03/04/1860: Ra mắt dịch vụ bưu chính Pony Express

Nguồn: Pony Express debuts, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1860, những bức thư đầu tiên sử dụng Pony Express, dịch vụ giao thư bằng các đội người-ngựa tiếp sức, đã cùng lúc rời đi từ St. Joseph, Missouri và Sacramento, California. Mười ngày sau, vào ngày 13/04, người đưa thư hướng tây đã hoàn thành hành trình dài khoảng 1.800 dặm, và đến được Sacramento, “đánh bại” chuyến đi của người đưa thư hướng đông, đến St. Joseph sau đó hai ngày, và đặt ra tiêu chuẩn mới cho ngành chuyển phát nhanh.

Dù cuối cùng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và không mang về lợi nhuận, Pony Express đã khuyến khích trí tưởng tượng sáng tạo của người Mỹ, và giúp giành được viện trợ liên bang cho một hệ thống bưu điện trên bộ mang tính kinh tế hơn. Nó cũng đóng góp vào nền kinh tế của các thị trấn nằm trên tuyến đường chuyển phát, và đáp ứng nhu cầu dịch vụ thư từ của miền Tây nước Mỹ, trong những ngày trước khi điện báo, hoặc một tuyến đường sắt xuyên lục địa hoạt động hiệu quả hơn, xuất hiện. Continue reading “03/04/1860: Ra mắt dịch vụ bưu chính Pony Express”

03/04/1776: Quốc hội Mỹ cho phép tư nhân tấn công tàu Anh

Nguồn: Congress authorizes privateers to attack British vessels, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, vì không có đủ kinh phí để xây dựng một lực lượng hải quân mạnh mẽ, Quốc hội Lục địa đã quyết định cho phép tư nhân được tấn công bất kỳ tàu Anh nào mà họ gặp phải.

Trong một dự luật được ký bởi chủ tịch John Hancock, Quốc hội Lục địa đã ban hành “Hướng dẫn cho Chỉ huy các Tàu Tư nhân hoặc Tàu Chiến có Giấy phép Chặn bắt được chiếm giữ các tàu và hàng hóa của Anh”. Giấy phép Chặn bắt (Letters of Marque and Reprisal) là văn bản chính thức mà các chính phủ thế kỷ 18 dùng để ủy quyền cho các tàu thương mại tư nhân (privateers), thay mặt họ tấn công các tàu mang cờ của nước thù địch. Bất kỳ hàng hóa nào mà tàu tư nhân đó chiếm được sẽ được đem chia cho chủ tàu và chính phủ ban hành Giấy phép Chặn bắt. Continue reading “03/04/1776: Quốc hội Mỹ cho phép tư nhân tấn công tàu Anh”

03/04/1865: Thủ đô Richmond của Hợp bang Miền Nam thất thủ

Nguồn: Confederate capital of Richmond is captured, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1865, thủ đô của phe ly khai Hợp bang Miền Nam tại Richmond, Virginia, đã rơi vào tay lực lượng Liên bang Miền Bắc. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy Hợp bang miền Nam đang tiến gần đến ngày sụp đổ.

Trong suốt mười tháng, Tướng Ulysses S. Grant đã cố gắng thâm nhập vào Richmond nhưng không thành. Sau khi Tướng Lee của Hợp bang miền Nam tấn công một cách tuyệt vọng dọc theo phòng tuyến của Liên bang miền Bắc trong Trận Fort Stedman vào ngày 25/03/1865, Grant đã chuẩn bị cho một cuộc tổng tấn công lớn. Ngày 01/04, Tướng Grant đánh vào thị trấn Five Forks và phá vỡ tuyến phòng ngự của Lee ở tây nam Petersburg. Ngày 02/04, quân miền Bắc tiếp tục tấn công dọc theo mặt trận Petersburg, và Hợp bang miền Nam đã sụp đổ. Continue reading “03/04/1865: Thủ đô Richmond của Hợp bang Miền Nam thất thủ”

03/04/1942: Nhật phát động cuộc tấn công lớn vào Bataan

Nguồn: Japanese launch major offensive against Bataan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, bộ binh Nhật Bản đã tiến hành một cuộc tấn công quan trọng vào quân Đồng Minh ở Bataan, bán đảo nằm chắn Vịnh Manila của Philippines.

Bắt đầu vào tháng 12/1941 dưới sự chỉ huy của Tướng Masaharu Homma, cuộc xâm lăng của Quân đoàn Nhật Bản thứ 14 đã buộc quân đội của Tướng Douglas MacArthur phải rút từ Manila, thủ đô của Philippines, về Bataan. Một phần nguyên nhân là do chiến lược của MacArthur không tốt. Continue reading “03/04/1942: Nhật phát động cuộc tấn công lớn vào Bataan”

03/04/1948: Kế hoạch Marshall được thông qua

ce4fa2f612e5d05a2ecd079056febb67

Nguồn:Truman signs Foreign Assistance Act,” History.com (truy cập ngày 02/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 3 tháng 4 năm 1948, Tổng thống Mỹ Harry S. Truman thông qua Đạo luật Viện trợ Nước ngoài 1948, được biến đến rộng hơn với tên gọi Kế hoạch Marshall. Đạo luật này cuối cùng đã cung cấp hơn 12 tỉ đô la Mỹ (theo thời giá khi đó, có tài liệu cho rằng con số tổng thể là 17 tỉ đô la, tương đương với khoảng 160 tỉ đô la hiện nay – ND) để hỗ trợ cho sự phục hồi kinh tế của Tây Âu.

Trong những năm đầu sau khi Thế chiến II kết thúc, nền kinh tế của nhiều quốc gia Tây Âu rơi vào suy thoái. Tỉ lệ thất nghiệp ở mức cao, tiền mặt khan hiếm, và tình trạng vô gia cư và nạn đói hoành hành trên khắp  các nước bị chiến tranh tàn phá. Giới hoạch định chính sách Mỹ coi đây là tình hình đầy nguy hiểm. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đang phát triển, một số người nhận ra tình trạng kinh tế thiếu thốn ở Tây Âu đã trở thành một mảnh đất màu mỡ phì nhiêu cho công tác tuyên truyền của cộng sản. Continue reading “03/04/1948: Kế hoạch Marshall được thông qua”