Thế giới hôm nay: 21/03/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ukraine đã tấn công bằng máy bay không người lái vào một sân bay quân sự của Nga cách tiền tuyến khoảng 700km. Các quan chức Ukraine cho biết căn cứ này là nơi đặt các máy bay ném bom chiến lược được Nga dùng để tấn công Ukraine. Trong khi đó, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Nga đang ngăn cản một lệnh ngừng bắn toàn diện bằng cách đưa ra “những yêu cầu không cần thiết chỉ khiến chiến tranh kéo dài thêm.” Hôm thứ Năm, Ukraine và Nga đã đồng ý ngừng tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau.

Ít nhất 85 người đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel vào dải Gaza, theo các quan chức y tế tại vùng lãnh thổ này. Hamas đáp trả bằng cách phóng ba quả rocket vào Israel, tất cả đều bị đánh chặn hoặc rơi lệch mục tiêu. Sự việc diễn ra sau khi Israel nối lại các chiến dịch trên bộ tại Gaza, đặc biệt là xung quanh hành lang Netzarim, tuyến đường chia cắt phía bắc và phía nam của dải đất. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/03/2025”

Chuẩn bị cho Kỷ nguyên hạt nhân tiếp theo

Nguồn: Gideon Rose, “Get Ready for the Next Nuclear Age,” Foreign Affairs, 08/03/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trump có thể thúc đẩy sự phổ biến vũ khí hạt nhân như thế nào?

Khi chính quyền Trump thứ hai nhanh chóng phá bỏ các yếu tố quan trọng của trật tự quốc tế thời hậu chiến, dường như họ đã không tính đến một số hậu quả hiển nhiên từ hành động của mình – chẳng hạn như việc kích hoạt một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân mới, lần này không phải bởi các nhóm khủng bố hay các quốc gia bất hảo, mà bởi chính những quốc gia từng được gọi là đồng minh của Mỹ. Continue reading “Chuẩn bị cho Kỷ nguyên hạt nhân tiếp theo”

20/03/1852: “Túp lều Bác Tom” được xuất bản  

Nguồn: “Uncle Tom’s Cabin” is published, History.com 

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng 

Vào ngày này năm 1852, tiểu thuyết chống chế độ nô lệ của Harriet Beecher Stowe, Túp lều Bác Tom (tựa gốc: Uncle Tom’s Cabin), đã được xuất bản. Tác phẩm đã bán được 300.000 bản trong vòng ba tháng và được đọc rộng rãi đến mức khi Tổng thống Abraham Lincoln gặp Stowe vào năm 1862, ông được cho là đã nói, “Thì ra đây là người phụ nữ nhỏ bé đã phát động cuộc chiến lớn này.”  Continue reading “20/03/1852: “Túp lều Bác Tom” được xuất bản  “

Thế giới hôm nay: 20/03/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo nối lại các hoạt động tác chiến trên bộ “có trọng điểm” tại Dải Gaza, đặc biệt là xung quanh hành lang Netzarim, con đường cắt đôi vùng lãnh thổ này. Các quan chức y tế Palestine cho biết không kích của Israel đã khiến 20 người thiệt mạng, bao gồm một nhân viên Liên Hợp Quốc. Hôm thứ Ba, một cuộc không kích lớn của Israel đã giết chết ít nhất 400 người, phá vỡ hy vọng kéo dài lệnh ngừng bắn mong manh với Hamas.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức từ 4,25% đến 4,5%. Ngân hàng trung ương đã điều chỉnh dự báo cho năm 2025, với dự đoán kinh tế Mỹ sẽ chỉ tăng trưởng 1,7% (thay vì 2,1% như dự báo hồi tháng 12) trong khi lạm phát cơ bản sẽ ở mức 2,8% (thay vì 2,5%). Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/03/2025”

Viện trợ nước ngoài của Trung Quốc chuyển hướng sang ‘nhỏ và đẹp’

Nguồn: Gu Bin và Zou Renge, “China’s Pivot to ‘Small and Beautiful’ Foreign Aid,” The Diplomat, 13/03/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh đang phản ứng lại với những lời chỉ trích quốc tế trước đây và sự suy thoái kinh tế trong nước, đồng thời sử dụng một công cụ tiết kiệm chi phí để tăng cường ảnh hưởng ở phương Nam toàn cầu.

Xuất hiện lần đầu tiên trong bối cảnh Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), thuật ngữ “nhỏ và đẹp” giờ đây đang ngày càng định hình lại chương trình viện trợ nước ngoài của Trung Quốc. Vào ngày 18/02/2025, Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Trung Quốc (CIDCA) đã công bố báo cáo về “Các dự án ‘nhỏ và đẹp’“ trong hợp tác nước ngoài của đất nước. Hành động này đánh dấu sự chuyển dịch đáng kể từ nhiều thập kỷ ưu tiên các dự án quy mô lớn và các khoản cho vay khổng lồ, sang tập trung vào các dự án bền vững và dựa vào cộng đồng. Continue reading “Viện trợ nước ngoài của Trung Quốc chuyển hướng sang ‘nhỏ và đẹp’”

Thời khắc của châu Âu không chỉ là sự lặp lại của chủ nghĩa Gaulle

Nguồn: Sylvie Kauffmann, “Europe’s moment is more than reheated Gaullism,” Financial Times, 18/03/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Macron có thể chưa vội khoe khoang, nhưng cuộc thập tự chinh của ông cho quyền tự chủ chiến lược dường như cuối cùng đã được chứng minh là đúng đắn.

Vào tháng 11/1959, trong một buổi họp báo, Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đã tự hỏi rằng: “Ai có thể nói trước điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai? Ai có thể dám chắc rằng hai cường quốc đang độc quyền vũ khí hạt nhân sẽ không thỏa thuận phân chia thế giới với nhau?”

Quyết tâm xây dựng lực lượng răn đe hạt nhân của riêng Pháp (“force de frappe”) và tiến hành các vụ thử hạt nhân bất chấp sự phản đối của Mỹ và Liên Xô, de Gaulle đã công khai thảo luận vấn đề này với Tổng thống Dwight Eisenhower từ hai tháng trước đó. Dù họ bất đồng quan điểm, nhưng nhà sử học người Pháp Maurice Vaïsse nhớ lại, Eisenhower sau đó đã thừa nhận rằng “Chúng ta sẽ phản ứng như de Gaulle nếu chúng ta ở vị trí của ông ấy.” Continue reading “Thời khắc của châu Âu không chỉ là sự lặp lại của chủ nghĩa Gaulle”

Thế giới hôm nay: 19/03/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong một cuộc điện đàm với Donald Trump, Vladimir Putin dường như đã từ chối lệnh ngừng bắn 30 ngày với Ukraine nhưng đồng ý dừng tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng, theo Điện Kremlin. Nhà Trắng cho biết các cuộc đàm phán mới về thỏa thuận ngừng bắn và hòa bình lâu dài sẽ bắt đầu “ngay lập tức” ở Trung Đông — một “khu vực hợp tác tiềm năng” giữa Mỹ và Nga.

Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu cảnh báo các cuộc không kích mới nhất của nước này ở Gaza chỉ là “khởi đầu.” Trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông Netanyahu cáo buộc Hamas đã từ chối các đề xuất thả thêm con tin khi đàm phán. Ông cam kết tất cả các cuộc đàm phán trong tương lai sẽ “chỉ được tiến hành dưới làn đạn.” Ít nhất 400 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công mới của Israel vào Gaza hôm thứ Ba. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/03/2025”

Vị giám đốc Wirecard đào tẩu, tình báo Nga, và đường dây gián điệp Bulgaria

Nguồn: Helen Warrell, Martha Muir, và Daria Mosolova, “The Wirecard fugitive, Russian intelligence and a Bulgarian spy ring,” Financial Times, 08/03/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một phiên tòa xét xử gián điệp ở London đã cung cấp những thông tin hiếm hoi về các hoạt động của Jan Marsalek, cựu giám đốc vận hành (COO) của Wirecard, và cách Moscow đang thuê ngoài hoạt động gián điệp của mình.

Vào một buổi tối tháng 09/2021, lúc gần 8 giờ, hai người đàn ông bắt đầu một cuộc trò chuyện bất thường trên ứng dụng nhắn tin Telegram: làm thế nào để bắt cóc một nhân vật đào tẩu người Nga mà họ tin là đang trốn ở Montenegro.

Một trong hai người là Orlin Roussev, chuyên gia công nghệ người Bulgaria đang làm việc tại văn phòng tại nhà ở Great Yarmouth, một thị trấn ven biển cổ xưa nằm ở phía đông nước Anh. Người kia là Jan Marsalek, một trong những người đàn ông bị truy nã gắt gao nhất ở châu Âu, cựu giám đốc vận hành của Wirecard, công ty thanh toán gian lận của Đức vừa sụp đổ một năm trước đó. Continue reading “Vị giám đốc Wirecard đào tẩu, tình báo Nga, và đường dây gián điệp Bulgaria”

Thế giới hôm nay: 18/03/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Kaja Kallas, uỷ viên phụ trách đối ngoại của Liên minh châu Âu, cho biết các điều kiện ngừng bắn của Nga cho thấy nước này “không thực sự muốn hòa bình” ở Ukraine. Trước đó Donald Trump đã tuyên bố sẽ nói chuyện với Vladimir Putin vào thứ Ba để đi tìm một thỏa thuận ngừng bắn. Nga và Ukraine đã tấn công nhau bằng máy bay không người lái trong đêm, khiến một dân thường Ukraine thiệt mạng ở thị trấn Myrnohrad miền đông và làm cho nhiều khu vực bị mất điện.

Ông Trump nói sẽ buộc Iran chịu trách nhiệm nếu lực lượng Houthi trả đũa các cuộc không kích của Mỹ vào Yemen, và sẽ áp đặt “hậu quả nghiêm trọng.” Mỹ tiến hành các cuộc không kích vào nhóm vũ trang do Iran hậu thuẫn vào cuối tuần, khiến ít nhất 53 người thiệt mạng, và đã tiếp tục tấn công vào thứ Hai, theo tuyên bố của nhóm. Kể từ tháng 10 năm 2023, Houthi đã liên tục tấn công các tàu thương mại trên Biển Đỏ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/03/2025”

18/03/1852: Wells và Fargo thành lập công ty vận chuyển và ngân hàng

Nguồn: Wells and Fargo start shipping and banking company, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1852, tại Thành phố New York, Henry Wells và William G. Fargo đã hợp tác với một số nhà đầu tư khác để thành nghiệp công ty mang tên họ, mà nay đã trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới.

Việc phát hiện ra vàng ở California vào năm 1849 đã làm tăng đột biến nhu cầu vận chuyển xuyên quốc gia, và Wells và Fargo đã nhanh chóng tận dụng những cơ hội tuyệt vời này. Vào tháng 07/1852, công ty của họ đã vận chuyển những lô hàng đầu tiên từ Bờ Đông đến các khu mỏ khai thác nằm rải rác khắp miền Bắc California. Công ty đã ký hợp đồng với các công ty xe ngựa độc lập để cung cấp dịch vụ vận chuyển và giao hàng bụi vàng, cũng như các tài liệu quan trọng và các loại hàng hóa có giá trị khác nhanh nhất có thể. Công ty cũng hoạt động như một ngân hàng – mua bụi vàng, bán các bản hối phiếu ngân hàng, và cung cấp các khoản vay để giúp thúc đẩy nền kinh tế đang phát triển của California. Continue reading “18/03/1852: Wells và Fargo thành lập công ty vận chuyển và ngân hàng”

Thế cân bằng chính trị ở Philippines bị phá vỡ sau vụ bắt giữ Duterte

Nguồn: Trần Tương Miếu, 陈相秒:首次出庭在即,杜特尔特命运如何?, Guancha, 14/03/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vào tối muộn ngày 12/3 theo giờ địa phương, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đưa ra tuyên bố rằng cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã chính thức bị ICC bắt giữ. Vào ngày 13, ICC cho biết, Duterte sẽ ra hầu tòa lần đầu tiên tại phiên điều trần đầu tiên của tòa án vào lúc 2 giờ chiều ngày 14/3 theo giờ địa phương. Trong tuyên bố ngày 12, ICC cũng bày tỏ lời cảm ơn đối với sự hỗ trợ của chính phủ Philippines.

Trước đó, khi Duterte lên đường tới La Hay, Tổng thống Philippines đương nhiệm Ferdinand Marcos Jr. đã phát biểu tại một cuộc họp báo rằng, vụ bắt giữ này phù hợp với cam kết của Philippines đối với Interpol. Ông cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi không giúp đỡ ICC theo bất kỳ cách nào”. Continue reading “Thế cân bằng chính trị ở Philippines bị phá vỡ sau vụ bắt giữ Duterte”

Thế giới hôm nay: 17/03/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lực lượng Ukraine được cho là gần như đã bị đẩy hoàn toàn ra khỏi Kursk. Họ chiếm được phần lớn lãnh thổ này của Nga trong một cuộc tấn công bất ngờ vào mùa hè năm ngoái, nhưng một cuộc phản công kéo dài nhiều tháng đã buộc Ukraine phải rút lui. Các binh sĩ Ukraine vẫn tiếp tục phòng thủ một vị trí nhỏ ở phía bên kia biên giới Nga, và tổng thống Volodymyr Zelensky đã phủ nhận các báo cáo rằng họ đang bị bao vây.

Tổng thống El Salvador Nayib Bukele tuyên bố trên mạng xã hội rằng hơn 250 thành viên băng đảng đã đến nước ông sau khi bị trục xuất khỏi Mỹ. Thông báo của ông Bukele được đưa ra chỉ vài giờ sau khi một thẩm phán liên bang tạm thời cấm Donald Trump sử dụng một đạo luật từ thế kỷ 18 để trục xuất các nghi phạm băng đảng. Ông Bukele dường như thấy thời điểm này khá hài hước; ông viết: “Oopsie… Quá muộn rồi.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/03/2025”

Triển vọng kinh tế Trung Quốc có cải thiện sau kỳ họp Lưỡng Hội?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Will China face same fate as post-bubble Japan?Nikkei Asia, 13/03/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh đã lặng lẽ bơm tiền vào các ngân hàng quốc doanh.

Lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Trung Quốc đã quyết định – dù lần này khá lặng lẽ – sẽ bơm một lượng tiền công quỹ khổng lồ vào các ngân hàng quốc doanh lớn để xua tan lo ngại về bất ổn tài chính.

Quyết định này được đưa ra tại kỳ họp thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức Quốc hội, cơ quan lập pháp quốc gia của Trung Quốc. Kỳ họp đã kết thúc vào thứ Ba ngày 11/03 sau khi thông qua báo cáo công tác của chính phủ và kế hoạch ngân sách năm 2025. Continue reading “Triển vọng kinh tế Trung Quốc có cải thiện sau kỳ họp Lưỡng Hội?”

16/03/1985: Nhà báo người Mỹ Terry Anderson bị bắt cóc

Nguồn: American journalist Terry Anderson kidnapped, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, tại Beirut, Lebanon, các chiến binh Hồi giáo đã bắt cóc nhà báo người Mỹ Terry Anderson và đưa ông đến vùng ngoại ô phía nam của thành phố bị chiến tranh tàn phá, nơi những con tin phương Tây khác đang bị giam giữ trong các ngục tối nằm rải rác dưới những tòa nhà đổ nát. Trước khi bị bắt cóc, Anderson đã đưa tin về Nội chiến Lebanon cho hãng Associated Press (AP) và cũng từng là trưởng văn phòng AP tại Beirut. Continue reading “16/03/1985: Nhà báo người Mỹ Terry Anderson bị bắt cóc”

Tại sao chiến tranh thuế quan của Trump không điên rồ như nhiều người nghĩ?

Nguồn: Yanis Varoufakis, “Donald Trump’s economic masterplan”,  UnHerd, 12/02/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Trump đang lên kế hoạch cho một “cú sốc” đối nghịch lại “Cú sốc Nixon”.

Trước những động thái về mặt kinh tế của Trump, những nhà phê bình với quan điểm chính trị ôn hoà vừa tuyệt vọng vừa hy vọng rằng cơn sốt thuế quan của Trump sẽ sớm hạ nhiệt. Họ cho rằng, Trump sẽ tiếp tục khoa trương cho đến khi thực tế phơi bày ra sự thiếu cơ sở trong lập luận kinh tế của ông. Nhưng một điều mà họ không nhận ra: Nỗi ám ảnh của Trump với thuế quan lại chính là một phần trong một kế hoạch kinh tế toàn cầu dù tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng lại có nền tảng vững chắc. Continue reading “Tại sao chiến tranh thuế quan của Trump không điên rồ như nhiều người nghĩ?”

15/03/2019: Hai nhà thờ Hồi giáo ở Christchurch, New Zealand bị tấn công

Nguồn: Christchurch, New Zealand mosque attacks, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào chiều ngày này năm 2019, một tay súng đã tấn công hai nhà thờ Hồi giáo khác nhau ở Christchurch, New Zealand trong Lễ Cầu nguyện Ngày Thứ Sáu, giết chết 51 người, làm bị thương 40 người khác, và gây tổn thương sâu sắc cho một quốc gia mà đến thời điểm đó vẫn tin rằng mình an toàn trước những tai họa của bạo lực súng đạn và chủ nghĩa khủng bố cực hữu. Đó là một trong những ngày đen tối và chết chóc nhất trong lịch sử New Zealand. Continue reading “15/03/2019: Hai nhà thờ Hồi giáo ở Christchurch, New Zealand bị tấn công”

Trung Quốc sẵn sàng đối đầu trong cuộc chiến thương mại

Nguồn: James Palmer, “China Leans Into Trade War”,  Foreign Policy, 11/03/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Các quan chức ở Bắc Kinh có thể sẵn sàng chiến đấu đến cùng, nhưng liệu công chúng Trung Quốc có như vậy?

Tiêu điểm tuần này: Bắc Kinh gia tăng giọng điệu cứng rắn trong cuộc chiến thương mại với Mỹ; Quốc hội Trung Quốc kết thúc kỳ họp Lưỡng hội thường niên; Chính phủ Trung Quốc ra mắt quỹ đầu tư mạo hiểm tập trung vào công nghệ và đổi mới. Continue reading “Trung Quốc sẵn sàng đối đầu trong cuộc chiến thương mại”

Thế giới hôm nay: 14/03/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vladimir Putin cho biết Nga đồng ý với “ý tưởng” chấm dứt chiến tranh ở Ukraine nhưng gợi ý rằng đàm phán nên “loại bỏ các nguyên nhân cơ bản” của cuộc xung đột. Ông Putin cho biết ông sẽ ủng hộ lệnh ngừng bắn 30 ngày, một đề xuất đã được Mỹ và Ukraine thống nhất, nhưng nói thêm là vẫn còn “những điểm cần xem xét.” Dự kiến ông Putin sẽ gặp đặc phái viên của Donald Trump, Steve Witkoff, tại Moscow vào thứ Năm.

Chỉ số S&P 500 của Mỹ chính thức rơi vào vùng điều chỉnh, giảm 10% so với mức cao kỷ lục hồi tháng 2. Chỉ số này đã giảm 1,4% vào thứ Năm, sau khi Donald Trump đe dọa áp thuế 200% đối với rượu nhập khẩu từ các nước EU. Thị trường tài chính đang hoảng loạn trước chính sách bảo hộ thương mại thất thường của ông Trump và viễn cảnh giảm tăng trưởng kinh tế. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/03/2025”

Những thách thức cốt tử trong việc tái thiết Trung Đông

Nguồn: Maha Yahya, “The Fatal Flaw of the New Middle East,” Foreign Affairs, 17/2/2025.

Biên dịch: Nguyễn Kế Thùy Linh

Trong 15 năm qua, Trung Đông đã bị tàn phá bởi chiến tranh, sự hủy diệt và làn sóng di cư ồ ạt. Hàng trăm nghìn người đã thiệt mạng khi các cuộc xung đột bùng nổ ở Gaza, Li-băng, Libya, Sudan, Syria và Yemen. Hàng triệu người khác buộc phải rời bỏ nhà cửa. Bạo lực đã đẩy lùi những tiến bộ về giáo dục, y tế và kinh tế, đồng thời tàn phá nhà cửa, trường học, bệnh viện, đường xá, đường sắt và mạng lưới điện. Đặc biệt, cuộc chiến ở Gaza đã gây ra hậu quả khốc liệt, đẩy các chỉ số kinh tế – xã hội của khu vực này trở về mức của năm 1955. Ngân hàng Thế giới và các tổ chức Liên Hợp Quốc ước tính rằng việc tái thiết Trung Đông và cung cấp đủ viện trợ nhân đạo sẽ tiêu tốn từ 350 đến 650 tỷ USD. Riêng Gaza cần ít nhất 40 đến 50 tỷ USD, theo nghiên cứu của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc. Continue reading “Những thách thức cốt tử trong việc tái thiết Trung Đông”

13/03/1865: Hợp bang miền Nam chấp thuận lính người Mỹ gốc Phi

Nguồn: Confederacy approves Black soldiers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, khi lực lượng nòng cốt của họ phải vật lộn để chống trả quân đội Liên minh miền Bắc có quân số áp đảo, Hợp bang miền Nam, trong một biện pháp tuyệt vọng, đã miễn cưỡng chấp thuận việc sử dụng binh lính người Mỹ gốc Phi.

Tình hình trở nên ảm đạm đối với phe Hợp bang vào mùa xuân năm 1865. Quân miền Bắc đã chiếm được những vùng đất rộng lớn ở miền Nam, khi quân đội của Tướng William T. Sherman càn quét khắp các bang Carolina, trong lúc Tướng Robert E. Lee tìm đủ mọi cách để bảo vệ thủ đô Hợp bang là Richmond, Virginia, trước lực lượng ngày càng mạnh của Tướng Ulysses S. Grant. Continue reading “13/03/1865: Hợp bang miền Nam chấp thuận lính người Mỹ gốc Phi”