẽ vì tên gọi này có vẻ khiêm tốn hơn), và thiết kế của thân tàu đã được điều chỉnh để ít bị ảnh hưởng bởi các tảng băng trôi hơn. Ngoài ra, người ta bắt buộc phải có đủ thuyền cứu sinh trên tàu để chứa tất cả hành khách, điều đã không xảy ra với trường hợp Titanic. Continue reading “21/11/1916: Tàu Britannic chìm ở Biển Aegean”

Henry Faulds: Người đề xuất dùng dấu vân tay trong giám định pháp y

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Henry Faulds (1843 – 1930) là một bác sĩ, nhà truyền giáo người Scotland và là nhân vật tiên phong trong việc dùng dấu vân tay để nhận dạng con người.

Henry Faulds sinh ngày 01/06/1843 tại Beith, Bắc Ayrshire. Ban đầu, ông làm thư ký ở Glasgow, sau đó quyết định theo học ngành y. Sau khi trở thành nhà truyền giáo, ông được cử sang Nhật Bản vào năm 1873, nơi Faulds thành lập bệnh viện Tuskiji ở Tokyo và trở thành người phụ trách khoa phẫu thuật. Bên cạnh đó, ông còn thành thạo tiếng Nhật và giảng dạy tại một trường đại học địa phương, đồng thời lập ra Viện Người Khiếm thị Tokyo. Continue reading “Henry Faulds: Người đề xuất dùng dấu vân tay trong giám định pháp y”

Thế giới hôm nay: 20/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ tăng lãi suất từ ​​10,25% lên 15%. Mức tăng này là nhằm ổn định đồng lira và giúp kiềm chế lạm phát năm vốn chạm mức gần 12% trong những tháng gần đây. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, vốn là một người phản đối quyết liệt tỷ giá cao, đang nghiêm túc trong việc ổn định đồng tiền của đất nước.

Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới ở Mỹ tăng 31.000 trong tuần trước, lên 742.000. Các nhà kinh tế thì dự đoán giảm nhẹ. Con số tăng này phản ánh tác động của làn sóng coronavirus mới lên các doanh nghiệp Mỹ, trong bối cảnh những hạn chế mới áp đặt làm giảm nhu cầu. Song, thị trường lao động đã phục hồi nhẹ trong những tháng gần đây, dù vẫn chưa trở lại mức trước đại dịch. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/11/2020”

Tại sao chế độ quân chủ đã lỗi thời và cần bị hủy bỏ?

Nguồn: Greg Barns, “Asia’s monarchies are no longer earning their keep”, Nikkei Asia, 13/11/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trên khắp châu Á, báo chí đang đưa tin rất nhiều về các vị quốc vương. Ở Thái Lan, nhiều người cảm thấy phẫn nộ với Vua Maha Vajiralongkorn, người không chỉ sống phần lớn thời gian ở Đức mà còn bận rộn tìm cách áp đặt chế độ quân chủ mang tính đàn áp lên người dân của mình.

Quốc vương Malaysia, Sultan Abdullah Ri’ayatuddin, đã tăng cường can thiệp vào chính trị, từ chối chấp nhận yêu cầu của lãnh đạo phe đối lập Anwar Ibrahim rằng ông cần được phép thành lập chính phủ khi giờ đây ông nhận được đa số ủng hộ trong quốc hội. Continue reading “Tại sao chế độ quân chủ đã lỗi thời và cần bị hủy bỏ?”

19/11/1863: Diễn văn Gettysburg của Tổng thống Lincoln

Nguồn: President Lincoln delivers Gettysburg Address, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, tại nghĩa trang quân sự ở Gettysburg, Pennsylvania, giữa bối cảnh Nội chiến, Tổng thống Abraham Lincoln đã trình bày một trong những bài diễn văn đáng nhớ nhất lịch sử nước Mỹ. Chỉ với chưa đầy 275 từ, Lincoln đã khéo léo và hùng hồn nhắc nhở toàn thể công chúng đang mệt mỏi trước chiến tranh về lý do tại sao quân Liên minh miền Bắc phải chiến đấu và giành chiến thắng trong Nội chiến.

Trận Gettysburg, diễn ra bốn tháng trước đó, là trận chiến đẫm máu nhất thời kỳ Nội chiến. Trong vòng ba ngày, hơn 45.000 người đã thiệt mạng, bị thương, bị bắt giữ hoặc mất tích. Trận đánh cũng được đánh giá là có tính bước ngoặt: việc Tướng Robert E. Lee thất bại và rút lui khỏi Gettysburg đã đánh dấu lần cuối cùng phe Hợp bang tiến đánh lãnh thổ miền Bắc, cũng như khởi đầu cho sự suy tàn của quân đội miền Nam. Continue reading “19/11/1863: Diễn văn Gettysburg của Tổng thống Lincoln”

Thế giới hôm nay: 19/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIÊU ĐIỂM

Mỹ đẩy nhanh rút quân khỏi Afghanistan

Donald Trump đang gấp rút đưa quân ra khỏi Afghanistan. Vào tháng 2, Mỹ hứa sẽ rút lực lượng của mình trước tháng 5 năm sau nếu Taliban cắt đứt quan hệ với khủng bố quốc tế và bắt đầu đối thoại chân thành với chính phủ Afghanistan. Các cuộc đàm phán đó bắt đầu ở Doha vào tháng 9, nhưng tiến độ không mấy khả quan. Dù vậy, số lượng lính Mỹ ở Afghanistan vẫn giảm từ 9.000 xuống còn 4.500 người trong năm qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/11/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (24/08/20): Đặng Tiểu Bình và di sản ‘thao quang dưỡng hối’

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thứ Bảy vừa rồi (22/08/2020) là kỷ niệm 116 năm ngày sinh Đặng Tiểu Bình, người đã đưa Trung Quốc “cải cách và mở cửa”.

Ông Đặng xem mối quan hệ với Hoa Kỳ là vấn đề quan trọng hàng đầu. Nhưng hơn hai thập niên sau khi ông qua đời vào năm 1997 ở tuổi 92, cách tiếp cận của ông đã trở thành dĩ vãng.

Phấn khởi vì thời tiết đẹp, tôi ngẫu hứng đến thăm một ngôi nhà cũ của Đặng. Nó nằm gần công viên Jingshan, ngay phía bắc Tử Cấm Thành. Khi tôi đi dọc theo một hutong – ngõ hẹp hình thành bởi những dãy nhà truyền thống – cánh cổng tôi đang đi tìm hiện ra trước mắt. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (24/08/20): Đặng Tiểu Bình và di sản ‘thao quang dưỡng hối’”

Thế giới hôm nay: 08/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed cam kết tiến hành một “hành động quan trọng cuối cùng” trong cuộc xung đột với khu vực Tigray ở miền bắc. Các lực lượng của chính phủ ông dự kiến ​​sẽ tiến vào thủ phủ Mekelle của Tigray sau khi các lãnh đạo vùng này làm ngơ thời hạn hạ vũ khí. LHQ đã mô tả tình hình là một “cuộc khủng hoảng nhân đạo toàn diện”. Khoảng 30.000 người tị nạn đã chạy sang nước láng giềng Sudan.

Cảnh sát Thái Lan bắn hơi cay và vòi rồng vào hàng trăm người biểu tình gần tòa nhà quốc hội ở thủ đô Bangkok. Khi ấy các nhà lập pháp bên trong đang tranh luận về các thay đổi hiến pháp. Những người biểu tình muốn cải cách chế độ quân chủ và thủ tướng Prayuth Chan-ocha, cựu tổng tư lệnh quân đội nắm quyền từ 2014, phải từ chức. Một số người đã bị thương trong các cuộc biểu tình. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/11/2020”

Chiến thắng của Biden mang lại hi vọng lẫn nghi ngờ ở Bắc Kinh

 Nguồn: Cheng Li, “Biden’s Election Raises Hopes and Doubts in Beijing”, Forreign Affairs, 13/11/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Việc cài đặt lại quan hệ Mỹ-Trung sẽ không hề dễ dàng.

Chưa bao giờ Bắc Kinh lại quan tâm đặc biệt đến kết quả của một cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ như cuộc bầu cử lần này. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng sự cạnh tranh sẽ định hình quan hệ Mỹ-Trung trong tương lai dù cho ai là ông chủ tiếp theo của Nhà Trắng. Tuy vậy, họ cũng tin rằng chiến thắng của cựu Phó Tổng thống Joe Biden trước Tổng thống đương nhiệm Donald Trump sẽ tạo ra cơ hội để tạm ngừng, hoặc ít ra là làm chậm lại, việc tiến đến quan hệ đối đầu đang rất đáng báo động giữa hai nước.

Quan hệ giữa hai nước đã xấu đi với tốc độ đáng kinh ngạc dưới nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump. Chiến tranh thương mại là ví dụ dễ thấy nhất của sự bất hòa, nhưng những căng thẳng mang tính chiến lược lớn hơn cũng làm nguy cơ xung đột tăng cao hơn. Nhiều quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc bị sốc trước hàng loạt lời lẽ quy trách nhiệm, những bình luận phân biệt chủng tộc công khai, các chính sách tách rời kinh tế hai nước, cũng như luận điệu ủng hộ sự thay đổi chế độ ở Trung Quốc của chính quyền Trump. Continue reading “Chiến thắng của Biden mang lại hi vọng lẫn nghi ngờ ở Bắc Kinh”