#194 – Chiến tranh Lạnh trong lịch sử xung đột thế kỷ 20 (Phần 1)

the-cold-war-era

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “The Cold War” (Chapter 5), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 115-156.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Với nửa đầu đầy bạo lực, đặc điểm nổi bật nhất của nửa sau thế kỷ 20 là sự vắng bóng của Chiến tranh thế giới lần thứ ba. Thay vào đó là cuộc Chiến tranh lạnh, một thời kỳ thù địch căng thẳng mà không có cuộc chiến nào trên thực tế. Sự thù nghịch này căng thẳng đến mức mà nhiều người nghĩ rằng sẽ có một cuộc xung đột vũ trang giữa các siêu cường. Giao tranh đã xảy ra nhưng chỉ ở khu vực ngoại biên mà không diễn ra trực tiếp giữa Mỹ và Liên Xô. Continue reading “#194 – Chiến tranh Lạnh trong lịch sử xung đột thế kỷ 20 (Phần 1)”

#173 – Quyền lực và sự tương thuộc trong kỷ nguyên thông tin

Nguồn: Robert O. Keohane & Joseph S. Nye (1998). “Power and Interdependence in the Information Age”, Foreign Affairs, Vol. 77, No. 5 (Sep. – Oct.), pp. 81-94.

Biên dịch: Vũ Thị Thu | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Sự bền bỉ của các quốc gia

Trong suốt thế kỷ 20, những người theo trường phái hiện đại chủ nghĩa cho rằng công nghệ sẽ làm biến đổi chính trị thế giới. Năm 1910, Norman Angell từng khẳng định sự tương thuộc kinh tế sẽ làm cho chiến tranh trở thành điều phi lý và hướng tới viễn cảnh mà những cuộc chiến này chỉ còn là dĩ vãng. Continue reading “#173 – Quyền lực và sự tương thuộc trong kỷ nguyên thông tin”

#110 – Sức mạnh mềm và chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

Nguồn: Joseph S. Nye (2004). “Soft Power and American Foreign Policy” (Chapter 5) in J.S. Nye, Soft Power: The Means to Success in World Politics (New York: PublicAffairs), pp. 127-148.

Biên dịch: Lê Vĩnh Triển | Hiệu đính: Giáp Văn Dương

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn sách; Các bài về “sức mạnh mềm”

Chủ nghĩa bài Mỹ đã phổ biến hơn trong những năm vừa qua. Thomas Pickering, một nhà ngoại giao kỳ cựu đã xem năm 2003 như là “đỉnh điểm của chủ nghĩa chống Mỹ mà chúng ta từng thấy trong khoảng thời gian dài”.[1] Những cuộc thăm dò cho thấy sự suy giảm sức mạnh mềm của chúng ta có nguyên nhân lớn từ chính sách ngoại giao. “Một quan điểm phổ biến và thời thượng cho rằng nước Mỹ là một thế lực đế quốc kiểu cổ điển… Cách đánh giá kiểu này thể hiện nhiều cách bởi nhiều người khác nhau, từ việc các cổ động viên hockey ở Montreal la ó khi quốc ca Mỹ cất lên đến việc những học sinh trung học Thụy Sĩ không muốn đi Mỹ theo các chương trình trao đổi văn hóa”.[2]  Continue reading “#110 – Sức mạnh mềm và chính sách đối ngoại Hoa Kỳ”

#105 – Sự thất bại của chiến lược an ninh tập thể và Thế chiến II

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “The Failure of Collective Security and World War II” (Chapter 4), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 87-114.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Những thăng trầm của chiến lược an ninh tập thể

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã dẫn tới những đảo lộn xã hội lớn lao và làn sóng căm phẫn trước những sự tàn sát vô nghĩa. Đường lối chính trị cân bằng quyền lực bị phê phán là nguyên nhân dẫn tới chiến tranh. Woodrow Wilson, Tổng thống Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, là một người điển hình mang tư tưởng chủ nghĩa tự do thế kỷ 19, luôn coi chính sách cân bằng quyền lực là phi đạo đức bởi các chính sách này vi phạm dân chủ và quyền tự quyết dân tộc. Theo quan điểm của Wilson “cân bằng quyền lực là một trò chơi lớn giờ đây đã vĩnh viễn bị nghi ngờ. Đó là một trật tự cũ kỹ và xấu xa vốn phổ biến trước khi cuộc chiến tranh này xảy ra. Cân bằng quyền lực là điều chúng ta có thể từ bỏ trong tương lai.”[1] Continue reading “#105 – Sự thất bại của chiến lược an ninh tập thể và Thế chiến II”

#89 – Ngoại giao công chúng và sức mạnh mềm

Nguồn: Joseph S. Nye Jr. (2008). “Public Diplomacy and Soft Power”, The ANNALS of the American Academy of Political and Social Science, 616, pp. 94-109.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hạnh | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Bài liên quan:  #62 – Ngoại giao công chúng và sự trỗi dậy của quyền lực mềm Trung Quốc / #30 – Thực thi sức mạnh mềm

Sức mạnh mềm là khả năng tác động đến người khác để đạt được kết quả mong muốn thông qua cách cuốn hút, hấp dẫn họ thay vì ép buộc hay mua chuộc bằng tiền. Đối với một quốc gia, sức mạnh mềm tồn tại ngay trong văn hóa, các giá trị và chính sách của mình. Một chính sách quyền lực khôn khéo phải biết kết hợp cả hai nguồn lực sức mạnh cứng và mềm. Ngoại giao công chúng từ lâu đã được xem như một công cụ để quảng bá sức mạnh mềm của một quốc gia và cũng là một trong những yếu tố cần thiết để giành phần thắng trong Chiến tranh Lạnh.  Cuộc chiến hiện nay chống lại nạn khủng bố xuyên quốc gia chính là cuộc chiến nhằm giành được trái tim và khối óc, do vậy việc tin tưởng quá mức vào duy nhất sức mạnh cứng không phải là con đường dẫn đến thành công trong cuộc chiến này. Ngoại giao công chúng là một vũ khí quan trọng trong kho vũ khí của sức mạnh thông minh. Tuy nhiên, ngoại giao công chúng khôn khéo đòi hỏi sự hiểu biết chắc chắn về vai trò của sự khả tín, sự tự phê và xã hội dân sự trong việc hình thành sức mạnh mềm.
Continue reading “#89 – Ngoại giao công chúng và sức mạnh mềm”

#68 – Sức mạnh của Mỹ và Trung Quốc sau khủng hoảng tài chính

Nguồn: Joseph S. Nye Jr (2010). “American and Chinese Power after the Financial Crisis”, The Washington Quarterly, Vol. 33, No. 4, pp. 143-153.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mỹ đã bị chỉ trích rất nhiều vì cuộc khủng hoảng tài chính gần đây. Khi nền kinh tế Mỹ đang chao đảo và Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng trong cuộc đại suy thoái 2008-2009, nhiều học giả Trung Quốc đã khởi xướng “làn sóng bình luận về sự suy tàn của nước Mỹ”.[1] Một chuyên gia cho rằng đỉnh cao sức mạnh Mỹ là vào năm 2000. Không chỉ có Trung Quốc nghĩ như vậy về Mỹ. Goldman Sachs đã dự đoán thời điểm nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ là vào năm 2027. Trong cuộc thăm dò Continue reading “#68 – Sức mạnh của Mỹ và Trung Quốc sau khủng hoảng tài chính”

#47 – Cân bằng quyền lực và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Balance of Power and World War I” (Chapter 3), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 59-86.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cân bằng quyền lực

Người ta thường cho rằng nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là do vấn đề “cân bằng quyền lực”, một trong những khái niệm thường xuyên được sử dụng trong chính trị quốc tế, song đồng thời cũng là một trong những khái niệm gây nhiều tranh cãi. Khái niệm này thường được sử dụng một cách lỏng lẻo nhằm miêu tả và biện minh đủ loại vấn đề. Nhà triết học người Anh thế kỷ 18 David Hume đã miêu tả cân bằng quyền lực như một nguyên tắc cơ bản của chính trị thực dụng, nhưng Richard Cobden,  một người theo chủ nghĩa tự do của Anh vào thế kỷ 19 đã gọi đó là “một điều không thực tế, không thể miêu tả được và không thể hiểu được.”[1] Còn Woodrow Wilson, tổng thống Mỹ trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cho rằng cân bằng quyền lực chính là một nguyên tắc xấu xa Continue reading “#47 – Cân bằng quyền lực và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất”

#30 – Thực thi sức mạnh mềm

article-2415087-1

Nguồn: Joseph S. Nye (2004). “Wielding Soft Power” (Chapter 4) in J.S. Nye, Soft Power: The Means to Success in World Politics (New York: PublicAffairs), pp. 99-126.

Biên dịch: Lê Vĩnh Trương | Hiệu đính: Giáp Văn Dương

Các chính phủ sử dụng sức mạnh quân sự để đưa ra các đe dọa, phát động chiến tranh, và bằng cách phối hợp với các kỹ năng cùng yếu tố may mắn, họ có thể đạt được những kết quả mong muốn trong một thời gian phù hợp nào đó. Sức mạnh kinh tế cũng thường là một thực thể có tác động rõ ràng, trực tiếp như vậy. Các chính phủ có thể ra lệnh đóng băng các tài khoản ngân hàng nước ngoài trong vòng một đêm cũng như có thể phân chia các khoản hối lộ hay viện trợ nhanh chóng (dù rằng những cuộc cấm vận kinh tế nếu có, thường cần thời gian nhiều hơn để đạt tới những kết quả mong muốn). Như chúng ta đã thấy ở Chương 1, thực thi sức mạnh mềm khó khăn hơn vì nhiều loại tài nguyên quan trọng nằm ngoài tầm với của các chính phủ, Continue reading “#30 – Thực thi sức mạnh mềm”

#19 – Nguồn gốc những xung đột lớn trong thế kỷ 20

PLA--621x414

Nguồn: Nye, Joseph S. (2007). “Origins of the Great Twentieth-Century Conflicts?” (Chapter 2), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 33-58.

Biên dịch: Trần Nguyên Khang, Lê Hồng Hiệp | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts 

Hệ thống quốc tế và các mức độ nhân quả

Chiến tranh thường được giải thích là do hệ thống quốc tế, nhưng “hệ thống quốc tế” là gì? Theo từ điển, hệ thống là tập hợp của các đơn vị có liên quan đến nhau. Có thể dễ dàng xác định được các hệ thống chính trị trong nước bởi các khái niệm thể chế rõ ràng như: tổng thống, quốc hội/ nghị viện, vv…. Các hệ thống chính trị quốc tế ít mang tính tập trung và kém rõ ràng hơn. Nếu không có Liên Hiệp Quốc vẫn tồn tại một hệ thống quốc tế. Hệ thống quốc tế gồm không chỉ các quốc gia. Hệ thống chính trị quốc tế là mẫu hình của mối quan hệ giữa các quốc gia. Continue reading “#19 – Nguồn gốc những xung đột lớn trong thế kỷ 20”

#12 – Bản chất đang thay đổi của quyền lực

ql

Nguồn: Nye, Joseph S. “The Changing Nature of Power” (Chapter 1) in J.S. Nye, Soft Power: The Means to Success in World Politics (New York: Public Affairs, 2004), pp. 1-32.

Biên dịch: Vũ Trọng Cương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Means to Success

Hơn bốn thế kỷ về trước, Nicolo Machiavelli khuyên răn các quân vương nước Ý rằng thà để thiên hạ sợ mình hơn là yêu mình. Nhưng trong thế giới ngày nay, có được cả hai điều này là hay hơn cả. Giành được trái tim và khối óc của quần chúng lúc nào cũng là điều thiết yếu, và trong thế giới thông tin toàn cầu ngày nay, nó còn quan trọng hơn bao giờ hết. Thông tin là sức mạnh, và công nghệ thông tin ngày nay quảng bá tin tức đến đại chúng một cách rộng rãi hơn bao giờ hết. Tuy vậy, các nhà lãnh đạo hầu như chỉ bỏ ra rất ít thời gian để suy nghiệm bản chất của quyền lực đã thay đổi ra sao, và cụ thể hơn, là làm sao hội nhập các khía cạnh “mềm” vào sách lược sử dụng quyền lực của họ. Continue reading “#12 – Bản chất đang thay đổi của quyền lực”

#4 – Có hay không một logic trường tồn về xung đột trong chính trị quốc tế?

110502_wg

Nguồn: Nye, Joseph S., “Is There an Enduring Logic of Conflict in World Politics?” (Chapter 1), in Understanding International Conflicts (New York: Longman, 2007), pp. 1-32.

Biên dịch: Hoàng Cẩm Thanh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Trái đất đang nhỏ lại. Thế kỷ 17, con tàu trứ danh Mayflower phải mất đến ba tháng mới vượt được Đại Tây Dương.  Năm 1924, chuyến bay của Charles Lindbergh chỉ mất có 24 giờ. Năm mươi năm sau, một chiếc máy bay Concorde sẽ vượt biển trong vòng 3 giờ đồng hồ còn tên lửa đạn đạo chỉ tốn 30 phút. Giá vé của một chuyến bay xuyên Đại Tây Dương những năm đầu thế kỷ 21 chỉ bằng một phần ba giá vé của năm 1950, và cước phí của một cuộc điện thoại từ New York đến Luân Đôn giờ đây chỉ bằng một phần nhỏ so với thập niên 1950. Continue reading “#4 – Có hay không một logic trường tồn về xung đột trong chính trị quốc tế?”

#3 – Các nguồn sức mạnh mềm của Mỹ

Patriot

Nguồn: Nye, Joseph S. “Sources of American Soft Power”, Chương 2 trong J.S. Nye, Soft Power: The Means to Success in World Politics (New York: Public Affairs, 2004), pp. 33-72.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Soft Power: The Means to Success

Nước Mỹ có nhiều nguồn lực có tiềm năng mang lại sức mạnh mềm, đặc biệt khi chúng ta xem xét những cách thức ưu thế về kinh tế dẫn tới sự thịnh vượng cũng như danh tiếng và sức cuốn hút. Mỹ không chỉ là nền kinh tế lớn nhất thế giới mà phân nửa 500 công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới cũng đến từ Mỹ, nhiều gấp năm lần quốc gia xếp thứ hai là Nhật.[1] Sáu mươi hai trong số 100 thương hiệu toàn cầu là của các công ty Mỹ, và nước này cũng có 8 trong số 10 trường kinh doanh hàng đầu thế giới.[2]

Các chỉ số về mặt xã hội cũng cho thấy điều tương tự. Ví dụ như: Continue reading “#3 – Các nguồn sức mạnh mềm của Mỹ”