Chiến dịch ‘Thế giới ngầm’ trong Thế chiến II là gì?

Lucky_Luciano_mugshot_1931-E

Nguồn:What was Operation Underworld?”, History.com, 16/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Để ngăn chặn tình trạng bị địch phá hoại ở trong nước thời kỳ Thế Chiến II, chính phủ Mỹ đã bí mật nhờ tới sự giúp đỡ của một đối tác không tưởng:  các băng nhóm Mafia.

Vào chiều ngày 9 tháng 2 năm 1942, khói bao phủ khu vực phía tây của Manhattan khi một ngọn lửa nhấn chìm tàu SS Normandie, một tàu chở khách cao cấp lớn của Pháp được cải tạo thành tàu vận chuyển binh lính Mỹ phục vụ Thế Chiến II. Mặc dù các nhân chứng báo cáo rằng tia lửa từ máy hàn ô-xy của công nhân đã gây ra trận hỏa hoạn, nhiều người sợ rằng thủ phạm chính là những kẻ phá hoại do Đức Quốc xã tuyển dụng, đặc biệt là sau vụ bắt giữ 33 điệp viên Đức chỉ vài tháng trước đó. Continue reading “Chiến dịch ‘Thế giới ngầm’ trong Thế chiến II là gì?”

Ngài White đỏ: Tại sao cha đẻ IMF làm gián điệp cho Liên Xô? (P2)

Harry-Dexter-White-cropped-for-home-page

Nguồn: Benn Steil, “Red White: Why a Founding Father of Postwar Capitalism Spied for the Soviets”, Foreign Affairs, March/April 2013.

Biên dịch: Nguyễn Chi Lan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Xem thêm: Phần 1

“Tín điều của tôi chính là tín điều của nước Mỹ”

Vào mùa hè năm 1948, Bentley và Chambers đã công khai buộc tội White làm gián điệp cho Liên Xô, lời buộc tội mà White đã hoàn toàn phủ nhận trước Ủy ban Hạ Viện điều tra hoạt động chống phá nước Mỹ (HUAC).[1] Vào sáng ngày 13 tháng Tám, White bước vào phòng ủy ban chật kín người với những ánh đèn flash nhấp nhoáng. Đối mặt với ủy ban đằng sau một rừng microphone, ông giơ tay phải lên và đọc lời thề. Trong lời mở đầu, ông bắt đầu với tuyên bố mình là một người Mỹ trung thành theo truyền thống tiến bộ: Continue reading “Ngài White đỏ: Tại sao cha đẻ IMF làm gián điệp cho Liên Xô? (P2)”

Ngài White đỏ: Tại sao cha đẻ IMF làm gián điệp cho Liên Xô? (P1)

white

Nguồn: Benn Steil, “Red White: Why a Founding Father of Postwar Capitalism Spied for the Soviets”, Foreign Affairs, March/April 2013.

Biên dịch: Nguyễn Chi Lan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đến lúc cuộc khủng hoảng tài chính 2008 nổ ra và dẫn theo đó là thời kì suy thoái kinh tế toàn cầu, các chính trị gia, học giả và các nhà kinh tế học lại bắt đầu tưởng nhớ đến hệ thống Bretton Woods. Vào tháng Bảy năm 1944, ngay giữa Thế chiến II, đại diện của 44 quốc gia đã tề tựu ở thị trấn hẻo lánh thuộc New Hampshire này để gây dựng nên một thứ chưa từng có trước đây: một hệ thống tiền tệ toàn cầu được điều hành bởi một cơ quan quốc tế. Bản vị vàng hồi cuối thế kỉ 19 – nền tảng được tạo dựng một cách tự nhiên của quá trình toàn cầu hóa kinh tế lần thứ nhất – đã sụp đổ trong cuộc chiến tranh thế giới trước đó. Các nỗ lực để hồi sinh nó vào những năm 1920 chỉ toàn gặp phải những thất bại thảm hại. Các nền kinh tế và việc trao đổi thương mại sụp đổ; căng thẳng biên giới ngày càng tăng. Continue reading “Ngài White đỏ: Tại sao cha đẻ IMF làm gián điệp cho Liên Xô? (P1)”

Vụ án Dreyfus là gì?

2015-10-17-02-1

Nguồn: “What was the Dreyfus affair?”, History.com (truy cập ngày 17/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Vụ án Dreyfus là một vụ bê bối đã làm chấn động nước Pháp vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi một đại úy pháo binh gốc Do Thái trong quân đội Pháp, Alfred Dreyfus (1859 – 1935), bị kết án oan tội giao nộp bí mật quân sự Pháp cho Đức. Năm 1894, sau khi một gián điệp của Pháp trong Đại sứ quán Đức ở Paris phát hiện một lá thư bị xé nát trong thùng rác có nét chữ được cho là giống của Dreyfus, vị đại úy này đã bị đưa ra tòa án binh, bị kết tội phản quốc và phải chịu án chung thân trên đảo Quỷ ngoài khơi vùng Guiana thuộc Pháp. Trong một buổi lễ công khai diễn ra ở Paris sau khi tòa tuyên án, Dreyfus bị xé phù hiệu khỏi quân phục, gươm của ông bị đập gãy và ông bị giải đi trước một đám đông liên tục gào thét “Tử hình Judas,[1] tử hình tên Do Thái”. Continue reading “Vụ án Dreyfus là gì?”

Cách CIA điều hành một ‘gián điệp tỷ đô’ ở Moskva

1436220597601

Nguồn: David E. Hoffman, “How the CIA ran a ‘billion dollar spy’ in Moscow”, The Washington Post, 04/7/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Xem thêm: CIA, cuộc đảo chính chống lại Allende và sự nổi lên của Pinochet

Điệp viên đã biến mất.

Ông là điệp viên có giá trị và thành công nhất trong lòng Liên Xô mà Hoa Kỳ đã điều hành trong hai thập niên. Các tài liệu và bản vẽ của ông đã mở khóa những bí mật về nghiên cứu vũ khí và radar của Liên Xô cho tới nhiều năm trong tương lai. Ông đã lén đưa các bảng mạch và bản thiết kế ra khỏi phòng thí nghiệm quân sự của mình. Hoạt động gián điệp của ông giúp đưa Hoa Kỳ lên vị trí thống trị các vùng trời trong chiến đấu trên không và xác nhận các lỗ hổng của hệ thống phòng không Liên Xô – nó cho thấy rằng tên lửa hành trình và máy bay ném bom chiến lược của Mỹ có thể bay mà không bị radar phát hiện.

Vào cuối thu và đầu đông năm 1982, CIA đã mất liên lạc với ông ta. Năm cuộc hẹn gặp đều bị bỏ lỡ. Hoạt động giám sát của KGB được tiến hành trên khắp đường phố. Ngay cả các nhân viên CIA “có vỏ bọc rất kín” tại căn cứ Moskva mà KGB không hề biết cũng không thể vượt qua được. Continue reading “Cách CIA điều hành một ‘gián điệp tỷ đô’ ở Moskva”

Cuộc chiến tình báo mới giữa Trung Quốc và Mỹ

Nguồn: Peter Mattis, “China’s New Intelligence War Against The United States”, War on the Rocks30/7/2015.

Biên dịch: Hoàng Cao Quyền | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Mối đe doạ liên quan tới tình báo Trung Quốc sắp có những thay đổi to lớn khi mới đây các tin tặc được cho là có liên quan tới cơ quan tình báo dân sự của Trung Quốc – Bộ An ninh quốc gia (MSS) – đã thu được hàng triệu hồ sơ cá nhân từ Văn phòng Quản lý Nhân sự Mỹ (OPM). Mặc dù chưa biết rõ tổng mức thiệt hại là bao nhiêu, vụ việc đã dấy lên bao nỗi lo sợ về lỗ hổng dữ liệu được thu thập qua quá trình kiểm tra lý lịch an ninh bảo mật, bao gồm cả thông tin liên lạc quốc gia ở nước ngoài. Các chuyên gia an ninh đã đúng khi cho rằng loại thông tin này là cả một kho báu đối với cơ quan tình báo nào đang cố gắng thâm nhập các tổ chức an ninh quốc gia Mỹ. Kho tàng này có giá trị sử dụng rất lớn, và đối với MSS, những thông tin như vậy sẽ cung cấp nền tảng cho các chiến dịch gián điệp mới chống lại nước Mỹ, qua đó chứng tỏ giá trị của mình đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc – những người luôn hoài nghi về những gì MSS có thể mang lại. Dữ liệu của OPM đã đem lại cho cơ quan tình báo Trung Quốc một cách thức mới tập trung vào các công dân Mỹ “quan trọng”, thay vì lệ thuộc vào khả năng sáng tạo của cá nhân các đặc vụ trong việc tìm cách kết nối lực lượng tình báo nội địa Trung Quốc với các chuyên gia trong lĩnh vực an ninh quốc phòng ở nước ngoài. Continue reading “Cuộc chiến tình báo mới giữa Trung Quốc và Mỹ”

Bộ tứ gián điệp Cambridge

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 23/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Maclean, Burgess, Philby và Blunt là các thành viên của tổ chức tình báo KGB[1]. Họ thâm nhập vào hệ thống tình báo Anh và chuyển các thông tin tối mật cho Liên Xô trong Thế chiến thứ hai và thời gian đầu của Chiến tranh Lạnh.

Các thành viên thuộc tổ chức này gồm Donald Maclean (1913 – 1983), Guy Burgess (1911 – 1963), Harold ‘Kim’ Philby (1912 – 1988) và Anthony Blunt (1907 – 1983). Một số người khác được cho là cũng thuộc nhóm này như John Cairncross. Blunt gia nhập đảng cộng sản đầu thập niên 1930 và được tuyển chọn vào tổ chức NKVD (sau này là KGB) – cơ quan an ninh của Liên Xô. Khi còn giảng dạy tại Đại học Cambridge, Blunt đã tác động để tuyển chọn ba người còn lại, lúc này đều là sinh viên học tại trường. Continue reading “Bộ tứ gián điệp Cambridge”

11/05/1988: Điệp viên hai mang Kim Philby qua đời

PD*33643562

Nguồn:Kim Philby dies,” History.com (truy cập ngày 10/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 11 tháng 5 năm 1988, Kim Philby, cựu sĩ quan của Cục tình báo mật Anh Quốc (MI6) và là gián điệp hai mang của Liên Xô, qua đời tại Moskva ở tuổi 76. Philby có lẽ là một trong những người nổi tiếng nhất trong nhóm quan chức chính phủ Anh từng làm điệp viên cho Nga từ những năm 1930 đến những năm 1950.

Philby xuất thân từ một giai tầng có địa vị và được kính trọng trong xã hội Anh. Ông theo học Trường Trinity College thuộc Đại học Cambridge hồi đầu những năm 1930, và dần theo đuổi sự nghiệp chính trị cấp tiến. Năm 1934, ông tới Vienna, nơi ông gặp và cưới, rồi nhanh chóng ly dị, với một người phụ nữ trẻ là thành viên của Đảng Cộng sản Áo. Sau này Philby thừa nhận chính phủ Liên Xô đã tuyển dụng ông làm gián điệp cho họ ở Vương quốc Anh trong thời gian này. Continue reading “11/05/1988: Điệp viên hai mang Kim Philby qua đời”

#234 – CIA, cuộc đảo chính chống lại Allende và sự nổi lên của Pinochet

130911125935-chile-coup-11-horizontal-gallery

Nguồn: Jack Devine,[1] “What Really Happened in Chile – The CIA, the Coup Against Allende, and the Rise of Pinochet”, Foreign Policy, July/August 2014, pp. 26-35.

Biên dịch: Võ Kim Hà | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Vào ngày 9/11/1973, khi tôi đang ăn trưa tại Da Carla, một nhà hàng Ý ở Santiago, Chile, thì một đồng nghiệp đến bàn tôi và thì thầm vào tai: “Gọi về nhà ngay; có chuyện khẩn”. Thời gian này tôi đang làm điệp viên ngầm của CIA. Chile là nhiệm sở đầu tiên của tôi ở nước ngoài, và đối với một người phụ trách tổ chức tình báo còn trẻ và nhiệt huyết, đây là một công việc đáng mơ ước. Trong nhiều tháng qua ở Chile đã lan truyền tin đồn về một cuộc đảo chính quân sự nhằm lật đổ tổng thống theo chủ nghĩa xã hội Salvador Allende. Cũng đã có một lần đảo chính hụt. Những đối thủ của Allende đổ xuống đường. Các cuộc đình công lao động và sự xáo trộn nền kinh tế khiến cho các mặt hàng nhu yếu phẩm trở nên khan hiếm. Thỉnh thoảng lại có bom phát nổ làm chấn động thủ đô. Cả đất nước kiệt sức và căng thẳng. Nói cách khác, đây chính xác là loại địa điểm mà mọi điệp viên CIA mới qua đào tạo muốn tới. Continue reading “#234 – CIA, cuộc đảo chính chống lại Allende và sự nổi lên của Pinochet”

#131 – Sâu máy tính Stuxnet và tương lai chiến tranh mạng

cyberattack_1805164b

Nguồn: James P. Farwell & Rafal Rohozinski (2011). “Stuxnet and the Future of Cyber War”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 53, No. 1, pp. 23-40.

Biên dịch và Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Phát hiện vào tháng 6/2010 rằng một sâu máy tính có tên gọi “Stuxnet” đã tấn công một cơ sở hạt nhân của Iran tại Natanz cho thấy rằng đối với chiến tranh mạng tương lai chính là lúc này. Stuxnet dường như đã nhiễm vào hơn 60.000 máy tính, quá nửa trong số đó là ở Iran; các nước khác cũng bị ảnh hưởng bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Azerbaijan, Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Anh, Australia, Phần Lan và Đức. Virus tiếp tục lan rộng và nhiễm vào các hệ thống máy tính thông qua internet, mặc dù sức phá hủy của nó giờ đây đã bị hạn chế bởi sự có mặt của các biện pháp khắc phục hiệu quả Continue reading “#131 – Sâu máy tính Stuxnet và tương lai chiến tranh mạng”