Châu Âu đã chinh phục thế giới như thế nào?

16th_Century_Artillerie

Nguồn: Philip T. Hoffman, “How Europe Conquered the World: The Spoils of a Single-Minded Focus on War,” Foreign Affairs, 07/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Từ năm 1492 đến năm 1914, người châu Âu đã chinh phục 84% thế giới, thiết lập nên các thuộc địa và mở rộng tầm ảnh hưởng của họ tới mọi lục địa có người ở. Đây không phải là điều không thể tránh khỏi. Trên thực tế, trong nhiều thập niên, các nhà sử học, khoa học xã hội, và sinh học đã trăn trở: vì lẽ gì và làm thế nào châu Âu có thể vươn lên vị trí dẫn đầu, ngay cả khi các xã hội ở châu Á và Trung Đông đã phát triển hơn nhiều?

Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa tìm được những câu trả lời thỏa đáng. Nhưng câu hỏi này là vô cùng quan trọng do sức mạnh của châu Âu đã định đoạt mọi thứ từ những người buôn bán nô lệ cho tới những người đã giàu lên hay những người vẫn sa lầy trong nghèo đói. Continue reading “Châu Âu đã chinh phục thế giới như thế nào?”

28/10/1886: Khánh thành tượng Nữ thần Tự do

statue of liberty

Nguồn:Statue of Liberty dedicated,” History.com (truy cập ngày 27/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1886, bức tượng Nữ thần Tự do, món quà hữu nghị mà người dân Pháp dành tặng cho người dân Mỹ, được khánh thành trên cảng New York trong một buổi lễ do Tổng thống Mỹ Grover Cleveland chủ trì.

Với tên gọi ban đầu “Nữ thần Tự do soi sáng thế giới,” bức tượng là đề xuất của sử gia người Pháp Édouard de Laboulaye để kỷ niệm liên minh Pháp-Mỹ trong Cách mạng Mỹ. Được thiết kế bởi nhà điêu khắc người Pháp Frédéric Auguste Bartholdi, bức tượng cao 93 mét có hình dáng một nữ thần giơ cao ngọn đuốc. Phần khung thép khổng lồ của bức tượng được thiết kế bởi Eugène Emmanuel Viollet-le-Duc và Alexandre Gustave Eiffel, kỹ sư nổi tiếng với thiết kế ngọn tháp Eiffel ở Paris. Continue reading “28/10/1886: Khánh thành tượng Nữ thần Tự do”

Cuộc gặp Obama-Tập và tác động tới tình hình Biển Đông

0824china01

Nguồn: Nguyễn Mạnh Hùng, “The South China Sea and the Obama-Xi Summit: Talk is Cheap“, Viet-studies, 26/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một hội nghị, nhiều quan điểm

Chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên của Tập Cận Bình với tư cách chủ tịch nước Trung Quốc tháng 9 vừa qua đã làm dấy lên nhiều quan tâm và đồn đoán trong giới quan sát Trung Quốc ở nhiều nước. Đánh giá của họ về chuyến thăm này có xu hướng phản ánh thái độ phổ biến ở mỗi quốc gia. Một mặt, truyền thông Trung Quốc ca ngợi chuyến đi đã thành công tốt đẹp, nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc như một cường quốc đang lên và Chủ tịch Tập như một vị chính khách của thế giới. Mặt khác, truyền thông và giới bình luận Nhật Bản lại tập trung vào “gốc rễ” của cuộc đối đầu Mỹ-Trung về an ninh hàng hải, sự thất bại của cuộc gặp cấp cao trong việc thay đổi “[thái độ] không sẵn lòng dừng các hành động khiêu khích” của Trung Quốc trong những vùng biển lân cận, khả năng Trung Quốc không thể xây dựng một “mối quan hệ cường quốc kiểu mới” với Mỹ; và chỉ ra sự cần thiết phải “hợp tác an ninh hơn nữa” giữa Washington và Tokyo để ngăn chặn “chủ nghĩa xét lại của Bắc Kinh.” Continue reading “Cuộc gặp Obama-Tập và tác động tới tình hình Biển Đông”

26/10/1955: Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống Việt Nam CH

Diem-1956

Nguồn:Diem declares himself premier of Republic of Vietnam,” History.com (truy cập ngày 25/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1955, Ngô Đình Diệm tuyên bố rằng thể theo nguyện vọng của người dân miền Nam Việt Nam, bằng chứng là kết quả của cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ít ngày trước đó, Việt Nam Cộng Hòa được thành lập và ông sẽ là tổng thống đầu tiên của chính thể này. Sự kiện này đánh dấu một bước quan trọng trong sự can dự ngày càng sâu sắc của Mỹ vào Việt Nam, và cho thấy dấu hiệu của một số khía cạnh đáng lo ngại vốn đặc trưng cho 8 năm cầm quyền (1955–1963) của ông Diệm. Continue reading “26/10/1955: Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống Việt Nam CH”

25/10/1983: Hoa Kỳ xâm lược Grenada

US_C141_Grenada

Nguồn:United States invades Grenada,” History.com (truy cập ngày 24/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1983, viện cớ công dân Mỹ trên đảo quốc Grenada thuộc vùng biển Caribbe đang có nguy cơ bị đe dọa bởi chế độ Marxist của đất nước này, Tổng thống Ronald Reagan đã ra lệnh cho lực lượng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tiến hành xâm lược Grenada và đảm bảo an ninh cho công dân Mỹ. Ở thời điểm đó có khoảng 1.000 người Mỹ ở Grenada, phần lớn trong số họ là sinh viên của trường y trên đảo. Trong vòng chưa đầy một tuần, chính phủ Grenada đã bị lật đổ. Continue reading “25/10/1983: Hoa Kỳ xâm lược Grenada”

24/10/1945: Liên Hợp Quốc ra đời

San Francisco Conference

Nguồn:The United Nations is born,” History.com (truy cập ngày 23/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Hiến chương Liên Hợp Quốc, vốn được thông qua và ký từ ngày 26 tháng 6 trước đó, bắt đầu có hiệu lực và sẵn sàng thực thi, đánh dấu sự ra đời của Liên Hợp Quốc.

Liên Hợp Quốc được thành lập với vai trò như một phương tiện được các nước tin là cần thiết để đảm bảo giải quyết xung đột quốc tế và đàm phán hòa bình tốt hơn so với Hội Quốc Liên trước đây. Thế chiến II đang ngày càng leo thang đã trở thành động lực thật sự cho Hoa Kỳ, Anh, và Liên Xô bắt đầu xây dựng Tuyên bố của Liên Hợp Quốc, được ký bởi 26 quốc gia vào tháng 1 năm 1942, như một hành động chính thức chống lại các cường quốc phe Trục là Đức, Ý, và Nhật Bản. Continue reading “24/10/1945: Liên Hợp Quốc ra đời”

Bê bối Volkswagen và tình trạng gian lận của doanh nghiệp

lead_960

Nguồn: Harold James, “The Decadence of the People’s Car,” Project Syndicate, 26/09/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cho tới nay, vụ bê bối của hãng ô tô Volkswagen vẫn diễn ra theo một kịch bản cũ. Những hành vi đáng xấu hổ của tập đoàn bị phanh phui (trong trường hợp này, nhà sản xuất ô tô của Đức lập trình cho 11 triệu xe sử dụng động cơ diesel chỉ khởi động hệ thống kiểm soát ô nhiễm trong các cuộc kiểm tra khí thải). Các giám đốc điều hành đứng ra nhận lỗi. Một số người mất việc. Những người kế nhiệm hứa hẹn sẽ thay đổi văn hóa tập đoàn. Chính phủ chuẩn bị đưa ra các khoản tiền phạt khổng lồ. Cuộc sống vẫn cứ thế tiếp diễn.

Kịch bản này đang dần trở nên quen thuộc, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Ngân hàng và các tổ chức tài chính khác liên tiếp sử dụng nó, ngay cả khi những vụ bê bối diễn ra sau đó tiếp tục làm xói mòn lòng tin vào toàn ngành. Những trường hợp đó, cùng với vụ gian lận “diesel sạch” của Volkswagen, đã cho chúng ta lý do để suy nghĩ lại về cách xử lý những hành vi phi pháp của các tập đoàn. Continue reading “Bê bối Volkswagen và tình trạng gian lận của doanh nghiệp”

Chiến dịch của Putin ở Syria: Hiệu quả đi kèm rủi ro

Russian-jet-Syria-jpg

Nguồn: Thomas Graham, “Putin’s Dramatic Syria Move Raises Russian Profile – With Risks,” YaleGlobal, 06/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Putin muốn ổn định Syria, ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan, và làm suy yếu ảnh hưởng của Hoa Kỳ, nhưng chiến lược này có thể phản tác dụng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tái định hình Trung Đông bằng cách táo bạo tạo ra các sự kiện trên thực địa. Sự tăng cường quân sự gần đây và những cuộc không kích ban đầu nhằm vào các mục tiêu trong lãnh thổ Syria đánh dấu sự trở lại của Nga trong vai trò một chủ thể chiến lược lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 khi các quốc gia Ả Rập đọ sức với Israel.

Điện Kremlin đang khó lòng che giấu được thái độ tự hài lòng với sự can thiệp quân sự nhanh chóng của mình ở Syria. Về mặt chiến thuật nó đã khiến Hoa Kỳ hoàn toàn bất ngờ – đến giờ ngay cả Washington cũng tuyên bố không biết Nga có ý đồ gì – và Putin chắc hẳn cũng sửng sốt khi Washington đang loay hoay tìm cách phản ứng, đưa ra những lời đe dọa và cảnh báo sáo rỗng mà không có hành động cụ thể nào để hỗ trợ các tuyên bố đó. Continue reading “Chiến dịch của Putin ở Syria: Hiệu quả đi kèm rủi ro”

21/10/1967: Biểu tình chống Chiến tranh Việt Nam ở Lầu Năm Góc

AntiVietnamWar

Nguồn:Thousands protest the war in Vietnam,” History.com (truy cập ngày 20/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1967, gần 100.000 người đã tụ tập ở thủ đô Washington, D.C. để phản đối những nỗ lực chiến tranh của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hơn 50.000 người biểu tình đã tuần hành tới Lầu Năm Góc để yêu cầu chấm dứt cuộc xung đột. Cuộc biểu tình này là dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy sự ủng hộ của dân chúng Mỹ đối với cuộc chiến của Tổng thống Lyndon Johnson ở Việt Nam đã suy giảm. Các cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện mùa hè năm 1967 cho thấy lần đầu tiên số người Mỹ ủng hộ cuộc chiến giảm xuống tới mức thấp hơn 50%. Continue reading “21/10/1967: Biểu tình chống Chiến tranh Việt Nam ở Lầu Năm Góc”

20/10/1964: Quan hệ Việt Nam CH, Mỹ, và Campuchia căng thẳng

NixononCambodia

Nguồn:Relations between South Vietnam, the United States, and Cambodia deteriorate,” History.com (truy cập ngày 19/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1964, sau một loạt sự cố và cáo buộc lẫn nhau, quan hệ giữa Campuchia, Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ xuống đến mức thấp. Campuchia dưới quyền Quốc trưởng Norodom Sihanouk[1] muốn duy trì quan điểm trung lập về cuộc xung đột ngày càng nghiêm trọng giữa Sài Gòn và lực lượng cộng sản ở Việt Nam, nhưng đất nước này đã dần trở thành chỗ trú ẩn để Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (Việt Cộng) và các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tấn công chính quyền Sài Gòn. Do không đủ cứng rắn để phản đối lực lượng cộng sản sử dụng lãnh thổ của mình, Sihanouk đã phải chịu áp lực chính trị và quân sự ngày càng tăng từ phía Hoa Kỳ và Nam Việt Nam. Continue reading “20/10/1964: Quan hệ Việt Nam CH, Mỹ, và Campuchia căng thẳng”

18/10/1867: Mỹ mua Alaska từ Nga

Alaska_purchase-signing

Nguồn:U.S. takes possession of Alaska,” History.com (truy cập ngày 17/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1867, Mỹ chính thức sở hữu Alaska sau khi mua lại vùng lãnh thổ này từ Đế quốc Nga với giá 7,2 triệu USD (tương đương 120 triệu USD năm 2015), tức là chưa đến 4,74 USD một kilômét vuông. Vùng lãnh thổ Alaska rộng 1.518.800 kilômét vuông, gấp đôi diện tích bang Texas, và được mua với sự ủng hộ của William Henry Seward, vị ngoại trưởng đầy tham vọng bành trướng của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Andrew Johnson.

Trước đó, Nga đang muốn bán vùng lãnh thổ Alaska – vốn nằm ở vị trí biệt lập, dân cư thưa thớt, và khó phòng thủ – cho Hoa Kỳ hơn là có nguy cơ đánh mất nó trong một trận chiến với một đối thủ như Đế quốc Anh. Các cuộc đàm phán giữa Seward và Công sứ Nga tại Mỹ là Eduard de Stoeckl bắt đầu từ tháng 3 năm 1867. Tuy nhiên, dân chúng Mỹ lại tin vùng đất này là cằn cỗi và vô dụng, và họ gọi vụ mua bán này là “Sự điên rồ của Seward” và “Khu vườn gấu bắc cực của Andrew Johnson,” cùng nhiều cái tên nhạo báng khác. Continue reading “18/10/1867: Mỹ mua Alaska từ Nga”

16/10/1934: Hồng quân Trung Quốc bắt đầu Vạn lý Trường chinh

Mao-long-march

Nguồn:The Long March,” History.com (truy cập ngày 15/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1934, Hồng quân cộng sản Trung Quốc vượt qua giới tuyến của quân đội Quốc Dân Đảng, bắt đầu một cuộc rút quân lịch sử từ căn cứ bị vây hãm của họ ở miền Đông Nam Trung Quốc. Được biết đến dưới tên gọi “Trường chinh,” cuộc rút lui này kéo dài 368 ngày (có tài liệu tính 370 ngày hoặc hơn) trên hành trình dài hơn 9.000 cây số, gần gấp đôi khoảng cách giữa bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ.

Cuộc nội chiến Trung Quốc giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản nổ ra từ năm 1927. Năm 1931, nhà lãnh đạo Cộng sản Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hoà Xô viết Trung Hoa mới thành lập, đặt trụ sở tại tỉnh Giang Tây ở miền Đông Nam Trung Quốc. Từ năm 1930 đến năm 1934, các lực lượng Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch đã tiến hành năm chiến dịch bao vây Cộng hòa Xô viết Trung Hoa. Continue reading “16/10/1934: Hồng quân Trung Quốc bắt đầu Vạn lý Trường chinh”

Trở về chủ nghĩa xã hội?

clinton-sanders_3437918b

Nguồn: Ian Buruma, “Back to Socialism,” Project Syndicate, 02/10/2015.

Biên dịch: Tôn Thất Thông | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Điều đáng chú ý về Jeremy Corbyn – người ngoại cuộc thiên tả đã làm giới cầm quyền chính thống của nước Anh sửng sốt khi giành được quyền lãnh đạo Công đảng – không phải là chuyện ông thiếu lòng yêu nước như người ta cáo buộc. Liệu ông có muốn hát bài quốc ca God Save the Queen (Cầu Thượng đế phù hộ Nữ hoàng) trong những dịp lễ công cộng hay không có vẻ là chuyện khá tầm thường. Điều đáng chú ý về nhãn hiệu thiên tả của ông là việc nó rất phản động.

Corbyn là nhà xã hội chủ nghĩa lỗi thời thích dìm người giàu xuống và đặt ngành giao thông và các dịch vụ công cộng trở lại dưới sự kiểm soát của nhà nước. Luận điệu của ông về đấu tranh giai cấp cho thấy một sự cách xa hoàn toàn so với tư tưởng dân chủ xã hội chính lưu. Continue reading “Trở về chủ nghĩa xã hội?”

13/10/1792: Khởi công xây dựng Nhà Trắng

white-house

Nguồn:White House cornerstone is laid,” History.com (truy cập ngày 12/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1792, viên đá đầu tiên của Nhà Trắng – nơi ở chính thức và nơi làm việc chính của Tổng thống Hoa Kỳ – đã được đặt tại thủ đô mới của đất nước, Washington, D.C.

George Washington, người vừa lên nắm quyền chỉ hơn một năm khi địa điểm đặt thủ đô mới được quyết định (tại Đặc khu Columbia vào ngày 16 tháng 7 năm 1790), đã đề nghị kiến trúc sư và nhà quy hoạch thành phố người Pháp Pierre L’Enfant thiết kế thành phố mới. Bản thân dinh thự tổng thống được thiết kế bởi kiến trúc sư người Ireland James Hoban và cuối cùng được gọi là “Nhà Trắng” theo màu sơn của nó. Continue reading “13/10/1792: Khởi công xây dựng Nhà Trắng”

Angus Deaton: Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo

angusdeaton

Nguồn: Angus Deaton, “Weak States, Poor Countries,” Project Syndicate, 24/09/2013.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ở Scotland, tôi lớn lên với suy nghĩ về cảnh sát như những người bạn có thể nhờ giúp đỡ khi cần. Cứ tưởng tượng xem tôi đã ngạc nhiên đến thế nào khi trong chuyến đi đầu tiên tới Mỹ năm 19 tuổi, tôi được đón tiếp bằng cả một tràng quát tháo tục tĩu từ một viên cảnh sát New York đang điều khiển giao thông ở Quảng trường Thời đại khi tôi hỏi anh ta đường đến bưu điện gần nhất. Trong cơn bối rối sau đó, tôi đã bỏ tài liệu khẩn của sếp vào một thùng rác mà tôi cứ ngỡ là hòm thư.

Người châu Âu có xu hướng nhìn nhận về chính phủ của mình tích cực hơn so với người Mỹ, những người mà với họ thì sự thất bại và mất lòng dân của các chính trị gia liên bang, tiểu bang, và địa phương là chuyện thường tình. Nhưng cũng chính những cấp chính quyền khác nhau đó của người Mỹ đã thu thuế và, đổi lại, cung cấp những dịch vụ mà nếu không có chúng thì người dân không thể có được một cuộc sống dễ dàng. Continue reading “Angus Deaton: Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo”

12/10/2002: Khủng bố ở Bali khiến 202 người thiệt mạng

226901-bali-memorial

Nguồn:Terrorists kill 202 in Bali,” History.com (truy cập ngày 11/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 2002, ba vụ đánh bom khủng bố đã làm xáo trộn sự yên bình của thị trấn Kuta trên đảo Bali của Indonesia. Các vụ nổ, sản phẩm của phiến quân khủng bố Hồi giáo, đã khiến 202 người thiệt mạng (trong đó có 88 người Úc, 38 người Indonesia, và khách du lịch đến từ hơn 20 quốc gia khác) cùng hơn 200 người khác bị thương, nhiều người trong số đó bị bỏng nặng. Các vụ tấn công là một cú sốc đối với cư dân và những ai quen thuộc với hòn đảo chủ yếu là người theo Ấn Độ giáo, vốn được biết đến từ lâu như một thiên đường bình yên và thân thiện này.

Vụ nổ khiến nhiều người thiệt mạng nhất xảy ra khi một quả bom lớn, ước tính nặng khoảng 1.020 kilôgam, phát nổ trong một chiếc xe tải nhỏ đặt bên ngoài hộp đêm Sari Club của thị trấn. Vụ nổ để lại một hố bom lớn trên mặt đất và được cho là đã ép vỡ tất cả các cửa sổ trong thị trấn. Đa số người thiệt mạng và bị thương trong vụ nổ là du khách trẻ đang đi nghỉ mát trên đảo, nhiều nhất từ Úc, ngoài ra còn có 38 người Indonesia, chủ yếu là người Bali. Continue reading “12/10/2002: Khủng bố ở Bali khiến 202 người thiệt mạng”

Nga bảo trợ cho các “tiểu nhà nước”: Lý do và rủi ro

russian-troops

Nguồn: Reva Bhalla, “The Logic and Risks Behind Russia’s Statelet Sponsorship,” Stratfor, 15/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Nước mẹ Nga có thể khá hào phóng với các tiểu nhà nước của mình. Đầu những năm 1990, khi nước Nga suy thoái không còn lựa chọn nào khác ngoài co hẹp các đường biên giới của mình, Điện Kremlin dù phân rã nghiêm trọng nhưng vẫn có thời gian và tiền bạc để thúc đẩy và viện trợ cho các vùng lãnh thổ ly khai còn non trẻ như Nam Ossetia và Abkhazia ở Gruzia, và Transdniestria ở Moldova. Và khi nền kinh tế Nga dần được củng cố theo thời gian, số lượng lính Nga hiện diện trong các vùng lãnh thổ này cũng tăng lên, và một khoản chi ngân sách lớn hơn đã được Nga dùng để viện trợ cho các chủ thể gần giống quốc gia (quasi-state) này.

Các quốc gia nhỏ hậu Xô viết này có nhiều điểm chung. Tất cả đều nhỏ – Nam Ossetia rộng gần 3.900 km2 và có dân số khoảng 40.000 người; Abkhazia rộng 8.500 km2 và có dân số khoảng 240.000 người; còn Transdniestria rộng 4.100 km2 và có dân số 555.000 người. Tất cả đều bị cô lập về kinh tế, dẫn đến kinh tế kém phát triển, và chủ yếu phụ thuộc vào viện trợ tài chính từ Nga để tồn tại. Continue reading “Nga bảo trợ cho các “tiểu nhà nước”: Lý do và rủi ro”

10/10/1951: Truman ký Đạo luật Tương trợ An ninh

HarryTruman

Nguồn:Truman signs Mutual Security Act,” History.com (truy cập ngày 09/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1951, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ký Đạo luật Tương trợ An ninh, tuyên bố với thế giới và nhất là các cường quốc cộng sản rằng nước Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng cung cấp viện trợ quân sự cho “các dân tộc tự do”. Đạo luật này được ký sau khi Liên Xô thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử thứ hai vào mùng 3 tháng 10 trước đó.

Đạo luật Tương trợ An ninh 1951 được mô phỏng theo Kế hoạch Marshall, một kế hoạch viện trợ kinh tế hậu Thế chiến II nhằm giúp đỡ các nước châu Âu tái thiết sau cuộc chiến. Tuy nhiên, thay vì cung cấp viện trợ chủ yếu về mặt kinh tế như Kế hoạch Marshall, Đạo luật Tương trợ An ninh tập trung tăng viện trợ quân sự cho các nước dân chủ. Quốc hội Hoa Kỳ đã dành nhiều khoản ngân sách để chi cho nguyên vật liệu, súng đạn, xe tăng, máy bay, chuyên gia kỹ thuật và tài liệu, phân bón và hạt giống, bơm thủy lợi và vật tư y tế. Continue reading “10/10/1951: Truman ký Đạo luật Tương trợ An ninh”

09/10/1967: Che Guevara bị hành quyết

Che

Nguồn:Che Guevara is executed,” History.com (truy cập ngày 8/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1967, nhà lãnh đạo du kích và cách mạng xã hội chủ nghĩa Che Guevara bị quân đội Bolivia hành quyết ở tuổi 39. Các lực lượng người Bolivia được Hoa Kỳ hậu thuẫn đã bắt được Guevara hôm mùng 8 tháng 10 trong khi đang chiến đấu với lực lượng du kích của ông ở Bolivia và sát hại ông ngay ngày hôm sau. Hai bàn tay của Guevara đã bị cắt rời để làm bằng chứng cho cái chết của ông còn thi thể ông được chôn trong một nấm mồ vô danh. Năm 1997, phần hài cốt còn lại của Guevara được tìm thấy và đưa trở về Cuba, nơi họ cải táng ông trong một buổi lễ có sự tham dự của Chủ tịch Cuba Fidel Castro và hàng ngàn người dân Cuba.

Ernesto Guevara Rafael de la Serna sinh ra trong một gia đình khá giả ở Argentina năm 1928. Trong khi theo học y khoa tại Đại học Buenos Aires, ông đã dành thời gian đi du lịch trên khắp Nam Mỹ bằng một chiếc xe máy; trong thời gian này, ông đã chứng kiến sự nghèo đói và tình cảnh bị áp bức của các tầng lớp thấp trong xã hội. Sau khi nhận bằng y khoa năm 1953, ông tiếp tục hành trình của mình trên khắp châu Mỹ Latinh, bắt đầu tham gia vào các tổ chức cánh tả. Continue reading “09/10/1967: Che Guevara bị hành quyết”

07/10/2001: Tổng thống Bush bắt đầu cuộc chiến chống khủng bố

Nguồn:President Bush announces military action in Afghanistan,” History.com (truy cập ngày 6/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 2001, chưa đầy một tháng sau khi các phần tử khủng bố al-Qaeda lái máy bay thương mại đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới và trụ sở Lầu Năm Góc vào ngày 11 tháng 9, Tổng thống George W. Bush thông báo rằng quân đội Mỹ đã bắt đầu tấn công ở Afghanistan.

Mục tiêu của Chiến dịch Tự do Vĩnh cửu (Operation Enduring Freedom), tên gọi chính thức của sứ mệnh này, là dập tắt chế độ Taliban Hồi giáo cực đoan của Afghanistan, vốn đang tài trợ và tiếp tay cho tổ chức khủng bố al-Qaeda và lãnh đạo của nó, Osama bin Laden, một nhân vật người Ả Rập ẩn náu trên các ngọn đồi của Afghanistan và kêu gọi thuộc hạ của mình tiêu diệt người Mỹ. Continue reading “07/10/2001: Tổng thống Bush bắt đầu cuộc chiến chống khủng bố”