Ai đã tạo ra bảng chữ cái đầu tiên?

2015-10-21-1

Nguồn: “Who created the first alphabet?”, History.com (truy cập ngày 21/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Trước khi bảng chữ cái ra đời, những hệ thống chữ viết sơ khai thường được tạo nên từ các ký tượng ghi hình gọi là chữ tượng hình, hoặc các loại chữ hình nêm được viết bằng cách ấn đầu bút trâm lên mặt đất sét mềm. Do những phương pháp này đòi hỏi phải có rất nhiều biểu tượng tượng trưng cho từng chữ viết một, nên việc viết chữ rất phức tạp và chỉ có một số nhỏ những kinh sư được đào tạo kỹ lưỡng mới làm được. Trong thiên niên kỷ thứ hai (ước tính vào khoảng năm 1850 – 1700) trước Công nguyên, một nhóm người nói tiếng Semit đã sử dụng một phần trong bộ chữ tượng hình Ai Cập để biểu đạt âm thanh của thứ tiếng họ nói. Loại chữ viết nguyên thủy xuất hiện ở vùng Sinai này thường được coi là bảng chữ viết có hệ thống đầu tiên, trong đó những biểu tượng riêng biệt tượng trưng cho các phụ âm đơn (không có biểu tượng cho các nguyên âm). Continue reading “Ai đã tạo ra bảng chữ cái đầu tiên?”

Điều gì xảy ra với hai tay tượng thần Vệ Nữ thành Milo?

2015-10-18-1

Nguồn: “What happened to the Venus de Milo’s arms?”, History.com (truy cập ngày 18/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Là một trong những tác phẩm điêu khắc thời kỳ Hy Lạp cổ đại nổi tiếng nhất, tượng thần Vệ Nữ thành Milo còn rất dễ nhận ra vì bị thiếu mất hai cánh tay. Bức tượng này thường được cho là tạc hình Aphrodite, nữ thần tình yêu và sắc đẹp Hy Lạp, được người La Mã gọi tên là Venus (Vệ Nữ). Tác phẩm này được tìm thấy vào năm 1820 trên đảo Melos (còn gọi là Milos) trên biển Aegea. Một viên chuẩn úy hải quân Pháp, Olivier Voutier, khi đang neo tàu tại cảng Melos một hôm đã quyết định giết thời gian bằng cách ra khơi và đi tìm cổ vật. Trong khi đang tìm kiếm gần tàn tích của một nhà hát cổ, Voutier để ý thấy một người nông dân địa phương đang dỡ đá từ một bức tường gần đó để làm vật liệu xây dựng, và có vẻ đã tìm thấy thứ gì đó ẩn bên trong bức tường. Continue reading “Điều gì xảy ra với hai tay tượng thần Vệ Nữ thành Milo?”

Tượng thần Mặt trời thành Rhodes ra đời như thế nào?

GettyImages-464435747

Nguồn:What was the Colossus of Rhodes?“, History.com, 25/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại, tượng Thần mặt trời thành Rhodes (Colossus of Rhodes) là tượng một người đàn ông khổng lồ được xây dựng khoảng năm 280 TCN trên đảo Rhodes của Hy Lạp. Nhiều điều về di tích này vẫn còn nằm trong bí ẩn vì nó đã bị phá hủy trong một trận động đất vào năm 226 TCN. Tuy nhiên, các tài liệu cổ đại cho rằng bức tượng đã được xây dựng để tôn vinh thần mặt trời Helios và để kỷ niệm cuộc phòng thủ thành công của người dân Rhodes trước cuộc bao vây bởi lãnh đạo xứ Macedonia là Demetrius Poliorcetes vào năm 305 TCN. Truyền thuyết kể rằng người dân Rhodes bán các đồ đạc, thiết bị bỏ lại phía sau bởi binh lính Macedonia để có tiền xây dựng bức tượng này. Continue reading “Tượng thần Mặt trời thành Rhodes ra đời như thế nào?”

Đâu là nền dân chủ cổ đại nhất thế giới?

2015-09-27-022

Nguồn: “What is the world’s oldest democracy?”, History.com (try cập ngày 28/09/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Thuật ngữ dân chủ, nghĩa là “cai trị bởi nhân dân”, được tạo nên bởi những người Hy Lạp thành Athens cổ đại để mô tả hệ thống tự trị thành bang của họ, hệ thống vốn đã đạt đến đỉnh cao vào khoảng năm 430 TCN dưới sự dẫn dắt của nhà hùng biện và chính trị gia lỗi lạc Pericles. Song có lẽ người Athens không phải là những người đầu tiên đi theo mô hình này (một số nơi ở Ấn Độ có truyền thống dân chủ địa phương được cho là xuất hiện từ sớm hơn thế) nhưng vì người Hy Lạp đặt ra tên gọi này, họ có thể dễ dàng tuyên bố rằng mình là nền dân chủ “đầu tiên”, mặc dù một phần lớn người dân ở Athens – đặc biệt là phụ nữ và nô lệ – không có quyền gì trong hệ thống đó. Continue reading “Đâu là nền dân chủ cổ đại nhất thế giới?”

Đằng sau cuộc đối đầu giữa Hy Lạp và châu Âu

_81048451_tv025906172

Nguồn: Yanis Vaoufakis, “Democratizing the Eurozone”, Project Syndicate, 01/09/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giống như Macbeth,[1] những người làm chính sách thường phạm thêm những sai lầm mới để che giấu những tội lỗi cũ. Và các hệ thống chính trị (phải) chứng minh giá trị của chúng bằng việc nhanh chóng chấm dứt các sai lầm chính sách triền miên và chất chồng lên nhau của các quan chức. Nhưng nếu đánh giá bằng tiêu chuẩn nay, thì khu vực Eurozone, bao gồm 19 nền dân chủ lâu đời, bị tụt lại đằng sau nền kinh tế phi dân chủ lớn nhất thế giới.

Sau khi bị suy thoái tấn công sau khủng hoảng tài chính năm 2008, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc mất 7 năm để thay thế nhu cầu xuất khẩu giảm dần bằng một bong bóng đầu tư nội địa, được bơm lên bằng việc các chính quyền địa phương bán đất quyết liệt. Và khi thời khắc quyết định đã đến, các lãnh đạo Trung Quốc chi 200 tỉ đôla tiền dự trữ ngoại tệ họ đã cất công tích lũy để đóng vai vua Canute[2] nhằm cố gắng đẩy lùi cơn sóng tạo ra bởi cuộc tháo chạy tán loạn của thị trường chứng khoán. Continue reading “Đằng sau cuộc đối đầu giữa Hy Lạp và châu Âu”

Vấn đề nước Đức của khu vực đồng euro

article-0-0E8E9E9B00000578-157_634x376

Nguồn: Philippe Legrain, “The Eurozone’s German Problem,” Project Syndicate, 23/07/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khu vực đồng tiền chung châu Âu có một vấn đề liên quan đến nước Đức. Những chính sách “lợi mình hại người” của Đức và cách phản ứng với khủng hoảng rộng hơn mà nước này chủ trương đã được chứng minh là thảm họa. Bảy năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế khu vực đồng euro đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn so với châu Âu trong thời kỳ Đại Suy thoái những năm 1930. Những nỗ lực của chính phủ Đức để đè bẹp Hy Lạp và buộc nước này từ bỏ đồng tiền chung đã làm mất ổn định liên minh tiền tệ. Chừng nào chính quyền của Thủ tướng Đức Angela Merkel còn tiếp tục lạm dụng vị thế thống trị là chủ nợ chính để thúc đẩy những lợi ích hẹp hòi của mình thì khu vực đồng tiền chung euro còn không thể phát triển – và có thể là không tồn tại được. Continue reading “Vấn đề nước Đức của khu vực đồng euro”

Nguồn gốc cộng sản và tư tưởng chống Đức của Đảng Syriza

Tsipras_Larisa

Nguồn: Nikolaos Papadogiannis, “Syriza’s German Fixation?”, Project Syndicate, 08/07/2015.

Biên dịch: Hoàng Hải Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Người Hy Lạp đã nói lên tiếng nói của mình. Trong cuộc trưng cầu dân ý lịch sử, họ đã quyết định bác bỏ thỏa thuận được các chủ nợ của Hy Lạp đưa ra. Tuy vậy, trong nội bộ của Đảng Syriza cầm quyền, mọi thứ không thực sự rõ ràng đến vậy.

Từ khi lên nắm quyền vào tháng 1, Đảng Syriza đã cố gắng cân bằng nhu cầu phải đi tới một thỏa thuận về các khoản nợ của Hy Lạp với lời cam kết được đưa ra trong cuộc vận động tranh cử rằng không ký bất cứ một thỏa thuận nào đẩy Hy Lạp lún sâu vào tình trạng suy thoái. Quyết định của thủ tướng Alexis Tsipras nhằm thúc đẩy cử tri Hy Lạp bỏ phiếu “chống” trong cuộc trưng cầu dân ý về đề xuất được các chủ nợ đưa ra gần đây nhất đã cho thấy rằng yếu tố thứ hai được ưu tiên. Động thái này tất yếu đã gặp phải sự chế giễu đầy giận dữ của các nhà lãnh đạo khu vực đồng Euro khác. Continue reading “Nguồn gốc cộng sản và tư tưởng chống Đức của Đảng Syriza”

Cuộc khủng hoảng đồng Euro của IMF

IMF-Get-Out

Nguồn: Ngaire Woods, “The IMF’s Euro Crisis”, Project Syndicate, 27/07/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong vài thập niên vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã học được 6 bài học quan trọng về phương pháp giải quyết khủng hoảng nợ công. Nhưng những bài học ấy đã bị lãng quên trong quá trình Quỹ giải quyết cuộc khủng hoảng Hy Lạp.

Việc tham gia vào quá trình giải cứu khu vực Eurozone của IMF có thể đã làm tăng ảnh hưởng và giúp Quỹ nhận được sự ủng hộ ở châu Âu. Nhưng việc Quỹ và các cổ đông châu Âu không tuân theo các tiêu chuẩn hành vi tốt nhất của mình đến một ngày sẽ cho thấy đó là một bước đi sai lầm chết người.

Một bài học quan trọng bị lãng quên trong cuộc khủng hoảng Hy Lạp là khi việc cứu trợ trở nên cần thiết thì chỉ được thực hiện một lần và phải thật dứt khoát. Quỹ IMF học được bài học này vào năm 1997, khi gói cứu trợ cho Hàn Quốc bị thiếu hụt và điều này dẫn đến vòng đàm phán thứ hai. Tại Hy Lạp vấn đề còn tệ hơn nữa, vì gói cứu trợ trị giá 86 tỉ Euro đang được bàn bạc đến diễn ra sau một gói cứu trợ trị giá 110 tỉ Euro vào năm 2010 và một gói khác trị giá 130 tỉ Euro năm 2012. Continue reading “Cuộc khủng hoảng đồng Euro của IMF”

So sánh khủng hoảng châu Á và khủng hoảng Hy Lạp

greece_eurozone_exit

Nguồn: Lee Jong-Wha, “Asia’s View of the Greek Crisis,” Project Syndicate, 16/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các nước châu Á đang dõi theo cuộc khủng hoảng Hy Lạp với sự ghen tị pha lẫn cảm giác thỏa mãn. Khi trải qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các nước châu Á nhận được sự trợ giúp ít hơn rất nhiều, với những điều kiện hà khắc hơn nhiều. Nhưng họ cũng phục hồi mạnh mẽ hơn hẳn, và điều đó cho thấy những khoản cứu trợ cứ lớn dần có thể không phải là toa thuốc tốt nhất để hồi phục.

Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, Hy Lạp đã nhận được khoản tài chính khổng lồ từ Hội đồng ba bên (“troika”): Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Hy Lạp đã nhận được các gói cứu trợ vào năm 2010 và 2012, tổng cộng lên đến 240 tỉ euro (tương đương 266 tỉ USD), trong đó có 30 tỉ euro từ IMF, gấp hơn 3 lần hạn mức cộng dồn mà IMF có thể cho Hy Lạp vay. Các thỏa thuận mới nhất hứa hẹn một khoản cứu trợ khác trị giá lên đến 86 tỉ euro. Continue reading “So sánh khủng hoảng châu Á và khủng hoảng Hy Lạp”

Các biện pháp kiểm soát vốn hoạt động như thế nào?

20150704_blp503

Nguồn:How capital controls work”, The Economist, 29/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 26 tháng 6, thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras công bố kế hoạch cho phép lấy ý kiến người dân về lời đề nghị cứu trợ gần đây nhất của Châu Âu, trong cuộc trưng cầu dân ý được lên kế hoạch vào ngày 5 tháng 7. Kế hoạch này nhanh chóng châm ngòi cho một chuỗi những sự kiện: các nhà lãnh đạo khu vực châu Âu từ chối gia hạn cho chương trình cứu trợ hiện thời cho Hy Lạp sau ngày 30 tháng 6, thời điểm chương trình này sẽ hết hạn, và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tuyên bố sẽ đặt hạn mức  đối với các khoản vay khẩn cấp của các ngân hàng Hy Lạp.

Trợ giúp thanh khoản khẩn cấp” (emergency liquidity assistance) đã thay thế dòng tiền đang chảy ra ngoài hệ thống ngân hàng Hy Lạp do những người dân lo lắng rút các khoản tiết kiệm của mình. Đối mặt với việc mất những khoản cứu trợ bổ sung từ ECB – và viễn cảnh những két tiền gửi trống rỗng tại các ngân hàng — chính phủ Hy Lạp đã tuyên bố ngày thứ hai, 29 tháng 6, vừa qua là ngày ngân hàng tạm đóng cửa và áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn. Vậy những biện pháp đó sẽ hoạt động như thế nào? Continue reading “Các biện pháp kiểm soát vốn hoạt động như thế nào?”

Đằng sau bế tắc về khủng hoảng nợ Hy Lạp

_81134789_81134788

Nguồn: Jeffrey D. Sachs,Down and Out in Athens and Brussels,” Project Syndicate, 11/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thảm họa tại Hy Lạp được thế giới chú ý vì hai lý do. Thứ nhất, chúng ta đau khổ khi thấy một nền kinh tế sụp đổ ngay trước mắt, với những dòng người xếp hàng chờ cứu trợ và rút tiền vốn chưa từng xuất hiện kể từ sau cuộc Đại Suy thoái. Thứ hai, chúng ta hoảng sợ trước thất bại của vô số các nhà lãnh đạo và tổ chức – các chính trị gia, Ủy ban châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) – trong việc ngăn chặn một tình trạng hỗn loạn đã chậm rãi diễn ra trong nhiều năm qua.

Nếu sự quản lý yếu kém này vẫn tiếp tục, không chỉ Hy Lạp mà còn cả khối châu Âu thống nhất sẽ bị suy yếu nghiêm trọng. Để cứu lấy Hy Lạp và châu Âu, gói cứu trợ tài chính mới phải bao gồm hai việc lớn nhưng chưa được thống nhất. Continue reading “Đằng sau bế tắc về khủng hoảng nợ Hy Lạp”

Vì sao gói cứu trợ Hy Lạp thất bại?

0004b449-642

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Why the Greek Bailout Failed”, Project Syndicate, 01/07/2015.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi cuộc khủng hoảng Hy Lạp tiến triển, điều quan trọng là phải hiểu được rằng để có một chương trình điều chỉnh cơ cấu thành công thì quốc gia tiến hành điều chỉnh phải có sự làm chủ mạnh mẽ đối với chương trình đó. Ngay cả nếu như các nhà đàm phán vượt qua những nút thắt gần đây nhất, cũng sẽ rất khó để tin vào khả năng thực hiện nó nếu chính người Hy Lạp vẫn không cảm thấy bị thuyết phục. Cho đến hiện nay thì đây là kinh nghiệm thực tế. Và khi không có sự cải cách về mặt cơ cấu, sẽ có ít cơ hội để nền kinh tế Hy Lạp nhìn thấy sự ổn định và tăng tưởng bền vững – nhất là vì các chủ nợ chính thức không sẵn sàng tiếp tục trao cho một Hy Lạp không-cải-cách một khoản tiền nhiều hơn số tiền nước này cần để trả nợ. (Đây là trường hợp luôn gặp phải trong hầu hết các cuộc khủng hoảng, ngay cả khi truyền thông quốc tế không đề cập đến thực tế này.) Continue reading “Vì sao gói cứu trợ Hy Lạp thất bại?”

Krugman: Hãy chấm dứt tình trạng chảy máu của Hy Lạp!

greece-nai-support_3366524b

Nguồn: Paul Krugman, “Ending Greece’s Bleeding”, New York Times, 5/7/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp.

Châu Âu đã tránh được một viên đạn vào ngày Chủ nhật vừa qua. Đi ngược lại nhiều dự đoán, các cử tri Hy Lạp ủng hộ mạnh mẽ việc chính phủ của họ từ chối những đòi hỏi của các chủ nợ. Và ngay cả những người ủng hộ nhiệt thành nhất của Liên minh Châu Âu cũng nên thở phào nhẹ nhõm.

Dĩ nhiên, các chủ nợ không muốn độc giả nhìn nhận sự việc như vậy. Được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các bản tin kinh doanh, cốt truyện của họ là việc thất bại trong nỗ lực buộc Hy Lạp chấp thuận các đòi hỏi là một chiến thắng của sự phi lý và vô trách nhiệm thay vì những lời khuyên có căn cứ. Continue reading “Krugman: Hãy chấm dứt tình trạng chảy máu của Hy Lạp!”

Đằng sau sự ngộ nhận lớn và tai hại về Hy Lạp

Greece_2296452b

Nguồn: John Humphrys, “Let me slay the big fat Greek myth”, Sunday London Times, 28/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Đắc Thành

Với lề thói tiêu pha và mức lương hưu trí điên rồ, người dân Hy Lạp đã tự mang đến cuộc khủng hoảng này, đúng không? Không phải. John Humphrys đưa ra những lập luận khách quan bảo vệ một dân tộc mà ông yêu mến và cho rằng họ đã bị phản bội.

Khi tôi còn là một thanh niên trẻ những năm 1950, mỗi sáng Thứ Hai một kịch bản giống hệt nhau đã diễn ra ở các hộ dân lao động như nhà tôi trên khắp quốc đảo này (nước Anh). Khi cha tôi rời khỏi nhà, mẹ tôi lôi nồi nấu nước từ dưới gầm bồn rửa, đổ đầy nước vào và bắt đầu công việc giặt dũ. Một tiếng sau, quần áo được bỏ ra và rũ hoặc bằng tay hoặc bằng máy quay. Sau đó, nếu thời tiết cho phép, quần áo được phơi ra ngoài trời, hoặc được giăng quanh nhà đợi đến khi trời dừng mưa. Một công việc nhà nặng nhọc mà tất cả các bà mẹ đều phải vật lộn cùng với nhiều việc nội trợ khác.

Bạn có thể hỏi điều này thì liên quan gì đến Hy lạp? Thực ra thì rất nhiều trong bối cảnh Hy Lạp hiện nay. Continue reading “Đằng sau sự ngộ nhận lớn và tai hại về Hy Lạp”

Ván bài cuối trong cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp

666290191435313227

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The Endgame in Greece”, Project Syndicate, 16/06/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau nhiều tháng tranh cãi, những tranh chấp giữa Hy Lạp và các chủ nợ châu Âu đã đi vào thế bế tắc, chủ yếu về lương hưu và thuế. Hy Lạp đã từ chối những đòi hỏi mà các chủ nợ đã đặt ra, rằng Hy Lạp phải cắt giảm các khoản trợ cấp cho người cao tuổi và tăng thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng thuốc và điện.

Các yêu sách của châu Âu – được cho là nhằm đảm bảo rằng Hy Lạp có khả năng trả nợ – thiếu khôn ngoan, ngây thơ và tự hại mình. Khi từ chối các yêu sách này, người Hy Lạp không phải đang làm trò, họ đang cố gắng sống còn.

Bất chấp những gì người ta đã nói về các chính sách kinh tế trong quá khứ của Hy Lạp, về nền kinh tế cạnh tranh kém, về quyết định gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), hay những sai lầm của các ngân hàng châu Âu khi cho phép Hy Lạp vay quá mức, tình hình kinh tế của Hy Lạp là rất bi đát. Tỷ lệ thất nghiệp lên đến 25%, trong đó tỷ lệ giới trẻ thất nghiệp lên đến 50%. Continue reading “Ván bài cuối trong cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp”

Tại sao châu Âu cần giải cứu Hy Lạp?

grexit

Nguồn: Anders Borg, “Why Europe Needs to Save Greece,” Project Syndicate, 12/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Xuân | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vấn đề căn bản ẩn sau cuộc khủng hoảng kinh tế Hy Lạp là một vấn đề của bản thân Hy Lạp: tâm lý không sẵn sàng hiện đại hóa đất nước đã ăn sâu. Hy Lạp từng bị Đế chế Ottoman thống trị trong một thời gian dài. Mạng lưới chính trị và kinh tế già cỗi lâu năm của nó đang mục ruỗng tận gốc. Cơ chế trọng dụng nhân tài vẫn chưa xuất hiện. Ngay cả niềm tin vào các thể chế nhà nước cũng đang xói mòn, và một tâm lý ỷ lại, lệ thuộc đã nảy sinh.

Người ta có thể lập luận rằng những người dân Hy Lạp không đáng được giúp đỡ. Nhưng việc khai trừ Hy Lạp khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng không phải là giải pháp tốt nhất cho cả nước này lẫn Liên minh châu Âu (EU). Dù Hy Lạp có xứng đáng được cứu trợ hay không thì EU cũng nên làm điều này vì lợi ích của chính họ. Continue reading “Tại sao châu Âu cần giải cứu Hy Lạp?”

Món nợ thế kỷ của Đức với người Hy Lạp

?

Nguồn: Manfred Ertel, Katrin Kuntz and Walter Mayr, “Nazi Extortion: Study Sheds New Light on Forced Greek Loans”, Spiegel Online International, 21/03/2015.

Lược dịch: Trần Tuấn Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Liệu nước Đức hiện đại có trách nhiệm phải chi trả khoản tiền mà Đức Quốc xã đã ép buộc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp phải cống nạp cho nó trong suốt thời kỳ Thế chiến II hay không? Một nghiên cứu mới vừa được xuất bản ở Hy Lạp hé lộ những bằng chứng mới đủ để gia tăng áp lực lên Berlin phải thanh toán khoản nợ thời chiến này.

Cách thủ đô Athens hai tiếng đi ô tô, nằm nép mình dưới những ngọn đồi nhỏ xung quanh, thị trấn Distomo là chứng nhân lịch sử cho một trong những tội ác tàn bạo nhất của Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Loukas Zizis, phó thị trưởng 48 tuổi của thị trấn, nói rằng dù được sinh ra rất lâu sau khi Thế chiến II kết thúc, nhưng ông vẫn thường xuyên bị ám ảnh bởi những gì người Đức đã làm đối với tổ tiên của mình trong cuộc thảm sát Distomo ngày 10/6/1944, cướp đi sinh mạng của 218 người dân thị trấn này, bao gồm cả nhiều trẻ nhỏ. Continue reading “Món nợ thế kỷ của Đức với người Hy Lạp”

Cơ hội kinh tế từ việc Hy Lạp rút khỏi Eurozone

Martin-Sutovec-Slovakia-FULL

Nguồn: Alberto Bagnai, Brigitte Granville, Peter Oppenheimer, “The Economic Opportunity of Greece’s Exit”, Project Syndicate, 24/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quang Dũng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Dòng đầu tiên trong Hiệp ước Rome 1957—văn bản thành lập cho tổ chức rốt cuộc trở thành Liên minh Châu Âu sau này—“kêu gọi một liên minh mãi bền vững giữa các dân tộc Châu Âu.” Tuy nhiên, quan niệm đó gần đây đang bị đe doạ, bị phá hoại bởi chính giới tinh hoa chính trị Âu Châu, những người đã thiết lập một đồng tiền chung nhưng không quan tâm tới những đường đứt gãy báo hiệu sự đổ vỡ của nó.

Ngày nay, những vết rạn đó đã dần lộ ra và ngày càng tồi tệ hơn bởi cuộc khủng hoảng triền miên của Hy Lạp. Và không ở đâu sự rạn nứt này rõ ràng hơn là trong mối quan hệ giữa Hy Lạp và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Continue reading “Cơ hội kinh tế từ việc Hy Lạp rút khỏi Eurozone”

Bài học đạo đức từ Hy Lạp

eu_greece_crisis

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “A Greek Morality Tale”, Project Syndicate, 03/02/2015.

Biên dịch: Bế Minh Nhật | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi cuộc khủng hoảng khu vực đồng Euro bắt đầu nửa thập niên trước, các nhà kinh tế học trường phái Keynes đã dự đoán rằng chính sách thắt chặt chi tiêu (hay thắt lưng buộc bụng – NHĐ) được áp đặt lên Hy Lạp và các nước đang lâm vào khủng hoảng khác sẽ thất bại. Nó sẽ làm kiềm chế tăng trưởng kinh tế và làm tăng tỉ lệ thất nghiệp – và thậm chí còn không thể làm giảm tỉ lệ nợ trên GDP nữa. Các nhà nghiên cứu khác – trong Uỷ ban Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, và một vài trường đại học – đã nói về sự thu hẹp kinh tế đang lan rộng. Nhưng ngay cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng cho rằng, sự thu hẹp kinh tế, ví dụ như sự cắt giảm chi tiêu chính phủ, không có nhiều tác động tiêu cực. Continue reading “Bài học đạo đức từ Hy Lạp”