01/10/1944: Thử nghiệm trên người đồng tính tại Buchenwald

Nguồn: Experiments begin on homosexuals at Buchenwald, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, thử nghiệm y tế đầu tiên trong số hai cuộc thử nghiệm liên quan đến thiến sinh dục đã được thực hiện trên nhóm người đồng tính tại trại tập trung Buchenwald, gần Weimar, Đức.

Buchenwald là một trong những trại tập trung đầu tiên được thành lập bởi chế độ Đức Quốc Xã. Được xây dựng vào năm 1937, nó được xem là phần bổ sung cho khu trại phía bắc (Sachsenhausen) và phía nam (Dachau), và là nơi giam giữ các lao động nô lệ, những người bị buộc phải làm việc trong các nhà máy sản xuất đạn địa phương 24 giờ một ngày, theo các ca kéo dài 12 giờ. Dù không hẳn là một trại tử thần, bởi nó chẳng có buồng khí ngạt nào, tuy nhiên mỗi tháng ở đây vẫn có hàng trăm tù nhân thiệt mạng, do suy dinh dưỡng, bị đánh đập, bệnh tật, hay bị hành quyết. Continue reading “01/10/1944: Thử nghiệm trên người đồng tính tại Buchenwald”

11/07/1944: Âm mưu ám sát Hitler

Nguồn: Hitler is paid a visit by his would-be assassin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Bá tước Claus von Stauffenberg, một sĩ quan quân đội Đức, vận chuyển một quả bom đến trụ sở của Adolf Hitler, ở Berchtesgaden, Bavaria, với ý định ám sát Hitler.

Khi chiến sự dần quay lưng lại với Đức, và sự tàn bạo trong những mệnh lệnh của Hitler ngày một tăng cao, ngày càng nhiều người Đức – kể cả trong và ngoài quân đội – bắt đầu âm mưu ám sát thủ lĩnh của họ. Vì quần chúng nhiều khả năng sẽ không chịu lật đổ người đàn ông mà họ đã chấp nhận đặt vào tay cuộc sống và tương lai của mình, nên những người gần gũi hơn với Hitler, các sĩ quan Đức, đã tìm cách hạ bệ ông ta. Chủ mưu vụ ám sát này là Claus von Stauffenberg, người mới được thăng cấp đại tá kiêm chỉ huy trưởng lực lượng dự bị, cho phép ông tiếp cận tổng hành dinh của Hitler tại Berchtesgaden và Rastenburg. Continue reading “11/07/1944: Âm mưu ám sát Hitler”

06/07/1944: Cháy Rạp xiếc Hartford

Nguồn: The Hartford Circus Fire, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, tại Hartford, Connecticut, một đám cháy bùng phát trong túp lều lớn nhất của Rạp xiếc Ringling Bros. and Barnum & Bailey Circus đã khiến 167 người chết và 682 người khác bị thương. Hai phần ba trong số những người thiệt mạng là trẻ em. Nguyên nhân của thảm kịch đã không được được xác định, chỉ biết rằng đám cháy đã lan ra với tốc độ đáng kinh ngạc, “chạy đua” trên những tấm bạt của lều xiếc. Trước khi 8.000 khán giả bên trong túp lều lớn nhất có thể kịp phản ứng, rất nhiều mảnh vải bị cháy bắt đầu rơi xuống từ trên cao, và một vụ giẫm đạp lên nhau để tìm lối thoát bắt đầu. Continue reading “06/07/1944: Cháy Rạp xiếc Hartford”

12/06/1944: John F. Kennedy nhận huân chương hải quân

Nguồn: John F. Kennedy receives medals, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1944, Trung úy John F. Kennedy được trao huân chương cao nhất của Hải quân vì những hành động dũng cảm của ông với tư cách là một hoa tiêu tàu pháo trong Thế chiến II. Vị tổng thống tương lai cũng nhận được Huân chương Trái tim Tím (Purple Heart) vì bị thương trong các trận chiến.

Khi còn trẻ, Kennedy đã rất muốn gia nhập Hải quân nhưng ban đầu đã bị từ chối vì các vấn đề sức khỏe mãn tính, đặc biệt là chấn thương lưng mà ông gặp phải trong quá trình chơi bóng bầu dục khi theo học tại Harvard. Tuy nhiên, vào năm 1941, người cha có quan hệ chính trị của ông đã sử dụng ảnh hưởng của mình để đưa ông vào quân ngũ. Năm 1942, Kennedy tình nguyện làm nhiệm vụ trên tàu PT (ngư lôi cơ giới) ở Thái Bình Dương. Continue reading “12/06/1944: John F. Kennedy nhận huân chương hải quân”

23/03/1944: Đức tàn sát dân thường Ý

Nguồn: Germans slaughter Italian civilians, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quân Đức xâm lược đã bắn chết hơn 300 dân thường Ý –  hành động trả thù cho cuộc tấn công của Ý vào một đơn vị SS.

Kể từ khi Ý đầu hàng phe Đồng minh vào mùa hè năm 1943, Đức đã chiếm các vùng rộng lớn trên bán đảo này để ngăn chặn quân Đồng minh sử dụng Ý làm căn cứ phát động các chiến dịch chống lại các thành trì của Đức ở những nơi khác, như bán đảo Balkan. Việc chiếm đóng Ý cũng sẽ trao cho quân Đồng minh những căn cứ không quân của Ý, đe dọa thêm sức mạnh không quân của Đức. Continue reading “23/03/1944: Đức tàn sát dân thường Ý”

17/12/1944: Hoa Kỳ chấm dứt giam giữ người Mỹ gốc Nhật

Nguồn: U.S. approves end to internment of Japanese Americans, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1944, trong Thế chiến II, Thiếu tướng Hoa Kỳ Henry C. Pratt đã ban hành Công bố số 21, trong đó tuyên bố rằng, kể từ ngày 02 tháng 01 năm 1945, những người Mỹ gốc Nhật đã “sơ tán” khỏi Bờ Tây có thể quay trở về nhà của họ.

Vào ngày 19 tháng 02 năm 1942, 10 tuần sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt đã ký Sắc lệnh 9066, cho phép di dời bất kỳ ai hoặc toàn bộ các cụm dân cư khỏi các khu vực quân sự “khi được xem là cần thiết”. Sau đó quân đội đã xác định toàn bộ khu vực Bờ Tây, nơi sinh sống của phần lớn người Mỹ gốc Nhật hoặc có quốc tịch Nhật, là một khu vực quân sự. Continue reading “17/12/1944: Hoa Kỳ chấm dứt giam giữ người Mỹ gốc Nhật”

14/10/1944: “Cáo Sa mạc” tự sát

Nguồn: “The Desert Fox” commits suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, vị tướng người Đức Erwin Rommel, biệt danh là “Cáo Sa mạc” (Desert Fox) được lệnh phải lựa chọn: hoặc bị xét xử trong một phiên tòa công khai vì tội phản quốc, với cáo buộc là đồng phạm trong âm mưu ám sát Adolf Hitler; hoặc phải uống cyanide. Ông đã chọn cách thứ hai.

Rommel sinh năm 1891 tại Wurttenberg, Đức, là con trai của một giáo viên. Dù gia đình không có truyền thống quân nhân, Đế chế Đức mới thống nhất đã biến một sự nghiệp quân sự thành lựa chọn hợp thời, và chàng Rommel trẻ tuổi đã trở thành một sĩ quan. Trong Thế chiến I, ông đã cho thấy mình là một nhà lãnh đạo bẩm sinh với lòng can đảm hiếm thấy, tham gia chiến đấu ở Pháp, Romania và Ý. Sau chiến tranh, ông theo đuổi sự nghiệp giảng dạy trong các học viện quân sự Đức, trở thành tác giả cuốn giáo trình, Infantry Attacks (Tấn công Bộ binh), được đánh giá cao. Continue reading “14/10/1944: “Cáo Sa mạc” tự sát”

03/12/1944: Nội chiến nổ ra ở Athens

Nguồn: Civil war breaks out in Athens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, một cuộc nội chiến đã nổ ra ở Athens khi du kích cộng sản chiến đấu với lực lượng dân chủ, nhằm giành quyền kiểm soát đất nước Hy Lạp khi ấy đã được giải phóng. Đức đã tới chiếm Hy Lạp để giải cứu người Ý sau khi họ thất bại trong cuộc xâm lăng Hy Lạp, đe dọa mở đường cho quân Đồng Minh vào chiếm đóng.

Khi quân Đức đến, đã có nhiều lực lượng kháng chiến Hy Lạp tham gia chiến đấu, nhưng nổi bật nhất là hai nhóm: thứ nhất là phong trào kháng chiến do cộng sản ủng hộ gọi là Mặt trận Giải phóng Quốc gia (National Liberation Front), và thứ hai là phong trào tự do, dân chủ được gọi là Quân đội Quốc gia Dân chủ Hy Lạp (Greek Democratic National Army). Continue reading “03/12/1944: Nội chiến nổ ra ở Athens”

25/10/1944: Nhật bắt đầu tấn công bằng máy bay cảm tử

25-10-1944-first-kamikaze-attack-of-the-war-begins

Nguồn: First kamikaze attack of the war begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, trong Trận chiến Vịnh Leyte (Battle of the Leyte Gulf), quân Nhật đã triển khai các máy bay kamikaze (神風,thần phong). Đây là phương thức đánh bom liều chết nhằm chống lại tàu chiến Mỹ. Tuy nhiên, kamikaze sau đó sẽ gây thiệt hại cho cả hai bên.

Sau thất bại trước quân Mỹ trong những cuộc đụng độ trên biển và trên không, người Nhật quyết định sử dụng máy bay tấn công cảm tử để đánh hạm đội Mỹ tại Leyte, một hòn đảo của Philippines. Đại úy Hải quân Nhật Motoharu Okamura tuyên bố: “Tôi tin chắc rằng cách duy nhất để xoay chuyển tình thế sang có lợi cho chúng ta là sử dụng máy bay đâm trực tiếp … Sẽ có rất nhiều người tình nguyện làm việc này để cứu lấy đất nước.” Continue reading “25/10/1944: Nhật bắt đầu tấn công bằng máy bay cảm tử”

27/01/1944: Liên Xô phá vỡ cuộc bao vây Leningrad

957d03b

Nguồn:Siege of Leningrad is lifted“, History.com (truy cập ngày 26/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1944, các lực lượng Liên Xô đã phá vỡ cuộc bao vây Leningrad, kết thúc cuộc vây hãm thành phố kéo dài 900 ngày của Đức, trong đó hàng trăm ngàn người Nga đã bị thiệt mạng.

Cuộc bao vây chính thức bắt đầu vào ngày 8 tháng 9 năm 1941. Người dân Leningrad bắt đầu xây dựng các công sự chống xe tăng và đã thành công trong việc tạo ra một thế phòng thủ ổn định bảo vệ thành phố, nhưng đồng thời do đó bị mất đường tiếp cận các tài nguyên quan trọng trong nội địa Liên Xô, nhất là Moskva. Năm 1942, ước tính có khoảng 650.000 người dân Leningrad bỏ mạng vì nạn đói, bệnh tật, trúng bom đạn, và bị thương từ các đợt pháo kích liên tục của quân Đức. Continue reading “27/01/1944: Liên Xô phá vỡ cuộc bao vây Leningrad”

06/06/1944: D-Day – Quân Đồng minh đổ bộ vào Normandie

140605123850-d-day-normandy-1-story-top

Nguồn:D-Day,” History.com (truy cập ngày 05/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mặc dù từ “D-Day” thường được dùng như một biệt ngữ quân sự để chỉ ngày một chiến dịch hay sự kiện diễn ra, đối với nhiều người, nó cũng đồng nghĩa với ngày mùng 6 tháng 6 năm 1944, ngày quân đội Đồng Minh vượt qua eo biển Manche và đổ bộ lên bãi biển Normandie, Pháp, bắt đầu giải phóng Tây Âu khỏi sự kiểm soát của Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Trong vòng ba tháng, miền Bắc của nước Pháp đã được giải phóng và lực lượng Đồng Minh chuẩn bị tiến vào Đức, nơi họ nhập cùng đoàn quân của Liên Xô đến từ phía Đông.

Với việc quân đội của Hitler kiểm soát hầu như toàn bộ châu Âu lục địa, các nước Đồng Minh hiểu rằng việc đổ bộ thành công lên châu lục này là trọng tâm để giành chiến thắng. Hitler cũng hiểu rõ điều đó, và đã dự kiến một cuộc tấn công vào phía Tây Bắc châu Âu vào mùa xuân năm 1944. Hitler hi vọng đẩy lùi quân Đồng Minh khỏi bờ biển với một cuộc phản công mạnh mẽ giúp trì hoãn những nỗ lực tấn công của quân đội Đồng Minh trong tương lai, cho Hitler dành thời gian tập trung lực lượng để đánh bại Liên Xô ở phía Đông. Hitler tin rằng một khi điều đó được hoàn thành thì chiến thắng cuối cùng sẽ thuộc về tay mình. Continue reading “06/06/1944: D-Day – Quân Đồng minh đổ bộ vào Normandie”