24/04/1967: Phi hành gia Liên Xô Vladimir Komarov thiệt mạng vì sự cố dù

Nguồn: Soviet cosmonaut Vladimir Komarov killed when parachute fails to deploy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, phi hành gia người Liên Xô Vladimir Komarov đã thiệt mạng khi chiếc dù của ông không thể bung ra trong quá trình tàu vũ trụ hạ cánh.

Komarov khi ấy đang tham gia thử nghiệm tàu Soyuz I trong cuộc chạy đua không gian giữa Mỹ và Liên Xô. Trước đó vào năm 1967, chương trình không gian của Mỹ cũng đã trải qua thảm kịch. Gus Grissom, Edward White, và Roger Chafee, ba phi hành gia NASA trong chương trình Apollo, đã thiệt mạng trong một vụ hỏa hoạn khi đang tiến hành thử nghiệm trên mặt đất. Continue reading “24/04/1967: Phi hành gia Liên Xô Vladimir Komarov thiệt mạng vì sự cố dù”

24/04/1953: Winston Churchill được phong tước Hiệp sĩ

Nguồn: Winston Churchill knighted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, Winston Leonard Spencer Churchill, nhà lãnh đạo đã đưa Vương quốc Anh và quân Đồng minh vượt qua cuộc khủng hoảng của Thế chiến II, đã được Nữ hoàng Elizabeth II phong tước hiệp sĩ.

Sinh ra tại Cung điện Blenheim vào năm 1874, Churchill gia nhập Lữ đoàn Kỵ binh Số 4 của Anh sau cái chết của cha mình vào năm 1895. Trong vòng 5 năm tiếp theo, ông đã có một sự nghiệp quân sự lừng lẫy, phục vụ ở Ấn Độ, Sudan và Nam Phi, và đã có nhiều màn thể hiện nổi bật trên chiến trường. Năm 1899, ông rời khỏi quân đội để tập trung vào sự nghiệp văn học và chính trị, đến năm 1900 thì được bầu vào Nghị viện với tư cách là nghị sĩ Đảng Bảo thủ đại diện khu Oldham. Năm 1904, ông gia nhập Đảng Tự do, đảm nhiệm một số chức vụ quan trọng trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Hải quân vào năm 1911. Trong vị trí này, ông đã chuẩn bị Hải quân Anh sẵn sàng cho cuộc chiến mà ông đã lường trước. Continue reading “24/04/1953: Winston Churchill được phong tước Hiệp sĩ”

24/04/1863: Liên bang miền Bắc ban hành Bộ quy tắc ứng xử cho binh sĩ

Nguồn: Union issues conduct code for soldiers, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1863, quân đội Liên bang miền Bắc đã ban hành Tổng Lệnh số 100 để hướng dẫn quy tắc ứng xử cho các binh lính và sĩ quan liên bang khi tiếp xúc với tù nhân và thường dân của Hợp bang miền Nam. Bộ quy tắc này đã được nhiều quốc gia châu Âu sử dụng và có ảnh hưởng rõ rệt đối với Công ước Geneva (về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh chiến tranh).

Bộ luật là “đứa con tinh thần” của Francis Lieber, một người Phổ nhập cư có ba con trai đều từng phục vụ trong Nội chiến Hoa Kỳ. Một người con của ông đã bị trọng thương khi đang chiến đấu cho phe miền Nam trong Trận Williamsburg tại Virginia vào năm 1862. Hai người con còn lại ủng hộ Liên bang miền Bắc. Continue reading “24/04/1863: Liên bang miền Bắc ban hành Bộ quy tắc ứng xử cho binh sĩ”

24/04/1955: Hội nghị Bandung lần thứ nhất kết thúc

P200908211455142653224342

Nguồn:The Bandung Conference concludes,” History.com (truy cập ngày 22/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 24 tháng 4 năm 1955, Hội nghị Á-Phi – thường được biết đến với tên gọi Hội nghị Bandung vì được tổ chức ở Bandung, Indonesia – bế mạc. Trong hội nghị, các đại diện từ 29 quốc gia thuộc phong trào “không liên kết” ở châu Phi, châu Á, và Trung Đông đã họp mặt để lên án chủ nghĩa thực dân, bài trừ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, và thể hiện mối lo ngại của họ về cuộc Chiến tranh Lạnh đang nổi lên giữa Mỹ và Liên Xô.

Hội nghị Bandung được tổ chức trong bối cảnh các quốc gia được gọi là “không liên kết” ở châu Phi, châu Á, và Trung Đông ngày một thất vọng và chán ghét (với chủ nghĩa thực dân). Những quốc gia này ưu tiên duy trì một lập trường trung lập trong Chiến tranh Lạnh, tin rằng những lợi ích của họ sẽ không đi cùng một mối liên minh với Mỹ hoặc Liên Xô. Continue reading “24/04/1955: Hội nghị Bandung lần thứ nhất kết thúc”