Hãy ngừng gọi Đài Loan là ‘tỉnh nổi loạn’

tw-flag-raising_gettyimages-504952054

Nguồn: Isaac Stone Fish, “Stop Calling Taiwan a ‘Renegade Province’,” Foreign Policy, 15/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Ngân hàng Thế giới (WB) đôi khi gọi Đài Loan là “quận Đài Loan”. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thường chọn cách gọi “tỉnh Đài Loan thuộc Trung Quốc.” Ủy ban Olympic Quốc tế dùng cụm từ “Đài Bắc Trung Hoa” (Chinese Taipei). Chính quyền Đài Bắc tự xưng là “Cộng hòa Trung Hoa.” Washington chỉ gọi là “Đài Loan” với hy vọng không ai hỏi thêm điều gì. Bắc Kinh kiên quyết gọi là “tỉnh Đài Loan,” có lẽ hy vọng rằng việc lặp đi lặp lại cách gọi này sẽ nghiễm nhiên biến nó trở thành sự thật. Nhưng có một cụm từ dường như chỉ tồn tại trên các báo và tạp chí tiếng Anh: “Tỉnh nổi loạn” (renegade province). Nhiều bài báo về cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan diễn ra vào ngày 16/01 – một cuộc bầu cử có thể có tác động lớn tới mối quan hệ giữa hòn đảo tự trị với Trung Quốc và Hoa Kỳ – đã dựa vào cách gọi “tỉnh nổi loạn” để mô tả quan điểm của Bắc Kinh đối với Đài Loan. Continue reading “Hãy ngừng gọi Đài Loan là ‘tỉnh nổi loạn’”

Trung Quốc đã đánh mất Đài Loan như thế nào?

tsai

Nguồn: Nick Frisch, “How China Lost Taiwan”, The New York Times, 27/01/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào một ngày thứ ba nhiều mưa vào đầu tháng này, Chen Li-hung, một người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng, sải bước trên sân khấu ở Chương Hóa, miền trung Đài Loan, và bắt đầu một bài diễn văn đầy tâm huyết, thêm lửa cho những thành viên nhiệt huyết của Dân Tiến Đảng đã tụ họp ở đó.

“Ba mẹ chúng tôi đến từ Đại Lục,” ông nói với khán giả. “Nhưng tôi được sinh ra ở Đài Loan. Tôi lớn lên ở Đài Loan. Vậy thì vì sao những thầy cô trong trường nói với tôi rằng tôi vẫn là người Trung Quốc? Từ nhỏ, tôi đã cảm thấy tôi không phải là người Trung Quốc, tôi là người Đài Loan!” Ông đả kích tổng thống đương nhiệm Mã Anh Cửu. “Tám năm trước, Tổng thống Mã giành được một chiến thắng khá thuyết phục ở thùng phiếu, nhưng ông ấy lại dẫn dắt chúng ta đến gần Trung Quốc hơn bao giờ hết, và Đài Loan có trở nên tốt đẹp hơn chút nào không?” Continue reading “Trung Quốc đã đánh mất Đài Loan như thế nào?”

Tân Tổng thống Đài Loan: Chiến thắng cho nữ quyền

98fb-0bfc761d4a95

Nguồn: Anthony Bleux, “Tsai Ing-wen, élue présidente à Taïwan, offre une victoire aux femmes“, Le Figaro, 18/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Mao Trạch Đông từng nói : “Phụ nữ nắm giữ một nửa bầu trời”. Tuy nhiên, về chính trị, khẩu hiệu nổi tiếng này vẫn chỉ là lời nói suông ở Trung Quốc, nơi quyền lực chính trị hoàn toàn thuộc về nam giới kể từ năm 1949. Nhưng giờ đây đã xuất hiện một âm vang đặc biệt tại Đài Loan, hòn đảo độc lập trên thực tế mà Bắc Kinh luôn khao khát giành lại. Lần đầu tiên, một người phụ nữ, bà Thái Anh Văn, vươn tới đỉnh cao quyền lực chính trị. Đáng ngạc nhiên hơn, nữ tổng thống mới của hòn đảo 23 triệu người được bầu ra một cách dân chủ và giành chiến thắng áp đảo. Continue reading “Tân Tổng thống Đài Loan: Chiến thắng cho nữ quyền”

Thách thức lớn cho nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan

20160123_blp902

Nguồn: “The formidable challenge facing Taiwan’s first female president”, The Economist, 17/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Đó là một chiến thắng vang dội sẽ thay đổi nền chính trị Đài Loan và cũng có thể ảnh hưởng đến Trung Quốc. Thái Anh Văn, ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) có xu hướng ủng hộ Đài Loan độc lập, được trông đợi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào ngày 16 tháng 1. Bà luôn dẫn đầu trong các cuộc thăm dò ý kiến ​​trong vòng nhiều tháng nay. Nhưng quy mô chiến thắng của bà vẫn là một bất ngờ. Giành 56% số phiếu bầu, bà trở thành nữ tổng thống đầu tiên của hòn đảo này. Ấn tượng hơn, trong các cuộc bầu cử quốc hội được tổ chức cùng ngày, được gọi là Viện Lập pháp Đài Loan, đảng của bà giành được 68 trong tổng số 113 ghế, so với con số chỉ 35 ghế của Quốc Dân Đảng (KMT) cầm quyền. Đây là lần đầu tiên Quốc Dân Đảng và các đồng minh mất quyền kiểm soát quốc hội kể từ khi Tưởng Giới Thạch chạy sang Đài Loan năm 1949. Điều này đã khiến mối quan hệ với Trung Quốc trở nên bất định: phía đại lục không loại trừ việc sử dụng vũ lực để chiếm lại hòn đảo 24 triệu dân này nếu Đài Loan tuyên bố độc lập. Continue reading “Thách thức lớn cho nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan”

Đài Loan bầu ra nữ tổng thống đầu tiên của mình

Part-DEL-Del8397079-1-1-0

Nguồn: Taiwan Elects Its First Female President”, TIME magazine, 16/01/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Hôm thứ Bảy, người dân Đài Loan đã bầu ra nữ tổng thống đầu tiên của họ – một nhà kỹ trị ham mê đọc sách cam kết sẽ đặt các vấn đề trong nước lên trên các mối quan hệ ngày một sâu sắc với Trung Quốc đại lục, điều ngày càng được xem như một chén thuốc độc.

Thái Anh Văn, một nhà khoa học được đào tạo tại Mỹ và Anh, và là người đứng đầu Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) luôn hoài nghi chính quyền Bắc Kinh, chỉ cần chưa đến 60% số phiếu bầu để chấm dứt tám năm cầm quyền của Quốc Dân Đảng (Kuomintang hay KMT), thời kỳ gắn với tăng trưởng trì trệ và bất bình đẳng tăng cao. Continue reading “Đài Loan bầu ra nữ tổng thống đầu tiên của mình”

Thái Anh Văn: Ứng viên tổng thống hàng đầu Đài Loan

thaianhvan

Nguồn:Taiwan’s Tsai a study in steely determination”, Financial Times, 11/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Lần cuối cùng một phụ nữ điều hành một đất nước nơi người Hoa chiếm đa số là hồi đầu thế kỷ thứ 8, khi hoàng hậu nổi tiếng hung dữ Võ Tắc Thiên cai trị Trung Quốc. Người phụ nữ tiếp theo sẵn sàng kế tục vai trò đó nhưng không nổi tiếng vì tàn nhẫn như Võ Tắc Thiên là TS. Thái Anh văn (Dr Tsai Ing-wen), nhưng bên dưới vẻ bề ngoài của một học giả có vẻ nhàm chán của bà là một quyết tâm sắt đá. Từng là một giáo sư luật, giờ bà Thái là ứng viên dẫn đầu trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan.

Sinh năm 1956, khi Đài Loan đang gặp phải những mâu thuẫn Chiến tranh Lạnh với Trung Quốc, bà Thái lớn lên trong một gia đình khá giả ở Đài Bắc. Cha bà, người điều hành một doanh nghiệp sửa chữa ô tô, mong chờ bà sẽ làm việc chăm chỉ nhưng không khuyến khích những tham vọng cao xa. Continue reading “Thái Anh Văn: Ứng viên tổng thống hàng đầu Đài Loan”

‘Hậu duệ Hoàng đế’ và triển vọng quan hệ Trung-Đài

20151114_ASD000_1

Nguồn: “The emperor’s descendants”, The Economist, 14/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Những nụ cười và những cái bắt tay mở ra một thời kỳ chông gai cho quan hệ Trung Quốc – Đài Loan.

Đó là một cái bắt tay lâu, tròn một phút. Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn khai thác ý nghĩa lịch sử của cuộc gặp giữa họ vào ngày 07 tháng 11 tại Singapore. Tuy nhiên, hai vị có ý định gửi đến cho người dân của mình những thông điệp rất khác nhau. Đối với tổng thống Mã, nó cho thấy các chính sách mà ông theo đuổi trong suốt nhiệm kỳ từ năm 2008 nhằm cải thiện tương giao với đại lục đã đảm bảo quan hệ hai bên tiến triển suôn sẻ hơn, và do đó bảo tồn sự thịnh vượng và an ninh của Đài Loan, tức là giữ vững được nguyên trạng. Đối với chủ tịch Tập, cuộc gặp gỡ ngụ ý chính sách đối ứng của Trung Quốc nhằm khích lệ giao lưu kinh tế và các mối quan hệ khác với Đài Loan đã giảm căng thẳng và giúp mở đường cho sự thống nhất sau này của hòn đảo với đại lục. Không thể có chuyện cả hai đều đúng. Continue reading “‘Hậu duệ Hoàng đế’ và triển vọng quan hệ Trung-Đài”

Tương lai Đài Loan sau bữa tối giữa Tập và Mã

maxi

Nguồn: Chris Patten, “A Chinese Dinner for Two”, Project Syndicate, 10/11/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một lượng nước lớn đã chảy qua eo biển Đài Loan trong 70 năm qua kể từ khi nhà lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc là Mao Trạch Đông gặp gỡ Tưởng Giới Thạch – thủ lĩnh Quốc Dân Đảng đối lập. Do đó cuộc gặp gần đây ở Singapore giữa những người kế thừa của họ: Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và người đồng nhiệm Đài Loan Mã Anh Cửu có thể đáng được miêu tả là một sự kiện mang tính lịch sử.

Cuộc đàm phán ngoại giao diễn ra trước cuộc gặp này rất phức tạp, thậm chí bao gồm cả việc ai nên trả tiền cho bữa tối (họ đã chia tiền hóa đơn). Tuy nhiên, sau cuộc gặp ngắn đằng sau những cánh cửa khép kín đã không có một tuyên bố chung nào được đưa ra và chỉ có một bài tường thuật được rà soát kỹ lưỡng về cuộc gặp được phát trên các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc. Vậy tại sao cuộc gặp này diễn ra và nó báo trước điều gì? Continue reading “Tương lai Đài Loan sau bữa tối giữa Tập và Mã”

Trung Quốc đang đi vào vùng biển dữ

ma-xi

Nguồn: Gideon Rachman, “China is sailing into a sea of troubles”, Financial Times, 09/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Không gì có thể tách rời chúng ta. Chúng ta là một gia đình”. Tập Cận Bình nói như vậy sau khi trở thành chủ tịch nước đầu tiên của Trung Quốc bắt tay với một vị tổng thống của Đài Loan. Cuộc gặp giữa ông Tập và ông Mã Anh Cửu rõ ràng là mang tính lịch sử.

Tuy nhiên việc ông Tập dùng từ “gia đình” nhắc tôi nhớ lại cách mà các ông trùm mafia trong phim của Hollywood sử dụng từ này – pha trộn sự dụ dỗ lẫn đe dọa. Thực tế là Bắc Kinh vẫn khẳng định Đài Loan là một “tỉnh nổi loạn” và có quyền tấn công thành viên gia đình của mình nếu Đài Loan tuyên bố độc lập. Continue reading “Trung Quốc đang đi vào vùng biển dữ”

Thượng đỉnh Mã – Tập: Biểu tượng chứ không thực chất

8EF99ECC-06EA-4187-9195

Nguồn: Christopher Bodeen, “Historic China-Taiwan meeting about symbolism, not substance”, AP, 6/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Thùy Dương

Cuộc gặp mặt đầu tiên giữa chủ tịch Trung Quốc và tổng thống Đài Loan diễn ra hôm thứ Bảy đặt ra một thách thức lớn: Làm thế nào họ có thể đảm bảo vị trí của sự kiện này trong lịch sử khi không có gì thực chất diễn ra?

Không có bất cứ thỏa thuận hay tuyên bố chung nào được đưa ra và chỉ có một chương trình nghị sự mơ hồ được phác thảo; một sự phản ánh tính nhạy cảm ghê gớm xung quanh sự kiện này, đặc biệt là phía Đài Loan rất thận trọng với kế hoạch thống nhất của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, tính biểu tượng của khoảnh khắc gặp gỡ giữa hai bên là không thể phủ nhận, nhấn mạnh vào tính nghi thức, bầu không khí và cách nhìn nhận từ bên ngoài. Continue reading “Thượng đỉnh Mã – Tập: Biểu tượng chứ không thực chất”

Ý định chiến lược đằng sau cuộc gặp Tập – Mã

ma-xi-meet

Nguồn: Jonathan Sullivan, “The strategic intentions behind Xi Jinping’s meeting with Ma Ying-jeou”, South China Morning Post, 06/11/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Khi Tập Cận Bình và Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou) bắt tay vào ngày thứ Bảy tại Singapore, đó sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử chủ tịch nước và tổng thống đương nhiệm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc trực tiếp gặp nhau, dù họ sẽ không gọi nhau bằng những chức danh như vậy. Ý nghĩa biểu tượng này là rất lớn, đặc biệt là về phía Trung Quốc, nơi mà hình ảnh của một Đài Loan trở về với đất mẹ luôn tạo ấn tượng mạnh mẽ hơn cả cảnh ông Tập đứng cạnh Tổng thống Mỹ Barack Obama hay được đón tiếp trang trọng bởi nữ hoàng Anh. Cuộc gặp rõ ràng là một thành tích đối với ông Mã, người được thúc đẩy bởi một cảm nhận về một dân tộc Trung Hoa và vai trò của cá nhân ông trong việc bảo tồn nó. Đó cũng sẽ là một tin tuyệt vời đối với Bắc Kinh để phổ biến cho người dân trong nước, khi tờ Hoàn cầu Thời báo tuyên bố rằng “vấn đề Đài Loan không còn là một vấn đề nữa”. Continue reading “Ý định chiến lược đằng sau cuộc gặp Tập – Mã”

Lập trường của Đài Loan về Biển Đông đang thay đổi

1569966_-_main

Nguồn: Lynn Kuok, “Tides of Change: Taiwan’s evolving position in the South China Sea and why other actors should take notice“, East Asia Policy Paper No. 5, 05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Cùng với Trung Quốc và bốn quốc gia Đông Nam Á, Đài Loan cũng có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, dù điều này đôi khi lại bị bỏ qua. Trên giấy tờ, Đài Loan và Trung Quốc có các tuyên bố tương tự nhau. Đường chín đoạn hay đường chữ U bao lấy hầu hết Biển Đông xuất hiện trên các tấm bản đồ của cả Đài Loan và Trung Quốc.

Cả Trung Quốc và Đài Loan đều chưa chính thức làm sáng tỏ ý nghĩa của đường chín đoạn, vốn có thể được xem như một yêu sách đối với vùng nước mênh mông bên trong các đường đứt đoạn đó hoặc (đơn thuần chỉ là yêu sách đối với) các thực thể đảo nằm bên trong và các khu vực hàng hải tính từ các hòn đảo đó theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) và luật pháp quốc tế. Continue reading “Lập trường của Đài Loan về Biển Đông đang thay đổi”

Đài Loan chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống toàn nữ

55a2d22fdf725

Nguồn: Chen-shen J. Yen, “Taiwan gears up for all-female presidential race,” East Asia Forum, 01/07/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Với việc Phó Chủ tịch Lập pháp viện (tức Quốc hội Đài Loan – NHĐ), bà Hồng Tú Trụ (Hung Hsiu-chu), được Ủy ban Thường vụ Quốc Dân Đảng (KMT) xác nhận, các ứng viên của hai đảng chính tranh cử tổng thống Đài Loan năm 2016 đều là nữ, dẫn đến một kết luận hiển nhiên là sẽ có một nữ tổng thống ở Đài Loan vào năm tới.

Ứng cử viên Đảng Dân Tiến (DPP), bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), từng tranh cử vào văn phòng tổng thống năm 2012 nhưng đã để thua đương kim tổng thống Đài Loan, ông Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou). Lần này, với sự ủng hộ dành cho Quốc Dân Đảng đang ở mức thấp và sinh khí của Đảng Dân Tiến từ sau chiến thắng áp đảo trong các cuộc bầu cử địa phương năm 2014, bà Thái được tin là sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc. Continue reading “Đài Loan chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống toàn nữ”

18/03/1950: Đài Loan tấn công Trung Quốc đại lục

_74431482_china_pla_beach_g

Nguồn:Nationalist Chinese forces invade mainland China,” History.com (truy cập ngày 17/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong một cuộc đột kích bất ngờ vào đất nước cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, lực lượng quân sự của chính phủ Quốc Dân Đảng ở Đài Loan đã xâm nhập vào đại lục và kiểm soát thị trấn Tùng Môn. Do Hoa Kỳ ủng hộ cuộc tấn công này, nó dẫn đến những căng thẳng trầm trọng hơn giữa Mỹ và Trung Quốc đại lục.

Tháng 10 năm 1949, Mao Trạch Đông, nhà lãnh đạo cuộc cách mạng cộng sản ở Trung Quốc, đã tuyên bố chiến thắng trước chính phủ Quốc Dân Đảng và chính thức thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quân đội, chính trị gia, và những người ủng hộ Quốc Dân Đảng phải rời bỏ đất nước và nhiều người trong số đó tới Đài Loan, một hòn đảo nằm ngoài khơi bờ biển Trung Quốc. Continue reading “18/03/1950: Đài Loan tấn công Trung Quốc đại lục”

Bối cảnh chính trị đang thay đổi của Đài Loan

taiwan election

Nguồn: Fu-Kuo Liu, “Taiwan’s shifting political landscape,” East Asia Forum, 18/01/2015.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kết quả cuộc bầu cử chính quyền địa phương của Đài Loan diễn ra hồi tháng 11 năm ngoái là một bất ngờ lớn không chỉ với riêng người dân Đài Loan.[1] Quốc Dân Đảng cầm quyền đã bị đánh bại với mức chênh lệch chưa từng có. Kết quả này hoàn toàn trái ngược với kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012, khi Quốc Dân Đảng giành thắng lợi. Trong các cuộc bầu cử thị trưởng thành phố, Quốc Dân Đảng chỉ giành thắng lợi ở 1 trong số 6 thành phố trực thuộc trung ương và 5 trong số 16 thành phố và huyện trực thuộc tỉnh. Kết quả này đã làm thay đổi đáng kể bối cảnh chính trị của Đài Loan. Nhưng không nên xem đây là một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Continue reading “Bối cảnh chính trị đang thay đổi của Đài Loan”

Ai là người Trung Quốc? Chính trị bản sắc tại Đài Loan và Hong Kong

mah1 

Tác giả: Victor Louzon | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Ngày 26/09, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhắc lại hy vọng nhìn thấy Trung Quốc đại lục và Đài Loan được thống nhất trên cơ sở nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Phát biểu này diễn ra trong một thời điểm trái khoáy, khi Hong Kong đang chìm ngập trong những cuộc biểu tình học sinh – sinh viên quy mô lớn đòi quyền bầu cử phổ thông đầu phiếu thực sự. Tuyên bố của ông Tập Cận Bình bị phản đối không chỉ bởi các lực lượng chính trị ủng hộ độc lập tại Đài Loan, mà còn bởi Hội đồng Các Vấn đề Đại lục của Đài Loan mà hiện đang do Quốc Dân Đảng – một đảng thân Trung Quốc – nắm giữ. Cuộc đấu tranh ở Hong Kong và phản ứng của Đài Loan đã bộc lộ sự bất đồng ngày càng lớn với Bắc Kinh, điều đã phủ nhiều nghi ngờ lên tính khả thi của mô hình “một quốc gia, hai chế độ”. Continue reading “Ai là người Trung Quốc? Chính trị bản sắc tại Đài Loan và Hong Kong”

Tại sao giúp phòng vệ Đài Loan là bất hợp pháp?

Tác giả: Julian Ku | Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung

Hiến chương Liên Hiệp Quốc nghiêm cấm các nước tham gia phòng vệ giúp Đài Loan nếu Trung Quốc xâm lược hòn đảo này.

Dạo này tôi đang ngập đầu trong các dự án và hoạt động khác nhau tại Đài Loan (hầu hết là liên quan đến chuyện ăn uống), để đến tận hôm nay tôi mới để ý đến một bài báo thú vị thu hút đến 110 bình luận của Zachary Keck về việc Nhật Bản mới đây quyết định diễn giải lại Hiến pháp để cho phép các hoạt động quân sự mở rộng ở nước ngoài sẽ giúp Nhật Bản hỗ trợ phòng vệ cho Đài Loan chống lại một cuộc tấn công từ Trung Quốc như thế nào. Đó là một bài báo hay, nhưng nó cũng khiến tôi nghĩ đến một điểm yếu thú vị chống lại lập luận của tác giả. Hầu như chắc chắn là luật pháp quốc tế nghiêm cấm bất cứ hành động quân sự nào của Nhật Bản (hoặc Hoa Kỳ) nhằm bảo vệ Đài Loan trước một cuộc tấn công từ Trung Quốc. Continue reading “Tại sao giúp phòng vệ Đài Loan là bất hợp pháp?”