08/02/1887: Tổng thống Cleveland ký ban hành Đạo luật Dawes

Nguồn: Cleveland signs devastating Dawes Act into law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1887, Tổng thống Grover Cleveland đã ký ban hành Đạo luật Dawes Severalty, cho phép chính phủ phân chia đất đai tại các khu dành riêng cho người bản địa (da đỏ) Mỹ thành nhiều phần nhỏ và chia lại cho từng cá nhân trong bộ lạc. Đạo luật này cũng được gọi là Luật Phân Đất (General Allotment Act) vì nó làm thay đổi tư cách pháp lý của người Mỹ bản địa, từ các thành viên của bộ lạc trở thành các cá nhân chịu sự điều chỉnh của luật liên bang. Ngoài ra, việc giải tán nhiều bộ lạc cũng đã gây ra một cú sốc lớn lên chủ quyền bộ lạc.

Mục đích của Cleveland là nhằm khuyến khích người Mỹ bản địa hòa nhập vào nền văn hóa nông nghiệp Mỹ. Cleveland – người đã từng nói rằng: dù người dân ủng hộ chính phủ, chính phủ không nên hỗ trợ người dân – là người đứng đầu một chính phủ cải cách xã hội, nhưng vẫn còn bảo thủ về tài chính và không tin vào việc phân phát phúc lợi. Continue reading “08/02/1887: Tổng thống Cleveland ký ban hành Đạo luật Dawes”

07/02/1965: Máy bay Mỹ tấn công trả đũa Bắc Việt Nam

Nguồn: U.S. jets conduct retaliatory raids, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, trong một phần của Chiến dịch Hỏa Tiêu (Operation Flaming Dart), 49 máy bay phản lực của Hải quân Mỹ từ hai tàu sân bay Coral Sea và Hancock thuộc Hạm đội 7 đã thả bom và bắn tên lửa vào các doanh trại và các trạm dừng chân tại Đồng Hới – một khu huấn luyện du kích ở miền Bắc Việt Nam. Sau đó, được hộ tống bởi các máy bay phản lực của Mỹ, máy bay ném bom của quân đội miền Nam cũng đã tấn công vào trung tâm thông tin liên lạc quân sự của miền Bắc.

Đây là đòn trả đũa cho đợt tấn công của phe cộng sản vào Trại Holloway và Sân bay Pleiku ở Tây Nguyên, khiến 8 lính Mỹ thiệt mạng, 109 người khác bị thương, và 20 máy bay bị hư hỏng hoặc bị phá hủy hoàn toàn. Continue reading “07/02/1965: Máy bay Mỹ tấn công trả đũa Bắc Việt Nam”

06/02/1985: Học thuyết Reagan được công bố

Nguồn: The “Reagan Doctrine” is announced, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã nêu ra một số khái niệm quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình và tạo nên cái được gọi là Học thuyết Reagan (Reagan Doctrine.) Học thuyết này đã trở thành nền tảng cho sự ủng hộ của chính quyền Reagan dành cho “các chiến binh vì tự do” (freedom fighters) trên toàn cầu.

Reagan bắt đầu bình luận về chính sách đối ngoại của mình bằng một tuyên bố mạnh mẽ: “Tự do không phải là đặc quyền của một vài người được chọn; đó là quyền phổ quát của tất cả những ai là con Thiên Chúa.” Nhiệm vụ của nước Mỹ là nuôi dưỡng và bảo vệ tự do và dân chủ. Cụ thể hơn, Reagan tuyên bố rằng, “Chúng ta phải ủng hộ các đồng minh dân chủ của mình. Chúng ta không được phá vỡ niềm tin của những người đang mạo hiểm cuộc sống của họ – ở mọi châu lục, từ Afghanistan tới Nicaragua – để chống lại những đợt xâm lược do Liên Xô hỗ trợ và để bảo vệ những quyền mà chúng ta đã có từ khi sinh ra.” Ông kết luận: “Hỗ trợ cho các chiến binh tự do chính là tự phòng thủ.” Continue reading “06/02/1985: Học thuyết Reagan được công bố”

05/02/1960: Việt Nam CH yêu cầu Mỹ tăng viện trợ

Nguồn: South Vietnam requests more support, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã yêu cầu Washington tăng gấp đôi số sĩ quan thuộc Phái bộ Cố vấn Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (Military Assistance and Advisory Group, MAAG-Vietnam), từ 342 lên 685 người.

Nhóm cố vấn này được thành lập vào ngày 01/11/1955 để hỗ trợ về quân sự cho miền Nam Việt Nam. Nó đã thay thế cho Phái bộ Cố vấn Quân sự Hoa Kỳ tại Đông Dương (MAAG-Indochina), vốn đã và đang cung cấp viện trợ quân sự cho “lực lượng của Pháp và các nước liên quan ở Đông Dương” (là Campuchia, Lào và Việt Nam) theo mệnh lệnh của Tổng thống Harry S. Truman vào ngày 27/06/1950. Continue reading “05/02/1960: Việt Nam CH yêu cầu Mỹ tăng viện trợ”

04/02/1789: Cử tri Đoàn nhất trí bầu Washington làm Tổng thống

Nguồn: Washington unanimously elected by Electoral College to first and second terms, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1789, George Washington trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên và duy nhất giành được toàn bộ phiếu Cử tri Đoàn. Ông đã lập lại kỳ tích này trong lần tranh cử thứ hai vào năm 1792.

Nét đặc trưng trong bầu cử Tổng thống Mỹ ở thời kỳ đầu là dù Washington đã chiến thắng tuyệt đối trong kỳ bầu cử thì vẫn có một “người về thứ hai” là John Adams, người giữ chức Phó Tổng thống trong cả hai nhiệm kỳ của Washington. Thành viên Cử tri Đoàn bấy giờ phải bỏ phiếu để chọn ra hai lựa chọn cho vị trí Tổng thống. Mỗi người trong số họ đều bỏ hai phiếu mà không cần phân biệt giữa vị trí Tổng thống và Phó Tổng thống. Washington đã nhận được phiếu từ tất cả các đại cử tri, do đó ông được xem là thắng tuyệt đối. Ngoài ra, trong số những người khác có tên trên phiếu bầu của đại cử tri, Adams là người được nhiều phiếu nhất và trở thành Phó Tổng thống. Continue reading “04/02/1789: Cử tri Đoàn nhất trí bầu Washington làm Tổng thống”

02/02/1962: Tai nạn máy bay đầu tiên của Mỹ ở Việt Nam

Nguồn: First U.S. Air Force plane crashes in South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1962, Không quân Mỹ đã mất chiếc máy bay đầu tiên tại miền Nam Việt Nam. Chiếc C-123 đã bị rơi trong khi phun chất làm rụng lá lên một điểm phục kích của Việt Cộng.

Chiếc máy bay này là một phần trong Chiến dịch Ranch Hand, một chiến dịch chống tiếp cận (area-denial) nhằm triệt hạ những con đường mà Việt Cộng dùng để ẩn náu và ngụy trang. Trong giai đoạn 1962 – 1971, lính Mỹ đã phun gần 19 triệu gallon chất diệt cỏ làm rụng lá lên khoảng 10% – 20% lãnh thổ Nam Việt Nam và một vài khu vực thuộc Lào. Chất độc da cam, có tên gọi bắt nguồn từ màu cam của bình chứa, là loại được sử dụng thường xuyên nhất. Continue reading “02/02/1962: Tai nạn máy bay đầu tiên của Mỹ ở Việt Nam”

01/02/1951: LHQ lên án Trung Quốc gây hấn tại Triều Tiên

Nguồn: U.N. condemns PRC for aggression, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 44 – 7, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết lên án chính quyền cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) vì hành vi gây hấn trên bán đảo Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên kể từ khi thành lập vào năm 1945, Liên Hiệp Quốc đã lên án một quốc gia là kẻ xâm lược.

Tháng 6/1950, lực lượng cộng sản Bắc Triều Tiên xâm chiếm Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) với mục tiêu thống nhất đất nước vốn đã bị chia cắt kể từ năm 1945. Khi đó, sau khi quân Nhật đầu hàng, quân Liên Xô đã chiếm đóng miền Bắc, còn quân Mỹ thì tiến vào miền Nam. Cuối năm 1950, hàng trăm ngàn quân Trung Quốc đã vượt biên sang Triều Tiên để chống lại lực lượng của Mỹ, bởi trước đó quân Mỹ đã cố gắng đẩy lùi quân Bắc Triều Tiên ra khỏi Nam Triều Tiên. Tính đến năm 1951, Mỹ ngày càng lún sâu tại bán đảo này, với hàng ngàn lính đóng quân và hàng triệu USD viện trợ cho Nam Triều Tiên. Continue reading “01/02/1951: LHQ lên án Trung Quốc gây hấn tại Triều Tiên”

31/01/1968: Việt Cộng tấn công Đại sứ quán Mỹ

Nguồn: Viet Cong attack U.S. Embassy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, trong một phần của chiến dịch Tết Mậu Thân, một nhóm quân du kích Việt Cộng đã tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Những người lính này đã bao vây Đại sứ quán trong suốt sáu giờ đồng hồ, cho đến khi lực lượng lính dù của Mỹ hạ cánh bằng trực thăng trên mái của tòa nhà sứ quán và đánh trả Việt Cộng.

Tết Mậu Thân đã được lên kế hoạch là một cuộc tấn công đồng loạt vào các thành phố và thị xã lớn ở miền Nam Việt Nam. Chiến dịch được dự kiến diễn ra trong dịp Tết, là thời điểm hạn chế giao tranh theo thông lệ mừng năm mới âm lịch của người Việt. Tháng 12/1967, theo sau cuộc tấn công vào căn cứ Mỹ tại Khe Sanh, 50.000 lính Mỹ đã được gửi đến để bảo vệ khu vực này, do đó làm suy yếu lực lượng tại những nơi khác. Phản ứng này của Mỹ đã nằm trong chiến lược của Việt Cộng, nhằm dọn đường cho đợt tấn công bất ngờ vào Tết Mậu Thân, khi phe Cộng sản tấn công Sài Gòn, cố đô Huế và hơn 100 khu đô thị khác. Continue reading “31/01/1968: Việt Cộng tấn công Đại sứ quán Mỹ”

25/01/1942: Thái Lan tuyên chiến với Anh và Mỹ

Nguồn: Thailand declares war on the United States and England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Thái Lan – “quốc gia bù nhìn” trong tay Nhật Bản, đã tuyên chiến với các nước Đồng minh.

Khi Thế chiến nổ ra ở châu Âu vào tháng 09/1939, Thái Lan đã tuyên bố trung lập. Điều này khiến cho Pháp và Anh vô cùng thất vọng. Hai nước này đều có thuộc địa xung quanh đất Thái và đã hy vọng người Thái sẽ hỗ trợ Đồng minh ngăn chặn Nhật Bản xâm lược các lãnh thổ thuộc khu vực Thái Bình Dương. Nhưng người Thái thậm chí còn đi ngược lại mong muốn của các nước châu Âu, khi “làm bạn” với Nhật Bản và thêm vào sách giáo khoa bản đồ tương lai của “nước Thái Lan rộng lớn” với một phần lãnh thổ nằm trên đất Trung Quốc. Continue reading “25/01/1942: Thái Lan tuyên chiến với Anh và Mỹ”

19/01/1950: CHND Trung Hoa công nhận Việt Nam DCCH

Nguồn: Communist China recognizes North Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) đã chính thức công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hành động này giúp chế độ cộng sản của Hồ Chí Minh có được những hỗ trợ tài chính và quân sự mà họ cần trong cuộc chiến chống Pháp. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy Mỹ giữ một vai trò tích cực và năng động hơn trong xung đột ở khu vực Đông Nam Á.

Thực dân Pháp và lực lượng cách mạng của Hồ Chí Minh đã tranh giành quyền kiểm soát Việt Nam kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Mặc dù duy trì lập trường trung lập, chính quyền của Tổng thống Harry S. Truman thực ra vẫn hỗ trợ người Pháp về tiền và vật chất. Continue reading “19/01/1950: CHND Trung Hoa công nhận Việt Nam DCCH”

17/01/1893: Người Mỹ lật đổ chế độ quân chủ Hawaii

Nguồn: Americans overthrow Hawaiian monarchy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1893, tại quần đảo Hawaii, một nhóm những người trồng mía đường Mỹ do Sanford Ballard Dole dẫn đầu đã lật đổ Nữ hoàng Liliuokalani của Hawaii và lập ra một chính quyền mới do Dole làm Tổng thống. John L. Stevens, Đại sứ Mỹ ở Hawaii, đã biết trước về cuộc đảo chính này, và 300 lính thủy quân lục chiến từ tàu tuần dương Boston đã được huy động đến Hawaii, nhằm bảo vệ cho các công dân Mỹ.

Những cư dân đầu tiên ở quần đảo Hawaii là những nhà thám hiểm Polynesian đặt chân đến đây vào khoảng thế kỷ 8. Sang đầu thế kỷ 18, các thương nhân Mỹ cũng bắt đầu đến Hawaii để khai thác gỗ đàn hương trên đảo, vì đây là món hàng đắt giá ở Trung Quốc vào thời bấy giờ. Continue reading “17/01/1893: Người Mỹ lật đổ chế độ quân chủ Hawaii”

16/01/1979: Mohammad Reza Shah Pahlavi trốn khỏi Iran

Nguồn: Shah flees Iran, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, khi phải đối mặt với binh biến và nhiều cuộc biểu tình bạo lực chống lại chế độ của ông, Mohammad Reza Shah Pahlavi, người cai trị Iran kể từ năm 1941, đã buộc phải rời khỏi đất nước. Mười bốn ngày sau đó, Ayatollah Ruhollah Khomeini, lãnh đạo tinh thần của cuộc cách mạng Hồi giáo, đã trở về sau 15 năm sống lưu vong và giành quyền kiểm soát Iran.

Năm 1941, quân Anh và Liên Xô đã tiến vào chiếm đóng Iran. Trước sự nghi ngờ của người Anh và người Liên Xô, nhà vua (Shah) đầu tiên của triều Pahlavi đã bị buộc phải thoái vị và nhường ngôi cho con trai là Mohammad Reza. Nhà vua mới hứa sẽ duy trì chế độ quân chủ lập hiến nhưng thực ra vẫn thường can thiệp vào chính phủ dân cử. Sau khi một âm mưu của phe cộng sản chống lại ông thất bại vào năm 1949, Reza lại càng tập trung quyền lực vào tay mình. Continue reading “16/01/1979: Mohammad Reza Shah Pahlavi trốn khỏi Iran”

10/01/1989: Cuba bắt đầu rút quân khỏi Angola

Nguồn: Cuban troops begin withdrawal from Angola, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, theo một phần trong thỏa thuận nhằm giảm căng thẳng Chiến tranh Lạnh và kết thúc chiến tranh ở Angola, quân đội Cuba đã bắt đầu rút khỏi quốc gia châu Phi này. Đây cũng là một phần trong nỗ lực ngoại giao đa phương nhằm kết thúc cuộc xung đột mà có thời điểm có sự can dự của Liên Xô, Mỹ, Bồ Đào Nha, và Nam Phi.

Angola chính thức trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1975, nhưng ngay từ trước khi tuyên bố độc lập, nhiều nhóm ở thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha này đã chiến đấu để giành quyền kiểm soát. Mặt trận Dân tộc Giải phóng Angola (FNLA) được Mỹ hỗ trợ, Phong trào Nhân dân Giải phóng Angola (MPLA) lại được Liên Xô và Cuba ủng hộ, còn Liên minh Quốc gia vì Độc lập Toàn vẹn của Angola (UNITA) thì nhận viện trợ từ bất cứ nguồn nào, gồm cả Nam Phi và Trung Quốc. Cả Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc đều tin rằng Angola là chiến trường quan trọng đối với sự thống trị chính trị của mình ở khu vực miền nam châu Phi giàu khoáng sản và mang tính chiến lược. Continue reading “10/01/1989: Cuba bắt đầu rút quân khỏi Angola”

03/01/1959: Alaska trở thành bang thứ 49 của Hoa Kỳ

Nguồn: Alaska admitted into Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, Tổng thống Eisenhower đã ký một tuyên bố đặc biệt chính thức đưa Alaska thành tiểu bang thứ 49, đồng thời là tiểu bang lớn nhất của Mỹ.

Người châu Âu khám phá ra Alaska vào năm 1741, khi một đoàn thám hiểm người Nga, do hoa tiêu người Đan Mạch Vitus Bering dẫn đầu, tìm thấy đất liền Alaska. Sau đó, thợ săn Nga đã nhanh chóng đến Alaska, và khiến cho cư dân Aleut bản địa bị ảnh hưởng rất nặng nề vì nhiễm các căn bệnh ngoại nhập. Năm 1784, Grigory Shelikhov thành lập thuộc địa đầu tiên của Nga trên đảo Kodiak, Alaska. Đầu thế kỷ 19, các khu định cư của người Nga tràn xuống vùng bờ biển phía tây Bắc Mỹ, với các pháo đài được xây dựng ở cực nam, gần Vịnh Bodega, California. Continue reading “03/01/1959: Alaska trở thành bang thứ 49 của Hoa Kỳ”

31/12/1978: Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan

Nguồn: United States ends official relations with Nationalist China, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, cờ tại Đại sứ quán Mỹ ở Đài Bắc và Đại sứ quán Đài Loan tại Mỹ đã bị hạ xuống. Đây là dấu hiệu hai bên đã chính thức chấm dứt quan hệ. Ngày 01/01/1979, Mỹ chính thức công nhận chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) tại Bắc Kinh.

Quyết định cắt đứt quan hệ với Đài Loan và công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của chính phủ Mỹ đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ đại diện của chính phủ Quốc Dân Đảng. Trong một buổi lễ ngắn gọn ở buổi hạ cờ, một quan chức của Quốc Dân Đảng tuyên bố rằng hành động này “không có nghĩa là chúng ta đã từ bỏ cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản.” Ông chỉ trích Tổng thống Mỹ Jimmy Carter một cách mạnh mẽ, vì đã cắt đứt quan hệ với “một người bạn trung thành và đồng minh của nước Mỹ,” để đổi lấy việc bình thường hóa quan hệ với “kẻ thù của chúng ta, chế độ Cộng sản Trung Quốc.” Continue reading “31/12/1978: Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan”

18/12/1972: Nixon tuyên bố ‘Đánh bom Giáng Sinh’ Bắc Việt Nam

Nguồn: Nixon announces start of “Christmas Bombing” of North Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, chỉ vài ngày sau khi thất bại trong đàm phán hòa bình với Bắc Việt Nam, Tổng thống Richard Nixon đã tuyên bố bắt đầu một chiến dịch ném bom lớn để phá vỡ bế tắc. Trong gần hai tuần, máy bay Mỹ đã liên tục ném bom Bắc Việt Nam.

Ngày 13/12, cuộc đàm phán hòa bình giữa Mỹ và Bắc Việt Nam sụp đổ. Hai bên đưa ra cáo buộc lẫn nhau về việc ai phải chịu trách nhiệm cho sự thất bại này. Vô cùng tức giận, Tổng thống Nixon đã ra lệnh đánh bom trả đũa, và chiến dịch Linebacker II ra đời. Bắt đầu từ ngày 18/12, các máy bay B-52 và máy bay ném bom khác của Mỹ đã thả hơn 20.000 tấn bom xuống Hà Nội và Hải Phòng. Mỹ mất 15 chiếc B-52 khổng lồ và 11 máy bay khác trong đợt tấn công; còn phía Bắc Việt Nam tuyên bố rằng hơn 1.600 thường dân đã thiệt mạng. Continue reading “18/12/1972: Nixon tuyên bố ‘Đánh bom Giáng Sinh’ Bắc Việt Nam”

15/12/1978: Mỹ tuyên bố công nhận CHND Trung Hoa

Nguồn: United States announces that it will recognize communist China, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, trong một trong những tuyên bố quan trọng của Chiến tranh Lạnh, Tổng thống Jimmy Carter thông báo rằng vào ngày 01/01/1979, Mỹ sẽ chính thức công nhận nước Cộng hòa Nhân dân (CHND) Trung Hoa cộng sản và cắt đứt quan hệ với Đài Loan.

Sau khi Mao Trạch Đông thực hiện cách mạng thành công vào năm 1949, nước Mỹ đã kiên quyết từ chối công nhận chế độ cộng sản. Thay vào đó, họ tiếp tục ủng hộ và viện trợ cho chính phủ Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch trên đảo Đài Loan. Năm 1950, trong Chiến tranh Triều Tiên, Mỹ và CHND Trung Hoa đã đụng độ vũ trang; sang thập niên 1960, người Mỹ vô cùng tức giận khi CHND Trung Hoa ủng hộ và viện trợ cho chính quyền Bắc Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “15/12/1978: Mỹ tuyên bố công nhận CHND Trung Hoa”

13/12/2003: Saddam Hussein bị bắt

13

Nguồn: Saddam Hussein captured, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, sau chín tháng chạy trốn, cựu lãnh đạo độc tài của Iraq, Saddam Hussein, đã bị bắt. Chính quyền của ông đã bị lật đổ vào ngày 20/03/2003, khi Mỹ dẫn đầu một lực lượng xâm lược Iraq, kết thúc hơn 20 năm cầm quyền của Saddam Hussein.

Năm 1937, Saddam Hussein sinh ra trong một gia đình nghèo ở Tikrit, cách Baghdad 100 dặm. Thời niên thiếu, ông chuyển đến Baghdad và gia nhập đảng Ba’ath khét tiếng mà sau này ông sẽ là người dẫn dắt. Saddam đã tham gia một số cuộc đảo chính, và cuối cùng đưa được anh họ của mình (Ahmed Hassan al-Bakr) trở thành lãnh đạo Iraq vào tháng 07/1968. Saddam kế nhiệm anh mình 11 năm sau đó. Continue reading “13/12/2003: Saddam Hussein bị bắt”

10/12/1898: Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha kết thúc

10

Nguồn: Treaty of Paris ends Spanish-American War, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1898, tại Pháp, Hiệp ước Paris được ký, chính thức kết thúc Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha, đồng thời giúp Mỹ chiếm được những thuộc địa đầu tiên ở nước ngoài.

Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha bắt nguồn từ cuộc nổi loạn chống lại chính quyền Tây Ban Nha ở Cuba vào năm 1895. Các biện pháp đàn áp mà Tây Ban Nha dùng để ngăn chặn chiến tranh du kích, như việc đưa người dân nông thôn Cuba vào các thị trấn nhiều bệnh tật, đã trở thành những bức biếm họa trên báo Mỹ và khiến dư luận bất bình. Tháng 01/1898, bạo lực tại Havana khiến chính quyền Mỹ ra lệnh cho chiến hạm USS Maine đến cảng này để bảo vệ các công dân Mỹ. Continue reading “10/12/1898: Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha kết thúc”

09/12/1992: Thủy quân Lục chiến Mỹ tiến vào Mogadishu

09

Nguồn: U.S Marines storm Mogadishu, Somalia; History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1992, 1.800 lính thủy quân lục chiến Mỹ đã dẫn đầu một lực lượng đa quốc gia đến Mogadishu, Somalia, nhằm lập lại trật tự tại đất nước đang chìm trong xung đột này.

Sau hàng thế kỷ làm thuộc địa của nhiều nước khác nhau – gồm Bồ Đào Nha, Anh và Ý – Mogadishu trở thành thủ đô của một Somalia độc lập vào năm 1960. Chưa đầy 10 năm sau, một nhóm binh sĩ do Thiếu Tướng Muhammad Siad Barre lãnh đạo đã lên nắm quyền, và tuyên bố Somalia là một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Một đợt hạn hán xảy ra giữa những năm 1970 cùng một cuộc nổi dậy bất thành của người dân tộc thiểu số Somali ở một tỉnh lân cận với Ethiopia đã làm mất đi nhiều lương thực và nhà ở. Tính đến năm 1981, gần 2 triệu người dân nước này trở thành người vô gia cư. Continue reading “09/12/1992: Thủy quân Lục chiến Mỹ tiến vào Mogadishu”