Biện minh cho việc Trung Quốc can thiệp vào thị trường

china-stock-exchange

Nguồn: Jeffrey Frankel, “China Confronts the Market”, Project Syndicate, 04/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Như Ngọc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những vấn nạn kinh tế của Trung Quốc hiện nay đa phần được nhìn nhận qua một lăng kính duy nhất: chính phủ đã không để cho thị trường hoạt động (tự do). Nhưng quan điểm đó đã khiến các nhà quan sát nước ngoài hiểu sai một số diễn tiến quan trọng nhất trong năm nay trên thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán.

Chắc chắn là chính quyền Trung Quốc đã can thiệp mạnh mẽ (vào thị trường) bằng nhiều biện pháp khác nhau. Từ năm 2004 đến năm 2013, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã mua hàng nghìn tỷ đô la làm dự trữ ngoại hối, qua đó ngăn đồng nhân dân tệ không tăng giá đến mức như khi được thả nổi. Gần đây hơn, các nhà chức trách đã triển khai mọi biện pháp mà họ có thể có trong một nỗ lực vô hiệu nhằm cố gắng hạn chế sự lao dốc của giá cổ phiếu. Continue reading “Biện minh cho việc Trung Quốc can thiệp vào thị trường”

Ai chịu thiệt hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu?

climate-change

Nguồn: Bill Gates, “Who Will Suffer Most from Climate Change?”, Project Syndicate, 01/9/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cách đây vài năm, Melinda và tôi có đến thăm một nhóm nông dân trồng lúa ở Bihar (Ấn Độ), một trong những vùng dễ gặp lũ lụt nhất cả nước. Tất cả họ đều rất nghèo và phụ thuộc vào lúa gạo – thứ mà họ sản xuất để nuôi sống và chu cấp cho gia đình. Khi những trận mưa kèm gió mùa đến mỗi năm, những con sông sẽ đầy nước, đe dọa làm ngập lụt những nông trại và hủy hoại mùa màng.  Tuy nhiên, họ sẵn sàng đánh cược mọi thứ cho xác suất rằng trang trại của họ sẽ không bị ảnh hưởng. Đó là một canh bạc mà họ thường thua cuộc. Mùa màng thất bát, họ sẽ chạy vào thành phố tìm kiếm những công việc lặt vặt để nuôi gia đình. Tuy nhiên, chỉ trong khoảng một năm, họ trở nên nghèo hơn lúc họ mới rời khỏi làng quê và sẵn sàng quay lại nghề nông. Continue reading “Ai chịu thiệt hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu?”

Tại sao người nhập cư là cần thiết đối với châu Âu?

Part-REF-TS-Par8192334-1-1-0

Nguồn: Ian Buruma, “Necessary Migrants”, Project Syndicate, 07/09/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thật ấm lòng khi đáp xuống nước Đức, nơi các cổ động viên bóng đá giương cao biểu ngữ chào đón dòng người tị nạn từ vùng Trung Đông vốn đang bị chiến tranh tàn phá. Đối với những người tuyệt vọng và bị áp bức, những người sống sót qua chiến tranh và cướp bóc, Đức là vùng đất hứa mới.

Ngay cả những tờ báo lá cải ở Đức vốn không có xu hướng đăng những điều tốt đẹp cũng đang khuyến khích giúp đỡ người tị nạn. Trong khi các chính trị gia ở Anh và các nước khác tỏ vẻ lo lắng nhưng không có hành động thực chất nào và phân bua tại sao chỉ cần một số lượng nhỏ người Syria, Libya, Iraq hay Eritrea nhập cư có thể gây nguy hiểm rất lớn cho tổ chức xã hội của các nước này, thì “Mama Merkel” (Mẹ Merkel) đã hứa rằng Đức sẽ không từ chối bất kỳ một người tị nạn thực sự nào. Continue reading “Tại sao người nhập cư là cần thiết đối với châu Âu?”

24/09/1789: Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ được thành lập

USSC

Nguồn:The First Supreme Court,” History.com (truy cập ngày 23/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1789, Đạo luật Tư pháp 1789 đã được Quốc hội Mỹ thông qua và được Tổng thống George Washington phê chuẩn, thiết lập nên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, một tòa án liên bang gồm sáu thẩm phán phục vụ trọn đời cho đến khi qua đời hoặc nghỉ hưu. Cũng trong ngày này, Tổng thống Washington đã đề cử John Jay làm chánh án, và John Rutledge, William Cushing, John Blair, Robert Harrison, và James Wilson làm thẩm phán. Cả sáu vị trí bổ nhiệm đều được Thượng viện Mỹ phê chuẩn vào ngày 26 tháng 9 sau đó. Continue reading “24/09/1789: Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ được thành lập”

Tại sao Kazakhstan xây dựng ngân hàng uranium?

20150905_blp507

Nguồn:Why Kazakhstan is building a uranium bank,”The Economist, 02/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Lam Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thế giới đang không thiếu nguồn uranium, nguyên liệu thô cho năng lượng nguyên tử và vũ khí hạt nhân. Lượng điện được tạo ra trên toàn cầu từ năng lượng hạt nhân đã đạt đỉnh từ gần một thập niên trước. Chưa có lò phản ứng hạt nhân nào từng bị đóng cửa vì thiếu nhiên liệu. Tuy nhiên, Warren Buffett đã đầu tư 50 triệu USD đầu tiên trong một dự án trị giá 150 triệu USD được thống nhất vào ngày 27 tháng 8 nhằm xây dựng một ngân hàng uranium ở Kazakhstan, nhà sản xuất quặng uranium lớn nhất thế giới. Điều này nghe có vẻ giống như ý tưởng của một nhân vật phản diện trong loạt phim điệp viên James Bond hơn là của một tỷ phú nhân ái người Mỹ. Vậy logic ở đây là gì? Continue reading “Tại sao Kazakhstan xây dựng ngân hàng uranium?”

So sánh việc truyền đạo Cơ đốc ở TQ và VN trong TK 19

staff

Tác giả: GS. Li Chuanbin | Biên dịch: NNC Phạm Thị Hảo

Từ thế kỷ XIX trở đi, trong bối cảnh phục hưng tôn giáo phương Tây và mở rộng chế độ thực dân, đạo Cơ đốc phát triển rất mạnh tại các nước phi Cơ đốc giáo. Ở các nước Á châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Ấn Độ, việc truyền bá đạo Cơ đốc phát triển với mức độ khác nhau và có những ảnh hưởng rất lớn. Ở bốn nước này, do bối cảnh văn hóa và chính trị tương tự nên đạo Cơ đốc có chỗ giống, chỗ khác.

Hiện nay, giới học thuật đã có nhiều nghiên cứu so sánh việc truyền đạo Cơ đốc ở ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên, còn việc so sánh tình hình ở Trung Quốc và Việt Nam thì rất ít.

Chuyên luận này sơ bộ so sánh ở phương diện bối cảnh chính trị, phương thức truyền bá và quá trình tiếp nhận đạo Cơ đốc. Continue reading “So sánh việc truyền đạo Cơ đốc ở TQ và VN trong TK 19”

Trung Quốc mộng thực sự của ông Tập: Một Trung Quốc đế quốc?

10383950794_eca2b662f0_b_1

Nguồn: Feng Zhang, “Xi Jinping’s Real Chinese Dream: An ‘Imperial’ China?”, The National Interest, 18/09/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Mổ xẻ siêu quyền lực của Tập Cận Bình

Từ khi nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hồi tháng 11 năm 2012, các tham vọng to lớn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trở nên nổi tiếng. Trong nước, ông đã thúc đẩy mục tiêu lớn mà ông gọi là “Trung Quốc mộng”: ‘Đại phục hưng dân tộc Trung Hoa’. Ông gây ngạc nhiên cho hầu hết giới quan sát bởi tốc độ và hiệu quả trong việc củng cố quyền lực trong đảng và quân đội. Giờ ông Tập được coi là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc sau Đặng Tiểu Bình, nếu không nói là sau Mao Trạch Đông. Continue reading “Trung Quốc mộng thực sự của ông Tập: Một Trung Quốc đế quốc?”

23/09/1943: Mussolini tái lập chính quyền phát xít ở miền Bắc nước Ý

Gran Sasso, Mussolini mit deutschen Fallschirmjägern

Nguồn:Mussolini re-establishes a fascist regime in northern Italy,” History.com (truy cập ngày 22/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1943, Benito Mussolini, nhà độc tài bị lật đổ của nước Ý, đã thành lập một nước cộng hòa phát xít mới – dưới sự chỉ đạo của những ông chủ người Đức mới của mình – mà ông “cai trị” từ trụ sở ở miền Bắc nước Ý, có tên gọi chính thức là Cộng hòa Xã hội Ý.

Tháng 7 năm 1943, sau một cuộc bỏ phiếu “bất tín nhiệm” của Đại Hội đồng Phát xít, Mussolini bị lật đổ và nhanh chóng bị quản thúc tại gia. Quần chúng nước Ý, những người từng rất nhiệt tình ủng hộ Mussolini vì những lời hứa của ông về một “đế chế” Ý mới, giờ đây trở nên khinh bỉ ông vì thất bại nhục nhã mà họ phải chịu đựng trong chiến tranh. Nhưng Mussolini vẫn còn một người hâm mộ – Adolf Hitler. Continue reading “23/09/1943: Mussolini tái lập chính quyền phát xít ở miền Bắc nước Ý”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (23/09/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Nước là nguồn gốc của các xung đột trong tương lai? Đó là câu hỏi được đặt ra bởi hai tác giả Peter Engelke đến từ Hội đồng Đại Tây Dương và Russell Sticklor thuộc Chương trình Môi trường An ninh Stimson (Hoa Kỳ). Trước đó, luồng ý kiến cho rằng nước không thể là nguồn gốc của những xung đột trong tương lai vì lịch sử đã chứng minh có rất ít các cuộc chiến nổ ra vì nguồn nước. Lập luận này đã bị hai tác giả bác bỏ bởi hoàn cảnh được dự đoán trong quá khứ khác hẳn với bối cảnh hiện tại. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (23/09/2015)”

Đằng sau cuộc đối đầu giữa Hy Lạp và châu Âu

_81048451_tv025906172

Nguồn: Yanis Vaoufakis, “Democratizing the Eurozone”, Project Syndicate, 01/09/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giống như Macbeth,[1] những người làm chính sách thường phạm thêm những sai lầm mới để che giấu những tội lỗi cũ. Và các hệ thống chính trị (phải) chứng minh giá trị của chúng bằng việc nhanh chóng chấm dứt các sai lầm chính sách triền miên và chất chồng lên nhau của các quan chức. Nhưng nếu đánh giá bằng tiêu chuẩn nay, thì khu vực Eurozone, bao gồm 19 nền dân chủ lâu đời, bị tụt lại đằng sau nền kinh tế phi dân chủ lớn nhất thế giới.

Sau khi bị suy thoái tấn công sau khủng hoảng tài chính năm 2008, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc mất 7 năm để thay thế nhu cầu xuất khẩu giảm dần bằng một bong bóng đầu tư nội địa, được bơm lên bằng việc các chính quyền địa phương bán đất quyết liệt. Và khi thời khắc quyết định đã đến, các lãnh đạo Trung Quốc chi 200 tỉ đôla tiền dự trữ ngoại tệ họ đã cất công tích lũy để đóng vai vua Canute[2] nhằm cố gắng đẩy lùi cơn sóng tạo ra bởi cuộc tháo chạy tán loạn của thị trường chứng khoán. Continue reading “Đằng sau cuộc đối đầu giữa Hy Lạp và châu Âu”

Giấc mơ Xô-viết của Vladimir Putin

putin-sv

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Vladimir Putin’s Soviet Dream,” Project Syndicate, 02/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thỏa thuận hạt nhân gần đây được ký kết bởi sáu cường quốc thế giới và Iran là một thắng lợi của chủ nghĩa đa phương. Nếu các cường quốc kể trên – năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức – thể hiện một ý chí chung, cùng làm việc để giải quyết các tranh chấp khác thì thế giới sẽ bước vào một kỷ nguyên mới của sự hợp tác và ổn định.

Thật không may là một kịch bản như vậy dường như là quá xa vời. Từ các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông cho tới việc Nhà nước Hồi giáo (IS) tiếp tục tiến vào Trung Đông, cạnh tranh và xung đột đang đe dọa các trật tự khu vực đã tồn tại từ lâu. Nhưng có lẽ cuộc xung đột nghiêm trọng nhất – cuộc xung đột mà giải pháp cho nó có ý nghĩa đối với tất cả các nước còn lại – là ở Ukraine, một đất nước đang trở thành trọng tâm trong các tham vọng bành trướng của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Continue reading “Giấc mơ Xô-viết của Vladimir Putin”

22/09/1961: Kennedy ký đạo luật thành lập Đội Hòa bình

Nguồn:President Kennedy signs Peace Corps legislation,” History.com (truy cập ngày 21/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1961, trong một chiến thắng quan trọng cho chính sách đối ngoại Chiến tranh Lạnh của mình, Tổng thống John F. Kennedy đã ký điều luật thành lập tổ chức Đội hòa bình Mỹ (US Peace Corps) như một cơ quan chính phủ cố định. Kennedy tin rằng Đội Hòa bình có thể cung cấp một vũ khí mới và độc đáo trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản.

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1960, ứng cử viên Đảng Dân chủ John F. Kennedy hứa hẹn sẽ làm hồi sinh chính sách đối ngoại Mỹ. Ông cáo buộc rằng chính quyền của Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã trở nên trì trệ và thiếu sáng tạo trong việc đối phó với các mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản, đặc biệt là trong cái gọi là các nước thuộc thế giới thứ ba. Một thời gian ngắn sau khi lên nhậm chức tháng 1 năm 1961, Kennedy hoàn thành lời hứa của ông về một chính sách đối ngoại quyết đoán mới. Continue reading “22/09/1961: Kennedy ký đạo luật thành lập Đội Hòa bình”

Triển vọng chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình

2192b7542ed84d4c8fcf7743c3a1a550

Nguồn: MinXin Pei, “When Xi Meets Obama”, Project Syndicate, 21/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Mỹ tại thành phố Seattle, nơi đóng trụ sở của nhiều hãng công nghệ hàng đầu thế giới, hầu hết các nhà quan sát đều hướng tới cuộc gặp gỡ sau đó của ông với Tổng thống Barack Obama. Liệu cuộc gặp cấp cao này có thể đảo ngược xu hướng suy giảm liên tục trong quan hệ Mỹ – Trung kể từ khi ông Tập lên nắm quyền năm 2013 hay không?

Đa phần mọi người đều đồng ý rằng mối quan hệ song phương quan trọng nhất thế giới này đang ở trong tình trạng rất khó khăn. Với Mỹ, cách hành xử táo bạo tại Biển Đông, những cuộc tấn công mạng không ngừng nhắm vào các mục tiêu Mỹ, các chính sách kinh tế mang tính bảo hộ, và sự đàn áp chính trị trong nước ngày càng gia tăng của Trung Quốc đã phá hủy niềm tin rằng một nước Trung Quốc hội nhập toàn cầu sẽ là một đối tác hợp tác và có trách nhiệm. Thực vậy, những hành động gần đây của Trung Quốc đã trực tiếp thách thức các giá trị cốt lõi và lợi ích sống còn của Mỹ. Continue reading “Triển vọng chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình”

Kinh tế Trung Quốc: Thúc đẩy hay rời xa nguyên tắc thị trường?

dragon_2453844b

Tác giả: Phạm Sỹ Thành

Sau khi thị trường chứng khoán (TTCK) Trung Quốc mất hơn 30% giá trị vốn hóa vào tháng 7, đồng Nhân dân tệ (NDT) phá giá hơn 3% vào tháng 8 và các số liệu kinh tế vĩ mô đầy thất vọng vào tháng 9, các tranh luận về triển vọng kinh tế Trung Quốc trong ngắn và trung hạn lại trỗi dậy mạnh mẽ với hai câu hỏi phổ biến “Kinh tế Trung Quốc đang thực sự gặp vấn đề gì?” và “Liệu kinh tế Trung Quốc có sụp đổ hay không?”

Như để trả lời cho sự lo lắng của thị trường, tại Hội nghị các bộ trưởng tài chính của nhóm G20 diễn ra vào tháng 9, thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC ) Chu Tiểu Xuyên trấn an các nhà kinh tế của 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới rằng “Hiện tại, tỷ giá hối đoái của đồng NDT đang đi vào ổn định, sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán gần như đã kết thúc, và thị trường tài chính đang cho thấy hy vọng bình ổn… mức độ vay nợ trên thị trường đã giảm nhiều, và chúng tôi nghĩ không còn rủi ro hệ thống”. Continue reading “Kinh tế Trung Quốc: Thúc đẩy hay rời xa nguyên tắc thị trường?”

Hiến pháp Hòa bình của Nhật đang bị đe dọa?

p2-reaction-a-20140517

Nguồn: Katsumata Makoto, “Une Constitution pacifiste en péril”, Le Monde diplomatique, 09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Lý Vân Anh

Sáu mươi năm sau kể từ khi Thế chiến II kết thúc, không ai có thể tưởng tượng người Nhật lại có lúc xuống đường mạnh mẽ đến như vậy – từ những người già nhất, đã trải qua chiến tranh, cho đến những người trẻ nhất, thậm chí còn không được chứng kiến bức tường Berlin sụp đổ. Để phản đối “cuộc đảo chính Quốc hội” của chính phủ ông Abe Shinzo, từ hơn một năm nay, ngày nào họ cũng đứng biểu tình trước Tòa nhà Quốc hội, kể cả trong mùa hè nóng nực nhất. Chỉ riêng ngày 18 tháng 7 vừa qua, hơn một trăm ngàn người đã xuống đường.

Thủ tướng Abe muốn thông qua một dự luật về an ninh cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật bản (tên gọi chính thức của quân đội) được tham gia vào các chiến dịch bên ngoài – mà ông gọi là “phòng vệ tập thể” – trong hai trường hợp sau: khi Nhật Bản hoặc một trong số các đồng minh của mình bị tấn công và khi không còn một phương cách nào khác để bảo vệ người dân.[1] Continue reading “Hiến pháp Hòa bình của Nhật đang bị đe dọa?”

21/09/1949: Mao Trạch Đông thành lập chính phủ Trung Quốc mới

PRCFounding

Nguồn:Mao Zedong outlines the new Chinese government,” History.com (truy cập ngày 20/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1949, trong lễ khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ nhất Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc được tổ chức tại Bắc Kinh, Mao Trạch Đông tuyên bố chính phủ Trung Quốc mới sẽ “được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.”

Hội nghị Hiệp thương tháng 9 năm 1949 tại Bắc Kinh vừa là một lễ kỷ niệm chiến thắng của phe cộng sản trong cuộc nội chiến trường kỳ chống lại các lực lượng Quốc Dân Đảng, vừa là sự ra mắt của chế độ cộng sản đã cai trị Trung Quốc kể từ đó tới nay. Mao và những người cộng sản ủng hộ ông đã chiến đấu chống lại cái mà họ cho là một chính phủ Quốc Dân mục ruỗng và suy đồi ở Trung Quốc kể từ những năm 1920. Continue reading “21/09/1949: Mao Trạch Đông thành lập chính phủ Trung Quốc mới”

Thời của khủng hoảng toàn cầu

Surviving-The-Financial-Crisis

Nguồn: Harold James, “Globalized Crisis”, Project Syndicate, 03/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nếu phải kể một mặt tốt của cuộc khủng hoảng vốn đã làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu kể từ năm 2008 thì có lẽ đó là việc nó đã không xảy ra cùng lúc ở mọi nơi. Cú sốc đầu tiên là cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ, sự cố mà người châu Âu phản ứng lại bằng sự tự mãn về khả năng phục hồi cao của mô hình xã hội của họ. Rồi đến năm 2010, khi cuộc khủng hoảng nợ châu Âu bùng nổ, thì đến lượt người Mỹ hoan hỉ, trong khi các nước châu Á cho rằng phúc lợi quá đáng chính là gốc rễ của vấn đề.

Hiện nay, thế giới đang bị ám ảnh bởi suy thoái ở Trung Quốc và những bất ổn của thị trường chứng khoán tại đây. Thật vậy, đối với một số người, những gì đang xảy ra ở Trung Quốc có thể là một phiên bản hiện đại của vụ sụp đổ thị trường chứng khoán Mỹ hồi năm 1929 – một cú sốc làm rung chuyển thế giới. Và không chỉ có nền kinh tế Trung Quốc gặp bất ổn; Nga và Brazil còn đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn nhiều. Continue reading “Thời của khủng hoảng toàn cầu”

Sở hữu súng: Bi kịch văn hóa và chính trị Mỹ

external

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Lại một lần nữa cả nước Mỹ kinh hoàng khi biết tin hai nhà báo Alison Parker (nữ, 24 tuổi) và Adam Ward (27 tuổi), bị một kẻ nổ súng giết hại ngay tại một cuộc phỏng vấn được truyền hình trực tiếp trong chương trình chào buổi sáng của đài WDBJ ngày 28/8/2015 vừa qua. Hung thủ Vester Flanagan, cũng là một nhà báo, từng làm việc chung với các nạn nhân. Theo tin sơ bộ, Flanagan sát hại Parker và Ward là do thù hằn cá nhân. Sau khi giết hai nạn nhân, Flanagan đã tự bắn súng vào mình.

Năm 2012 người Mỹ từng hãi hùng khi nghe tin vụ thảm sát xảy ra tại rạp chiếu phim Century ở thị trấn Aurora bang Colorado vào nửa đêm hôm 20/7 làm 12 người chết và 59 người bị thương. Hung thủ John Holmes mang theo một súng trường AR15 và 3 súng ngắn đi vào rạp rồi xả súng vào đám đông khán giả đang xem bộ phim Người Dơi. Holmes mới 24 tuổi, đã tốt nghiệp đại học; hắn giết người không vì thù hận ai mà chỉ vì hoang tưởng mình là anh hề Joker, một nhân vật trong bộ phim này từng xả súng vào khán giả xem phim. Continue reading “Sở hữu súng: Bi kịch văn hóa và chính trị Mỹ”

20/09/1519: Magellan bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới

Magellan

Nguồn:Magellan sets out,” History.com (truy cập ngày 19/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1519, nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đã căng buồm ra khơi từ Tây Ban Nha trong một nỗ lực nhằm tìm kiếm tuyến đường biển phía Tây dẫn tới Quần đảo Gia vị (Spice Islands, tên tiếng Anh theo cách gọi “Hương liệu Quần đảo” của người Trung Hoa, nay là Quần đảo Maluku) trù phú của Indonesia.

Chỉ huy năm con tàu cùng hải đoàn gồm 270 thủy thủ, Magellan căng buồm tới Tây Phi và sau đó tới Brazil, nơi ông đi dọc theo bờ biển Nam Mỹ để tìm một eo biển dẫn tới Thái Bình Dương. Ông đã tới Río de la Plata, một cửa sông lớn nằm ở miền Nam Brazil để tìm lối đi nhưng thất bại; sau đó ông tiếp tục tìm dọc theo bờ biển vùng Patagonia. Continue reading “20/09/1519: Magellan bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới”

Tại sao Triều Tiên đổi múi giờ?

time-zone

Nguồn:Why North Korea is turning back its clocks,” The Economist, 13/08/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đây có vẻ là điều thích hợp cho một quốc gia vẫn luôn tôn kính lịch sử của mình và đang mắc kẹt trong quá khứ: kể từ ngày hôm nay (15 tháng 8), mọi người dân Triều Tiên sẽ đi ngược thời gian khi chỉnh đồng hồ sớm hơn nửa giờ. Vương quốc bí ẩn này đã có hệ thống lịch riêng với số năm tính từ 1912, năm sinh của người sáng lập và là “chủ tịch vĩnh cửu” Kim Il Sung [Kim Nhật Thành]. Sự thay đổi trong tuần này cũng đồng nghĩa với việc đất nước này sẽ có một múi giờ riêng, giờ Bình Nhưỡng. Vậy tại sao Triều Tiên lại đổi múi giờ? Continue reading “Tại sao Triều Tiên đổi múi giờ?”