22/12/1808: Bản Giao hưởng Số 5 của Beethoven được trình diễn lần đầu

Nguồn: Beethoven’s Fifth Symphony given world premiere in Vienna, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ban đầu, người ta đã không công nhận bản giao hưởng này là một trong những bản nhạc hay nhất từng được viết. Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng nó đã được trình diễn lần đầu tiên trong điều kiện vô cùng bất lợi. Địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc là một nơi lạnh cóng. Phải mất hơn hai giờ trong một buổi diễn dài tổng cộng bốn giờ trước khi bản nhạc này được chơi. Và dàn nhạc ngày hôm đó đã chơi tệ đến mức nhà soạn nhạc Beethoven, người gần như bị điếc – khi đó còn giữ vai trò nhạc trưởng và nghệ sĩ piano – phải dừng buổi hòa nhạc giữa chừng và bắt đầu lại từ đầu. Nhìn chung, đó là một khởi đầu không mấy tốt đẹp cho tác phẩm sẽ sớm trở thành bản nhạc cổ điển nổi tiếng nhất thế giới: Bản Giao hưởng Số 5 cung Đô thứ, Op. 67 – thường gọi là “Bản Giao hưởng số 5”. Continue reading “22/12/1808: Bản Giao hưởng Số 5 của Beethoven được trình diễn lần đầu”

22/12/1989: Chính phủ Nicolae Ceausescu ở Romania sụp đổ

Nguồn: Romanian government falls, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, quân đội Romania đã quyết định chuyển sang ủng hộ những người biểu tình chống cộng sản, và chính phủ của Nicolae Ceausescu chính thức bị lật đổ. Hồi kết cho 42 năm cai trị của chủ nghĩa cộng sản đã đến ba ngày sau khi lực lượng an ninh của Ceausescu nổ súng vào những người biểu tình ở Timisoara. Sau đợt đào ngũ của các binh lính, Ceausescu và vợ đã cố gắng chạy trốn khỏi Bucharest trên một chiếc trực thăng nhưng vẫn bị bắt lại và bị kết tội giết người hàng loạt trong một phiên tòa quân sự chóng vánh. Sang ngày 25/12, cả hai bị một đội súng xử tử. Continue reading “22/12/1989: Chính phủ Nicolae Ceausescu ở Romania sụp đổ”

22/12/1941: Churchill và Roosevelt thảo luận về chiến tranh và hòa bình

Nguồn: Churchill and Roosevelt discuss war and peace, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã đến Washington, D.C. để tiến hành một loạt các cuộc gặp với Tổng thống Franklin Delano Roosevelt về một chiến lược chiến tranh chung giữa Anh và Mỹ và một nền hòa bình trong tương lai.

Giờ đây, khi Mỹ tham gia trực tiếp vào cả hai cuộc chiến ở Thái Bình Dương và Châu Âu, cả Anh và Mỹ đều phải tạo dựng và duy trì một mặt trận thống nhất. Để đạt được điều đó, Churchill và Roosevelt đã tạo ra một bộ tổng tham mưu để phối hợp chiến lược quân sự chống lại cả Đức và Nhật, cũng như để phác thảo một cuộc đổ bộ chung vào châu Âu trong tương lai. Continue reading “22/12/1941: Churchill và Roosevelt thảo luận về chiến tranh và hòa bình”

22/12/1917: Nga-Đức đàm phán Hòa ước Brest-Litovsk

Russian-German Armistice

Nguồn:Russian-German peace talks begin at Brest-Litovsk,” History.com (truy cập ngày 21/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1917, đúng một tuần sau khi hiệp ước đình chiến trong Thế chiến I được ký giữa Nga và Đức và gần ba tuần sau khi một thỏa thuận ngừng bắn được tuyên bố trên mặt trận phía Đông (bao gồm các chiến trường ở Đông và Trung Âu), phái đoàn đại diện hai nước đã bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình tại Brest-Litovsk, gần biên giới Ba Lan, nay là thành phố Brest ở Belarus.

Lãnh đạo phái đoàn Nga là Leon Trotsky, Dân ủy Bolshevik về Quan hệ Đối ngoại. Max Hoffmann, chỉ huy các lực lượng Đức trên mặt trận phía Đông, là một trong những trưởng đoàn đàm phán của Đức. Sự bất đồng ý kiến lớn giữa hai nước ở Brest-Litovsk là về vấn đề quân đội Đức dừng xâm chiến lãnh thổ Nga: phía Nga đề nghị một hòa ước mà không bị sáp nhập lãnh thổ hoặc bồi thường chiến tranh còn người Đức thì không muốn nhượng bộ vấn đề này. Tháng 2 năm 1918, Trotsky tuyên bố ông sẽ rút Nga khỏi các cuộc hòa đàm, và chiến tranh một lần nữa tiếp diễn. Continue reading “22/12/1917: Nga-Đức đàm phán Hòa ước Brest-Litovsk”