Putin thăm Tập Cận Bình, kiểm định quan hệ đối tác ‘không giới hạn’

Nguồn: David Pierson & Paul Sonne, “Putin Will Visit Xi, Testing a ‘No Limits’ Partnership’” The New York Times, 15/5/2024.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tuần này, khi Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, đón Tổng thống Nga Vladimir V. Putin đến thăm, hơn hai năm đã trôi qua kể từ khi hai nhà lãnh đạo chuyên chế này tuyên bố hai bên sẽ xây dựng mối quan hệ đối tác “không giới hạn” nhằm đẩy lùi những gì họ cho là sự bắt nạt và can thiệp của Mỹ.

Những thách thức ngày càng tăng đến từ phương Tây đang thử thách những giới hạn của mối quan hệ đối tác đó. Continue reading “Putin thăm Tập Cận Bình, kiểm định quan hệ đối tác ‘không giới hạn’”

18/05/1863: Liên minh miền Bắc bắt đầu bao vây Vicksburg

Nguồn: The Siege of Vicksburg commences, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 18/05, Tướng Liên minh miền Bắc Ulysses S. Grant đã bắt đầu bao vây Vicksburg, thành trì cuối cùng của Hợp bang miền Nam trên Sông Mississippi, trong một trong những chiến dịch thành công nhất của Nội chiến Mỹ.

Bắt đầu từ mùa đông năm 1862-1863, Grant đã thực hiện nhiều nỗ lực nhằm chiếm Vicksburg. Sang tháng 3, ông ra lệnh hành quân xuống bờ tây Sông Mississippi, trong khi hạm đội của Đô đốc Liên minh miền Bắc David Porter vượt qua các pháo đài kiên cố bảo vệ thành phố. Continue reading “18/05/1863: Liên minh miền Bắc bắt đầu bao vây Vicksburg”

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Nguồn: Nguyen The Phuong, “Vietnam’s Defense Strategy: A Maritime-Oriented Continental Perspective”, The Diplomat, 10/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hướng ra biển, làm thế nào để Việt Nam có thể cân bằng giữa việc tập trung vào biên giới phía tây trên đất liền và vùng biển phía đông?

Việt Nam là một quốc gia lục địa hướng biển. Việt Nam là một nước lục địa do tiến trình phát triển lịch sử của nước này luôn dựa trên nền tảng chủ yếu là lục địa. Văn hóa chiến lược của Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi tư duy lục địa bị chi phối bởi tầng lớp cầm quyền Nho giáo chống giao thương trong giai đoạn phong kiến. Trong thế kỷ 20, Việt Nam chủ yếu đối phó với các mối đe dọa an ninh trên bộ và chiến tranh chủ yếu diễn ra trên đất liền. Vị trí địa lý và văn hóa gần gũi với Trung Quốc đã tạo ra mối quan hệ yêu-ghét giữa Việt Nam và người khổng lồ ở phía bắc, vốn đã chi phối tư duy chiến lược an ninh của Việt Nam theo hướng lục địa trong nhiều thế kỷ. Continue reading “Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển”

Thiết bị công nghệ qua ngã Trung Quốc hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga (P2)

Nguồn: Tracy Wen Liu và Peter Guest, “How China’s ad-hoc tech pipeline fuels Russia’s Ukraine war efforts,” Nikkei Asia, 01/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

“Chúng ta có thể làm gì?

Khác với người Ukraine, người Nga không thể đăng nhập vào Amazon ở Ba Lan rồi mua máy bay không người lái. Nhưng ở Trung Quốc, những người Nga tìm kiếm linh kiện có thể hoạt động khá công khai, theo lời các thương nhân ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu Ukraine, cũng như các nguồn tin ngoại giao châu Âu.

Andrew (tên giả), một công dân Trung Quốc ở độ tuổi 40, đang là doanh nhân điều hành một công ty sản xuất máy bay không người lái ở Trung Quốc chuyên chế tạo các phương tiện bay không người lái được thiết kế để hoạt động trong môi trường khắc nghiệt. Chúng thường được sử dụng cho các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, nhưng khả năng hoạt động bền bỉ của chúng cũng có nghĩa là chúng có thể dễ dàng được tái sử dụng cho các khu vực xung đột. Continue reading “Thiết bị công nghệ qua ngã Trung Quốc hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga (P2)”

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân?

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Day After Iran Gets the Bomb,” Foreign Policy, 14/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các học giả và nhà hoạch định chính sách vẫn đang cố gắng tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra sau khi Tehran có được vũ khí hạt nhân.

Liệu Iran có chế tạo được vũ khí hạt nhân? Điều gì sẽ xảy ra nếu họ thực sự làm được điều đó? Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên đang dần trở thành “có,” nhưng câu trả lời cho câu hỏi thứ hai vẫn tiếp tục mù mờ.

Cộng hòa Hồi giáo Iran đã xung đột với Mỹ và nhiều nước láng giềng suốt 45 năm qua, kể từ cuộc cách mạng lật đổ quốc vương shah vào năm 1979. Người Mỹ đã ủng hộ Saddam Hussein trong Chiến tranh Iran-Iraq (dù Baghdad mới là bên khơi mào xung đột), và Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là George W. Bush đã đưa Tehran vào “trục ma quỷ” khét tiếng của mình. Continue reading “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân?”

Thiết bị công nghệ qua ngã Trung Quốc hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga (P1)

Nguồn: Tracy Wen Liu và Peter Guest, “How China’s ad-hoc tech pipeline fuels Russia’s Ukraine war efforts,” Nikkei Asia, 01/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các thiết bị điện tử dân dụng từ các sàn thương mại điện tử Trung Quốc đã tìm đường ra chiến trường.

Khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện nhắm vào Ukraine hồi tháng 2/2022, các công ty phương Tây đã rút khỏi thị trường Nga. Nhưng nhiều công ty khác lại nhìn thấy cơ hội.

Hai tháng sau cuộc xâm lược, trong lúc Amazon, Apple, và những gã khổng lồ công nghệ khác của Mỹ đang bận rộn thoát khỏi Nga, Hank, một người bán linh kiện điện tử trực tuyến tại quê hương Trung Quốc của mình, đã đăng ký làm người bán trên Ozon.ru, một nền tảng thương mại điện tử của Nga. Continue reading “Thiết bị công nghệ qua ngã Trung Quốc hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga (P1)”

16/05/1777: Button Gwinnett bị trọng thương sau trận đấu súng tay đôi

Nguồn: Georgia Patriot Button Gwinnett is fatally wounded in duel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1777, Button Gwinnett – một thành viên phe Ái Quốc ở Georgia, được sinh ra ở Anh và từng ký vào Tuyên ngôn Độc lập Mỹ – đã bị thương nặng trong một cuộc đấu súng tay đôi với đối thủ chính trị của mình, Lachlan McIntosh, chính trị gia của thành phố Georgia. Ba ngày sau, Gwinnett qua đời do vết thương hoại tử. McIntosh cũng bị bắn trong cuộc đấu súng, nhưng vết thương không nguy hiểm đến tính mạng. Continue reading “16/05/1777: Button Gwinnett bị trọng thương sau trận đấu súng tay đôi”

Thế giới hôm nay: 16/05/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Volodymyr Zelensky đã hoãn tất cả các kế hoạch công du quốc tế khi cuộc tấn công của Nga xung quanh Kharkov ở phía đông bắc Ukraine tiếp tục giành được thắng lợi. Reuters đưa tin binh lính Nga đã tiến vào Vovchansk, nơi quân đội Ukraine và Nga cho tới nay vẫn giao tranh ác liệt. Quân đội Ukraine đã rút quân khỏi một số ngôi làng khác trong khu vực khi quân Nga tiến vào.

S&P500 lên mức cao nhất mọi thời đại sau khi tỷ lệ lạm phát năm của Mỹ giảm còn 3,4% trong tháng 4, từ mức 3,5% của tháng 3. Lạm phát cốt lõi — loại bỏ chi phí năng lượng và thực phẩm — là 3,6%, mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2021. Đây là tin nhẹ nhõm cho các nhà hoạch định chính sách tại Cục Dự trữ Liên bang, những người lo lắng lạm phát đang gia tăng. Chủ tịch Fed Jerome Powell đã ám chỉ rằng lãi suất sẽ còn ở mức cao kéo dài. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/05/2024”

Chính trị ký ức ở Việt Nam: Khi cuộc chiến diễn ra hai lần

Tác giả: Nguyễn Khắc Giang

Việt Nam thường tự hào về thành tựu của người Việt ở nước ngoài, như cách chào đón nồng nhiệt nhà toán học Ngô Bảo Châu, người đoạt giải Fields, phần thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực toán học, năm 2010. Tuy nhiên, khi những thành tựu đó đụng chạm đến vấn đề lịch sử và chính trị nhạy cảm, dường như Hà Nội chưa tìm được cách phản ứng hợp lý. Continue reading “Chính trị ký ức ở Việt Nam: Khi cuộc chiến diễn ra hai lần”

Thành tựu đối ngoại của Trump có thể khiến chúng ta ngạc nhiên

Nguồn: Curt Mills, “What Trump Could Do in Foreign Policy Might Surprise the World,” New York Times, 13/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù muốn hay không, Mỹ có một vị tổng thống với quyền lực to lớn, và trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Donald Trump đã sử dụng quyền lực đó trên trường quốc tế một cách đầy hứng thú. Giống như trong nhiều lĩnh vực khác, ông không sử dụng cách tiếp cận thông thường đối với các mối quan hệ toàn cầu. Nhưng có lẽ, giống như Richard Nixon và George H.W. Bush, Trump thích can dự vào chính sách đối ngoại.

Đúng là phong cách chính trị đặc biệt của Trump có phần khiêu khích, nhưng nó cũng hiệu quả. Cách tiếp cận của Trump đối với vị thế của Mỹ trên thế giới hoặc là thực dụng, hoặc là khó đoán, hoặc cả hai, và nó có thể mang lại những cơ hội hòa bình đáng ngạc nhiên. Continue reading “Thành tựu đối ngoại của Trump có thể khiến chúng ta ngạc nhiên”

Tại sao Anh không lên án Trung Quốc về vụ tấn công mạng Bộ Quốc phòng?

Nguồn: Ian Williams, “Why is the UK not blaming China for the MoD hack?”, The Spectator, 08/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Thông tin cá nhân của các quân nhân thuộc lực lượng vũ trang Anh dường như là mục tiêu mới nhất của những gián điệp mạng hiệu suất cao của Trung Quốc. Theo đó, hệ thống lương bổng của Bộ Quốc phòng Anh bao gồm tên tuổi, thông tin ngân hàng và một số địa chỉ của khoảng 272.000 người đã bị tin tặc nhắm đến. Tuy nhiên, chính phủ Anh lại đang hướng sự giận dữ của mình vào nhà thầu xui xẻo của Bộ Quốc phòng có hệ thống bị xâm phạm, thay vì những thủ phạm đáng ngờ ở Bắc Kinh.

Continue reading “Tại sao Anh không lên án Trung Quốc về vụ tấn công mạng Bộ Quốc phòng?”

Thế giới hôm nay: 15/05/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính quyền Biden tuyên bố áp mức thuế mới đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Mức thuế mới sẽ áp dụng cho số sản phẩm Trung Quốc trị giá 18 tỷ USD, bao gồm xe điện, thiết bị năng lượng mặt trời, và pin. Thuế suất đối với xe điện sẽ tăng gấp bốn lần lên tới 100%, và trong một số trường hợp thuế nhập khẩu thép và nhôm sẽ tăng gấp ba lần, chỉ vài tháng trước cuộc bầu cử tổng thống. Lael Brainard, cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, cho rằng động thái này nhằm đảm bảo làn sóng hàng Trung Quốc “được định giá thấp một cách bất công” không đe dọa việc làm của người Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/05/2024”

Lý do thực sự khiến Trung Quốc quyết định mở rộng kho vũ khí hạt nhân

Nguồn: Tong Zhao, “The Real Motives for China’s Nuclear Expansion,” Foreign Affairs, 03/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh đang tìm kiếm đòn bẩy địa chính trị hơn là lợi thế quân sự.

Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình. Theo ước tính của Lầu Năm Góc, dưới thời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh đang trên đà tích lũy 1.000 đầu đạn hạt nhân vào năm 2030, tăng từ mức khoảng 200 vào năm 2019. Việc củng cố kho vũ khí hạt nhân này, kết hợp với các khoản đầu tư sâu rộng của Trung Quốc vào việc hiện đại hóa lực lượng vũ trang, đã gây quan ngại sâu sắc ở Washington. Năm 2023, Ủy ban Quốc hội về Vị thế Chiến lược của Mỹ đã nhấn mạnh rằng việc mở rộng hạt nhân của Trung Quốc sẽ thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách Mỹ “đánh giá lại quy mô và thành phần của lực lượng hạt nhân Mỹ.” Hồi tháng 3, Đô đốc John Aquilino, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, cảnh báo “Chúng ta chưa từng đối mặt với mối đe dọa nào như thế này kể từ Thế chiến II.” Continue reading “Lý do thực sự khiến Trung Quốc quyết định mở rộng kho vũ khí hạt nhân”

14/05/1804: Lewis và Clark khởi hành khám phá Tây Bắc nước Mỹ

Nguồn: Lewis and Clark depart to explore the Northwest, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1804, một năm sau khi Mỹ mở rộng gấp đôi lãnh thổ của mình bằng việc mua lại Louisiana, đoàn thám hiểm Lewis và Clark đã lên đường rời St. Louis, Missouri, bắt đầu chuyến đi khám phá vùng Tây Bắc từ Sông Mississippi đến Thái Bình Dương.

Ngay từ trước khi chính phủ Mỹ hoàn tất cuộc đàm phán mua bán lãnh thổ với Pháp, Tổng thống Thomas Jefferson đã giao nhiệm vụ cho thư ký riêng của mình là Meriwether Lewis và William Clark dẫn đầu một cuộc thám hiểm tiến vào vùng đất hiện là miền Tây Bắc nước Mỹ. Vào ngày 14/05, “Đoàn Khám phá” (Corps of Discovery) gồm khoảng 45 người, dù chỉ 33 người trong số này có thể thực hiện toàn bộ hành trình, đã rời St. Louis để đi vào nội địa nước Mỹ. Continue reading “14/05/1804: Lewis và Clark khởi hành khám phá Tây Bắc nước Mỹ”

Biden vừa phạm phải sai lầm lớn nhất của mình

Nguồn: Bret Stephens, “President Biden Just Made His Biggest Blunder,” New York Times, 09/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi tuyên bố rằng Mỹ sẽ tạm dừng việc chuyển giao 3.500 quả bom cho Israel, Tổng thống Biden có một động cơ đáng khen ngợi – ông muốn giải thoát những người Palestine vô tội khỏi những hậu quả quân sự vì Hamas đã chọn Rafah làm thành trì cuối cùng của mình ở Gaza. Tuy nhiên, vẫn còn một động cơ khác, ít đáng khen ngợi hơn – Biden cũng cần củng cố sự ủng hộ của những cử tri cấp tiến, những người cho rằng việc Israel sử dụng vũ khí của Mỹ có thể khiến người Mỹ dính đến tội ác chiến tranh. Continue reading “Biden vừa phạm phải sai lầm lớn nhất của mình”

Thế giới hôm nay: 14/05/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lực lượng Israel tăng cường tấn công vào phía bắc Gaza, nơi họ đã rút lui từ 5 tháng trước. Được biết xe tăng đã tiến vào trại tị nạn Jabalia, trong khi không kích giết chết khoảng 20 người Palestine và làm bị thương hàng chục người khác. Quân đội cho biết hoạt động này nhằm ngăn chặn các chiến binh Hamas quay trở lại. Trong khi đó, Israel tiếp tục mở rộng tấn công thành phố Rafah ở phía nam bất chấp làn sóng lên án ngày càng tăng của quốc tế. Liên Hợp Quốc kêu gọi “điều tra toàn diện” sau khi một chiếc xe của tổ chức này bị tông trên đường tới bệnh viện ở Rafah hôm thứ Hai, khiến ít nhất một nhân viên thiệt mạng và một người khác bị thương. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/05/2024”

Tại sao Mỹ đưa ngành đóng tàu Trung Quốc vào tầm ngắm?

Nguồn: Li Rongqian, Du Zhihang & Denise Jia, “U.S. takes aim at China shipbuilding, an industry it lost decades ago,” Caixin/Nikkei Asia, 11/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc điều tra do các liên đoàn lao động Mỹ thúc đẩy nhắm vào các nhà máy đóng tàu Trung Quốc có khả năng sẽ dẫn đến trả đũa.

Tháng trước, Mỹ đã bắt đầu điều tra ngành công nghiệp đóng tàu do Trung Quốc thống trị, một động thái gây thêm áp lực cho Trung Quốc khi cuộc thương chiến giữa hai nước vượt ra ngoài công nghệ và lan sang lĩnh vực chế tạo. Continue reading “Tại sao Mỹ đưa ngành đóng tàu Trung Quốc vào tầm ngắm?”

Cuộc tấn công của Iran có thể thay đổi chiến lược của Israel như thế nào?

Nguồn: Azriel Bermant, “How Iran’s Attack Could Change Israel’s Strategy”, Foreign Policy, 06/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vụ tấn công tên lửa ngày 14 tháng 4 đã cho Israel thấy rằng nước này không thể tự mình đánh bại Iran.

Vào tháng 7 năm 2019, Israel và Mỹ tuyên bố đã thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow 3 ở Alaska. Với thái độ khoa trương quen thuộc, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố các cuộc thử nghiệm “thành công ngoài sức tưởng tượng. … Hôm nay, Israel có khả năng chống lại các loại tên lửa đạn đạo phóng từ Iran hoặc từ bất kỳ nơi nào khác nhắm vào chúng ta”. Continue reading “Cuộc tấn công của Iran có thể thay đổi chiến lược của Israel như thế nào?”

Thế giới hôm nay: 13/05/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đã kêu gọi một “lệnh ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức” ở Gaza và “trả tự do vô điều kiện cho tất cả con tin.” Hôm Chủ nhật, Israel đã yêu cầu nhiều người dân ở miền đông Rafah sơ tán khi nước này chuẩn bị tăng cường hoạt động tại đây. Theo LHQ, khoảng 300.000 người đã chạy khỏi thành phố trong tuần qua. Israel cũng tăng cường ném bom vào trại tị nạn Jabalia ở phía bắc khu vực này.

Theo các quan chức Nga, có 7 người thiệt mạng và 17 người bị thương sau khi một tên lửa Ukraine tấn công một khu chung cư ở vùng Belgorod của Nga. Trong khi đó, 3 người đã thiệt mạng và 4.000 người phải di dời vì các đòn không kích của Nga ở khu vực Kharkov đông bắc Ukraine, theo thống đốc Oleh Syniehubov. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/05/2024”

Cáp ngầm: Mặt trận ít được chú ý trong ‘Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung’

Nguồn: Kentaro Takeda và Masaharu Ban, “More subsea cables bypass China as Sino-U.S. tensions grow,” Nikkei Asia, 11/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sẽ không có dự án cáp ngầm mới nào kết nối đến Trung Quốc sau năm 2025 khi trọng tâm chuyển sang Đông Nam Á.

Căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu ảnh hưởng đến dòng chảy dữ liệu toàn cầu, khi số lượng cáp ngầm mới nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới dự kiến sẽ giảm mạnh.

Từng được quảng cáo là trung tâm tương lai của các mạng cáp ngầm dưới biển, vốn hình thành các huyết mạch liên lạc quốc tế quan trọng, Trung Quốc dự kiến sẽ chỉ lắp đặt ba tuyến cáp sau năm nay – ít hơn một nửa số lượng cáp được lên kế hoạch cho Singapore. Việc thiếu các dự án cáp ngầm cũng được cho là sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng các trung tâm dữ liệu trong nước. Continue reading “Cáp ngầm: Mặt trận ít được chú ý trong ‘Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung’”