10/10/1991: Cựu nhân viên bưu điện Mỹ trở thành kẻ giết người hàng loạt

Nguồn: A former postal worker commits mass murder, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, cựu nhân viên bưu điện Mỹ Joseph Harris đã bắn chết hai đồng nghiệp cũ tại bưu điện ở Ridgewood, New Jersey. Đêm hôm trước, hắn đã giết cấp trên cũ của mình, Carol Ott, bằng một thanh kiếm samurai dài gần 3m, và bắn chết vị hôn phu của cô, Cornelius Kasten, tại nhà của họ. Sau bốn giờ đối đầu với cảnh sát tại bưu điện, Harris đã bị bắt. Vụ tấn công bạo lực này là một trong hàng loạt vụ tấn công khét tiếng của nhân viên bưu điện dẫn đến việc bổ sung cụm từ “going postal” (nghĩa bóng là hoá điên/ nghĩa đen là đến bưu điện) vào từ điển của người Mỹ. Continue reading “10/10/1991: Cựu nhân viên bưu điện Mỹ trở thành kẻ giết người hàng loạt”

10/10/1973: Phó Tổng thống Mỹ Spiro Agnew từ chức

Nguồn: Vice President Agnew resigns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, chưa đầy một năm trước khi Richard M. Nixon từ chức Tổng thống, Spiro Agnew trở thành Phó Tổng thống Mỹ đầu tiên từ chức giữa loạt bê bối. Cùng ngày hôm ấy, ông đã không phản đối cáo buộc trốn thuế thu nhập liên bang, nhằm đổi lấy việc xóa bỏ cáo buộc tham nhũng chính trị. Sau đó, ông đã bị Tòa Phúc thẩm Maryland phạt 10.000 đô la, kết án ba năm quản chế và còn bị tước giấy phép hành nghề luật sư. Continue reading “10/10/1973: Phó Tổng thống Mỹ Spiro Agnew từ chức”

10/10/1944: Tám trăm trẻ em chết vì khí ngạt tại trại Auschwitz

Nguồn: Eight hundred children are gassed to death at Auschwitz, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, 800 đứa trẻ người Gypsy (Di gan), trong đó có hơn một trăm cậu bé trong độ tuổi từ 9 đến 14, đã bị sát hại một cách có hệ thống.

Auschwitz thực ra là một nhóm các trại được đánh số I, II và III. Ngoài ra còn có 40 trại “vệ tinh” nhỏ hơn. Chính tại Auschwitz II, ở Birkenau, thành lập vào tháng 10/1941, lính SS đã tạo ra một khu hành quyết hết sức tinh vi và tàn bạo: 300 trại giam; bốn “phòng tắm” – trong đó các tù nhân sẽ bị giết bằng khí ngạt; nhiều hầm tử thi và lò hỏa táng. Hàng ngàn tù nhân còn bị đem làm vật thử nghiệm trong nhiều thí nghiệm y tế, được giám sát và thực hiện bởi bác sĩ của trại, Josef Mengele hay “Sứ giả Thần chết.” Continue reading “10/10/1944: Tám trăm trẻ em chết vì khí ngạt tại trại Auschwitz”

10/10/732: Trận Tours

Nguồn: Battle of Tours, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 732, trong Trận Tours gần Poitiers, Pháp, nhà lãnh đạo người Frank, Charles Martel, một tín đồ Thiên Chúa giáo, đã đánh bại một đội quân lớn của người Moor gốc Tây Ban Nha, ngăn chặn bước tiến của Hồi giáo vào Tây Âu. Abd-ar-Rahman, chỉ huy Hồi giáo của thành Cordoba, đã bị giết trong trận chiến. Từ đó, người Moor phải rút lui khỏi Gaul, không bao giờ trở lại xâm lăng như trước. Continue reading “10/10/732: Trận Tours”

10/10/1951: Truman ký Đạo luật Tương trợ An ninh

HarryTruman

Nguồn:Truman signs Mutual Security Act,” History.com (truy cập ngày 09/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1951, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ký Đạo luật Tương trợ An ninh, tuyên bố với thế giới và nhất là các cường quốc cộng sản rằng nước Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng cung cấp viện trợ quân sự cho “các dân tộc tự do”. Đạo luật này được ký sau khi Liên Xô thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử thứ hai vào mùng 3 tháng 10 trước đó.

Đạo luật Tương trợ An ninh 1951 được mô phỏng theo Kế hoạch Marshall, một kế hoạch viện trợ kinh tế hậu Thế chiến II nhằm giúp đỡ các nước châu Âu tái thiết sau cuộc chiến. Tuy nhiên, thay vì cung cấp viện trợ chủ yếu về mặt kinh tế như Kế hoạch Marshall, Đạo luật Tương trợ An ninh tập trung tăng viện trợ quân sự cho các nước dân chủ. Quốc hội Hoa Kỳ đã dành nhiều khoản ngân sách để chi cho nguyên vật liệu, súng đạn, xe tăng, máy bay, chuyên gia kỹ thuật và tài liệu, phân bón và hạt giống, bơm thủy lợi và vật tư y tế. Continue reading “10/10/1951: Truman ký Đạo luật Tương trợ An ninh”