Chính sách Mở cửa (Open Door Policy)

36fca81220617adf13a84f7794029974

Tác giả: Trần Nam Tiến

“Mở cửa” là chính sách của Mỹ áp dụng đối với Trung Quốc đầu thế kỷ 20 nhằm tìm kiếm thị phần ở quốc gia này. Chính sách này được Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Hay trình bày trong công hàm gửi các nước Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật Bản và Ý vào tháng 9 năm 1899, đòi duy trì việc mở cửa Trung Quốc đối với thế giới bên ngoài và tạo ra những cơ hội đồng đều cho tất cả các nước trong buôn bán với Trung Quốc. Continue reading “Chính sách Mở cửa (Open Door Policy)”

20/11/1945: Tòa án Nuremberg bắt đầu xét xử

Nguồn:Nuremberg war-crimes trials begin,” History.com (truy cập ngày 19/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, một tòa án quân sự của Hoa Kỳ, Pháp, và Liên Xô ở Nuremberg, Đức đã bắt đầu tiến hành một loạt phiên tòa xét xử các bị cáo tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã trong Thế chiến II. 24 cựu quan chức Đức Quốc xã đã bị đưa ra xét xử, và sau khi phiên tòa kết thúc một năm sau đó, một nửa trong số đó bị kết án tử hình bằng cách treo cổ.

Những phiên tòa xét xử các tội phạm chiến tranh này được trao quyền theo Hiệp định London, được Hoa Kỳ, Anh, Liên Xô, và chính phủ lâm thời của Pháp ký vào tháng 8 năm 1945. Ở thời điểm đó người ta thống nhất rằng các quan chức phe Trục tiến hành các tội ác chiến tranh vượt ra ngoài một khu vực địa lý cụ thể sẽ được xét xử bởi một tòa án chiến tranh quốc tế (phiên tòa xét xử các tội phạm chiến tranh Nhật Bản sẽ được tổ chức tại Tokyo – Tòa án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông). 19 quốc gia khác sau này cũng tham gia hiệp định này. Continue reading “20/11/1945: Tòa án Nuremberg bắt đầu xét xử”

Ảo giác của Đông Nam Á về sức mạnh kinh tế Trung Quốc

Globe and China Flag for background

Nguồn: Malcolm Cook, “Southeast Asia’s China illusion”, Business World Online, 12/10/2015.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan niệm phổ biến thường không sáng suốt và mang tính ảo tưởng nhiều hơn thực tế. Ngày nay, ở khắp Đông Nam Á, việc Trung Quốc trở thành đối tác kinh tế tối quan trọng trong khu vực và sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc sẽ chỉ tăng lên được coi là một thực tế đương nhiên không cần soát lại.

Quan niệm phổ biến này đang định hình cách các nhà lãnh đạo và phân tích chính trị trong khu vực nhìn nhận quan hệ của nước mình với Trung Quốc và các nước khác. Ứng cử viên tổng thống Philippines Jejomar C. Binay trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông đầu năm nay đã sử dụng tầm quan trọng về mặt kinh tế của Trung Quốc đối với Philippines để biện minh cho việc ông ủng hộ thái độ nhẹ nhàng hơn trong tranh chấp lãnh thổ tại biển Tây Philippines (tức Biển Đông – NBT), tập trung vào cách tiếp cận ưa thích của Trung Quốc là hợp tác cùng phát triển. Continue reading “Ảo giác của Đông Nam Á về sức mạnh kinh tế Trung Quốc”

Liệu bà Suu Kyi có trở nên độc đoán?

0,,15852863_303,00

Nguồn:Suu Kyi, long a symbol of dignified defiance, sounds a provocative note”, The New York Times, 17/11/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai thập kỷ qua, bà Aung San Suu Kyi là một biểu tượng rạng rỡ của sự phản kháng bất bạo động một cách chân chính. Phần lớn khoảng thời gian đó bà bị quản thúc tại gia bởi các tướng lĩnh vốn đã cai trị Myammar trong nửa thế kỷ qua. Ngày nay, bà đang ở đỉnh cao của sự ngưỡng mộ và quyền lực tại quốc gia này vì đã lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà đi tới thắng lợi lớn vào tháng này trong các cuộc bầu cử quốc hội làm đảo ngược cấu trúc quyền lực của Myanmar.

Bà đã đặt sự hòa giải với các tướng lĩnh ở một vị trí cao trong chương trình nghị sự, nhưng khi bà chuyển sang địa vị thống trị, ngôn từ của bà cũng đã trở nên khiêu khích.

Sự khiêu khích đầu tiên của bà đến ngay trước cuộc bầu cử ngày 8/11, khi bà gạt sang một bên quy định của Hiến pháp ngăn cản bà nắm quyền Tổng thống bởi vì bà là vợ của một người nước ngoài và mẹ của những đứa con sinh ra ở nước ngoài. Continue reading “Liệu bà Suu Kyi có trở nên độc đoán?”

Cuộc diệt chủng bị lãng quên ở Indonesia

b90b36ea6a81482ca37e9b0ce509e239_18

Nguồn: Gareth Evans, “Indonesia’s Forgotten Genocide, Project Syndicate, 02/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Duy Hiếu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng 10 vừa qua đánh dấu 50 năm kể từ ngày diễn ra một trong những cuộc thảm sát tồi tệ nhất thế kỷ hai mươi được gây ra bởi lực lượng quân đội Indonesia. Dù vậy, lần kỷ niệm này trôi qua một cách gần như yên ắng. Cuộc thảm sát khoảng 500.000 thành viên và những người ủng hộ Đảng Cộng sản Indonesia (Indonesian Communist Party – PKI) trong giai đoạn 1965 – 1966 là cuộc diệt chủng ít được nhắc tới nhất của thế kỷ trước.

Việc vén bức màn về cuộc tắm máu đến giờ là đã quá chậm trễ, nhưng những người có quá khứ muốn che dấu dường như vẫn chống lại những nỗ lực này. Những người tổ chức Lễ hội Ubud dành cho Tác giả và Độc giả vốn nổi tiếng ở Bali đã nếm mùi một làn sóng kiểm duyệt mạnh tay mới, với việc các quan chức địa phương đe dọa sẽ hủy bỏ toàn bộ lễ hội nếu những phiên thảo luận được đề xuất về các cuộc thảm sát được tiến hành. Continue reading “Cuộc diệt chủng bị lãng quên ở Indonesia”

19/11/1942: Liên Xô phản công Đức tại Stalingrad

Stalingrad Battle

Nguồn:Soviet counterattack at Stalingrad,” History.com (truy cập ngày 18/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1942, Hồng quân Liên Xô dưới sự chỉ đạo của Đại tướng Georgi Zhukov đã mở chiến dịch Sao Thiên Vương, cuộc phản công lớn giúp xoay chuyển tình thế sang hướng có lợi cho Liên Xô so với Đức trong trận Stalingrad (17/07/1942–02/02/1943).

Ngày 22 tháng 6 năm 1941, bất chấp những điều khoản của Hiệp ước Xô-Đức 1939, Đức Quốc xã vẫn phát động một cuộc xâm lược lớn vào Liên Xô. Được hỗ trợ bởi lực lượng không quân tinh nhuệ, quân đội Đức nhanh chóng tràn vào lãnh thổ Liên Xô, gây tổn thất rất lớn cho Hồng quân và nhân dân Xô viết. Với sự hỗ trợ của quân đội các nước đồng minh phe Trục, Đức đã chinh phục được một vùng lãnh thổ rộng lớn, và bao vây các thành phố lớn của Liên Xô là Leningrad và Moskva vào giữa tháng 10 cùng năm. Tuy nhiên, phía Liên Xô đã cầm cự được, và mùa đông sắp đến đã buộc Đức phải tạm dừng cuộc tấn công. Continue reading “19/11/1942: Liên Xô phản công Đức tại Stalingrad”

Sự tái trỗi dậy của những đường biên giới

N060988

Nguồn: Jean Quatremer, “La mystique de la frontière“, Liberation, 29/08/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Vấn đề ranh giới, đường kẻ vô hình ra đời vào thế kỷ 16 mà theo cách hiểu ngày nay là một đường phân định rõ rệt, đã lên tới cao trào sau Thế chiến thứ nhất: ranh giới chính trị tất nhiên là đường xác định giới hạn quyền lực của nhà nước và hiệu lực của các luật lệ; ranh giới quân sự với việc xây dựng những bức tường (như tuyến phòng thủ Maginot và Siegfried); ranh giới hành chính với việc mở rộng việc kiểm soát lai lịch; hay còn cả ranh giới tư tưởng hình thành bởi các hàng rào như Bức màn sắt. Tại các quốc gia độc tài, mà nhất là cộng sản, ngay cả những đường ranh giới trong nước cũng được thiết lập với quy định muốn đi lại phải có giấy phép. Continue reading “Sự tái trỗi dậy của những đường biên giới”

Vì sao tổ chức Nhà nước Hồi Giáo có nhiều tên gọi?

2015-11-18

Nguồn: “What to call Islamic State”, The Economist, 15/11/2015.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Chỉ vài giờ sau khi Pháp và Mỹ cam kết mạnh tay hơn trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi Giáo (Islamic State – IS) để đáp trả lại những cuộc tấn công ở Paris đã làm 129 người chết và hơn 350 người bị thương, các máy bay chiến đấu của Pháp đã bắt đầu không kích thành trì của tổ chức này tại Raqqa, thuộc miền đông bắc Syria. Chiến dịch này được phối hợp tiến hành cùng với các lực lượng của Mỹ. Pháp và Mỹ dường như cũng thống nhất trong việc gọi tên hiểm họa khủng bố này. Khi tuyên bố về các cuộc không kích, bộ quốc phòng Pháp nhắc đến một mục tiêu “được Daesh sử dụng làm trạm chỉ huy”. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng sử dụng tên gọi này khi phát biểu tại một hội nghị cấp cao của G20 tại Thổ Nhĩ Kỳ, về việc tăng gấp đôi những nỗ lực để “tạo sự chuyển tiếp quyền lực ôn hòa tại Syria và loại bỏ mối đe dọa Daesh, một thế lực có thể gây ra rất nhiều đau thương cho người dân ở Paris, ở Ankara, và ở nhiều nơi trên toàn cầu”. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng gọi IS là Daesh trong một cuộc họp ở Vienna. Tổ chức này cũng đã từng được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như ISIS, ISIL, IS và SIC. Tại sao là có nhiều tên gọi như vậy? Continue reading “Vì sao tổ chức Nhà nước Hồi Giáo có nhiều tên gọi?”

Chân dung một Karl Marx đời thực

fd482c137fba5f5e01acb0e3d4f401ec

Nguồn: John Gray, “The Real Karl Marx“, New York Review of Books, 05/2013.

Biên dịch: Duy Đoàn | Hiệu đính:  Lê Hồng Hiệp

Jonathan Sperber cho rằng, theo nhiều cách, Marx là “một nhân vật nhìn về quá khứ”, người có tầm nhìn về tương lai được định khuôn theo những hoàn cảnh khác hoàn toàn so với bất kì hoàn cảnh nào phổ biến ngày nay:

Quan điểm của Marx trong vai trò một người có những ý tưởng định hình nên thế giới hiện đại giờ đã hoàn tất vai trò lịch sử của mình, và đã đến lúc cần một hiểu biết mới về ông như một khuôn mặt của một thời kì lịch sử trong quá khứ, một thời kì càng lúc càng cách xa chúng ta: thời đại của Cách mạng Pháp, của triết học Hegel, của những năm tháng đầu tiên của quá trình công nghiệp hoá tại Anh và của nền kinh tế chính trị bắt nguồn từ đó.

Continue reading “Chân dung một Karl Marx đời thực”

Cách tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo

1844

Nguồn: Richard N. Haass, “After Paris,” Project Syndicate, 16/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc tấn công ở Paris của những cá nhân có liên quan đến Nhà nước Hồi giáo ngay sau các vụ đánh bom ở Beirut và tai nạn của một máy bay Nga trên bán đảo Sinai đã củng cố thực tế rằng mối đe dọa khủng bố đã bước vào một giai đoạn mới và thậm chí nguy hiểm hơn. Chỉ có thể phỏng đoán tại sao Nhà nước Hồi giáo quyết định dàn dựng những cuộc tấn công vào thời điểm này. Có thể là do nó đang mở rộng ra toàn cầu để bù đắp cho những mất mát lãnh thổ gần đây ở Iraq. Nhưng dù lý do là gì thì điều chắc chắn là cần phải có một phản ứng rõ ràng từ thế giới.

Trên thực tế, thách thức mà Nhà nước Hồi giáo đặt ra đòi hỏi phải có một số phản ứng khác nhau, do không có chính sách riêng lẻ nào hứa hẹn là đủ. Cần có nhiều nỗ lực trong nhiều lĩnh vực. Continue reading “Cách tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo”

Vì sao Anh và Đức có thể là mục tiêu tiếp theo của ISIS?

2E7F3D4B00000578-3321369-image

Nguồn: John Sawers, “Intelligence failure or not, Germany and Britain are now at risk”, Financial Times, 15/11/2015.

Biên dịch: Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc tấn công khủng bố ở Paris diễn ra ngay sau vụ rơi máy bay Nga ở bán đảo Sinai (Ai Cập), vụ đánh bom vào thành trì của du kích Hizbollah ở Beirut, và vụ tấn công người Kurd ở Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ). Đã có 500 người bị giết và nhiều người bị thương trong mấy tuần qua. Tổ chức nhà nước hồi giáo tự xưng ISIS đứng ra nhận trách nhiệm cho 3 vụ đầu tiên và bị tình nghi đứng sau vụ thứ tư.

Vậy chiến lược của các “chiến binh Hồi giáo” là gì? Chúng muốn thu hút người nước ngoài hay khiến họ sợ hãi rời xa chúng? Tôi không chắc đó là cách suy nghĩ của chúng.

Cái mà ISIS muốn chính là sự hỗ loạn ở Syria, và cả ở Iraq, từ đó, chúng có thể kiểm soát lãnh thổ và tài nguyên để xây dựng nhà nước Hồi giáo theo kiểu “caliphate”. Chúng chắc hẳn là không có ý định lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, người đang hữu ích trong vai trò là mục tiêu lật đổ của người Sunni. Continue reading “Vì sao Anh và Đức có thể là mục tiêu tiếp theo của ISIS?”

Ý nghĩa của Hiệp định TPP đối với Nhật Bản

750x-1

Nguồn: Yuriko Koike, “Japan’s TPP Transformation”, Project Syndicate, 30/10/2015.

Biên dịch: Nông Thị Nghi Phương | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Ngày 5/10, sau nhiều năm ròng thương lượng miệt mài và kỹ lưỡng, cuối cùng, mười hai quốc gia Vành đai Thái Bình Dương đã kết thúc đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó hứa hẹn nhiều điều từ tăng cường thương mại đến bảo vệ môi trường. Những cuộc đàm phán này đã khiến mái tóc đen của ông Akira Amari, Bộ trưởng Bộ Chính sách Kinh tế và Tài chính Nhật Bản, chuyển hẳn sang màu muối tiêu. Tuy nhiên, niềm an ủi của ông là TPP sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho “Thế kỷ Châu Á”.

Tiền thân của TPP, trước khi có sự tham gia của ông Amari, là một hiệp định thương mại được ký năm 2006 giữa bốn nước Singapore, New Zealand, Chile và Brunei – được gọi là “Pacific 4”. Sau đó, Mỹ, Úc, Peru và Việt Nam, nhận thấy triển vọng về một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp tại châu Á, đã tham gia đàm phán vào tháng 3/2010. Vậy là, trong phút chốc chiếc thuyền nhỏ bé của P-4 bỗng trở thành chiếc tàu biển khổng lồ. Continue reading “Ý nghĩa của Hiệp định TPP đối với Nhật Bản”

17/11/1869: Khánh thành Kênh đào Suez

Suez

Nguồn:Suez Canal opens,” History.com (truy cập ngày 16/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1869, kênh đào Suez nối liền Địa Trung Hải với biển Đỏ được khánh thành trong một buổi lễ công phu có sự tham dự của Hoàng hậu Pháp Eugénie, vợ của Napoléon III.

Năm 1854, cựu lãnh sự Pháp tại Cairo Ferdinand de Lesseps đã đạt được một thỏa thuận với toàn quyền Ottoman tại Ai Cập để xây dựng một kênh đào kéo dài 100 dặm qua eo đất Suez. Một nhóm kỹ sư quốc tế đã lên kế hoạch xây dựng, và đến năm 1856 Công ty Kênh đào Suez được thành lập và được cấp quyền khai thác kênh đào trong 99 năm sau khi hoàn thành công trình. Continue reading “17/11/1869: Khánh thành Kênh đào Suez”

Người Hồi giáo Sunni và Shia khác nhau ở chỗ nào?

20130525_blp512

Nguồn:What is the difference between Sunni and Shia Muslims?”, The Economist, 28/05/2013.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Các cuộc xung đột giữa hai giáo phái lớn của đạo Hồi, dòng Sunni và dòng Shia, diễn ra trên khắp thế giới Hồi giáo. Tại Trung Đông, sự kết hợp mạnh mẽ giữa tôn giáo và chính trị đã làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa chính phủ Shia của Iran và các quốc gia vùng Vịnh, nơi tồn tại các chính phủ Sunni. Năm ngoái, một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew, một viện nghiên cứu chính sách, chỉ ra rằng 40% người Sunni không coi những người Shia là những người Hồi giáo thực thụ. Vậy thì  rốt cuộc điều gì khiến dòng Sunni khác biệt với dòng Shia và sự chia rẽ ấy sâu sắc đến mức độ nào? Continue reading “Người Hồi giáo Sunni và Shia khác nhau ở chỗ nào?”

Sẽ không có kịch tính ở thượng đỉnh APEC Manila

apec-road-metro-manila-20151103-1

Nguồn: No thriller in Manila for APEC”, The Economist, 14/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Hội nghị thượng đỉnh hàng năm của diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)  thú vị bởi nhân vật tham gia hơn là bản thân chương trình nghị sự của nó. Được thành lập vào năm 1989 và bao gồm 21 thành viên, diễn đàn này thu hút các sáng kiến ​​có giá trị để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ của lãnh đạo các quốc gia APEC trong năm nay tại Manila vào ngày 18 và 19 tháng 11, với sự có mặt của Chủ tịch Trung Quốc, tổng thống Mỹ và Nga cùng những nhân vật cấp cao khác, luôn dễ vướng phải những cuộc ganh đua địa chính trị. Năm nay, cuộc gặp gỡ phải đối mặt với một thử thách lớn hơn: 12 thành viên APEC đã kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại nhằm đạt được nhiều mục tiêu của APEC nhưng nằm bên ngoài khuôn khổ của nó. Điều này đặt ra câu hỏi, nếu TPP thành hiện thực thì rốt cuộc sự tồn tại của APEC có ý nghĩa gì? Continue reading “Sẽ không có kịch tính ở thượng đỉnh APEC Manila”

Hậu tấn công Paris: Chúng ta đang lâm chiến!

20150109Parisattack

Nguồn: Dominique Moisi, “We Are At War,” Project Syndicate, 16/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo và một siêu thị kosher (bán thực phẩm dành cho người Do Thái – NBT) hồi tháng Giêng, người dân Paris đều biết rằng những kẻ man rợ vẫn còn lẩn khuất đâu đó, và chúng sẽ lại tấn công. Nhưng biết hay dự đoán điều đó và đối mặt với thực tế nghiệt ngã là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Đêm thứ 6 tuần trước, thực tế đã khiến chúng ta vô cùng bàng hoàng. Chúng ta đang lâm chiến. Sẽ là sai lầm – thậm chí nguy hiểm – nếu chúng ta không thừa nhận điều này. Và chiến thắng trong cuộc chiến này đòi hỏi sự rõ ràng, đoàn kết, và kiên định.

Điều chúng ta cần nhất hiện nay là sự rõ ràng trong phân tích. Chúng ta gần như không biết rõ kẻ thù, ngoại trừ mức độ hận thù và tàn ác của chúng. Để hiểu chiến lược của chúng, chúng ta phải thừa nhận bản chất của chúng: một đối thủ thông minh, và duy lý theo cách của riêng chúng. Bao lâu nay chúng ta đã xem thường và đánh giá thấp chúng. Giờ chúng ta nhất thiết phải thay đổi cách suy nghĩ. Continue reading “Hậu tấn công Paris: Chúng ta đang lâm chiến!”

Tương lai Đài Loan sau bữa tối giữa Tập và Mã

maxi

Nguồn: Chris Patten, “A Chinese Dinner for Two”, Project Syndicate, 10/11/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một lượng nước lớn đã chảy qua eo biển Đài Loan trong 70 năm qua kể từ khi nhà lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc là Mao Trạch Đông gặp gỡ Tưởng Giới Thạch – thủ lĩnh Quốc Dân Đảng đối lập. Do đó cuộc gặp gần đây ở Singapore giữa những người kế thừa của họ: Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và người đồng nhiệm Đài Loan Mã Anh Cửu có thể đáng được miêu tả là một sự kiện mang tính lịch sử.

Cuộc đàm phán ngoại giao diễn ra trước cuộc gặp này rất phức tạp, thậm chí bao gồm cả việc ai nên trả tiền cho bữa tối (họ đã chia tiền hóa đơn). Tuy nhiên, sau cuộc gặp ngắn đằng sau những cánh cửa khép kín đã không có một tuyên bố chung nào được đưa ra và chỉ có một bài tường thuật được rà soát kỹ lưỡng về cuộc gặp được phát trên các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc. Vậy tại sao cuộc gặp này diễn ra và nó báo trước điều gì? Continue reading “Tương lai Đài Loan sau bữa tối giữa Tập và Mã”

16/11/1849: Đại văn hào Dostoevsky bị tuyên án tử hình

Fyodor Dostoevsky

Nguồn:Fyodor Dostoevsky is sentenced to death,” History.com (truy cập ngày 15/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1849, một tòa án Đế quốc Nga đã tuyên án tử hình đối với đại văn hào Fyodor Dostoevsky vì những cáo buộc hoạt động chống chính phủ có liên quan đến một nhóm trí thức cấp tiến. Bản án của ông cuối cùng được bãi bỏ vào phút chót.

Cha của Dostoevsky là một bác sĩ tại bệnh viện dành cho người nghèo ở Moskva, nơi ông lớn lên trong gia cảnh đủ giàu có để mua ruộng đất và nông nô. Sau cái chết của cha mình, Dostoevsky, vốn mắc chứng động kinh, theo học kỹ thuật quân sự và trở thành công chức trong khi âm thầm viết tiểu thuyết. Cuốn đầu tay của ông, Những kẻ bần hàn, và cuốn thứ hai, Con người kép, cùng ra đời năm 1846 – cuốn đầu được đánh giá cao, cuốn còn lại là một thất bại. Continue reading “16/11/1849: Đại văn hào Dostoevsky bị tuyên án tử hình”

Chiếc bẫy của Nhà nước Hồi giáo dành cho châu Âu

ISIS-Global-Conquest-Map

Nguồn:  Harleen Gambhir , “The Islamic State’s trap for Europe”, The Washington Post, 15/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Tuần trước, Tổng thống Obama nói rằng Nhà nước Hồi giáo (ISIS) đã được “kiềm chế” trong phạm vi Iraq và Syria, nhưng các cuộc tấn công của nhóm này ở Paris ngay sau đó cho thấy chúng đặt ra một mối đe dọa cho phương Tây lớn hơn bao giờ hết. Nhà nước Hồi giáo đang thực hiện một chiến lược toàn cầu để bảo vệ lãnh thổ của mình ở Iraq và Syria, nuôi dưỡng các chi nhánh ở các khu vực có người Hồi giáo chiếm đa số, cũng như khuyến khích và chỉ đạo các cuộc tấn công khủng bố trên khắp thế giới. Chúng đã xuất khẩu sự tàn bạo và các biện pháp quân sự sang cho các nhóm ở Libya, Ai Cập, Afghanistan và những nơi khác. Bây giờ chúng đang sử dụng các kỹ năng chiến thuật thu được tại chiến trường Trung Đông để khiêu khích một phản ứng chống Hồi giáo dữ dội, qua đó sẽ tạo ra thêm nhiều tân binh cho ISIS ngay trong các xã hội phương Tây. Hoa Kỳ và các đồng minh của mình phải nhanh chóng phản ứng với mối đe dọa này. Continue reading “Chiếc bẫy của Nhà nước Hồi giáo dành cho châu Âu”

Cuộc tấn công Paris đã làm thay đổi mọi thứ

paris

Nguồn: Richard Cohen,”The Paris attacks change everything“, The Washington Post, 14/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tất cả mọi thứ đã thay đổi.

Ngay sau các cuộc tấn công Paris, thật khó để tưởng tượng (bác sĩ) Ben Carson vào làm chủ Nhà Trắng. Thật khó có thể hình dung một người thiếu kinh nghiệm đối ngoại như vậy lại đóng vai trò tổng tư lệnh quân đội. Cũng không thể nghĩ tới cảnh Donald Trump ngồi trong Phòng Bầu dục. Sẽ thật kinh hoàng khi nghĩ tới cảnh ông ta ngồi đó, suy nghĩ về thế giới như một trò chơi cờ – đương nhiên là trò chơi về bất động sản, có thể là trò Monopoly-  với niềm tin rằng thế giới sẽ tuân phục theo sự vĩ đại của mình. Tương tự, cũng sẽ thật khó để tưởng tượng ra cảnh Carly Fiorina ngồi đó, một người cũng nghĩ rằng tham vọng đồng nghĩa với kinh nghiệm. Bernie Sanders cũng vậy, đã hết thời rồi. Đột nhiên, các ngân hàng lớn là vấn đề nhỏ nhặt nhất đối với chúng ta. Continue reading “Cuộc tấn công Paris đã làm thay đổi mọi thứ”