Sự thao túng tiền tệ của châu Âu

franken-euro-manipulation

Nguồn: Stefan Kawalec, “Europe’s Currency Manipulation,” Project Syndicate, 01/04/2015.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hiệp định Hợp tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) mà Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ hiện đang đàm phán được cho là sẽ thúc đẩy phúc lợi và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cả hai nền kinh tế này, cũng như ở các nước khác. Đồng thời, TTIP cũng giúp khôi phục niềm tin vào châu Âu và vào Cộng đồng xuyên Đại Tây Dương. Nhưng có một rào cản lớn trong việc hiện thực hóa những lợi ích đó: đồng euro.

Vấn đề bắt nguồn từ việc thao túng tiền tệ. Trong ba thập niên qua, trên thực tế, Mỹ đã dung thứ cho việc thao túng tiền tệ của các đối tác thương mại lớn của nó ở châu Á, điều đem lại cho họ mức thặng dư thương mại và tài khoản vãng lai lớn bằng cách kìm hãm giá trị tiền tệ. Continue reading “Sự thao túng tiền tệ của châu Âu”

Napoléon Bonaparte – Nhà lãnh đạo quân sự kiệt xuất

napoleon-photo

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 19/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Là một trong những nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử và là hoàng đế nước Pháp, Napoléon Bonaparte (1769-1821) đã chinh phục phần lớn lãnh thổ Châu Âu trong vòng 16 năm.

Napoléon Bonaparte sinh ngày 15 tháng 8 năm 1769 tại đảo Corse, trong một gia đình có dòng dõi quý tộc. Được đào tạo tại trường quân sự, ông nhanh chóng thăng tiến. Đến năm 1796, ông đã trở thành chỉ huy quân đội Pháp tại Ý, và tại đây ông đã buộc Áo và các đồng minh phải ký các thỏa thuận hòa bình.[1] Năm 1798, Napoléon chiếm được Ai Cập (thuộc sự cai trị của Đế chế Ottoman thời đó) nhằm tấn công vào tuyến đường thương mại Anh-Ấn. Ông bị mắc kẹt sau khi hải quân Anh tiêu diệt hạm đội Pháp trong trận hải chiến sông Nile.[2] Continue reading “Napoléon Bonaparte – Nhà lãnh đạo quân sự kiệt xuất”

Bước đột phá trong quan hệ Việt – Mỹ

Vietnam 2

Nguồn: Alexander L. Vuving, “A Breakthrough in US-Vietnam Relations”, The Diplomat, 10/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Đưa quan hệ Việt – Mỹ bước vào kỷ nguyên mới

Chuyến thăm gần đây của Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đánh dấu sự thay đổi đáng kinh ngạc trong quan hệ song phương giữa hai nước.

Nổi lên như là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, quan hệ Việt – Mỹ vừa trải qua một bước đột phá đáng kể trong thời gian gần đây. Bước đột phá này được thể hiện trong chuyến công du đến Washington của Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang trong các ngày từ 15 đến 20 tháng 3 vừa qua, một chuyến đi có phần ít được báo chí quốc tế chú ý. Có lẽ truyền thông ít quan tâm đến chuyến đi này vì nó được xem như một phần của các cuộc trao đổi thường xuyên ở cấp bộ trưởng giữa hai nước. Tuy nhiên, chuyến viếng thăm này của ông Quang đã vượt xa các trao đổi thông thường, và nội dung cuộc hội đàm của ông cho thấy một sự thay đổi về chất trong quan hệ Việt – Mỹ. Continue reading “Bước đột phá trong quan hệ Việt – Mỹ”

19/04/1971: Biểu tình chống Chiến tranh Việt Nam ở Washington, D.C.

Abraham_Lincoln_Brigade_Vietnam_War_Protesters

Nguồn:Vietnam Veterans Against the War demonstrate,” History.com (truy cập ngày 18/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1971, như khúc dạo đầu cho một chiến dịch biểu tình chống chiến tranh lớn, Hội Cựu chiến binh phản đối Chiến tranh Việt Nam ở Hoa Kỳ (VVAW) đã bắt đầu một cuộc biểu tình kéo dài 5 ngày tại Washington, D.C. Được gọi là Dewey Canyon III để tưởng nhớ một chiến dịch cùng tên diễn ra ở Lào (tức chiến dịch Đường 9 – Nam Lào), cuộc biểu tình tương đối ôn hòa đã kết thúc vào ngày 23 tháng 4 với khoảng 1.000 cựu chiến binh ném những dải ruy băng danh dự, mũ sắt, và quân phục trên những tuyến đường của thủ đô, cùng với vũ khí đồ chơi. Trước đó, họ đã đi vận động các dân biểu của họ, đặt vòng hoa tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, và dàn dựng những chiến dịch “tìm và diệt” giả. Continue reading “19/04/1971: Biểu tình chống Chiến tranh Việt Nam ở Washington, D.C.”

Giấc mơ Trung Hoa trong thử thách

china-outbound-investment-record.si

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ & Phạm Sỹ Thành

Nỗ lực kết nối châu Á và trục Á-Âu

Các dự án “cơ sở hạ tầng” khổng lồ, xuyên biên giới, băng qua các châu lục, nối kết các nền kinh tế, văn hóa, tiểu vùng địa lý với nhau đang là tâm điểm trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh dưới thời thế hệ lãnh đạo thứ 5. Hiểu theo nghĩa phần cứng đó là bến cảng, đường cao tốc, thủy điện, đường ray, sân bay, đường dẫn cáp quang, băng truyền internet v.v. Hiểu theo nghĩa mềm nó là các thể chế nền tảng hỗ trợ cho hoạt động thương mại, tiền tệ-tài chính, các ngân hàng phát triển với các khoản đầu tư tại khu vực, v.v… Continue reading “Giấc mơ Trung Hoa trong thử thách”

Willy Brandt – Thủ tướng của trái tim

?????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 17/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Willy Brandt (1913-1992) là một chính khách người Đức, và giữ cương vị thủ tướng từ 1969 tới 1974. Ông được trao giải Nobel Hòa bình năm 1971 [1].

Willy Brandt sinh ngày 18 tháng 12 năm 1913 tại Lübeck, miền bắc nước Đức, với tên khai sinh là Karl Herbert Frahm. Cuối thập niên 1920 ông đi theo chủ nghĩa xã hội. Năm 1933 ông đổi tên họ và chạy sang Na Uy để tránh bị quân Quốc xã bắt giữ. Sau khi Đức chiếm Na Uy năm 1940, ông bỏ trốn sang Thụy Điển và sống ở đó tới năm 1945.

Brandt quay trở lại Đức sau Thế chiến thứ hai. Năm 1948, ông bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình, nắm giữ nhiều vị trí khác nhau trong Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) và trở thành thành viên nghị viện. Continue reading “Willy Brandt – Thủ tướng của trái tim”

#251 – Sức mạnh quân sự và an ninh quốc gia trong một thế giới hỗn loạn (P2)

article-2200820-14F08B49000005DC-631_964x472

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 8), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Lưu Ngọc Trâm | Hiệu đính: Nguyễn Đắc Thành

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future 

Chiến lược quân sự trong thời đại hạt nhân

Vụ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản ngày 6 tháng 8 năm 1945 là sự kiện quan trọng đánh dấu sự phân chia giai đoạn trước và sau Thế Chiến II trong chính trị quốc tế. Sau một ánh chớp chói lòa, thế giới chuyển từ hệ thống “cân bằng quyền lực” sang “cân bằng sợ hãi”. Trong các thập kỷ tiếp theo, các nhà hoạch định chính sách ở các nước có vũ khí hạt nhân phải giải quyết hai vấn đề chính sách chính: (1) có nên sử dụng vũ khí hạt nhân không và (2) làm thế nào để ngăn các nước khác dùng vũ khí hạt nhân. Việc tìm giải pháp cho những vấn đề trên có ý nghĩa rất quyết định bởi vì những hậu quả khủng khiếp tức thời cũng như dài hạn của chiến tranh hạt nhân tổng lực đối với bất cứ ai. Continue reading “#251 – Sức mạnh quân sự và an ninh quốc gia trong một thế giới hỗn loạn (P2)”

18/04/1983: Đại sứ quán Mỹ tại Li-băng bị đánh bom

POST-articleLarge

Nguồn:Suicide bomber destroys U.S. embassy in Beirut,” History.com (truy cập ngày 17/04/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1983, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Beirut, Li-băng đã gần như bị phá hủy hoàn toàn bởi một vụ nổ bom liều chết bằng xe hơi, khiến 63 người thiệt mạng, trong đó có kẻ đánh bom và 17 người Mỹ. Cuộc tấn công khủng bố này được tiến hành nhằm phản đối sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Li-băng.

Năm 1975, một cuộc nội chiến đẫm máu nổ ra ở Li-băng, quân du kích Palestine và Hồi giáo cánh tả chiến đấu với lực lượng dân quân của Đảng Phalange Kitô hữu, cộng đồng Kitô giáo Maronite, và các nhóm khác. Trong những năm sau đó, sự can thiệp của Syria, Israel, và Liên Hợp Quốc vào Li-băng đã thất bại trong việc giải quyết cuộc xung đột, và vào ngày 20 tháng 8 năm 1982, một lực lượng đa quốc gia, trong đó có thủy quân lục chiến Mỹ, đã đổ bộ vào Beirut để giám sát việc quân đội Palestine rút khỏi Li-băng. Continue reading “18/04/1983: Đại sứ quán Mỹ tại Li-băng bị đánh bom”

Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc?

Krepinevich_HowtoDeterChina

Nguồn: Andrew F. Krepinevich Jr., “How to Deter China: The Case for Archipelagic Defense“, Foreign Affairs, March/April 2015 Issue.

Biên dịch: Hương Trà

Trong quân đội Mỹ, ít nhất, chiến lược “xoay trục” sang Châu Á đã bắt đầu. Đến năm 2020, hải quân và không quân dự kiến bố trí 60% lực lượng của mình ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi đó, Lầu Năm Góc đang đầu tư một phần ngày càng tăng các nguồn lực đang thu hẹp lại vào máy bay ném bom tầm xa mới và tàu ngầm năng lượng hạt nhân được thiết kế để hoạt động trong các môi trường có mức độ đe dọa cao.

Những sự thay đổi này rõ ràng nhằm ngăn chặn một Trung Quốc ngày càng quyết đoán. Và với một lý do chính đáng: các tuyên bố chủ quyền ngày càng bành trướng của Bắc Kinh đe dọa gần như mọi quốc gia nằm dọc cái thường được biết đến là “chuỗi đảo thứ nhất”, bao gồm các khu vực của Nhật Bản, Philippines và Đài Loan – tất cả các khu vực mà Washington có nghĩa vụ phải bảo vệ. Continue reading “Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc?”

Edmund Burke – Nhà tư tưởng bảo thủ

edmund-burke

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 15/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Edmund Burke (1729-1797), người Anh-Ireland, là một chính khách, nhà hùng biện và triết gia chính trị có ảnh hưởng vô cùng to lớn. Ông được biết đến chủ yếu là người ủng hộ mạnh mẽ cuộc Cách mạng Mỹ và phản đối quyết liệt Cách mạng Pháp.

Edmund Burke sinh vào ngày 12 tháng 1 năm 1729 tại Dublin, con trai của một luật sư. Ông theo học tại trường Đại học Trinity ở Dublin, rồi sau đó tới London học luật. Không lâu sau Burke bỏ học và sau một chuyến đi Châu Âu, ông định cư tại London để tập trung vào văn học và sự nghiệp chính trị. Năm 1765, ông trở thành thành viên nghị viện. Ông tham gia những cuộc tranh luận về giới hạn quyền lực của nhà vua và thúc đẩy trao quyền cho nghị viện trong việc kiểm soát vai trò bảo trợ và chi tiêu của hoàng gia. Continue reading “Edmund Burke – Nhà tư tưởng bảo thủ”

Những dịch chuyển trong cấu trúc khu vực Trung Đông

13930605000199_PhotoI

Tác giả: Bùi Huy Thành

Nỗ lực thay đổi cấu trúc khu vực của Ả-rập Xê-út

Trong 6 thập kỷ qua, quan hệ giữa Mỹ và Ả-rập Xê-út được xây dựng trên nền tảng đôi bên cùng có lợi. Theo đó, Mỹ đóng vai trò là người bảo trợ an ninh cho Ả-rập Xê-út, đổi lại Ả-rập Xê-út duy trì nguồn cung năng lượng hợp lý giúp ổn định thị trường năng lượng. Tuy nhiên, nền tảng mối quan hệ này đang có nguy cơ bị lung lay bởi việc Mỹ dần tự chủ được nguồn cung năng lượng nhờ công nghệ khai thác dầu, khí đá phiến và sự nghi ngại về vai trò của Mỹ đối với các vấn đề an ninh trong khu vực như việc Mỹ bỏ mặc đồng minh sau phong trào Mùa Xuân Ả-rập, dừng không kích chế độ Assad tại Sirya hay thúc đẩy đàm phán hạt nhân với Iran. Đây chính là động lực thúc đẩy Ả-rập Xê-út muốn định hình lại khu vực Trung Đông theo hướng nâng cao vị thế của các nước Ả-rập. Continue reading “Những dịch chuyển trong cấu trúc khu vực Trung Đông”

17/04/1961: Mỹ tiến hành Sự kiện Vịnh Con Lợn

BayoPigs-e

Nguồn:The Bay of Pigs invasion begins,” History.com (truy cập ngày 15/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sự kiện Vịnh Con Lợn là cuộc tấn công của một nhóm người Cuba lưu vong được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tài trợ và huấn luyện vào Cuba với mục đích lật đổ chính phủ cộng sản của Fidel Castro. Cuộc tấn công này là một thất bại thảm hại.

Fidel Castro là một mối lo ngại với các nhà hoạch định chính sách của Mỹ kể từ khi ông lên nắm quyền ở Cuba sau cuộc cách mạng thành công tháng 1 năm 1959. Việc Castro tấn công vào các công ty và những lợi ích của Mỹ ở Cuba, những luận điệu chống Mỹ của ông, và việc Cuba có động thái hướng tới một mối quan hệ gần gũi hơn với Liên Xô đã khiến các quan chức Mỹ kết luận rằng nhà lãnh đạo Cuba này là một mối đe dọa tới những lợi ích của Mỹ ở Tây bán cầu. Continue reading “17/04/1961: Mỹ tiến hành Sự kiện Vịnh Con Lợn”

Diệt chủng (Genocide)

Rwanda-genocide-atrocities-social-entrepreneurship-kigali-memorial

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Có rất nhiều các học giả cũng như tổ chức khác nhau đưa ra các định nghĩa về “diệt chủng”. Tuy nhiên định nghĩa về “diệt chủng” được thừa nhận và sử dụng rộng rãi nhất chính là định nghĩa được nêu trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về Trừng phạt và Ngăn ngừa Tội ác Diệt chủng năm 1948 (bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 12/1/1951). Điều 2 của công ước này định nghĩa “diệt chủng” là những hành động nhằm tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một nhóm người vì lý do quốc tịch, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo. Theo đó, Công ước đã liệt kê năm hành động sau được coi là hành động diệt chủng: Continue reading “Diệt chủng (Genocide)”

Ernest Bevin – Nhà ngoại giao thời hậu chiến

???????????????????

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 10/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Từ thập niên 1920 đến thập niên 1950, Ernest Bevin (1881-1951) là một nhân vật trung tâm trong phong trào lao động Anh và trong chính sách đối ngoại nước này. Ông giữ chức Ngoại trưởng Anh những năm cuối thập niên 1940.

Bevin sinh ngày 9 tháng 3 năm 1881 tại Somerset. Ông hầu như không được đi học ở trường và trở thành trẻ mồ côi khi mới lên 8 tuổi. Năm 11 tuổi, Bevin bắt đầu làm việc tại các xưởng đóng tàu ở Bristol, nhưng rồi ông sớm bộc lộ khả năng quản lý tổ chức xuất sắc. Ông tham gia vào Hiệp hội những người khuân vác ở bến tàu (Dockers’ Union) và đóng vai trò lớn trong sự thành lập Hiệp hội Công nhân vận tải và Người lao động (Transport and General Workers Union), đồng thời trở thành Tổng thư ký đầu tiên của Hiệp hội năm 1922. Đây là một thành tựu to lớn nếu xét đến những nỗ lực để đưa tất cả mọi người đang lao động trong rất nhiều ngành nghề xích lại gần nhau, và đoàn kết với nhau trong một hệ thống hiệp hội thống nhất. Continue reading “Ernest Bevin – Nhà ngoại giao thời hậu chiến”

Sự trỗi dậy của làn sóng chống Hồi giáo

muslims-islamophobia

Nguồn: Jame Piscatori, “Islamophobia in the era of Islamic State”, East Asia Forum, 05/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong hàng thập kỷ qua, và nhất là kể từ sự kiện 11/9/2001, nhiều học giả, nhà hoạch định chính sách và nhà hoạt động đã đấu tranh chống lại những gì họ cho là những cuộc công kích không thể chấp nhận vào các tín đồ Hồi giáo và vào chính đạo Hồi. Hơn một thập kỷ trước khi Tổng thống Obama sử dụng cùng những lời tương tự, Tổng thống Bush đã nói về Cuộc chiến Chống Khủng bố rằng “Cuộc chiến của chúng ta … không phải là một cuộc chiến chống lại đạo Hồi”. Giờ đây, rất bình thường khi phân biệt giữa đạo Hồi với các tín đồ cực đoan của nó như cả hai Tổng thống đã làm, và cũng bình thường khi nghi vấn các ý kiến như “gốc rễ của cơn thịnh nộ Hồi giáo” hay “sự va chạm giữa các nền văn minh” như những lời giải thích về nguyên nhân của bạo lực. Continue reading “Sự trỗi dậy của làn sóng chống Hồi giáo”

16/04/1947: Thuật ngữ “Chiến tranh Lạnh” ra đời

bernard-baruch1

Nguồn:Bernard Baruch coins the term ‘Cold War,’History.com (truy cập ngày 15/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1947, trong buổi lễ ra mắt bức chân dung của mình tại Viện dân biểu tiểu bang Nam Carolina, triệu phú, chuyên gia tài chính Bernard Baruch đã dùng thuật ngữ “Chiến tranh Lạnh” để mô tả mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Cụm từ này đã trở thành một trụ cột trong ngôn ngữ ngoại giao của Mỹ trong suốt hơn 40 năm sau đó.

Baruch là cố vấn Tổng thống về các vấn đề chính sách kinh tế và đối ngoại dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson. Năm 1919, ông là một trong những cố vấn của Mỹ tại Hội nghị Hòa bình Paris chấm dứt Thế chiến I. Trong những năm 1930, ông thường xuyên tư vấn cho Franklin D. Roosevelt và các nghị sĩ về tài chính và các vấn đề trung lập quốc tế. Sau Thế chiến II, ông tiếp tục là một cố vấn được tin cậy trong chính quyền mới của Harry S. Truman. Continue reading “16/04/1947: Thuật ngữ “Chiến tranh Lạnh” ra đời”

Tại sao Hiệp định TPP lại quan trọng với Hoa Kỳ?

TPP-Latintelligence

Nguồn: Roger C. Altman & Richard N. Haass, “Why the Trans-Pacific Partnership Matters”, The New York Times, 03/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau năm năm, các cuộc đàm phán do Mỹ dẫn dắt về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – một thỏa thuận tự do thương mại với 11 quốc gia khác vốn chiếm 40% nền kinh tế thế giới – gần như đã hoàn tất. Bước tiếp theo là Quốc hội cần cho phép  quyền bỏ phiếu đồng ý hay bác bỏ trọn gói đối với thỏa thuận này – quy trình từng được áp dụng cho các hiệp định thương mại gần đây, bao gồm Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1993 và Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ-Hàn Quốc (KORUS FTA) năm 2011.

Nhưng triển vọng của quốc hội đối với cách tiếp cận này – được gọi là Quyền Xúc tiến Thương mại (TPA) hay quyền đàm phán nhanh vì nó không cho phép sửa đổi hoặc cản trở thông qua hiệp định ở quốc hội – đã bị làm mờ đi. Nếu không có nó, hiệp định này sẽ sụp đổ, trở thành nạn nhân của các sửa đổi bất tận. Do đó, cuộc bỏ phiếu sắp tới (của Quốc hội Mỹ về TPA – NHĐ) là tương đương với cuộc bỏ phiếu cho chính TPP. Nếu như không thành công, tác động bất lợi đến an ninh quốc gia của Mỹ sẽ vô cùng lớn. Continue reading “Tại sao Hiệp định TPP lại quan trọng với Hoa Kỳ?”

George W. Bush – Tổng thống chống khủng bố

george-bush

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 10/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

George Walker Bush là Tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ, giữ chức vụ từ 2001 đến 2009. Nhiệm kỳ của ông bị chi phối bởi ‘cuộc chiến chống khủng bố’, khởi nguồn từ vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Bush sinh ngày 6 tháng 7 năm 1946 tại New Haven, bang Connecticut, nhưng lớn lên ở Texas do cha ông là George H. W. Bush (tổng thống Mỹ từ 1989 đến 1993) chuyển tới đây để làm việc trong lĩnh vực dầu khí. Bush tốt nghiệp Đại học Yale. Năm 1968 ông đăng ký làm phi công tại Không quân Vệ binh Quốc gia (Air National Guard) Texas và do đó không đủ điều kiện để tham chiến ở Việt Nam. Ông thực hiện nghĩa vụ tại trường Đào tạo phi công chiến đấu (Combat Crew Training School) trong hai năm. Continue reading “George W. Bush – Tổng thống chống khủng bố”

Sai lầm của trường phái trọng tiền

download

Nguồn: J. Bradford Delong, “The Monetarist Mistake”, Project Syndicate, 30/03/2015.

Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ý tưởng là điều quan trọng. Đó là bài học được đúc rút từ cuốn Hall of Mirrors (Phòng gương) của nhà kinh tế học người Mỹ Barry Eichengreen ghi lại diễn tiến hai cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong vòng 100 năm qua: Đại Khủng hoảng (Great Depression, 1929-1933) thế kỷ 20 và Đại Suy thoái (Great Recession) hiện nay mà chúng ta vẫn đang phải vật lộn để phục hồi trong vô vọng.

Eichengreen là người bạn, người thầy và là người bảo trợ của tôi (tác giả của bài viết), và cuốn sách của ông đã để lại trong tâm trí tôi lời giải thích tốt nhất từ trước đến nay về lý do tại sao, trong gần bốn thế hệ qua, các nhà hoạch định chính sách ở châu Âu và Hoa Kỳ lại đưa ra những biện pháp và cách thức can thiệp nửa vời để đối phó với sự sụp đổ kinh tế mạnh mẽ nhất như vậy. Continue reading “Sai lầm của trường phái trọng tiền”

15/04/1959: Fidel Castro tới thăm Hoa Kỳ

politics-castro-nixon-630x459 (1)

Nguồn:Castro visits the United States,” History.com (truy cập ngày 14/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 15 tháng 4 năm 1959, hơn 4 tháng sau khi đưa Cách mạng Cuba tới thắng lợi, Fidel Castro tới thăm Hoa Kỳ. Chuyến thăm này được đánh dấu bằng những căng thẳng giữa Castro và chính phủ Mỹ.

Ngày mùng 1 tháng 1 năm 1959, cuộc cách mạng của Castro đã lật đổ nhà độc tài Cuba Fulgencio Batista. Từ khi chế độ mới ở Cuba ra đời, giới chức Mỹ đã lo lắng về nhà cách mạng với bộ râu quai nón này. Những bài hùng biện chống Mỹ của Castro, kế hoạch quốc hữu hóa tài sản của nước ngoài ở Cuba, và liên minh của Castro với một số người được cho là tả khuynh (bao gồm cả Che Guevara, người phó của Castro) đã nhắc các nhà ngoại giao Mỹ phải để mắt tới Castro. Continue reading “15/04/1959: Fidel Castro tới thăm Hoa Kỳ”