Tại sao Marx sai?

Nguồn: Carl Bildt, “Why Marx Was Wrong”, Project Syndicate, 09/05/2018.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Karl Marx đã làm cho nhiều người quan tâm tới các tác phẩm của ông, cùng với việc khánh thành bức tượng tại quê nhà của ông ở Trier, Đức.

Tại lễ kỷ niệm chủ nghĩa Marx ở Bắc Kinh vào tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố, “như ánh mặt trời ló rạng, học thuyết này đã soi sáng con đường cho nhân loại khám phá quy luật của lịch sử và tìm đường giải phóng chính mình.” Ông còn tuyên bố rằng Marx “đã chỉ ra con đường lý thuyết khoa học để tiến tới một xã hội lý tưởng nơi mọi người được hưởng sự bình đẳng và tự do, không còn áp bức hay bóc lột.” Continue reading “Tại sao Marx sai?”

Bài toán khó của Mỹ trong quan hệ với Pakistan

Nguồn: Richard N. Haass, “The Pakistan Conundrum?”, Project Syndicate, 12/01/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Harold Brown, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, được cho là đã mô tả cuộc chạy đua vũ trang giữa Hoa Kỳ và Liên Xô như sau: “Khi chúng ta phát triển vũ khí, họ cũng phát triển. Khi chúng ta dừng lại, họ vẫn tiếp tục.”

Dưới góc nhìn của chính phủ Mỹ, thực trạng mối quan hệ với Pakistan có sự tương đồng đáng kể. Khi chúng ta ủng hộ Pakistan, họ làm những việc chúng ta không muốn; và khi chúng ta trừng phạt Pakistan, họ vẫn làm những điều trái ý chúng ta.

Còn đối với Pakistan, quá khứ quan hệ song phương đa phần là câu chuyện của những phản bội lặp đi lặp lại, trong đó điển hình là việc Mỹ trở nên gần gũi với Pakistan rồi đột nhiên cắt viện trợ bất cứ lúc nào giới lãnh đạo nước này thấy cần thiết. Continue reading “Bài toán khó của Mỹ trong quan hệ với Pakistan”

Sự thống trị của đồng đô la đã đến hồi kết?

Nguồn: Barry Eichengreen, “The Demise of Dollar Diplomacy?”, Project Syndicate, 11/10/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mark Twain chưa bao giờ nói rằng “các báo cáo về cái chết của tôi đã bị thổi phồng hơi quá.” Song câu trích dẫn sai này nghe “hài hước” tới mức người ta khó có thể nào quên được nó. Và không đâu ý tưởng ẩn chứa đằng sau nó lại phù hợp hơn với việc thảo luận về vai trò quốc tế của đồng đô la.

Các học giả từng nhắc tới những ngày tàn cuối cùng trong sự thống trị toàn cầu của đồng đô la kể từ những năm 1960, và cho đến nay đã hơn nửa thế kỷ. Điều này được thể hiện qua tần suất xuất hiện cụm từ “hồi kết của đồng đô la” trong tất cả các ấn bản bằng tiếng Anh do Google thống kê. Continue reading “Sự thống trị của đồng đô la đã đến hồi kết?”

Những phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo vĩ đại

Nguồn: Kishore Mahbubani & Klaus Schwab, “What Makes a Great Leader?”, Project Syndicate, 09/08/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cách đây không lâu, trong một bữa tối ở Singapore, chúng tôi đã cố xác định những phẩm chất nào sẽ giúp tạo nên một nhà lãnh đạo vĩ đại. Đối với Klaus, có năm yếu tố cốt lõi là trái tim, trí tuệ, sức khỏe, can đảm và tâm hồn. Còn với Kishore, lòng thương cảm, tính cẩn trọng và sự dũng cảm là cốt yếu, tương tự là khả năng xác định tài năng và hiểu được các vấn đề phức tạp. Phạm vi của sự trùng lặp giữa hai ý kiến nói lên được nhiều điều.

Việc hai danh sách trên đều bắt đầu với “trái tim” hoàn toàn không phải là tình cờ. Như lời Nelson Mandela và Mahatma Gandhi, một nhà lãnh đạo không thể trở nên vĩ đại mà không thể hiện sự cảm thông sâu sắc với đồng bào mình, một thái độ giúp tiếp lửa cho cuộc đấu tranh chống lại bất công mà những người dân đó đang phải đối mặt. Continue reading “Những phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo vĩ đại”

Thế giới sau khi nền Hòa bình kiểu Mỹ kết thúc

Nguồn: Ian Buruma, “Life After Pax Americana”, Project Syndicate, 06/06/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trật tự hậu 1945 do Mỹ thiết lập tại châu Âu và Đông Á đã bị lung lay đến nay đã một thời gian. Quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về khí hậu của Tổng thống Donald Trump chỉ khiến quá trình này diễn ra nhanh hơn mà thôi.

Lần đầu tiên kể từ sau những năm đầu nắm chức tổng thống của Tướng Charles de Gaulle ở Pháp, một nhà lãnh đạo lớn của phương Tây, Thủ tướng Đức Angela Merkel, đã công khai tuyên bố rằng châu Âu không còn có thể trông đợi vào vai trò lãnh đạo của Mỹ. Nghe có vẻ trớ trêu, khi tuyên bố này lại xuất phát từ một người Đức đồng thời là người ủng hộ quan hệ đối tác giữa Tây Âu và Hoa Kỳ (Atlanticist), song nó lại rất hợp lý, vì nước Đức, trong quá trình chuyển đổi từ chế độ độc tài hà khắc sang nền dân chủ tự do ôn hòa, cần Mỹ hơn bất cứ quốc gia nào khác. Continue reading “Thế giới sau khi nền Hòa bình kiểu Mỹ kết thúc”

Làm sao quản lý tương lai trí thông minh nhân tạo?

Nguồn: Maciej Kuziemski, “Democratizing Artificial Intelligence”, Project Syndicate, 02/05/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trí thông minh nhân tạo (artificial intelligence – AI) đang là biên giới công nghệ cần chinh phục tiếp theo, nó có tiềm năng thiết lập hay phá vỡ trật tự thế giới. Cuộc cách mạng AI có thể đưa tầng lớp người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói và đổi mới các định chế yếu kém, nhưng nó cũng có thể là công cụ bảo vệ sự bất công và gia tăng bất bình đẳng. Kết quả sẽ phụ thuộc vào công tác quản lý những thay đổi sắp tới của chúng ta.

Tiếc là, trong quá trình quản lý các cuộc cách mạng công nghệ, con người lại có một lịch sử thành tích khá nghèo nàn. Hãy xét trường hợp của Internet, thứ có tác động to lớn lên các xã hội trên toàn thế giới, thay đổi cách thức chúng ta giao tiếp, làm việc và giải trí. Và nó cũng đang làm xáo trộn một số lĩnh vực kinh tế, buộc nhiều mô hình kinh doanh tồn tại bấy lâu phải thay đổi, đồng thời tạo ra một số ngành hoàn toàn mới. Continue reading “Làm sao quản lý tương lai trí thông minh nhân tạo?”

Lý giải chính sách chống nhập cư của Trump

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Refugees as Weapons of Mass Destruction”, Project Syndicate, 27/02/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè năm 2015, cựu Thủ tướng Canada Stephen Harper có vẻ như sẽ đắc cử lần thứ tư liên tiếp trong cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 10 năm ấy. Tuy nhiên, Đảng Bảo thủ của ông chỉ giành được 99 trong tổng số 338 ghế tại Hạ viện. Đảng này không giành được một đơn vị bầu cử nào tại Toronto hay toàn bộ vùng bờ biển Đại Tây Dương. Thay vào đó, Đảng Tự do do Justin Trudeau lãnh đạo đã chiếm được số ghế lớn thứ hai tại nghị viện trong lịch sử của mình, 184 ghế, dù xuất phát điểm chỉ ở vị trí thứ ba thời gian đầu chiến dịch tranh cử.

Tình thế đảo ngược vận may nhanh chóng này bị tác động bởi các sự kiện diễn ra cách đó hàng nghìn dặm. Vào đầu giờ ngày 2 tháng 9 năm 2015, tại Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ, một gia đình người Kurd gốc Syria đã lên một chiếc xuồng để sang Hy Lạp. Vài phút sau, chiếc xuồng bị lật úp, Rihanna Kurdi cùng hai con là Ghalib và Aylan bị chết đuối. Một nhiếp ảnh gia người Thổ Nhĩ Kỳ có tên Nilüfer Demir đã cho đăng lên Twitter bức ảnh xác của cậu bé 3 tuổi Aylan Kurdi nằm trên bờ biển. Bức ảnh gây chấn động thế giới và nó cũng chấm dứt sự nghiệp chính trị của Harper. Continue reading “Lý giải chính sách chống nhập cư của Trump”

Cách các đồng minh châu Á của Mỹ sống sót dưới tay Trump

Nguồn: Anne-Marie Slaughter & Mira Rapp‑Hooper, “How America’s Asian Allies Can Survive Trump”, Project Syndicate, 24/01/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dựa vào hành vi của Tổng thống Mỹ Donald Trump kể từ sau khi thắng cử, cũng như qua thông điệp rõ ràng theo hướng biệt lập chủ nghĩa trong tuyên bố nhậm chức của ông, có vẻ như sẽ an toàn nếu đánh giá rằng chính sách đối ngoại của chính quyền Trump sẽ xóa tan nhiều giả định lâu nay về vai trò của Mỹ trên thế giới. Điều này có thể sẽ gây hoang mang lớn cho các đồng minh châu Á của Mỹ.

Vẫn còn quá sớm để kết luận chính xác ý nghĩa thực sự mà nhiệm kỳ tổng thống của Trump có thể có đối với châu Á là gì. Rất nhiều khả năng có thể xảy ra. Trump có thể đảo ngược chính sách “xoay trục” chiến lược sang châu Á của Tổng thống Barack Obama, để cho khu vực này nằm trong tình trạng hỗn mang. Cũng có thể ông vẫn duy trì sự tập trung vào châu Á, song bằng một cách thức tiếp cận thiên về quân sự hơn. Hoặc ông có thể cùng Trung Quốc tạo nên thứ gọi là G2 của hai cường quốc lớn nhất thế giới. Continue reading “Cách các đồng minh châu Á của Mỹ sống sót dưới tay Trump”

Triển vọng quan hệ Nhật – Mỹ – Nga dưới thời Trump

Nguồn: Bill Emmott, “Japanese Foreign Policy in the Trump Era”, Project Syndicate, 13/12/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tháng 12/2016 sẽ là tháng hòa giải đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đó là khi ông có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo của hai quốc gia đã đối đầu Nhật Bản trong Thế chiến II: Hoa Kỳ và Nga.

Có khả năng ông Abe sẽ đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin, sau đó không lâu sẽ là cuộc hội đàm giữa ông và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nhưng các sự kiện này thực chất là dấu hiệu báo trước một tương lai bất ổn và khó khăn đối với Nhật Bản cũng như toàn bộ khu vực Đông Á. Continue reading “Triển vọng quan hệ Nhật – Mỹ – Nga dưới thời Trump”

Nước Nga đã sống sót như thế nào?

Nguồn: Anders Åslund, “How Russia Stays Afloat,” Project Syndicate, 28/11/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tính bền vững trong dài hạn của nền kinh tế Nga là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Chủ nghĩa thân hữu đang tràn lan, và việc Nga phụ thuộc nặng nề vào doanh thu từ dầu mỏ đồng nghĩa với việc nước này sẽ phải chịu ảnh hưởng bất cứ khi nào giá dầu giảm. Song nếu chúng ta học được gì từ Liên Xô thì đó là các hệ thống không bền vững vẫn có thể sống sót qua nhiều năm.

Hệ thống của nước Nga ngày nay khiến tôi nhớ về hệ thống của Liên Xô mà tôi từng trải nghiệm vào năm 1983, khi đang sinh sống ở Moskva, còn vị giám đốc KGB cứng rắn Yuri Andropov (còn gọi là “Tên đồ tể của Budapest”)[1] vẫn đang nắm quyền (dù sức khỏe đã yếu). Những đặc trưng chung của hai nền kinh tế, khi đó và bây giờ, bao gồm giá dầu thấp, một hệ tư tưởng kinh tế phi thực tế, nhà nước sở hữu các ngành công nghiệp chủ đạo, và chế độ chuyên chế. Continue reading “Nước Nga đã sống sót như thế nào?”

Đảng Cộng hòa có thể thao túng chính trị Mỹ ra sao?

us-politics

Nguồn: Alfred Stepan, “Unchecked Trump?Project Syndicate, 12/11/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cuộc bầu cử tại Mỹ năm 2016 – trao cho Đảng Cộng hòa quyền kiểm soát vị trí tổng thống, Thượng viện, và Hạ viện – ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống kiểm soát và cân bằng (checks and balances) vốn được ca ngợi và được đặt ra trong hiến pháp nước này? Theo tôi, nó gần như đã loại bỏ hệ thống này.

Các biện pháp kiểm soát và cân bằng do ngành tư pháp tạo ra chắc chắn đang bị đe dọa. Trừ khi Đảng Dân chủ sử dụng thủ thuật filibuster liên tục, Đảng Cộng hòa sẽ có thể lấp đầy vị trí thẩm phán còn trống trong Tối cao Pháp viện mà họ đã ngăn Tổng thống Barack Obama của Đảng Dân chủ đề cử. Và Tối cao Pháp viện gồm nhiều thành viên lớn tuổi có thể sẽ sớm để lại nhiều ghế trống hơn – những vị trí hiện do các thẩm phán theo xu hướng tự do chủ nghĩa và trung dung nắm giữ. Do đó, Đảng Cộng hòa có cơ hội tốt để xây dựng một đa số bảo thủ trong Tối cao Pháp viện gồm chín thành viên có thể kéo dài trong nhiều thập niên, đặc biệt là nếu họ tiếp tục giành ghế tổng thống vào năm 2020. Continue reading “Đảng Cộng hòa có thể thao túng chính trị Mỹ ra sao?”

Thỏa hiệp: Công thức cho hòa bình Trung Đông

mareliasinstitutedove

Nguồn: Nabil Fahmy, “Managing compromise in the Middle East”, Project Syndicate, 21/10/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Đông, đặc biệt là thế giới Ả-rập, đang trải qua một giai đoạn thay đổi căn bản với nhiều thách thức nghiêm trọng. Tuy nhiên, khu vực này lại không có được sự đồng thuận ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế về những yếu tố tạo nên những thay đổi đó, trên toàn khu vực lẫn ở từng xã hội riêng lẻ, khiến việc giải quyết các thách thức mà khu vực này gặp phải đang trở nên rất phức tạp.

Hiển nhiên cộng đồng quốc tế đóng một vai trò trung tâm trong việc hỗ trợ cải cách xã hội và kinh tế trong khu vực, đồng thời thúc đẩy các chính phủ có được quyết tâm cũng như đường hướng nhằm thực hiện những thay đổi cần thiết. Song, điều quan trọng hơn cả đó là người Ả-rập cần có một tầm nhìn hướng về phía trước bằng cách thừa nhận những thách thức mà họ gặp phải, cũng như bản thân họ phải có trách nhiệm đối với vận mệnh của chính mình. Continue reading “Thỏa hiệp: Công thức cho hòa bình Trung Đông”

Vì sao Ấn Độ không thể tiếp tục nhẫn nhịn Pakistan?

ind-pak

Nguồn: Shashi Tharoor, “India Stops Turning the Other Cheek,” Project Syndicate, 11/10/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong hai thập niên rưỡi qua, Pakistan đã theo đuổi một chính sách chèn ép Ấn Độ mang tên “cái chết bằng ngàn vết cắt” – nhuốm máu đất nước này bằng các cuộc tấn công khủng bố liên miên, thay vì nỗ lực đối đầu quân sự công khai mà không thể giành phần thắng trước các lực lượng truyền thống ưu việt của Ấn Độ. Logic của chính sách này là Ấn Độ sẽ phản ứng một cách kiềm chế bởi Ấn Độ không có ý định chấm dứt các kế hoạch phát triển kinh tế đầy tham vọng, cũng như chính phủ nước này chưa sẵn sàng đối mặt với rủi ro chiến tranh hạt nhân.

Nhưng hình mẫu dễ đoán và lặp lại của quan hệ Ấn Độ-Pakistan đã bất ngờ bị phá vỡ hôm 29 tháng 9, khi Tổng Chỉ huy các Chiến dịch Quân sự (DGMO), Trung tướng Ranbir Singh, thông báo rằng lính đặc nhiệm Ấn Độ đã tiến hành các cuộc “tấn công phẫu thuật” (surgical strikes – các cuộc tấn công nhanh và chính xác – NBT) dọc Ranh giới Kiểm soát (LoC) ở Kashmir, đường biên giới quốc tế thực tế giữa hai nước. Continue reading “Vì sao Ấn Độ không thể tiếp tục nhẫn nhịn Pakistan?”

Biểu tượng lãnh đạo trong thế giới toàn cầu hóa

putin-merkell

Nguồn: Harold James, “Leadership icons of globalized world”, Project Syndicate, 06/09/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong thời đại văn hóa toàn cầu ngày nay, xuất hiện những mô hình đơn giản giúp giải mã rất nhiều các vấn đề phức tạp, trong đó Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin đại diện cho những mẫu hình lãnh đạo quốc gia đối lập nhau. Cũng giống như nhiều nhà lãnh đạo thời trước, các hình tượng này thường có một nhân vật tương phản, giống như biểu tượng âm dương, thứ hình thành nên một đường phân định rõ rệt giữa hai thế giới quan khác biệt.

Điều đó hoàn toàn đúng trong những giai đoạn căng thẳng về chính trị và kinh tế trước đây. Ví dụ, sau Thế chiến I, khi các hệ thống chính trị dân chủ tan rã, nhiều nước trên thế giới đều ngóng trông vào hai nhà lãnh đạo Benito Mussolini của Ý và Vladimir Lenin của Nga trong việc xác định tương lai. Continue reading “Biểu tượng lãnh đạo trong thế giới toàn cầu hóa”

Tại sao cần khôi phục kiểm soát vũ khí ở châu Âu?

sigla_nato_1

Nguồn: Frank Walter Steinmeier, “Reviving Arms Control in Europe”, Project Syndicate, 26/08/2016

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi tình hình an ninh tại châu Âu một lần nữa lại bị đe dọa. Vì vậy, một lần nữa, an ninh châu Âu lại là chủ đề bàn luận chính trong chương trình nghị sự chính trị của chúng ta.

Đã có nhiều dấu hiệu báo trước một cuộc đối đầu giữa các khối thù địch thậm chí trước cả khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra năm 2014. Thế nhưng, lần chạm trán mới này lại không được định hình bởi sự thù địch giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản, mà bởi một cuộc tranh chấp về trật tự xã hội và chính trị, bao gồm các vấn đề tự do, dân chủ, pháp quyền và nhân quyền, cũng như bởi sự giành giật phạm vi ảnh hưởng địa chính trị. Continue reading “Tại sao cần khôi phục kiểm soát vũ khí ở châu Âu?”

Putin có thực sự muốn Trump làm Tổng thống?

PUTIN-TRUMP

Nguồn: Nina Khrusheva, “Does Putin really want a Trump presidency?”, Project Syndicate, 03/08/2016

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các vụ bê bối thư điện tử đang gây bất lợi cho ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Thứ nhất, bà Clinton từng bị phát hiện sử dụng một hệ thống máy chủ cá nhân trong công việc khi còn là Ngoại trưởng Mỹ, do đó Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã tiến hành điều tra và chỉ trích bà vì đã “quá bất cẩn.” Giờ đây những tin tặc mà Mỹ nhận định hiện đang làm việc cho Nga đã thông qua Wikileaks tiết lộ một loạt các email của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (DNC), trong đó đề cập tới việc các lãnh đạo của DNC ủng hộ bà Clinton trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng này. Ngoài ra, các tin tặc của Nga còn bị nghi ngờ đã xâm nhập vào các hệ thống máy tính được sử dụng để phục vụ các chiến dịch tranh cử của bà Clinton. Continue reading “Putin có thực sự muốn Trump làm Tổng thống?”

‘Ngoại giao ngân phiếu’ của Đài Loan đã hết thời

taiwandip

Nguồn: James Baron, “Taiwan’s friend-buying days are over”, East Asia Forum, 15/07/2016

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tân Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đang phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu bà tiếp tục đường lối thân thiện với Trung Quốc của người tiền nhiệm của Quốc Dân Đảng (KMT) Mã Anh Cửu, có thể bà sẽ làm mếch lòng các đảng viên chủ trương độc lập trong Đảng Dân Tiến (DPP) của bà. Phương án thay thế còn đáng lo ngại hơn, đó là việc khiêu khích Trung Quốc sau nhiều năm đi lại thân tình giữa hai bên.

Không đâu tình hình lại bất ổn như trong chính sách đối ngoại, bởi vì nó gắn với mối quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan. Bà Thái đang bị hạn chế hành động bởi thành công rõ rệt của ông Mã với Bắc Kinh, một thành công dựa trên việc ‘đình chiến’ ngoại giao. Thỏa thuận không chính thức này đã chấm dứt ‘chính sách ngoại giao đôla’ và chiến dịch lôi kéo đồng minh mang tính trả đũa nhau vốn gây ra điều tiếng cho chính quyền Tổng thống Trần Thủy Biển, người tiền nhiệm của ông Mã. Continue reading “‘Ngoại giao ngân phiếu’ của Đài Loan đã hết thời”

Eduard Shevardnadze: ‘Cáo già’ chính trị của Gruzia

shevardnadze

Nguồn: Nina Khrusheva, “The Silver Fox of Dictatorship and Democracy”, Project Syndicate, 09/07/2014

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong suốt những năm cầm quyền với biệt danh “con cáo bạc”, con đường thăng tiến của Eduard Shevardnadze dường như rất thuận lợi, từ vị trí lãnh đạo Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô-viết Gruzia, Ủy viên Bộ Chính trị của Điện Kremlin đến chức Bộ trưởng Ngoại giao mang tư tưởng cải cách của Mikhail Gorbachev. Sau khi Liên Xô tan rã, ông trở thành Tổng thống Gruzia thân phương Tây và trớ trêu thay, lại là nhân vật chống Gorbachev. Ông tự coi mình là vị anh hùng đã giải phóng Gruzia khỏi sự kiểm soát chặt chẽ của Nga. Ông cũng là một trong những chính khách tham nhũng nhiều nhất mà đất nước ông từng chứng kiến. Continue reading “Eduard Shevardnadze: ‘Cáo già’ chính trị của Gruzia”

Tư duy cải cách của Triệu Tử Dương và biến cố Thiên An Môn

trieu tu duong

Nguồn: Bao Tong, “Remembering Zhao Ziyang”, Project Syndicate, 17/01/2005

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào thời điểm khi Triệu Tử Dương [Zhao Ziyang, Tổng bí Thư ĐCS Trung Quốc từ 1/11/1987 đến 23/6/1989] qua đời năm 2005, ông đã phải sống trong điều kiện bị hoàn toàn cô lập khỏi xã hội Trung Quốc do bị quản thúc tại gia bất hợp pháp suốt 16 năm, một điều khiến cho cả luật pháp lẫn Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải thấy xấu hổ.

Sự bức hại Triệu Tử Dương là sự bức hại một nhà lãnh đạo tận tâm, người đã cống hiến những nỗ lực đột phá trong hơn một thập niên giúp mở đường cho công cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc. Vào cuối thập niên 1970, nông dân Trung Quốc từ lâu đã mất quyền sở hữu ruộng đất do tập thể hóa và việc thành lập các Công xã Nhân dân. Đó là quyền mà họ chưa bao giờ giành lại được. Tuy nhiên, Triệu Tử Dương là người đầu tiên ủng hộ việc trao lại quyền tự chủ cho nông dân và khởi xướng các đợt thử nghiệm đầu tiên để bãi bỏ Công xã Nhân dân. Continue reading “Tư duy cải cách của Triệu Tử Dương và biến cố Thiên An Môn”

Mật ước Sykes-Picot đổ vỡ sau 100 năm tồn tại

sykespicotmap

Nguồn: Joschka Fischer, “Sykes-Picot, Middle East Underwriter, Dead at 100”, Project Syndicate, 23/05/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 16 tháng 5 năm 1916, ngay giữa Thế chiến I, Anh và Pháp đã ký một mật ước ở London. Thỏa thuận với tên gọi chính thức là Hiệp định Tiểu Á (Asia Minor Agreement), do hai nhà ngoại giao Mark Sykes và François Georges-Picot đàm phán, đã xác định số phận và trật tự chính trị ở Trung Đông kể từ đó. Nhưng chẳng bao lâu nữa điều này sẽ thay đổi.

Cách đây một thế kỷ, những cường quốc sẽ sớm giành chiến thắng ở châu Âu, quan tâm đến việc phân chia khu vực (lúc bấy giờ là phần lãnh thổ của Đế chế Ottoman), đã vẽ một “đường trên cát” (như tác giả James Barr mô tả) trải dài từ cảng Acre trên bờ Địa Trung Hải thuộc miền Nam Palestine tới Kirkuk ở phía Bắc Iraq, sát biên giới với Iran. Tất cả lãnh thổ nằm phía bắc đường kẻ, cụ thể là Libăng và Syria, sẽ thuộc về Pháp. Các lãnh thổ nằm phía nam gồm Palestine, Transjordan và Iraq sẽ thuộc về Anh, nước chủ yếu tìm cách bảo vệ lợi ích của mình dọc Kênh đào Suez, tuyến hàng hải chính dẫn tới Ấn Độ thuộc Anh (British India). Continue reading “Mật ước Sykes-Picot đổ vỡ sau 100 năm tồn tại”