Jack Ma đã trở lại, nhưng Bắc Kinh vẫn đang kiểm soát

Nguồn: Lizzi C. Lee, “Jack Ma Is Back, but Beijing Is in Control,” Foreign Policy, 19/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Alibaba đang cố gắng tái cấu trúc để phù hợp với tham vọng của Tập Cận Bình.

Sự tái xuất của tỷ phú Trung Quốc Jack Ma đã làm dấy lên suy đoán về việc Bắc Kinh giảm bớt áp lực lên khu vực tư nhân, nhưng câu chuyện thực sự còn sâu xa hơn thế. Alibaba, công ty của Jack Ma, vẫn là biểu tượng nổi bật cho thành công của khu vực tư nhân trong nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng bản thân công ty đã thay đổi từ một gã khổng lồ bán lẻ thành trụ cột cho tham vọng về trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây của Trung Quốc, và sự thống trị thương mại của công ty hiện đang phải nhường chỗ cho giá trị chiến lược của nó đối với Bắc Kinh. Continue reading “Jack Ma đã trở lại, nhưng Bắc Kinh vẫn đang kiểm soát”

20/02/2003: Hỏa hoạn hộp đêm Rhode Island

Nguồn: Rhode Island nightclub burns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, vụ hỏa hoạn tại một buổi hòa nhạc rock ở hộp đêm West Warwick, Rhode Island đã giết chết 100 người và làm gần 200 người khác bị thương nghiêm trọng. Đây là vụ hỏa hoạn làm chết nhiều người nhất từng xảy ra ở Mỹ kể từ vụ 165 người thiệt mạng tại Beverly Hill Supper Club ở Southgate, Kentucky, vào năm 1977. Continue reading “20/02/2003: Hỏa hoạn hộp đêm Rhode Island”

Các Dân tộc Biển ở Đông Nam Á: Những người bảo vệ an ninh hàng hải bị lãng quên

Nguồn: Dadang I K Mujiono, “The Sea People of Southeast Asia: Forgotten Guardians of Maritime Security,” The Diplomat, 15/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các Dân tộc Biển không phải là tàn tích của quá khứ, cũng không phải là trở ngại cho sự phát triển.

Trong nhiều thế kỷ, Các Dân tộc Biển (Sea People), bao gồm các cộng đồng dân tộc như Sama Bajau Laut (Dân du mục Biển, Sea Gypsies) và Orang Suku Laut Riau, đã lang thang khắp các vùng biển Đông Nam Á, xây dựng mối liên sâu sắc với đại dương từ trước cả khi các quốc gia dân tộc hiện đại ra đời. Trong lịch sử, họ đóng vai trò quan trọng trong thương mại hàng hải, an ninh, và quản lý. Nhưng ngày nay, họ lại đang bị gạt sang bên lề, bị di dời, và bị xem là tội phạm. Continue reading “Các Dân tộc Biển ở Đông Nam Á: Những người bảo vệ an ninh hàng hải bị lãng quên”

Những nguy hiểm khi tổng thống tạm giữ ngân sách

Nguồn: Julian E. Zelizer, “The Dangers of Presidential Impoundment”, Foreign Policy, 16/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nixon đã từng thử làm những gì mà Trump đang lên kế hoạch – và kết quả là một cuộc khủng hoảng hiến pháp.

Hầu hết người Mỹ có lẽ chưa bao giờ nghe đến thuật ngữ “tạm giữ ngân sách” (impoundment) – một quá trình mà thông qua đó tổng thống giữ lại khoản tiền liên bang mà Quốc hội đã phân bổ cho một mục đích cụ thể. Nhưng đối với bất kỳ ai theo dõi các sự kiện diễn ra gần đây ở Washington, thuật ngữ này đã xuất hiện thường xuyên trên báo chí. Trên thực tế, vấn đề này nhiều khả năng sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng hiến pháp lớn trong những tháng tới. Tổng thống Donald Trump đã quyết tâm sử dụng thẩm quyền hành pháp của mình để cắt giảm càng nhiều chi tiêu liên bang càng tốt. Ông đã nhắm vào một số mục tiêu, từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ đến Viện Y tế Quốc gia. Continue reading “Những nguy hiểm khi tổng thống tạm giữ ngân sách”

Ảo tưởng hậu tân tự do và thảm kịch của Bidenomics

Nguồn: Jason Furman, “The Post-Neoliberal Delusion,” Foreign Affairs, 10/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù có rất nhiều lời giải thích cho chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, nhưng quan điểm của cử tri về nền kinh tế Mỹ có lẽ là yếu tố mang tính quyết định. Trong cuộc thăm dò ý kiến diễn ra ngay trước thềm bầu cử, hơn 60% cử tri ở các tiểu bang dao động đồng ý rằng nền kinh tế đang đi sai hướng, trong khi một con số còn cao hơn bày tỏ lo ngại về chi phí sinh hoạt. Trong các cuộc thăm dò ý kiến cử tri sau khi bỏ phiếu, 75% cử tri đồng ý rằng lạm phát là một “khó khăn.” Continue reading “Ảo tưởng hậu tân tự do và thảm kịch của Bidenomics”

18/02/1878: Vụ giết người châm ngòi cho Chiến tranh Hạt Lincoln

Nguồn: Murder ignites Lincoln County War, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1878, những căng thẳng âm ỉ kéo dài ở Hạt Lincoln, New Mexico đã bùng nổ thành một cuộc chiến đẫm máu khi những tay súng sát hại chủ trang trại người Anh John Tunstall.

Hai năm trước, vào năm 1876, Tunstall đã thành lập một trang trại chăn nuôi lớn ở Hạt Lincoln, theo đó bước vào giữa một cuộc cạnh tranh chính trị và kinh tế nguy hiểm để giành quyền kiểm soát khu vực. Khi đó, hai người Mỹ gốc Ireland, J.J. Dolan và L.G. Murphy, đang điều hành một cửa hàng tổng hợp có tên là The House, nắm quyền tiếp cận các hợp đồng thịt bò béo bở với chính phủ. Tuy nhiên, những chủ trang trại lớn, do John Chisum và Alexander McSween đứng đầu, không tin rằng các thương gia nên thống trị thị trường thịt bò và bắt đầu thách thức The House. Continue reading “18/02/1878: Vụ giết người châm ngòi cho Chiến tranh Hạt Lincoln”

Con đường đến hòa bình ở Ukraine phải đi từng bước nhỏ

Nguồn: Michael Kimmage và Maxim Trudolubov, “Ukraine Needs a Peace of Inches, Not Miles,” Foreign Policy, 11/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Con đường duy nhất để tiến lên phía trước là một loạt các thỏa thuận quy mô nhỏ, được thực hiện dần dần với Nga.

Cuộc chiến đã kéo dài quá lâu. Quân đội Nga đã đạt được những bước tiến vững chắc ở miền Đông Ukraine, trong khi người Ukraine không thể giữ vững phòng tuyến. Chi phí nhân đạo của cuộc chiến đang tăng lên dưới hình thức người dân phải di dời và tài sản bị phá hủy. Các quốc gia ủng hộ Ukraine đang rất muốn thấy xung đột kết thúc một lần và mãi mãi. Đã đến lúc ngồi xuống đàm phán, chấp nhận những gì đã xảy ra trên chiến trường và xem các bên tham chiến sẽ chấp nhận điều gì. Tuyệt vọng tìm kiếm một thỏa thuận, các nhà đàm phán đã đưa ra một giải pháp. Continue reading “Con đường đến hòa bình ở Ukraine phải đi từng bước nhỏ”

16/02/1984: Người Mỹ đầu tiên giành huy chương vàng Olympic trượt tuyết đổ đèo nam

Nguồn: Bill Johnson becomes first US man to win Olympic gold in downhill skiing, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, Bill Johnson trở thành người đàn ông Mỹ đầu tiên giành huy chương vàng Olympic môn trượt tuyết đổ đèo, một môn thể thao từ lâu đã bị các vận động viên châu Âu thống trị. Johnson nhanh chóng trở thành anh hùng dân tộc, dù danh tiếng của ông không kéo dài và ông cũng không bao giờ tham gia Thế vận hội nữa. Continue reading “16/02/1984: Người Mỹ đầu tiên giành huy chương vàng Olympic trượt tuyết đổ đèo nam”

DOGE đang tấn công nước Mỹ

Nguồn: Bruce Schneier và Davi Ottenheimer, “DOGE Is Hacking America,” Foreign Policy, 11/02/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính phủ Mỹ đã trải qua một vụ vi phạm an ninh có thể được cho là nghiêm trọng nhất trong lịch sử.

Chỉ trong vòng vài tuần, chính phủ Mỹ đã trải qua những gì có thể là vụ vi phạm an ninh nghiêm trọng nhất trong lịch sử của mình – không phải thông qua một cuộc tấn công mạng tinh vi, hay một chiến dịch gián điệp nước ngoài, mà thông qua các mệnh lệnh chính thức từ một tỷ phú có vai trò không được xác định rõ ràng trong chính phủ. Và những tác động đối với an ninh quốc gia là cực kỳ sâu rộng. Continue reading “DOGE đang tấn công nước Mỹ”

15/02/1837: Quốc hội Mỹ phê chuẩn các hiệp ước di dời người Mỹ bản địa

Nguồn: Congress ratifies treaties for Indian removal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1837, Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn các hiệp ước số 211 và 217, được thiết kế để di dời người bản địa khỏi vùng đất của tổ tiên họ ở Trung Tây để nhường chỗ cho người da trắng định cư. Một thỏa thuận đã được đàm phán với các bộ tộc Iowa, Sauk và Fox, trong khi thỏa thuận thứ hai là với người Oto, Omaha, Missouri, Santee Sioux, và Yankton Sioux. Các thỏa thuận này chỉ đại diện cho hai trong số gần 400 hiệp ước – gần như luôn không bình đẳng – được ký kết giữa các bộ tộc bản địa khác nhau và chính phủ Mỹ từ năm 1788 đến năm 1883. Continue reading “15/02/1837: Quốc hội Mỹ phê chuẩn các hiệp ước di dời người Mỹ bản địa”

Triển vọng khu vực Trung Đông dưới thời Trump 2.0

Nguồn: Elliott Abrams, “A Paradigm Shift for the Middle East,” Foreign Affairs, 07/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trump có thể tiếp nối thành công của Israel và giữ Iran mất cân bằng như thế nào?

Trung Đông mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang phải đối mặt ngày nay có những nguy cơ và cơ hội không hề tồn tại khi ông lần đầu nhậm chức tổng thống hồi tám năm trước. Những nguy cơ lớn nhất là bước tiến của Iran hướng tới vũ khí hạt nhân và quan hệ chặt chẽ mà nước này đã xây dựng với Nga và Trung Quốc. Trong khi đó, những cơ hội tốt nhất đã xuất hiện từ việc Israel tiêu diệt Hezbollah và Hamas, cũng như tấn công thành công vào Iran, và sự sụp đổ của chế độ Bashar al-Assad ở Syria. Continue reading “Triển vọng khu vực Trung Đông dưới thời Trump 2.0”

13/02/1861: Hành động đầu tiên được trao tặng Huân chương Danh dự

Nguồn: First Medal of Honor action, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1861, Đại tá Bernard J.D. Irwin – một bác sĩ phẫu thuật của quân đội, phục vụ trong cuộc xung đột lớn đầu tiên giữa người Mỹ và người Apache – đã thực hiện hành động đầu tiên sẽ được trao tặng Huân chương Danh dự (Medal of Honor). Khi đến gần Đèo Apache, ở phía đông nam Arizona, Irwin, một bác sĩ gốc Ireland, đã tình nguyện đi giải cứu Thiếu úy George N. Bascom, người đang bị mắc kẹt cùng 60 binh sĩ của Trung đoàn Bộ binh số 7 Mỹ trong vòng vây của người Chiricahua Apache. Continue reading “13/02/1861: Hành động đầu tiên được trao tặng Huân chương Danh dự”

Thế kỷ Châu Á đã kết thúc?

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “Is the Asian Century over?,” Nikkei Asia, 10/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự phân mảnh của trật tự dựa trên luật lệ có thể dẫn đến Kỷ nguyên Công nghệ (Pax Technologica) do AI thúc đẩy.

Một phần tư thế kỷ 21 đã trôi qua, và “Thế kỷ Châu Á” dường như đã mất đi động lực.

Những gì từng có vẻ là một bước chuyển đổi mang tính quyết định trong sức mạnh kinh tế toàn cầu – chuyển từ Tây sang Đông, từ các nước phát triển sang châu Á đang trỗi dậy do Trung Quốc dẫn đầu và Ấn Độ theo sau – giờ đây đã trở nên không chắc chắn. Ưu thế công nghệ bền bỉ của Mỹ và sự phản kháng địa chính trị hung hăng đã làm lu mờ triển vọng của châu Á. Vẫn chưa thể xác định ai sẽ thống trị trong những thập kỷ tới, và người chiến thắng cuối cùng có thể không phải là một quốc gia hay đế chế, mà là một thực thể phi nhà nước. Continue reading “Thế kỷ Châu Á đã kết thúc?”

Trung Quốc đang đối phó Trump bằng cách nào?

Nguồn: Yun Sun (Tôn Vân), “China’s Trump Strategy,” Foreign Affairs, 06/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh đang chuẩn bị tận dụng sự gián đoạn.

Trong những tháng kể từ khi Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11, các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh đã lo lắng nghĩ về bốn năm tiếp theo của quan hệ Mỹ-Trung. Bắc Kinh cho rằng chính quyền Trump sẽ theo đuổi các chính sách cứng rắn đối với Trung Quốc, nhiều khả năng làm leo thang cuộc chiến thương mại, cuộc chiến công nghệ, và cuộc đối đầu giữa hai nước về Đài Loan. Quan điểm phổ biến là Trung Quốc phải chuẩn bị cho những cơn bão sắp tới trong các giao dịch với Mỹ. Continue reading “Trung Quốc đang đối phó Trump bằng cách nào?”

11/02/1963: Chương trình “Đầu bếp Pháp” của Julia Child ra mắt

Nguồn: Julia Child’s “The French Chef” debuts, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, chương trình “The French Chef” (Đầu bếp Pháp) của Julia Child đã ra mắt trên truyền hình công cộng tại Mỹ, giới thiệu ẩm thực Pháp đến người Mỹ và tạo nên ngôi sao truyền hình đầu tiên trong thế giới ẩm thực. Tập đầu tiên bắt đầu bằng cảnh Child khuấy một nồi bò bourguignon đang bốc khói, miệng lẩm bẩm “Thịt bò hầm kiểu Pháp trong rượu vang đỏ… Đây là một món ăn hoàn hảo”. Continue reading “11/02/1963: Chương trình “Đầu bếp Pháp” của Julia Child ra mắt”

Trung Quốc siết kiểm soát Hong Kong khiến Trump phản đòn ở Panama

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s tight grip on Hong Kong led to Trump’s Panama gambit,” Nikkei Asia, 06/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quốc gia Trung Mỹ đã quyết định rút khỏi Sáng kiến Vành đai và Con đường của Tập Cận Bình.

Việc Mỹ đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama và cuộc tranh cãi nảy lửa diễn ra sau đó đã có bước ngoặt mới khi Panama tuyên bố rút khỏi Sáng kiến Vành đai và Con đường do Trung Quốc dẫn đầu.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhắc đến tuyến đường thủy quan trọng nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương vào tháng 12, ngay trước lễ nhậm chức của mình, và kể từ đó đến nay, ông liên tục tuyên bố rằng công ty Hong Kong đang điều hành kênh đào này đã bị Trung Quốc bí mật kiểm soát và họ đang tính phí quá cao cho các tàu của Mỹ. Continue reading “Trung Quốc siết kiểm soát Hong Kong khiến Trump phản đòn ở Panama”

Lý thuyết quan hệ quốc tế dự đoán gì về Trump 2.0?

Nguồn: Stephen M. Walt, “What IR Theory Predicts About Trump 2.0,” Foreign Policy, 03/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là đánh giá học thuật về cuộc cách mạng chính sách đối ngoại của tân Tổng thống Mỹ.

Xin thề rằng tuần này tôi đã định viết về một chủ đề khác ngoài Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng thật không thể bỏ qua loạt chính sách tồi tệ mà Nhà Trắng đang công bố. Tôi cần phải viết về những điều quan trọng, và chính sách đối ngoại của quốc gia hùng mạnh nhất thế giới chắc chắn là một trong số đó, đặc biệt là khi nó vừa có một bước ngoặt đột ngột và sâu rộng hướng đến sự kỳ quặc. Vì vậy, xin thứ lỗi cho tôi vì cứ tập trung vào cuộc cách mạng chính sách đối ngoại mà chính quyền Trump đang cố gắng thực hiện. Continue reading “Lý thuyết quan hệ quốc tế dự đoán gì về Trump 2.0?”

09/02/1773: Ngày sinh Tổng thống William Henry Harrison

Nguồn: William Henry Harrison is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1773, William Henry Harrison, Tổng thống tương lai của nước Mỹ, đã chào đời tại Đồn điền Berkeley ở Virginia.

Harrison đã giữ chức Tổng thống Mỹ thứ chín chỉ trong 32 ngày vào năm 1841, nhiệm kỳ ngắn nhất của một tổng thống. Harrison cũng được ghi nhận là người có bài phát biểu nhậm chức dài nhất trong lịch sử. Được diễn ra vào một buổi sáng tháng 3 lạnh giá, bài phát biểu của ông kéo dài 1 giờ 45 phút. Ông cũng là tổng thống cuối cùng sinh ra là thần dân Anh. Continue reading “09/02/1773: Ngày sinh Tổng thống William Henry Harrison”

Cuộc đua AI toàn cầu: Trung Quốc có đang bắt kịp Mỹ?

Nguồn: Madhumita Murgia, Richard Waters, và Eleanor Olcott, “The global AI race: Is China catching up to the US?,” Financial Times, 01/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc DeepSeek phát hành mô hình AI mới đã làm lung lay những giả định về việc ai là người nắm quyền phát triển công nghệ này.

Vào thứ Hai ngày 27/01, thế giới đã chứng kiến cảnh 1 nghìn tỷ đô la bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán chỉ trong một ngày, một đám cháy khổng lồ được châm ngòi bởi một công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo kém tiếng của Trung Quốc: DeepSeek.

Việc công ty này phát hành mô hình AI mới, được gọi là R1, đã đảo ngược hoàn toàn các giả định về sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực AI và làm dấy lên khả năng rằng người Trung Quốc đang học cách đánh bại Thung lũng Silicon trong chính trò chơi của họ. Continue reading “Cuộc đua AI toàn cầu: Trung Quốc có đang bắt kịp Mỹ?”

08/02/1968: Ba người biểu tình thiệt mạng trong Thảm sát Orangeburg

Nguồn: Three protesters die in the Orangeburg Massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào đêm ngày này năm 1968, cảnh sát ở Orangeburg, Nam Carolina đã nổ súng vào đám đông thanh niên tham gia một cuộc biểu tình phản đối việc tách biệt chủng tộc, khiến ba người thiệt mạng và khoảng 30 người khác bị thương. Vụ việc ba thanh niên người Mỹ gốc Phi bị các viên chức nhà nước giết hại, bốn năm sau khi luật liên bang cấm tách biệt chủng tộc được ban hành, đã đi vào lịch sử với tên gọi là vụ Thảm sát Orangeburg. Continue reading “08/02/1968: Ba người biểu tình thiệt mạng trong Thảm sát Orangeburg”