Về “đế quốc Mỹ” của Niall Ferguson

image3992978x

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Niall Ferguson là một sử gia trẻ (sinh năm 1964) người Anh, hiện dạy ở New York, viết hăng và dễ hiểu (gần như mỗi vài tuần là có một bài khá dài trên các tạp chí Anh Mỹ).  Ông chuyên về các vấn đề tài chính quốc tế và đế quốc, có khuynh hướng tân bảo thủ.  Tháng tư vừa qua, tuần báo Time của Mỹ bình chọn Ferguson là một trong 100 nhân vật nhiều ảnh hưởng nhất thế giới hiện nay.

Bố cục cuốn sách vừa xuất bản của ông (“Người khổng lồ —  Cái giá của đế quốc Mỹ”[1]) không chặt chẽ cho lắm (vì phần lớn quyển này lắp ghép những bài báo ông đã đăng trong hai năm qua), nhiều chi tiết dư thừa, nhưng chung quy có ba luận điểm chính. Continue reading “Về “đế quốc Mỹ” của Niall Ferguson”

#222 – Con đường hòa bình của chủ nghĩa tự do và kiến tạo

09-20-UNIFIL-day-of-peace

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 10), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Nguyễn Thị Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future 

Tôi từ chối chấp nhận ý tưởng đáng ngờ rằng lần lượt từng quốc gia sẽ phải trượt xuống chiếc thang của chủ nghĩa quân phiệt….

Martin Luther King, Jr. – Lãnh đạo phong trào quyền dân sự của Mỹ

 Một vài người rời đi bằng những chiếc xe moóc có thể làm nhà ở và những chiếc ô tô cũ han rỉ. Những người khác thì nhồi nhét nhau trên những chuyến tàu hay chiếc xe ba gác dùng để chở gia súc. Rất nhiều người nữa thì đi bộ khó nhọc. Ước tính 740.000 người tị nạn là  người Albani thiểu số tràn ra từ Kosovo trong tháng 3 năm 1999. Kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 ở Châu Âu mới xảy ra một cuộc di dân lớn như vậy. Continue reading “#222 – Con đường hòa bình của chủ nghĩa tự do và kiến tạo”

Tìm hiểu hệ thống bầu cử Mỹ và bầu cử giữa kỳ 2014

us-capitol

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Khái quát về hệ thống bầu cử Mỹ

Ngày thứ Ba, 4/11/2014, là ngày diễn ra cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ. Cứ hai năm một lần và vào các năm chẵn là cả nước Mỹ lại sôi động bước vào “Mùa bầu cử”. Theo luật Mỹ, ngày bầu cử được ấn định là ngày Thứ 3, nhưng phải sau ngày Thứ 2 đầu tiên của tháng 11 (nếu ngày Thứ 3 mà rơi vào mùng 1/11 thì không được tính). Theo đó, ngày bầu cử nếu được tổ chức sớm nhất thì cũng phải là ngày 2/11 và muộn nhất là ngày 8/11.

Thực ra luật quy định bầu cử thống nhất cả nước vào ngày Thứ ba trong tháng 11 như nêu ở trên được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1845. Còn trước đó thì Luật cũ (thông qua năm 1792) quy định các bang tùy điều kiện của mình linh hoạt tổ chức bỏ phiếu trong khoảng thời gian 34 ngày trước ngày 1/12. Có nhiều cách lý giải tại sao Quốc Hội Mỹ lại chọn bỏ phiếu chung vào ngày Thứ ba như trên: Continue reading “Tìm hiểu hệ thống bầu cử Mỹ và bầu cử giữa kỳ 2014”

Chính sách ngoại giao yếu đuối của Ấn Độ

India

Nguồn: Manjari Chatterjee Miller, “India’s Feeble Foreign Policy”, Foreign Affairs, May/June 2013, pp. 14-19.

Biên dịch: Nguyễn Thị Trang | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Bài liên quan: Lý Quang Diệu viết về Ấn Độ

Trong thập niên trước, ít có xu thế nào thu hút được sự quan tâm của thế giới nhiều như cái được cho là “sự trỗi dậy của các quốc gia còn lại”, bước đột phá ngoạn mục về kinh tế và chính trị của các thế lực như Trung Quốc và Ấn Độ. Cụ thể ở Mỹ, các nhà quan sát Ấn Độ coi nền kinh tế quy mô lớn và mở rộng nhanh chóng, số dân đồ sộ và kho vũ khí hạt nhân của quốc gia này là những dấu hiệu của sự vĩ đại sắp đến của quốc gia này. Một số nhà quan sát khác lại lo ngại về tốc độ trỗi dậy của Ấn Độ, hoài nghi rằng liệu New Delhi có đang tận dụng hết tiềm năng phát triển, liệu cơ sở hạ tầng kém chất lượng có kìm hãm đất nước này, và liệu quốc gia này có đủ mạnh để chống chọi lại một Trung Quốc đang ngày càng tham vọng hay không. Continue reading “Chính sách ngoại giao yếu đuối của Ấn Độ”

Lý giải sự tàn bạo của Stalin

stalin

Tác giả: Anne Applebaum | Biên dịch: Lương Khánh Ninh

Kho lưu trữ hồ sơ của Nga hé lộ rằng Stalin không phải là một kẻ điên rồ mà là một nhà lý luận tài tình và duy lý đến mức không gì lay chuyển được.

Làm sao mà Stalin đã trở thành Stalin? Hay nói một cách chính xác hơn: làm thế nào mà Iosif Vissarionovich Djugashvili – cháu của hai người nông nô, con của một người phụ nữ làm nghề giặt quần áo và một thợ sửa giầy – đã trở thành Nguyên soái Stalin, người chịu trách nhiệm cho những vụ giết người hàng loạt dã man nhất mà thế giới từng biết đến? Làm sao mà một cậu bé sinh ra tại một thị trấn vùng núi heo hút ở Gruzia đã trở thành một nhà độc tài nắm quyền kiểm soát một nửa châu Âu? Làm sao mà một chàng thanh niên mộ đạo, người đã chọn theo học để trở thành một linh mục, lại trở thành một người nhiệt thành với chủ nghĩa vô thần và một người theo chủ nghĩa Marx? Continue reading “Lý giải sự tàn bạo của Stalin”

Thượng đỉnh APEC: Cơ hội cải thiện quan hệ Nhật-Trung-Hàn

Asia-Pacific-Economic-Cooperation-APEC-China-2014

Tác giả: Yuriko Koike | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Tại các hội nghị thượng đỉnh ngoại giao thành công, những công việc chuẩn bị với mọi khía cạnh của cuộc họp luôn được tỉ mỉ dàn dựng từ trước, từ những cái bắt tay đầu tiên cho tới các thông cáo cuối cùng. Nhưng Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng tới có vẻ là một kế hoạch đầy rủi ro. Thậm chí chưa rõ liệu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có đồng ý gặp gỡ một trong những khách mời quan trọng nhất của ông là Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hay không. Và liệu Abe có thể gặp gỡ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye hay không cũng còn chưa chắc chắn. Continue reading “Thượng đỉnh APEC: Cơ hội cải thiện quan hệ Nhật-Trung-Hàn”

#221 – Lý Quang Diệu viết về tình hình Trung Đông

037255-topshots-palestinian-israel-conflict-demo

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Middle East: A Spring without a Summer”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 238-257.

Biên dịch: Ngô Văn Tổng | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

Cuộc xung đột Israel – Palestine là vấn đề lớn nhất đang gây nhức nhối trong khu vực Trung Đông. Nó là một vết loét lúc nào cũng rỉ mủ. Để kết thúc cuộc xung đột, cần phải có giải pháp hai nhà nước: một nhà nước của người Do Thái và một nhà nước của người Palestine. Nhà nước Palestine phải vững vàng được cả về mặt kinh tế và chính trị. Trong đó công dân của nhà nước ấy phải cảm thấy rằng đất nước này tạo cho họ cơ hội để an cư lạc nghiệp – chỉ có như vậy họ mới nhận thấy mình có lợi ích sát sườn khi gìn giữ hòa bình ở khu vực vốn đầy rẫy những bất ổn này. Continue reading “#221 – Lý Quang Diệu viết về tình hình Trung Đông”

Quốc vương Thái Lan chỉ là con tốt của giới tinh hoa?

thaiking

Tác giả: David Eimer | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Một cuốn sách mới khẳng định giới tinh hoa Thái Lan từ lâu đã thao túng hoàng gia vì lợi ích riêng của họ, để mặc người dân trong giá lạnh.

Thái Lan đã bị cuốn vào vòng xoáy của hết cơn khủng hoảng chính trị này đến cơn khủng hoảng chính trị khác trong suốt tám năm qua. Thủ tướng bị lật đổ bởi các tòa án, các cuộc biểu tình chống lại chính quyền không qua bầu cử dẫn đến bạo lực đẫm máu kéo dài nhiều tuần trên đường phố Bangkok trong năm 2010, và đã có hai cuộc đảo chính quân sự, với cuộc đảo chính gần đây nhất diễn ra vào tháng Năm. Continue reading “Quốc vương Thái Lan chỉ là con tốt của giới tinh hoa?”

Sự tự mãn duy lý của thị trường

financial_market_9

Tác giả: Nouriel Roubini | Biên dịch: Bùi Thu Thảo

Có một nghịch lý đang nổi lên ngày càng rõ rệt tại các thị trường tài chính toàn cầu năm nay. Bất chấp các rủi ro địa chính trị đang nhân lên – như xung đột Nga-Ukraine, sự nổi dậy của Nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS), tình hình rối ren gia tăng tại Trung Đông, tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng tại Trung Quốc và giờ là cuộc biểu tình trên diện rộng tại Hong Kong với nguy cơ xảy ra đàn áp – nhưng các thị trường vẫn đang hết sức sôi động.

Thật vậy, giá dầu đang giảm chứ không tăng. Nhìn chung, thị trường cổ phiếu toàn cầu đã đạt tới đỉnh mới. Chênh lệch lãi suất trên thị trường tín dụng (giữa trái phiếu chính phủ với trái phiếu công ty) thấp trong khi lợi tức trái phiếu dài hạn đang giảm tại hầu hết các nền kinh tế phát triển. Continue reading “Sự tự mãn duy lý của thị trường”

#220 – Lý Quang Diệu viết về “Mùa xuân Ả-rập”

464236-yemen-protest

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Middle East: A Spring without a Summer”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 238-257.

Biên dịch: Ngô Văn Tổng | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

Khi làn gió phấn khởi của “Mùa xuân Ả Rập” như người ta vẫn gọi cuối cùng cũng đi qua, thế giới có lẽ sẽ nhận ra một thực tế trần trụi rằng bộ máy điều hành tại khu vực này vẫn không có bước chuyển mình mới mẻ nào.  Dù những thay đổi này bề ngoài nhìn có vẻ rất lớn lao và dù các ký giả đã cố gắng tô vẽ cho chúng thật chấn động, nhưng nhiều thập kỷ về sau, khi bao quát lại toàn bộ sự kiện, chúng ta chắc chắn sẽ khó có thể coi bất cứ những thay đổi nào trong số đó là một công cuộc chuyển đổi thực chất và bền vững, theo hướng nhân dân nắm quyền tại khu vực. Continue reading “#220 – Lý Quang Diệu viết về “Mùa xuân Ả-rập””

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.15): Cây cầu bắc sang thế kỷ 21

global-war-on-terror-main

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 15.

Hy vọng tốt nhất về hòa bình trên thế giới của chúng ta là mở rộng tự do trên toàn thế giới”

– Tổng thống George W. Bush, 2005

Đối với phần lớn người Mỹ, thập niên 90 là giai đoạn của hòa bình, thịnh vượng và những tiến bộ nhanh chóng về công nghệ. Một số người cho rằng có được điều này là nhờ Cuộc cách mạng của Reagan và việc kết thúc Chiến tranh Lạnh. Một số người khác thì lại cho rằng đó là do Đảng Dân chủ một lần nữa cai quản Nhà Trắng. Trong giai đoạn này, đại đa số người Mỹ – nếu gạt chính trị sang một bên – đều khẳng định sự ủng hộ của họ đối với các giá trị gia đình truyền thống, thường được đặt trong niềm tin của họ. Người phụ trách chuyên mục của tờ New York Times đã bình luận rằng nước Mỹ đang có những sửa chữa về đạo đức khi có những biểu hiện của sự đổ vỡ xã hội, đã từng tăng trầm trọng trong những năm cuối cùng của thập niên 60 và 70, tạm chững lại trong thập niên 1980 giờ đây đang giảm dần. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.15): Cây cầu bắc sang thế kỷ 21”

Hiện đại hóa, toàn cầu hóa và vấn đề chảy máu chất xám

student

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, hiện tượng “chảy máu chất xám” (từ nước này sang nước khác) là một hiện tượng được nhiều người, trong chính quyền cũng như ngoài xã hội, đặc biệt quan tâm.  Ngay các quốc gia tiền tiến Tây Âu và Canada thỉnh thoảng cũng bộc lộ nhiều lo lắng về chất xám của họ di cư sang Mỹ.  Và chính ở Mỹ, trong vài năm gần đây, do hậu quả những luật lệ cấm đoán một số đề tài nghiên cứu sinh y học tại nước này, cũng bị thất thoát nhiều khoa học gia sang Anh.  Tuy nhiên, cho đến nay, sự chảy máu chất xám trầm trọng nhất vẫn là từ các quốc gia nghèo, kém phát triển Á, Phi, Mỹ La Tinh (và mới đây là Đông Âu) sang các quốc gia giàu, đã phát triển, ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Continue reading “Hiện đại hóa, toàn cầu hóa và vấn đề chảy máu chất xám”

#219 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 2)

_68998118_68998117

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Intervention, Institutions, and Regional and Ethnic Conflict” (Chapter 6), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 157-203.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Luật quốc tế và tổ chức quốc tế

Chủ quyền và không can thiệp là những điều được ghi nhận bởi luật pháp và các tổ chức quốc tế. Người ta đôi khi gặp khó khăn trong việc hiểu được các luật và tổ chức quốc tế vì họ so sánh với bối cảnh trong nước. Tuy nhiên tổ chức quốc tế khác với chính phủ một nước, và luật quốc tế cũng không giống với luật pháp trong nước. Các tổ chức quốc tế không phải là một dạng sơ khai của chính phủ toàn cầu vì hai lý do. Thứ nhất, chủ quyền của các quốc gia thành viên được bảo đảm trong hiến chương của hầu hết các tổ chức quốc tế. Điều 2.7 của Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định rằng “Không có điều gì trong bản Hiến chương này sẽ cho phép Liên Hợp Quốc can thiệp vào những vấn đề thuộc thẩm quyền trong nước của một quốc gia.” Nói cách khác, tổ chức này không nhằm thay thế quốc gia-dân tộc. Continue reading “#219 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 2)”

Bóng ma của Nhật hoàng Hirohito

japan-emperor-hiorhito

Tác giả: Eri Hotta | Biên dịch: Lê Xuân Hùng

Việc Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản (hay Cung Nội Sảnh) hoàn thành bộ sử gồm 61 tập ghi chép về cuộc đời của Thiên hoàng Hirohito (1901-1989) đã gây nhiều sự quan tâm và chú ý tại nước này. Toàn bộ công trình đồ sộ này mới đây đã được công bố cho một số lượng độc giả hạn chế, và theo kế hoạch sẽ được xuất bản trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, có thể thấy rằng bộ sử mới này vô tình đã phản ánh được tình trạng bất lực đang tiếp diễn tại Nhật Bản trong việc giải quyết những vấn đề nền tảng về quá khứ của mình. Continue reading “Bóng ma của Nhật hoàng Hirohito”

Chủ nghĩa cộng sản thân hữu tại Trung Quốc

20121013_SRD005_0

Tác giả: Minxin Pei | Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Vào thời điểm Tập Cận Bình phát động chiến dịch chống tham nhũng ngay sau khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào cuối năm 2012, hầu hết các nhà quan sát thời sự đều nghĩ rằng ông sẽ chỉ thông qua các đề xuất, bỏ tù một số quan chức cao cấp rồi tiến hành công việc như cũ, đâu lại vào đấy thôi. Dù sao, các lãnh đạo tiền nhiệm của ông gần như đã lợi dụng các cuộc điều tra chống tham nhũng để loại bỏ các đối thủ chính trị của mình và củng cố quyền lực. Các biện pháp kỷ luật thường được tiến hành rầm rộ trong vòng một năm sau khi nhà lãnh đạo mới được chỉ định làm Tổng Bí thư và giảm dần cường độ vào năm tiếp theo. Continue reading “Chủ nghĩa cộng sản thân hữu tại Trung Quốc”

#218 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 1)

rabbani20130719084256277

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Intervention, Institutions, and Regional and Ethnic Conflict” (Chapter 6), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 157-203.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, khả năng một cuộc chiến tranh lớn nổ ra không nhiều, nhưng xung đột khu vực và nội chiến vẫn tồn tại dai dẳng và tạo áp lực buộc các quốc gia khác và các thể chế quốc tế phải can thiệp. Trong số 111 cuộc xung đột diễn ra từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến đầu thế kỷ 21, 95 cuộc xung đột là hoàn toàn giữa các lực lượng trong nước (nội chiến) và 9 cuộc xung đột nội bộ khác có sự can thiệp từ bên ngoài. Hơn 80 chủ thể quốc gia đã tham gia, bên cạnh hai tổ chức khu vực và hơn 200 tổ chức phi chính phủ.[1] Continue reading “#218 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 1)”

Jared Diamond và vận mệnh các xã hội loài người

cimage_14faaec2b3-thumbc

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Bài liên quan: Tù nhân của địa lý

Jared Diamond (người Mỹ, sinh năm 1937) hiện là giáo sư địa lí của trường đại học California tại Los Angeles (UCLA). Tuy ông có bằng tiến sĩ về sinh lí học, nhưng kiến thức của ông bao trùm hầu như mọi ngành, từ kiến trúc, ngôn ngữ, khảo cổ, đến động vật học, y học.  Ông cũng không phải là một học giả “tháp ngà”: ông đã đi khắp châu lục, thậm chí sống nhiều năm ở những nơi gần như “tận cùng thế giới” (như đảo Tân Ghi-nê, đảo Phục Sinh).   Hai cuốn sách của ông (một cuốn ra năm 1997, đoạt giải Pulitzer, thuộc hàng “best seller”, và một cuốn vừa ra cuối năm 2004) đã đặt ông vào hàng ngũ những nhà tư tưởng hiện đại có nhiều ảnh hưởng nhất ở Mỹ. Continue reading “Jared Diamond và vận mệnh các xã hội loài người”

Lịch sử bí mật của khủng hoảng tài chính

155857-c528b8b0-51cb-11e4-9f42-13e1f1f0e337

Tác giả: Harold James | Biên dịch: Nguyễn Đình Quý

Tiểu thuyết Ảo mộng tiêu tan (Lost illusions) nổi tiếng của Balzac kết thúc bằng việc chỉ ra sự khác nhau giữa “lịch sử chính thức”, vốn “toàn sự dối trá”, với “lịch sử bí mật” – tức câu chuyện có thật. Trước đây người ta có thể làm lu mờ đi sự thật bê bối của lịch sử trong một thời gian dài, thậm chí là mãi mãi. Tuy nhiên điều đó không còn có thể xảy ra nữa.

Điều này thể hiện rõ ràng nhất trong lịch sử cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Lịch sử chính thức phác họa Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Châu Âu và một số ngân hàng trung ương lớn khác là đã thực hiện các hoạt động có phối hợp để giải cứu hệ thống tài chính thế giới thoát khỏi thảm họa. Continue reading “Lịch sử bí mật của khủng hoảng tài chính”

Sự suy yếu bị thổi phồng của Hoa Kỳ

CroppedImage608342-decline-and-fall-of-the-american-empire

Tác giả: Joseph S. Nye | Biên dịch: Trương Thị Phương Thanh

Khi những cuộc bầu cử Quốc hội Hoa Kỳ càng gần kề, những câu hỏi về sự vững chắc của các thể chế chính trị và tương lai lãnh đạo toàn cầu của Mỹ càng trở nên nhiều hơn. Trong đó, một số câu hỏi đã lấy sự bế tắc giữa các đảng phái làm bằng chứng cho sự suy yếu của Mỹ. Nhưng tình hình có thật sự xấu như vậy hay không?

Theo nhà khoa học chính trị Sarah Binder, kể từ cuối thế kỷ 19, sự chia rẽ ý thức hệ giữa hai đảng chính trị chính của Mỹ chưa bao giờ lớn như bây giờ. Tuy nhiên, bất chấp sự bế tắc hiện tại, Quốc hội thứ 111 (nhiệm kỳ 3/1/2009 – 3/1/2011 – NBT) đã thông qua một gói kích thích tài khóa lớn, cải cách chăm sóc y tế, điều tiết tài chính, một hiệp ước kiểm soát vũ khí và sửa đổi chính sách của quân đội về tình dục đồng tính. Rõ ràng, hệ thống chính trị Mỹ không thể bị bác bỏ (ngay cả khi sự bế tắc giữa các đảng phái là mang tính chu kỳ). Continue reading “Sự suy yếu bị thổi phồng của Hoa Kỳ”

#217 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.14): Tạo ra kẻ thù để hưởng lợi từ chiến tranh

lenin-gosr

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Best Enemy Money Can Buy”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 14.

Biên dịch: Trương Thị Phương Thanh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nội dung chính: Cuộc đảo chính ở Nga mà trong đó phe thiểu số Bolshevik giành quyền kiểm soát từ phe đa số cách mạng; vai trò của những nhà tài phiệt New York giả dạng thành những viên chức Hội Chữ Thập Đỏ nhằm ủng hộ phe Bolshevik; nỗ lực liên tục kể từ đó của Mỹ để xây dựng tiềm năng gây chiến của Nga; sự nổi lên của một “kẻ thù thực sự” theo Công thức Rothschild.

Trong phần trước chúng ta thấy rằng Phái đoàn Hội Chữ Thập Đỏ trong cách mạng Nga “không gì hơn là một cái mặt nạ” như theo lời nhân viên của chính nó. Điều này dẫn đến câu hỏi logic là động cơ và mục tiêu đích thực được giấu đằng sau chiếc mặt nạ đó là gì? Continue reading “#217 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.14): Tạo ra kẻ thù để hưởng lợi từ chiến tranh”