01/06/1941: Đảo Crete rơi vào tay quân Đức

Nguồn: Crete falls to German forces, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, trong Thế chiến II, đảo Crete, pháo đài cuối cùng của phe Đồng Minh ở Hy Lạp, đã bị quân đội Đức chiếm lại. Cả hai bên đều phải chịu tổn thất nặng nề.

Cuối năm 1940, quân đội Hy Lạp, được Không quân Anh giúp sức, đã quyết liệt đẩy lùi cuộc xâm lăng của người Ý vào đất nước họ. Tháng 04/1941, những thắng lợi này biến thành thất bại khi lãnh đạo Đức Quốc Xã Adolf Hitler sử dụng quân đội Đế chế (Wehrmacht) bất khả chiến bại của mình để chống lại Hy Lạp. Quân Đức tiến vào Hy Lạp nhanh đến nỗi người Anh buộc phải hủy kế hoạch đưa quân tiếp viện tới nước này. Continue reading “01/06/1941: Đảo Crete rơi vào tay quân Đức”

06/04/1941: Đức xâm lược Nam Tư và Hy Lạp

Nguồn: Germany invades Yugoslavia and Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, không quân Đức đã bắt đầu Chiến dịch Castigo – đánh bom Belgrade (Thủ đô Nam Tư) và cho 24 sư đoàn cùng 1.200 xe tăng tiến vào Hy Lạp.

Đợt tấn công vào Nam Tư đã diễn ra nhanh chóng và tàn bạo, một hành động khủng bố dẫn đến cái chết của 17.000 thường dân – đây là con số thương vong dân thường trong một ngày lớn nhất kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Continue reading “06/04/1941: Đức xâm lược Nam Tư và Hy Lạp”

Liệu Síp có thể được tái thống nhất không?

Nguồn:Will Cyprus be reunified?“, The Economist, 15/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đảo Síp bắt đầu bị chia cắt từ sau cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1974, sau một cuộc đảo chính bắt nguồn từ Hy Lạp nhằm tiến đến thống nhất Síp với Hy Lạp (hay còn được biết đến là enosis). Kể từ đó Síp đã bị phân chia thành nước cộng hòa Síp của người Hy Lạp ở miền Nam, một quốc gia có tư cách thành viên đầy đủ của Liên Hợp Quốc (UN) và Liên minh châu Âu (EU); và một quốc gia tự xưng là Cộng hoà Bắc Síp của người Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ được công nhận bởi Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Liệu Síp có thể được tái thống nhất không?”

Vụ cướp ngân hàng lịch sử ở Hy Lạp

greece_bailout-692x360

Nguồn: Yanis Varoufakis, “The Great Greek Bank Robbery”, Project Syndicate, 15/12/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kể từ năm 2008, những đợt giải cứu ngân hàng đã dẫn đến việc chuyển nhiều tổn thất của các cá nhân sang cho người trả thuế ở châu Âu và Mỹ. Đợt giải cứu ngân hàng Hy Lạp gần đây nhất là một cảnh báo về cách mà chính trị (trong trường hợp này là ở châu Âu) đã hướng tới việc tối đa hóa tổn thất của công chúng để mang lại những lợi ích đáng nghi vấn cho các cá nhân như thế nào.

Vào năm 2012, nhà nước Hy Lạp hết khả năng chi trả đã mượn 41 tỉ euro (45 tỉ đô la, tương đương 22% tổng thu nhập quốc gia ngày càng giảm dần của Hy Lạp) từ những người trả thuế châu Âu để tái cấp vốn cho những ngân hàng thương mại Hy Lạp không còn khả năng chi trả. Với một nền kinh tế bị kìm nén trong vòng vây của những khoản nợ không bền vững, và vòng xoáy nợ – giảm phát đi kèm với nó, khoản vay mới và những điều kiện thắt lưng buộc bụng đi kèm chính là những xiềng xích. Ít ra thì người Hy Lạp được hứa là gói cứu trợ này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho các ngân hàng nước này từ đó trở đi. Continue reading “Vụ cướp ngân hàng lịch sử ở Hy Lạp”

Hy Lạp và ảo vọng về các chương trình tái cấu trúc

MAS_462176064_20150126072937

Nguồn: Dani Rodrik, “The Mirage of Structural Reform”, Project Syndicate, 08/10/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mọi chương trình kinh tế áp đặt lên Hy Lạp bởi các chủ nợ của nước này kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra năm 2009 đều xoay quanh một sự tự phụ chính: rằng các cuộc tái cấu trúc, nếu được xây dựng táo bạo và thi hành đúng thời hạn, sẽ mang lại sự phục hồi kinh tế nhanh chóng. Ủy ban Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã dự đoán rằng việc thắt lưng buộc bụng về tài khóa sẽ gây thiệt hại về thu nhập và việc làm – dù họ đã đánh giá thấp hơn đáng kể mức độ thiệt hại mà nó gây ra. Tuy vậy họ lập luận rằng các cải cách theo hướng thị trường vốn bị trì hoãn từ lâu (và rất cần thiết) sẽ tạo ra tăng trưởng bù lại cho kinh tế Hy Lạp. Continue reading “Hy Lạp và ảo vọng về các chương trình tái cấu trúc”

Ai đã tạo ra bảng chữ cái đầu tiên?

2015-10-21-1

Nguồn: “Who created the first alphabet?”, History.com (truy cập ngày 21/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Trước khi bảng chữ cái ra đời, những hệ thống chữ viết sơ khai thường được tạo nên từ các ký tượng ghi hình gọi là chữ tượng hình, hoặc các loại chữ hình nêm được viết bằng cách ấn đầu bút trâm lên mặt đất sét mềm. Do những phương pháp này đòi hỏi phải có rất nhiều biểu tượng tượng trưng cho từng chữ viết một, nên việc viết chữ rất phức tạp và chỉ có một số nhỏ những kinh sư được đào tạo kỹ lưỡng mới làm được. Trong thiên niên kỷ thứ hai (ước tính vào khoảng năm 1850 – 1700) trước Công nguyên, một nhóm người nói tiếng Semit đã sử dụng một phần trong bộ chữ tượng hình Ai Cập để biểu đạt âm thanh của thứ tiếng họ nói. Loại chữ viết nguyên thủy xuất hiện ở vùng Sinai này thường được coi là bảng chữ viết có hệ thống đầu tiên, trong đó những biểu tượng riêng biệt tượng trưng cho các phụ âm đơn (không có biểu tượng cho các nguyên âm). Continue reading “Ai đã tạo ra bảng chữ cái đầu tiên?”

Điều gì xảy ra với hai tay tượng thần Vệ Nữ thành Milo?

2015-10-18-1

Nguồn: “What happened to the Venus de Milo’s arms?”, History.com (truy cập ngày 18/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Là một trong những tác phẩm điêu khắc thời kỳ Hy Lạp cổ đại nổi tiếng nhất, tượng thần Vệ Nữ thành Milo còn rất dễ nhận ra vì bị thiếu mất hai cánh tay. Bức tượng này thường được cho là tạc hình Aphrodite, nữ thần tình yêu và sắc đẹp Hy Lạp, được người La Mã gọi tên là Venus (Vệ Nữ). Tác phẩm này được tìm thấy vào năm 1820 trên đảo Melos (còn gọi là Milos) trên biển Aegea. Một viên chuẩn úy hải quân Pháp, Olivier Voutier, khi đang neo tàu tại cảng Melos một hôm đã quyết định giết thời gian bằng cách ra khơi và đi tìm cổ vật. Trong khi đang tìm kiếm gần tàn tích của một nhà hát cổ, Voutier để ý thấy một người nông dân địa phương đang dỡ đá từ một bức tường gần đó để làm vật liệu xây dựng, và có vẻ đã tìm thấy thứ gì đó ẩn bên trong bức tường. Continue reading “Điều gì xảy ra với hai tay tượng thần Vệ Nữ thành Milo?”

Tượng thần Mặt trời thành Rhodes ra đời như thế nào?

GettyImages-464435747

Nguồn:What was the Colossus of Rhodes?“, History.com, 25/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại, tượng Thần mặt trời thành Rhodes (Colossus of Rhodes) là tượng một người đàn ông khổng lồ được xây dựng khoảng năm 280 TCN trên đảo Rhodes của Hy Lạp. Nhiều điều về di tích này vẫn còn nằm trong bí ẩn vì nó đã bị phá hủy trong một trận động đất vào năm 226 TCN. Tuy nhiên, các tài liệu cổ đại cho rằng bức tượng đã được xây dựng để tôn vinh thần mặt trời Helios và để kỷ niệm cuộc phòng thủ thành công của người dân Rhodes trước cuộc bao vây bởi lãnh đạo xứ Macedonia là Demetrius Poliorcetes vào năm 305 TCN. Truyền thuyết kể rằng người dân Rhodes bán các đồ đạc, thiết bị bỏ lại phía sau bởi binh lính Macedonia để có tiền xây dựng bức tượng này. Continue reading “Tượng thần Mặt trời thành Rhodes ra đời như thế nào?”

Đâu là nền dân chủ cổ đại nhất thế giới?

2015-09-27-022

Nguồn: “What is the world’s oldest democracy?”, History.com (try cập ngày 28/09/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Thuật ngữ dân chủ, nghĩa là “cai trị bởi nhân dân”, được tạo nên bởi những người Hy Lạp thành Athens cổ đại để mô tả hệ thống tự trị thành bang của họ, hệ thống vốn đã đạt đến đỉnh cao vào khoảng năm 430 TCN dưới sự dẫn dắt của nhà hùng biện và chính trị gia lỗi lạc Pericles. Song có lẽ người Athens không phải là những người đầu tiên đi theo mô hình này (một số nơi ở Ấn Độ có truyền thống dân chủ địa phương được cho là xuất hiện từ sớm hơn thế) nhưng vì người Hy Lạp đặt ra tên gọi này, họ có thể dễ dàng tuyên bố rằng mình là nền dân chủ “đầu tiên”, mặc dù một phần lớn người dân ở Athens – đặc biệt là phụ nữ và nô lệ – không có quyền gì trong hệ thống đó. Continue reading “Đâu là nền dân chủ cổ đại nhất thế giới?”

Đằng sau cuộc đối đầu giữa Hy Lạp và châu Âu

_81048451_tv025906172

Nguồn: Yanis Vaoufakis, “Democratizing the Eurozone”, Project Syndicate, 01/09/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giống như Macbeth,[1] những người làm chính sách thường phạm thêm những sai lầm mới để che giấu những tội lỗi cũ. Và các hệ thống chính trị (phải) chứng minh giá trị của chúng bằng việc nhanh chóng chấm dứt các sai lầm chính sách triền miên và chất chồng lên nhau của các quan chức. Nhưng nếu đánh giá bằng tiêu chuẩn nay, thì khu vực Eurozone, bao gồm 19 nền dân chủ lâu đời, bị tụt lại đằng sau nền kinh tế phi dân chủ lớn nhất thế giới.

Sau khi bị suy thoái tấn công sau khủng hoảng tài chính năm 2008, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc mất 7 năm để thay thế nhu cầu xuất khẩu giảm dần bằng một bong bóng đầu tư nội địa, được bơm lên bằng việc các chính quyền địa phương bán đất quyết liệt. Và khi thời khắc quyết định đã đến, các lãnh đạo Trung Quốc chi 200 tỉ đôla tiền dự trữ ngoại tệ họ đã cất công tích lũy để đóng vai vua Canute[2] nhằm cố gắng đẩy lùi cơn sóng tạo ra bởi cuộc tháo chạy tán loạn của thị trường chứng khoán. Continue reading “Đằng sau cuộc đối đầu giữa Hy Lạp và châu Âu”

Vấn đề nước Đức của khu vực đồng euro

article-0-0E8E9E9B00000578-157_634x376

Nguồn: Philippe Legrain, “The Eurozone’s German Problem,” Project Syndicate, 23/07/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khu vực đồng tiền chung châu Âu có một vấn đề liên quan đến nước Đức. Những chính sách “lợi mình hại người” của Đức và cách phản ứng với khủng hoảng rộng hơn mà nước này chủ trương đã được chứng minh là thảm họa. Bảy năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế khu vực đồng euro đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn so với châu Âu trong thời kỳ Đại Suy thoái những năm 1930. Những nỗ lực của chính phủ Đức để đè bẹp Hy Lạp và buộc nước này từ bỏ đồng tiền chung đã làm mất ổn định liên minh tiền tệ. Chừng nào chính quyền của Thủ tướng Đức Angela Merkel còn tiếp tục lạm dụng vị thế thống trị là chủ nợ chính để thúc đẩy những lợi ích hẹp hòi của mình thì khu vực đồng tiền chung euro còn không thể phát triển – và có thể là không tồn tại được. Continue reading “Vấn đề nước Đức của khu vực đồng euro”

Nguồn gốc cộng sản và tư tưởng chống Đức của Đảng Syriza

Tsipras_Larisa

Nguồn: Nikolaos Papadogiannis, “Syriza’s German Fixation?”, Project Syndicate, 08/07/2015.

Biên dịch: Hoàng Hải Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Người Hy Lạp đã nói lên tiếng nói của mình. Trong cuộc trưng cầu dân ý lịch sử, họ đã quyết định bác bỏ thỏa thuận được các chủ nợ của Hy Lạp đưa ra. Tuy vậy, trong nội bộ của Đảng Syriza cầm quyền, mọi thứ không thực sự rõ ràng đến vậy.

Từ khi lên nắm quyền vào tháng 1, Đảng Syriza đã cố gắng cân bằng nhu cầu phải đi tới một thỏa thuận về các khoản nợ của Hy Lạp với lời cam kết được đưa ra trong cuộc vận động tranh cử rằng không ký bất cứ một thỏa thuận nào đẩy Hy Lạp lún sâu vào tình trạng suy thoái. Quyết định của thủ tướng Alexis Tsipras nhằm thúc đẩy cử tri Hy Lạp bỏ phiếu “chống” trong cuộc trưng cầu dân ý về đề xuất được các chủ nợ đưa ra gần đây nhất đã cho thấy rằng yếu tố thứ hai được ưu tiên. Động thái này tất yếu đã gặp phải sự chế giễu đầy giận dữ của các nhà lãnh đạo khu vực đồng Euro khác. Continue reading “Nguồn gốc cộng sản và tư tưởng chống Đức của Đảng Syriza”

Cuộc khủng hoảng đồng Euro của IMF

IMF-Get-Out

Nguồn: Ngaire Woods, “The IMF’s Euro Crisis”, Project Syndicate, 27/07/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong vài thập niên vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã học được 6 bài học quan trọng về phương pháp giải quyết khủng hoảng nợ công. Nhưng những bài học ấy đã bị lãng quên trong quá trình Quỹ giải quyết cuộc khủng hoảng Hy Lạp.

Việc tham gia vào quá trình giải cứu khu vực Eurozone của IMF có thể đã làm tăng ảnh hưởng và giúp Quỹ nhận được sự ủng hộ ở châu Âu. Nhưng việc Quỹ và các cổ đông châu Âu không tuân theo các tiêu chuẩn hành vi tốt nhất của mình đến một ngày sẽ cho thấy đó là một bước đi sai lầm chết người.

Một bài học quan trọng bị lãng quên trong cuộc khủng hoảng Hy Lạp là khi việc cứu trợ trở nên cần thiết thì chỉ được thực hiện một lần và phải thật dứt khoát. Quỹ IMF học được bài học này vào năm 1997, khi gói cứu trợ cho Hàn Quốc bị thiếu hụt và điều này dẫn đến vòng đàm phán thứ hai. Tại Hy Lạp vấn đề còn tệ hơn nữa, vì gói cứu trợ trị giá 86 tỉ Euro đang được bàn bạc đến diễn ra sau một gói cứu trợ trị giá 110 tỉ Euro vào năm 2010 và một gói khác trị giá 130 tỉ Euro năm 2012. Continue reading “Cuộc khủng hoảng đồng Euro của IMF”

So sánh khủng hoảng châu Á và khủng hoảng Hy Lạp

greece_eurozone_exit

Nguồn: Lee Jong-Wha, “Asia’s View of the Greek Crisis,” Project Syndicate, 16/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các nước châu Á đang dõi theo cuộc khủng hoảng Hy Lạp với sự ghen tị pha lẫn cảm giác thỏa mãn. Khi trải qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các nước châu Á nhận được sự trợ giúp ít hơn rất nhiều, với những điều kiện hà khắc hơn nhiều. Nhưng họ cũng phục hồi mạnh mẽ hơn hẳn, và điều đó cho thấy những khoản cứu trợ cứ lớn dần có thể không phải là toa thuốc tốt nhất để hồi phục.

Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, Hy Lạp đã nhận được khoản tài chính khổng lồ từ Hội đồng ba bên (“troika”): Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Hy Lạp đã nhận được các gói cứu trợ vào năm 2010 và 2012, tổng cộng lên đến 240 tỉ euro (tương đương 266 tỉ USD), trong đó có 30 tỉ euro từ IMF, gấp hơn 3 lần hạn mức cộng dồn mà IMF có thể cho Hy Lạp vay. Các thỏa thuận mới nhất hứa hẹn một khoản cứu trợ khác trị giá lên đến 86 tỉ euro. Continue reading “So sánh khủng hoảng châu Á và khủng hoảng Hy Lạp”

Các biện pháp kiểm soát vốn hoạt động như thế nào?

20150704_blp503

Nguồn:How capital controls work”, The Economist, 29/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 26 tháng 6, thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras công bố kế hoạch cho phép lấy ý kiến người dân về lời đề nghị cứu trợ gần đây nhất của Châu Âu, trong cuộc trưng cầu dân ý được lên kế hoạch vào ngày 5 tháng 7. Kế hoạch này nhanh chóng châm ngòi cho một chuỗi những sự kiện: các nhà lãnh đạo khu vực châu Âu từ chối gia hạn cho chương trình cứu trợ hiện thời cho Hy Lạp sau ngày 30 tháng 6, thời điểm chương trình này sẽ hết hạn, và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tuyên bố sẽ đặt hạn mức  đối với các khoản vay khẩn cấp của các ngân hàng Hy Lạp.

Trợ giúp thanh khoản khẩn cấp” (emergency liquidity assistance) đã thay thế dòng tiền đang chảy ra ngoài hệ thống ngân hàng Hy Lạp do những người dân lo lắng rút các khoản tiết kiệm của mình. Đối mặt với việc mất những khoản cứu trợ bổ sung từ ECB – và viễn cảnh những két tiền gửi trống rỗng tại các ngân hàng — chính phủ Hy Lạp đã tuyên bố ngày thứ hai, 29 tháng 6, vừa qua là ngày ngân hàng tạm đóng cửa và áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn. Vậy những biện pháp đó sẽ hoạt động như thế nào? Continue reading “Các biện pháp kiểm soát vốn hoạt động như thế nào?”