18/03/1970: Lon Nol lật đổ Hoàng thân Sihanouk

Nguồn: Lon Nol ousts Prince Sihanouk, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, trên đường trở về Campuchia sau khi đến thăm Moskva và Bắc Kinh, Hoàng thân Norodom Sihanouk đã bị lật đổ khỏi vị trí lãnh đạo Campuchia, trong một cuộc đảo chính không đổ máu được thực hiện bởi Lon Nol (trong ảnh), một trung tướng thân phương Tây và là Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, cùng với Phó Thủ tướng là Hoàng thân Sisowath Sirik Matak. Họ đã tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Khmer.

Sihanouk đã cố gắng duy trì tính trung lập của Campuchia, nhưng phe cộng sản Khmer Đỏ, được hỗ trợ bởi đồng minh Bắc Việt Nam, đã tiến hành một cuộc chiến rất hiệu quả chống lại các lực lượng của chính phủ Campuchia. Continue reading “18/03/1970: Lon Nol lật đổ Hoàng thân Sihanouk”

Đảng Nhân dân Campuchia gia tăng chuyên chế

Nguồn: Kheang Un, “Cambodia gets an autocratic upgrade in 2016”, East Asia Forum 20/12/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các tiến triển về chính trị, kinh tế và quan hệ đối ngoại trong năm 2016 cho thấy Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đang tăng cường củng cố quyền lực. Đảng CPP đang theo đuổi một chiến lược ba mặt gồm làm suy yếu phe đối lập, thực hiện chương trình cải cách có ý nghĩa và chống lại sức ép của phương Tây trước thềm các cuộc bầu cử địa phương năm 2017 và bầu cử toàn quốc năm 2018. Thành tích của Đảng CPP trong các cuộc bầu cử này sẽ là một bài kiểm tra quan trọng mang tính quyết định trong việc đánh giá khả năng tiếp tục cầm quyền của đảng này ở Campuchia. Continue reading “Đảng Nhân dân Campuchia gia tăng chuyên chế”

Tranh cãi về kế hoạch K5 của Việt Nam tại Campuchea

K5 đầy tranh cãi

Các tranh cãi xoay quanh sự can thiệp quân sự của Việt Nam trong cuộc chiến giúp Campuchea đánh đuổi Khmer Đỏ, sau 38 năm, vẫn chưa nguôi lặng.

Mới đây, lãnh tụ đảng đối lập của Campuchea công khai tố cáo rằng Việt Nam đã chỉ đạo cho giới lãnh đạo Campuchea trong giai đoạn cuối thập niên 70, đầu những năm 80 sát hại chính đồng bào của họ.

Ông Sam Rainsy, hiện đang sống lưu vong tại Pháp, mấy ngày qua đã lên Facebook nhắc lại thời kỳ lịch sử sau khi Khmer Đỏ sụp đổ năm 1979, cáo buộc kế hoạch K5 của Việt Nam lúc đó đã cướp đi thêm nhiều sinh mạng của dân Campuchea thời hậu Pol Pot. Continue reading “Tranh cãi về kế hoạch K5 của Việt Nam tại Campuchea”

Infographic: Thể chế chính trị các nước ASEAN (P1)

Tác giả: Thuỳ Dương & Thục Trâm

Các quốc gia quân chủ thuộc khối ASEAN có cấu hình quyền lực chính trị như thế nào? Continue reading “Infographic: Thể chế chính trị các nước ASEAN (P1)”

18/11/1970: Nixon yêu cầu viện trợ cho Campuchia

18

Nguồn: Nixon appeals to Congress for funds for Cambodia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Tổng thống Nixon đã yêu cầu Quốc Hội viện trợ cho chính quyền Campuchia của Thủ tướng Lon Nol. Cụ thể, ông đề xuất viện trợ thêm 155 triệu USD cho Campuchia – trong đó 85 triệu USD sẽ được dùng vào hỗ trợ quân sự, chủ yếu dưới dạng đạn dược. Nixon cũng yêu cầu trao cho Campuchia một khoản tiền 100 triệu USD lấy từ nguồn kinh phí hàng năm dành cho nước ngoài, vốn thuộc “quyền quyết định của Tổng thống”. Ông muốn dùng nguồn tiền này để giúp chính quyền Lon Nol ngăn cản Campuchia rơi vào tay phe Khmer Đỏ cộng sản và đồng minh Bắc Việt Nam của họ. Lon Nol là một vị tướng Campuchia, người đã lật đổ chính phủ Hoàng thân Norodom Sihanouk vào tháng 3/1970. Ông và quân đội của mình, Lực lượng Vũ trang Quốc gia Khmer (Forces Armées Nationales Khmères – FANK), đã tham gia vào một cuộc tranh đấu tuyệt vọng với phe cộng sản nhằm giành quyền kiểm soát các vùng nông thôn Campuchia. Continue reading “18/11/1970: Nixon yêu cầu viện trợ cho Campuchia”

Hun Sen: Việt Nam ‘không phải vua của tôi’

hun_sen_13_01_2014_

Nguồn: “Vietnam ‘not my king’: PM”, The Phnom Penh Post, 02/08/2016

Biên dịch: Phan Nguyên

Phát biểu mạnh mẽ bất thường về mối quan hệ của mình với Việt Nam, Thủ tướng Hun Sen hôm qua đã mắng một người sử dụng Facebook khi người này cáo buộc ông “phản bội” nước láng giềng phía đông của Campuchia và khẳng định rằng “Việt Nam không phải là ông chủ của tôi”.

Trả lời nhận xét của một tài khoản có tên “Pham Duc Hien”, Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh lòng trung thành với Vương quốc Campuchia, đồng thời cũng yêu cầu người dùng Facebook này chuyển thông điệp trên của ông đến các nhà lãnh đạo Việt Nam, những người “luôn luôn tôn trọng chủ quyền của Campuchia và là hoàn toàn khác với cậu, một người không quan trọng “. Continue reading “Hun Sen: Việt Nam ‘không phải vua của tôi’”

ASEAN phải xem lại cơ chế ‘đồng thuận’ của mình

amm49

Nguồn: Tang Siew Mun, “Asean must reassess its ‘one voice’ decision-making”, TODAY, 25/07/2016

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Không có gì ngạc nhiên khi các ngoại trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không thể đạt được đồng thuận về vấn đề Biển Đông gây tranh cãi ngày hôm qua tại cuộc họp hàng năm của họ.

Các điềm báo trước đã rõ ràng. Tháng trước, tại một cuộc họp đặc biệt với Trung Quốc tại Côn Minh, những rạn nứt trong ASEAN đã bị lộ rõ sau khi nhóm này rút một bản tuyên bố có chứa lời lẽ mạnh mẽ phê phán hành vi lấn lướt của Trung Quốc khi áp đặt các yêu sách của mình trong vùng biển chiến lược này do Bắc Kinh đã vận động các đồng minh trong nhóm ngăn chặn tuyên bố. Continue reading “ASEAN phải xem lại cơ chế ‘đồng thuận’ của mình”

Koh Tral/Phú Quốc: Giấc mơ tuyệt vọng của Campuchia

phuquoc

Nguồn: Jeff Mudrick, “Cambodia’s Impossible Dream: Koh Tral,” The Diplomat, 17/06/2014.

Biên dịch: Thái Khánh Phương | Hiệu đính: Thái Khánh Phong

Lịch sử không ủng hộ yêu sách của phe đối lập Campuchia đối với đảo Phú Quốc của Việt Nam.

Trong giới blogger Khmer, hay trong các bài hát phổ biến và các đoạn nhật ký du lịch trên YouTube, quan điểm phổ biến của người Khmer về đảo Koh Tral, mà người Việt Nam gọi là Phú Quốc, là hòn đảo này là của người Khmer từ xa xưa và Campuchia chưa bao giờ từ bỏ yêu sách lãnh thổ của mình, rằng Koh Tral được trao cho Việt Nam vào năm 1954 một cách bất công bất chấp sự phản đối của Campuchia, và rằng vì biên giới biển sử dụng một đường quản lý hành chính của thực dân Pháp năm 1939 (“đường Brevie “) không có mục đích phản ánh chủ quyền nên luật pháp quốc tế phải ra phán quyết trả lại hòn đảo này cho Campuchia. Continue reading “Koh Tral/Phú Quốc: Giấc mơ tuyệt vọng của Campuchia”

12/04/1975: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Campuchia di tản

Op Eagle Pull

Nguồn:U.S. Embassy in Cambodia evacuated,” History.com (truy cập ngày 11/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1975 tại Campuchia, đại sứ Hoa Kỳ cùng các nhân viên của ông đã rời khỏi Phnom Penh khi Hải quân Hoa Kỳ tiến hành nỗ lực di tản mang tên Chiến dịch Đại bàng. Vào ngày 3 tháng 4, khi các lực lượng cộng sản Khmer Đỏ áp sát để tiến hành cuộc tấn công cuối cùng vào thủ đô, quân đội Mỹ đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng cho cuộc di tản đại sứ quán sắp diễn ra.

Một nhóm gồm 11 lính thủy quân lục chiến đã bay vào thành phố để chuẩn bị bãi đáp cho các máy bay trực thăng di tản của Hoa Kỳ. Vào ngày mùng 10, Đại sứ Hoa Kỳ Gunther Dean đề nghị với Washington rằng cuộc di tản phải diễn ra trước ngày 13 tháng 4. Continue reading “12/04/1975: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Campuchia di tản”

23/03/1970: Sihanouk kêu gọi vũ trang chống Lon Nol

8119998_orig

Nguồn:Prince Sihanouk issues a call for arms”, History.com (truy cập ngày 23/3/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1970, từ Bắc Kinh, Hoàng thân Norodom Sihanouk của Campuchia công khai kêu gọi sử dụng vũ trang để chống lại chính phủ Lon Nol ở Phnom Penh và yêu cầu thành lập Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Campuchia (FUNK) nhằm liên kết tất cả các phe phái đối lập chống lại Lon Nol. Bắc Việt Nam, Mặt trận Giải phóng Dân tộc (Việt Cộng), và lực lượng cộng sản Pathet Lào ngay lập tức cam kết ủng hộ cho tổ chức mới này. Continue reading “23/03/1970: Sihanouk kêu gọi vũ trang chống Lon Nol”

Người TQ viết về sự kiện VN ‘xâm lược’ Campuchia

khmer_rouge_14

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của người dịchViệt Nam (VN) giải phóng nhân dân Campuchia khỏi cuộc diệt chủng của Khmer Đỏ là hoàn toàn chính nghĩa, là công trạng to lớn của VN đóng góp vào sự nghiệp tiến bộ của nhân loại. Thế nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc (TQ) tìm đủ mọi thủ đoạn xuyên tạc vu khống sự kiện này. Nhưng cuối cùng chính nghĩa bao giờ cũng thắng. Những người TQ có lương tri cũng dần dần hiểu ra sự thật. Bạn đọc có thể thấy rõ điều đó qua bài dưới đây, đăng trên trang mạng Phượng Hoàng, một trang mạng chính thống hàng đầu của TQ, phục vụ người Hoa trên toàn cầu, bình quân hàng ngày có 671 triệu lượt truy cập.

Ngày 7/1/2009, hàng chục nghìn người Campuchia tụ tập tại sân vận động Olympic quốc gia ở Phnom Penh, nhiệt liệt chúc mừng 30 năm ngày kỷ niệm Campuchia thoát khỏi ách thống trị của Khmer Đỏ. Hoạt động kỷ niệm quy mô lớn này do Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền tổ chức và đã thu hút hơn 40 nghìn người tham gia. Continue reading “Người TQ viết về sự kiện VN ‘xâm lược’ Campuchia”

07/01/1979: Pol Pot bị lật đổ

Vietnam troops in Cambodia

Nguồn:Pol Pot overthrown,” History.com (truy cập ngày 06/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1979, quân tình nguyện Việt Nam đã tiến vào thủ đô Phnom Penh của Campuchia, lật đổ chế độ tàn bạo của Pol Pot và Khmer Đỏ.

Khmer Đỏ, do Pol Pot tổ chức trong các khu rừng già Campuchia trong những năm 1960, chủ trương một cuộc cách mạng cộng sản triệt để nhằm loại bỏ mọi ảnh hưởng của phương Tây tại Campuchia và thiết lập một xã hội thuần nông nghiệp. Năm 1970, được sự hỗ trợ của quân đội Bắc Việt và Mặt trận Dân tộc Giải phóng, quân du kích Khmer Đỏ tiến hành một cuộc nổi dậy quy mô lớn chống lại các lực lượng chính phủ Campuchia, nhanh chóng giành quyền kiểm soát gần một phần ba diện tích đất nước. Continue reading “07/01/1979: Pol Pot bị lật đổ”

05/01/1976: Pol Pot đổi tên Campuchia

Pol Pot

Nguồn:Pol Pot renames Cambodia,” History.com (truy cập ngày 04/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1976, nhà lãnh đạo Khmer Đỏ Pol Pot công bố một bản hiến pháp mới đổi tên của Campuchia thành Campuchia Dân chủ (Democratic Kampuchea) và hợp pháp hóa chính quyền cộng sản của mình. Trong ba năm sau đó, chế độ tàn bạo của Pol Pot đã đưa đất nước trở lại thời Trung Cổ và ước tính gây ra cái chết của khoảng 1 đến 2 triệu người Campuchia.

Pol Pot, tên thật là Saloth Sar, sinh năm 1925 trong một gia đình Campuchia tương đối khá giả, tham gia phong trào cộng sản khi đang học tập tại Paris. Sau khi trở về Campuchia, đất nước giành được độc lập từ tay Pháp năm 1954, và ông tiến thân trong Đảng Cộng sản vốn có quy mô còn nhỏ và hoạt động ngầm tại quê hương mình. Chịu ảnh hưởng của Mao Trạch Đông, vào giữa những năm 1960, Pol Pot, còn được gọi là Anh Cả, đã thúc đẩy phong trào cộng sản của Campuchia và về sinh sống tại một vùng xa xôi của đất nước với một nhóm những người ủng hộ. Continue reading “05/01/1976: Pol Pot đổi tên Campuchia”

20/10/1964: Quan hệ Việt Nam CH, Mỹ, và Campuchia căng thẳng

NixononCambodia

Nguồn:Relations between South Vietnam, the United States, and Cambodia deteriorate,” History.com (truy cập ngày 19/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1964, sau một loạt sự cố và cáo buộc lẫn nhau, quan hệ giữa Campuchia, Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ xuống đến mức thấp. Campuchia dưới quyền Quốc trưởng Norodom Sihanouk[1] muốn duy trì quan điểm trung lập về cuộc xung đột ngày càng nghiêm trọng giữa Sài Gòn và lực lượng cộng sản ở Việt Nam, nhưng đất nước này đã dần trở thành chỗ trú ẩn để Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (Việt Cộng) và các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tấn công chính quyền Sài Gòn. Do không đủ cứng rắn để phản đối lực lượng cộng sản sử dụng lãnh thổ của mình, Sihanouk đã phải chịu áp lực chính trị và quân sự ngày càng tăng từ phía Hoa Kỳ và Nam Việt Nam. Continue reading “20/10/1964: Quan hệ Việt Nam CH, Mỹ, và Campuchia căng thẳng”

Mổ xẻ chính trường Campuchia qua bầu cử năm 2013 (P2)

89d6c1663e967105e2003a216ef343ff

Nguồn: Stéphanie Giry, “Autopsy of a Cambodian Election”, Foreign Affairs, September/October 2015 Issue.

Biên dịch: Trần Anh Đức | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quyền lực nhân dân?

Bên cạnh một vài bài phát biểu, Thủ tướng Hun Sen phần lớn giữ yên lặng trong những tuần sau bầu cử. Có những tin đồn về sự sửng sốt trong giới lãnh đạo của CPP (với câu hỏi sao cử tri có thể vô ơn với họ như vây?)  và cả về  những rạn nứt ngày càng tăng trong nội bộ Đảng. Tuy vậy, đảng CPP vẫn triển khai nhiệm vụ mới của mình với đầy đủ nghi thức, nhấn mạnh rằng bất kỳ khiếu nại nào về cuộc bầu cử phải được gửi đến các cơ quan chức năng có liên quan, nhưng trong số này không có một cái tên nào được cho là độc lập. Đảng CNRP phản đối bằng cách tuyên bố họ sẽ tẩy chay Quốc hội cho đến khi một cuộc điều tra được tiến hành. Và trong tháng 9, CNRP bắt dẫu dẫn đầu các cuộc biểu tình trong Công viên Tự do, một khu vực bê tông lát gạch thô ở giữa Phnom Penh, vốn do chính phủ xây dựng như là một địa điểm cho tự do ngôn luận. Continue reading “Mổ xẻ chính trường Campuchia qua bầu cử năm 2013 (P2)”

Mổ xẻ chính trường Campuchia qua bầu cử năm 2013 (P1)

4834828-3x2-940x627

Nguồn: Stéphanie Giry, “Autopsy of a Cambodian Election”, Foreign Affairs, September/October 2015 Issue.

Biên dịch: Trần Anh Đức | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Campuchia Hun Sen ăn Tết Khmer, một kỳ nghỉ lễ tương tự như Tết Năm mới của người Do Thái (cùng diễn ra vào tháng 4) theo một cách rất riêng. Trong một buổi lễ tổ chức tại khu đền cổ Angkor, Hun Sen và đối thủ chính trị chính của mình, Sam Rainsy, cùng ăn một chiếc bánh gạo nếp khổng lồ đạt kỷ lục Guiness, nặng hơn bốn tấn. Quả lả một sự kiện lạ lùng,  bởi lẽ lần cuối cùng Sam Rainsy xuất hiện tại đây là tháng 9 năm 2013, khi cáo buộc Hun Sen là một kẻ dối trá và tráo trở.

Hôm đó, Sam Rainsy và 55 thành viên đắc cử của Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đối lập đã tẩy chay phiên khai mạc Quốc hội khoá mới để phản đối những gian lận tại cuộc tổng tuyển cử trước đó, khi đảng CNRP thua cuộc một cách sít sao. Với khu đền cổ linh thiêng đằng sau là nơi chứng giám, đảng CNRP kêu gọi một cuộc điều tra, cam kết “không phản bội lại ý chí của nhân dân.” Continue reading “Mổ xẻ chính trường Campuchia qua bầu cử năm 2013 (P1)”

Hội nghị Paris về vấn đề Campuchia

The-Cambodia-Paris-Peace-Agreement

Nguồn: Tiền Kỳ Tham, Ngoại giao thập ký,[1] Thế giới tri thức xuất bản xã, 2004.

Biên dịch: Dương Quốc Anh

Bài liên quan: Nội tình cuộc gặp lãnh đạo Trung – Việt tại Thành Đô

Dạ yến tại điện Versailles

Bảy giờ tối ngày 23/10/1991, tại trung tâm hội nghị quốc tế Kléber-Paris [Pháp], một nghi thức ký kết long trọng đã được cử hành. Nhân sĩ các phía của Campuchia và ngoại trưởng của 18 quốc gia, tổng cộng là 30 đại biểu và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Javier Pérez de Cuéllar, đã từng người một, đại biểu cho các phái và quốc gia ký tên mình vào những văn kiện bằng năm loại ngôn ngữ Anh, Hoa, Pháp, Nga, Khmer. Họ là 12 thành viên của toàn thể Hội đồng tối cao do hoàng thân [Norodom] Sihanouk, chủ tịch Hội đồng tối cao Campuchia đứng đầu, [Gareth] Evans ngoại trưởng Australia, [Mohamad] Bolkiah ngoại trưởng Brunei, [Barbara] McDougall ngoại trưởng Canada, [Roland] Dumas ngoại trưởng Pháp, [Madhavsinh] Solanki ngoại trưởng Ấn Độ, [Ali] Alatas ngoại trưởng Indonesia, Nakayama Taro ngoại trưởng Nhật Bản, Phun Sipasot ngoại trưởng Lào, [Abdullah Ahmad] Badawi ngoại trưởng Malaixia, [Roberto] Manglapus ngoại trưởng Philippines, Wong Kan Seng ngoại trưởng Singapore, Arsa Sarasin ngoại trưởng Thái lan, [Boris] Pankin ngoại trưởng Liên Xô, [Douglas] Hurd ngoại trưởng Anh, Baker [James Addison Baker III] ngoại trưởng Mỹ, Nguyễn Mạnh Cầm ngoại trưởng Việt Nam, [Budimir] Loncar ngoại trưởng Nam Tư. Continue reading “Hội nghị Paris về vấn đề Campuchia”

Tìm hiểu vấn đề biển đảo giữa Việt Nam và Campuchia

phu_quoc

Tác giả: TS. Trần Công Trục

Bài liên quan: Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ 

I. Vấn đề Phú Quốc và Nam Bộ

Ngày 24/7 trong phiên họp Nội các Campuchia, Thủ tướng nước này Hun Sen tuyên bố rằng: “Ở thời điểm đó, họ đã “bỏ rơi” đảo Koh Tral (tức đảo Phú Quốc của Việt Nam) và Kampuchea Krom (tức người Khmer ở Nam Bộ, Việt Nam)…cho Việt Nam. Tôi không thể đòi lại được”.

Để tìm hiểu tại sao ông Hun Sen lại có câu nói đầy ẩn ý này, tôi xin tóm lược về vị trí địa lý cũng như thực trạng lịch sử và pháp lý các hải đảo trong vịnh Thái Lan và quá trình xác lập chủ quyền theo đúng nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ mà Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã thực hiện để dư luận có thể thấy rõ bản chất của vấn đề ở đây là gì. Continue reading “Tìm hiểu vấn đề biển đảo giữa Việt Nam và Campuchia”

Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ

mac_cuu

Tác giả: GS.TSKH Vũ Minh Giang

Từ lâu Nam Bộ đã là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Vịêt Nam, nhưng do tính chất phức tạp của lịch sử nên cho đến nay vấn đề chủ quyền lãnh thổ (territorial sovereignty) vẫn còn có những nhận thức chưa thật đầy đủ. Trên cơ sở trình bày một cách hệ thống diễn biến lịch sử và phân tích những yếu tố khẳng định tính chất chính đáng, phù hợp với thông lệ quốc tế của quá trình thụ đắc lãnh thổ phía nam của dân tộc ta, bài viết này hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học và nâng cao thêm hiểu biết về chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ.

Mặc dù những vướng mắc về biên giới giữa Việt Nam và Campuchia nhiều khi là những vấn đề cụ thể liên quan tới đường biên giới hiện tại, nhưng cội nguồn của những vướng mắc đó lại nảy sinh từ lịch sử, trong đó cơ bản nhất, sâu xa nhất là vấn đề lãnh thổ vùng Nam Bộ. Có một quan niệm cho rằng vùng đất Nam Bộ từ xưa vốn là lãnh thổ của Campuchia. Continue reading “Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ”

Sam Rainsy và Hun Sen: Từ kẻ thù thành đối tác đối thoại

1567724_-_main

Nguồn: Pierre Gillette & Emmanuel Scheffer, “Rainsy and CPP: From Enemies to ‘Negotiating Partners’“, Khmer Times, 18/06/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mặc dù mái tóc còn đen nhánh, ông Sam Rainsy đã bước sang tuổi 66 vào tháng Ba (năm 2015). Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Thời báo Khmer tuần này, rõ ràng thủ lĩnh phe đối lập của Campuchia đang trở nên nhẹ nhàng hơn. Không nhất thiết phải là một nhà khoa học chính trị mới có thể nhận ra điều đó khi ông nói: “Khi ngày càng lớn tuổi, bạn trở nên bình tĩnh hơn, bạn suy nghĩ nhiều hơn về dài hạn”.

“Văn hóa đối thoại”, chính sách mới mà ông đang thúc đẩy cùng với Thủ tướng Hunsen 62 tuổi là gì?

Ông nói: “Trước đây, tôi coi họ là kẻ thù; giờ đây, có lẽ tôi xem họ là đối thủ. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, tôi cũng coi họ là những “interlocuteur” – một từ tiếng Pháp có nghĩa là “người đối thoại” hoặc “đối tác đối thoại”. Continue reading “Sam Rainsy và Hun Sen: Từ kẻ thù thành đối tác đối thoại”