Tác động của Brexit lên vấn đề địa vị Bắc Ireland

Nguồn: Chris Patten, “The Return of the Irish Question”, Project Syndicate, 23/02/2018.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi năm trước, sau nhiều tháng đàm phán đầy khó khăn, lãnh đạo của hai nhóm chính trị lớn nhất tại Bắc Ireland – một bên là những người Cộng hòa và những người dân tộc chủ nghĩa theo Thiên Chúa giáo (ủng hộ độc lập); một bên là những người theo đạo Tin lành (ủng hộ hợp nhất với Anh) – đã ký Thỏa thuận Ngày thứ Sáu Tốt lành (Good Friday), kết thúc 30 năm bạo lực và đổ máu. Giờ đây, thỏa thuận đó – và mối quan hệ hữu hảo, tôn trọng lẫn nhau mà nó tạo ra – đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Thỏa thuận Good Friday được ký bởi hai vị Thủ tướng của Vương quốc Anh và Cộng hòa Ireland – Tony Blair và Bertie Ahern – cùng với sự giúp đỡ của Thượng nghị sĩ Mỹ George Mitchell. (Một khối lượng lớn công việc chuẩn bị cũng được thực hiện bởi người tiền nhiệm của Blair – John Major). Thỏa thuận này được xây dựng dựa trên quan điểm miễn là tất cả mọi người đều đồng ý rằng những thay đổi về địa vị hiến định của Bắc Ireland chỉ có thể được quyết định bởi một lựa chọn dân chủ tự do, người dân có thể quyết định sự trung thành của mình đối với bản sắc mà họ chọn: Anh, Ireland, hoặc thậm chí là cả hai. Continue reading “Tác động của Brexit lên vấn đề địa vị Bắc Ireland”

Hoàng đế mới của Trung Hoa

Nguồn: Chris Patten, “China’s New Emperor”, Project Syndicate, 25/10/2017.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một giai thoại về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon vào năm 1972 từ lâu được xem như là sự chứng thực cho tầm nhìn dài hạn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc về lịch sử. Chu Ân Lai, nhân vật số hai mẫn cán của Mao Trạch Đông, được cho là đã trả lời câu hỏi về các bài học của cuộc Cách mạng Pháp bằng cách nói rằng còn quá sớm để nói lên được điều gì. Nhưng thực tế, theo các nhà ngoại giao có mặt ở đó, Chu không tranh luận về cuộc cách mạng năm 1789, mà là về phong trào nổi dậy của sinh viên ở Paris năm 1968, do đó có lẽ đúng là vẫn còn quá sớm để có thể nói lên điều gì. Continue reading “Hoàng đế mới của Trung Hoa”

Hai bài học cho Tổng thống Mỹ sắp tới

clinton-trump-n2

Nguồn: Chris Patten, “Two Lesson for the Next US President”, Project Syndicate, 26/10/2016.

Biên dịch: Phan Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhìn ra ngoài cửa sổ dọc khắp bến cảng thành phố đặc biệt Nagasaki, Nhật Bản, có hai suy nghĩ liên quan đáng kể tới vị tổng thống Mỹ sắp tới xuất hiện trong đầu tôi.

Nagasaki đã phải chịu đựng điều tồi tệ nhất của nhân loại. Vào tháng 8 năm 1945, một quả bom nguyên tử đã tàn phá thành phố, gây ra thiệt hại vật chất to lớn và nỗi đau về con người không kể xiết.  Thế nhưng, từ sau đó, thành phố này đại diện cho sự tốt đẹp nhất của thành tựu loài người, đi lên từ tro tàn nhờ vào tinh thần và khả năng kinh doanh của những người dân Nhật Bản, những người đã giao thương những thứ họ gây dựng được – ví dụ, tại xưởng tàu Mitsubishi – với các nước còn lại trên thế giới. Continue reading “Hai bài học cho Tổng thống Mỹ sắp tới”

Về bản chất và giới hạn quyền lực: Từ Tolstoy đến Trump

pw

Nguồn: Chris Patten, “From Tolstoy to Trump,” Project Syndicate, 18/03/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Một trong những mối ưu tư của Lev Tolstoy là bản chất và những giới hạn của quyền lực. Điều gì đã khiến Pháp trở thành một kẻ thù đáng gờm, đặc biệt là đối với Nga? Câu hỏi này là trọng tâm cuốn tiểu thuyết vĩ đại của ông, Chiến tranh và hòa bình, mãnh liệt đến nỗi Tolstoy đôi khi vẫn cho rằng cuốn sách của ông không phải là tiểu thuyết, mà là một nghiên cứu về triết học của lịch sử.

Về những giới hạn của quyền lực, Tolstoy có lẽ đã suy nghĩ nhiều hơn một chút về cái mà sau này Thống chế Anh Quốc thời Thế chiến II Bernard Law Montgomery gọi là quy tắc đầu tiên về chiến tranh. “Đừng tiến vào Moskva.” Mùa đông là một nhân tố thực tế đáng gờm hơn cả những vị tướng người Đức đã giúp Nga trong cuộc phòng thủ thành công trước Napoleon (một bài học mà Hitler, may mắn thay, đã không để ý đến). Continue reading “Về bản chất và giới hạn quyền lực: Từ Tolstoy đến Trump”

Tương lai Đài Loan sau bữa tối giữa Tập và Mã

maxi

Nguồn: Chris Patten, “A Chinese Dinner for Two”, Project Syndicate, 10/11/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một lượng nước lớn đã chảy qua eo biển Đài Loan trong 70 năm qua kể từ khi nhà lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc là Mao Trạch Đông gặp gỡ Tưởng Giới Thạch – thủ lĩnh Quốc Dân Đảng đối lập. Do đó cuộc gặp gần đây ở Singapore giữa những người kế thừa của họ: Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và người đồng nhiệm Đài Loan Mã Anh Cửu có thể đáng được miêu tả là một sự kiện mang tính lịch sử.

Cuộc đàm phán ngoại giao diễn ra trước cuộc gặp này rất phức tạp, thậm chí bao gồm cả việc ai nên trả tiền cho bữa tối (họ đã chia tiền hóa đơn). Tuy nhiên, sau cuộc gặp ngắn đằng sau những cánh cửa khép kín đã không có một tuyên bố chung nào được đưa ra và chỉ có một bài tường thuật được rà soát kỹ lưỡng về cuộc gặp được phát trên các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc. Vậy tại sao cuộc gặp này diễn ra và nó báo trước điều gì? Continue reading “Tương lai Đài Loan sau bữa tối giữa Tập và Mã”

Điều gì làm nên các lãnh đạo vĩ đại?

Leadership

Nguồn: Chris Patten, “The Great Leader Revival”, Project Syndicate, 21/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Duy Hiếu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai trăm năm đã qua kể từ trận Waterloo, nơi mà sự thất bại thảm hại của Napoleon đã làm sứt mẻ ghê gớm hình ảnh nước Pháp, điều mà Tướng Charles de Gaulle trong quan điểm lịch sử về quân đội Pháp của ông, đã đơn giản bỏ qua. Dù sao thì Napoleon, cũng như Tướng de Gaulle, sẽ dễ dàng được liệt kê vào danh sách những vị lãnh đạo vĩ đại của lịch sử – tất nhiên với một giả định rằng “sự vĩ đại” là một đặc điểm cá nhân (không liên quan đến quốc gia).

Marx và Tolstoy đã từng cho rằng không có một khái niệm gọi là một “nhà lãnh đạo vĩ đại”. Đối với Marx, cuộc đấu tranh giai cấp tại Pháp đã tạo nên bối cảnh trong đó một “người bình thường kỳ cục” – trong trường hợp này là Napoleon – đã được biến thành một vị anh hùng. Về phần Tolstoy, Napoleon không phải là một vị tướng tài điển hình, các chiến thắng được mang đến cho ông bởi lòng dũng cảm và sự tận tâm của tất cả các chiến binh Pháp, những người đã chiến thắng trong Trận Borodino. Continue reading “Điều gì làm nên các lãnh đạo vĩ đại?”

Thế lưỡng nan của Hoàng đế Tập Cận Bình

Xi_2337986b

Nguồn: Chris Patten, “Emperor Xi’s Dilemma,” Project Syndicate, 21/1/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tôi từng nói chuyện với một nữ học giả người Trung Quốc; cha mẹ bà trốn chạy khỏi quê hương vào những năm 1930 do kinh sợ trước sự tham lam và nạn tham nhũng lan tràn trong nước trước khi cuộc cách mạng cộng sản nổ ra. Họ trở về sau năm 1949, bỏ lại công việc an nhàn trong các trường đại học ở California để giúp xây dựng một Trung Quốc mới.

Cha của nữ học giả này đã phải chịu nhiều đau khổ trong các chiến dịch chống hữu khuynh trong những năm 1950 và trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa vào những năm 1960 và 1970, và chết trong nghèo khó sau một án tù. Nhưng mẹ của bà vẫn luôn trung thành với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bà coi những khó nhọc của chồng như cái giá riêng để đổi lấy những thứ tốt hơn. Continue reading “Thế lưỡng nan của Hoàng đế Tập Cận Bình”

Đương đầu với chủ nghĩa phi tự do

orban

Nguồn: Chris Patten, “Standing Up to Illiberalism,” Project Syndicate, 15/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đó là một bài phát biểu chính trị hiếm hoi khiến tôi phải dừng lại suy nghĩ. Nhưng đó chính xác là điều đã diễn ra mùa hè này khi tôi đọc được một bài phát biểu đáng chú ý của Viktor Orbán, vị thủ tướng ngày một chuyên chế của Hungary.

Orbán hiếm khi thu hút được nhiều sự chú ý từ bên ngoài đất nước của ông. Lần cuối cùng ông đưa ra một bài phát biểu đáng chú ý như bài phát biểu hồi mùa hè này là từ 25 năm trước, khi ông còn trẻ và giúp đánh bại chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu. Phát biểu tháng 6 năm 1989 trong lễ cải táng Imre Nagy, người lãnh đạo Hungary trong cuộc nổi dậy chống Liên Xô năm 1956, Orbán giận dữ yêu cầu Nga rút quân khỏi lãnh thổ Hungary. Continue reading “Đương đầu với chủ nghĩa phi tự do”

Tương lai nào cho Hong Kong?

_75957292_hi022976930(1)

Tác giả: Chris Patten | Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang

Bài liên quan: Biểu tình Hong Kong: Tại sao lại là Ruy băng vàng?

Cho rằng cả thế giới đang đổ mắt về Hong Kong là không hoàn toàn đúng. Nếu người dân đại lục được phép biết điều gì đang diễn ra tại thành phố thành công nhất của nước mình thì sẽ là như vậy. Nhưng chính phủ Trung Quốc đã tìm cách ngăn tin tức về các cuộc biểu tình dân chủ của Hong Kong lan ra cả nước. Đây không hẳn là dấu hiệu cho thấy các nhà cầm quyền Trung Quốc tin tưởng vào hệ thống chính phủ độc đoán của mình.

Có ba điều cần làm rõ trước khi gợi ý giải pháp cho chính quyền vụng về của Hong Kong. Continue reading “Tương lai nào cho Hong Kong?”