Các chiến lang của Trung Quốc đã tuyệt chủng?

Nguồn: Tyler Jost, “Have China’s Wolf Warriors Gone Extinct?,” Foreign Affairs, 27/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Bắc Kinh lại áp dụng chính sách ngoại giao gây chiến – và tại sao họ có thể làm như vậy một lần nữa.

Cách đây 5 năm, vào năm 2019, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã ngừng xử sự theo kiểu ngoại giao. Các đại sứ cấp cao và người phát ngôn của Bộ Ngoại giao nước này bắt đầu đưa ra những tuyên bố gay gắt, mỉa mai, và tiêu cực trên Twitter (nay là X), trong các cuộc họp báo, và sau cánh cửa đóng kín. Sự tương phản với phong cách tế nhị và thận trọng của các nhà ngoại giao Trung Quốc thời trước nổi bật đến mức các nhà quan sát trong và ngoài nước đã đặt cho các nhà ngoại giao mới này biệt danh “chiến lang.” Continue reading “Các chiến lang của Trung Quốc đã tuyệt chủng?”

Hệ thống cáp ngầm Trung Quốc thách thức trừng phạt của Mỹ

Nguồn: Cheng Ting-Fang, Lauly Li, Tsubasa Suruga, và Shunsuke Tabeta, “China’s subsea cable drive defies U.S. sanctions,” Nikkei Asia, 22/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngay giữa ‘cuộc đua ngoại giao’ với Washington, Bắc Kinh đang tìm cách xây dựng một mạng lưới cáp ngầm toàn cầu của riêng mình.

Đối với nhà sản xuất cáp ngầm Trung Quốc, Wuhan FiberHome International Technologies, việc bị chính phủ Mỹ cấm vận chẳng có gì đáng lo ngại. Trên thực tế, điều đó còn có lợi cho hoạt động kinh doanh của họ.

“Chúng tôi không quan tâm đến việc bị Mỹ đưa vào danh sách đen,” giám đốc điều hành họ Vũ của FiberHome nói với Nikkei Asia, đề cập đến việc bị Washington đưa vào “Danh sách Thực thể” thương mại năm 2020 như một phần của cuộc đàn áp sâu rộng nhắm vào lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc. Động thái này đã ngăn cản công ty mua lại công nghệ của Mỹ. Continue reading “Hệ thống cáp ngầm Trung Quốc thách thức trừng phạt của Mỹ”

09/07/1915: Đức đầu hàng và chuyển giao Tây Nam Phi

Nguồn: Germans surrender Southwest Africa to Union of South Africa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, trong khi Liên minh Trung tâm đang tận dụng lợi thế của họ trên Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I, phe Đồng minh đã giành được chiến thắng ở một nơi khác, khi các lực lượng quân sự của Liên hiệp Nam Phi chấp nhận sự đầu hàng của Đức trên lãnh thổ Tây Nam Phi. Continue reading “09/07/1915: Đức đầu hàng và chuyển giao Tây Nam Phi”

Pháp và Anh đang đổi chỗ cho nhau trong chính trị châu Âu

Nguồn: Gideon Rachman, “France and Britain are changing places,” Financial Times, 08/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Châu Âu dường như đang không có người lãnh đạo trong lúc các mối đe dọa toàn cầu gia tăng.

Anh và Pháp đang ngồi ở hai đầu đối diện của một chiếc bập bênh chính trị. Ba ngày sau khi người Anh bầu ra một chính phủ trung dung, thực dụng, với đa số phiếu lớn, người Pháp đã đưa ra một lựa chọn hoàn toàn trái ngược. Cuộc bầu cử cơ quan lập pháp hôm Chủ nhật 30/06 đã tạo ra một quốc hội bế tắc, với cả phe cực hữu và cực tả đều giành được ưu thế. Continue reading “Pháp và Anh đang đổi chỗ cho nhau trong chính trị châu Âu”

Học giả nổi tiếng lo kinh tế Thái Lan tụt hậu, bị Việt Nam vượt mặt

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “Thailand’s era of economic stagnation,” Bangkok Post, 05/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau hai mươi năm bất ổn và hỗn loạn chính trị, chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi nền kinh tế Thái Lan bắt đầu bộc lộ những dấu hiệu của suy sụp và tuyệt vọng. Suốt nhiều thập niên, nền kinh tế Thái Lan đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc. Nhưng biệt danh “Chảo chống dính Thái Lan” (“Teflon Thailand”, chỉ khả năng chống chịu trước các khó khăn của nền kinh tế Thái Lan – NBT) có lẽ đã trở thành dĩ vãng. Các tít báo đều nói rằng nền kinh tế Thái Lan đang đi xuống nhanh chóng. Trừ phi có những cải cách chính trị cơ bản, Thái Lan nhiều khả năng sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng thấp với nguy cơ trì trệ trầm trọng. Continue reading “Học giả nổi tiếng lo kinh tế Thái Lan tụt hậu, bị Việt Nam vượt mặt”

Ngọn lửa bài Nhật trên mạng xã hội Trung Quốc đã vượt tầm kiểm soát

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Tragedy shows China’s anti-Japan social media fire burns out of control,” Nikkei Asia, 04/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các vụ tấn công bằng dao phản ánh một xã hội không thể giải tỏa những bức xúc về mặt xã hội và kinh tế.

Gần đây, cư dân Nhật Bản và nhiều cư dân nước ngoài khác đã trở thành mục tiêu tấn công ở Trung Quốc. Một vụ việc thương tâm vừa xảy ra tại trạm xe buýt trường học ở Tô Châu, tỉnh Giang Tô.

Sự thật đằng sau các vụ tấn công vẫn chưa rõ ràng. Nhưng một chuyên gia Trung Quốc am hiểu tình hình truyền thông của nước này đã viện dẫn chủ nghĩa dân tộc bài Nhật và bài Mỹ đang lan rộng nhanh chóng trên khắp Trung Quốc. Vị chuyên gia cho rằng hiện tượng này một phần được thúc đẩy bởi những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, với hy vọng có thể thu hút thêm người theo dõi và tận dụng sự nổi tiếng để kiếm tiền từ quảng cáo và các nguồn thu khác. Chỉ trích Nhật Bản là một cách để nhanh chóng đạt được điều này. Continue reading “Ngọn lửa bài Nhật trên mạng xã hội Trung Quốc đã vượt tầm kiểm soát”

07/07/1797: Thượng nghị sĩ William Blount bị luận tội

Nguồn: First impeachment of a U.S. Senator, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1797, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, Hạ viện đã thực hiện quyền luận tội và bỏ phiếu theo hiến pháp để xét xử Thượng nghị sĩ William Blount của bang Tennessee vì “hành vi sai trái nghiêm trọng, hoàn toàn không phù hợp với nghĩa vụ và sự tín nhiệm dành cho ông trong tư cách là Thượng nghị sĩ.” Continue reading “07/07/1797: Thượng nghị sĩ William Blount bị luận tội”

06/07/1957: Althea Gibson trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên vô địch Wimbledon

Nguồn: Althea Gibson is first African American to win Wimbledon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, Althea Gibson đã giành chức vô địch quần vợt đơn nữ tại Wimbledon và trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên giành chức vô địch tại Câu lạc bộ Quần vợt Sân cỏ và Croquet Toàn Anh ở London.

Sinh ngày 25/08/1927 tại Silver, Nam Carolina, Gibson lớn lên ở khu Harlem của Thành phố New York. Bà bắt đầu chơi quần vợt khi còn ở tuổi thiếu niên và từng hai lần giành chức vô địch quần vợt nữ quốc gia dành cho người Mỹ gốc Phi. Vào thời điểm quần vợt vẫn còn bị phân biệt chủng tộc, Alice Marble, người bốn lần vô địch Giải Vô địch Quốc gia Mỹ, đã lên tiếng ủng hộ Gibson và tay vợt cao 1m80 này đã được mời tham dự Giải Vô địch Quốc gia Mỹ (nay được gọi là Giải Mỹ Mở rộng) vào năm 1950. Continue reading “06/07/1957: Althea Gibson trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên vô địch Wimbledon”

Liệu các quốc gia tiền tuyến của Châu Âu có đủ binh lính để chiến đấu?

Nguồn: Jakub Grygiel, “Will Europe’s Front-Line States Have Enough Soldiers to Fight?,” Foreign Policy, 01/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tình hình nhân khẩu học tồi tệ và việc di cư dễ dàng tạo ra một thách thức nghiêm trọng nếu Nga tấn công.

Liệu các quốc gia tiền tuyến phía đông của Liên minh châu Âu có thể đánh trả như Ukraine nếu Nga tấn công họ? Thật không may, đây không còn là một kịch bản giả định nữa: Hầu như không ngày nào trôi qua mà không có một quan chức chính phủ hay học giả Nga lên tiếng đe dọa Ba Lan, Phần Lan, hoặc các nước vùng Baltic bằng các cuộc tấn công tên lửa, hoặc xâm lược, hoặc cả hai. Bằng lời nói và cả hành động, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thể hiện rõ rằng ông muốn khôi phục đế chế châu Âu trước đây của Moscow. Continue reading “Liệu các quốc gia tiền tuyến của Châu Âu có đủ binh lính để chiến đấu?”

Thách thức của nước Anh dưới thời chính quyền Đảng Lao động

Nguồn: John Kampfner, “Keir Starmer Is Tony Blair, Minus the Optimism,” Foreign Policy, 03/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính phủ mới của Anh đang sao chép cuốn cẩm nang của thời kỳ “Đảng Lao động Mới,” nhưng bầu không khí của đất nước đã thay đổi trong thời gian đó.

Có lẽ mọi công dân Anh đều nhớ họ đã ở đâu vào cái đêm Tony Blair trở thành thủ tướng. Tối ngày 01/05/1997, các lái tàu của hệ thống tàu điện ngầm London đã thông báo kết quả bầu cử cho hành khách. Nhiều người ăn mừng với những chai rượu vang sủi trên đường phố. Và những cử tri trung thành với đảng đã tập hợp tại khu phức hợp văn hóa Southbank bên bờ sông Thames, nơi bài hát của chiến dịch tranh cử, “Things Can Only Get Better” (Mọi chuyện sẽ chỉ tốt đẹp hơn) của D:Ream vang lên. Continue reading “Thách thức của nước Anh dưới thời chính quyền Đảng Lao động”

04/07/1940: Đánh bom khủng bố tại Hội chợ Thế giới New York

Nguồn: Terrorist bomb explodes at the New York World’s Fair, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, khoảng 5 giờ chiều, một quả bom đã phát nổ tại Hội chợ Thế giới New York ở Flushing, Queens, khiến hai thám tử cảnh sát thành phố New York thiệt mạng ngay lập tức và năm người khác bị thương, hai người trong tình trạng nguy kịch.

Hội chợ Thế giới New York, diễn ra từ tháng 4/1939 đến tháng 10/1940 với chủ đề “Xây dựng Thế giới Ngày mai”, đã thu hút khoảng 45 triệu du khách trong hai mùa diễn ra, khiến nó trở thành sự kiện có lượng người tham dự đông nhất trong nửa đầu thế kỷ 20. Continue reading “04/07/1940: Đánh bom khủng bố tại Hội chợ Thế giới New York”

Le Pen, Trump, và sự hoảng loạn của phe tự do

Nguồn: Gideon Rachman, “Le Pen, Trump and liberal panic,” Financial Times, 01/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những người theo chủ nghĩa tự do sẽ phải tranh đấu lâu dài khi lực lượng dân tộc dân túy trỗi dậy ở cả Mỹ và Châu Âu.

Tôi đã có mặt tại đại sứ quán Pháp ở London vào ngày 7 tháng 5 năm 2017, ngày mà Emmanuel Macron lần đầu tiên đắc cử tổng thống. Khi màn hình hiện lên tin tức về chiến thắng quyết định của ông trước Marine Le Pen, các vị khách có mặt đã vui vẻ reo hò. Continue reading “Le Pen, Trump, và sự hoảng loạn của phe tự do”

02/07/2021: Mỹ rút khỏi Căn cứ Không quân Bagram ở Afghanistan

Nguồn: U.S. withdraws from Bagram Air Force Base in Afghanistan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2021, người Mỹ đã rời khỏi Sân bay Bagram, Căn cứ Không quân Mỹ ở phía bắc Kabul, và bàn giao sân bay này cho các lực lượng Afghanistan, một dấu mốc quan trọng trong cuộc chiến dài nhất lịch sử quân sự Mỹ.

Bagram, trước đây được Liên Xô sử dụng làm nhà chứa máy bay, đã trở thành tâm điểm trong quá trình chiếm đóng của Mỹ. Lực lượng Mỹ lần đầu tiên đến Afghanistan để lật đổ chế độ Taliban sau vụ tấn công ngày 11/9. Và chính quyền Biden đã hứa rút toàn bộ quân khỏi tất cả các căn cứ của mình trước ngày 11/9/2021. Continue reading “02/07/2021: Mỹ rút khỏi Căn cứ Không quân Bagram ở Afghanistan”

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ khủng bố gia tăng ở Mỹ và trên toàn cầu

Nguồn: Graham Allison và Michael J. Morell, “The Terrorism Warning Lights Are Blinking Red Again,” Foreign Affairs, 10/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xuất hiện những dấu hiệu tương tự giai đoạn trước sự kiện ngày 11/9.

Từ phiên điều trần phê chuẩn chức vụ Giám đốc Tình báo Trung ương vào tháng 5/1997 cho đến ngày 11/09/2001, George Tenet đã liên tiếp cảnh báo về Osama bin Laden và al Qaeda. Trong bốn năm trước khi các thành viên al Qaeda tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc, Tenet đã công khai làm chứng không dưới mười lần về mối đe dọa mà nhóm người này gây ra cho lợi ích của Mỹ trong và ngoài nước. Sang tháng 2/1999, sáu tháng sau khi nhóm này đánh bom đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania, ông tuyên bố: “Không có chút nghi ngờ nào về việc Osama bin Laden… [đang] lên kế hoạch cho các cuộc tấn công tiếp theo chống lại chúng ta.” Đầu năm 2000, ông lại cảnh báo Quốc hội rằng bin Laden “đứng đầu trong danh sách những kẻ khủng bố, vì mối đe dọa cấp bách và nghiêm trọng mà hắn đặt ra” và vì khả năng của hắn ta trong việc tấn công “mà không cần cảnh báo.” Continue reading “Chuyên gia cảnh báo nguy cơ khủng bố gia tăng ở Mỹ và trên toàn cầu”

Đã quá trễ để thay ứng viên tổng thống Mỹ?

Nguồn: Jack Detsch và Christina Lu, “Is It Too Late to Replace a Presidential Candidate?,” Foreign Policy, 28/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo các nền dân chủ khác trên thế giới thì Không.

Ngay từ tiếng chuông khai mạc cuộc tranh luận tổng thống tối thứ Năm vừa qua, cuộc tranh luận đầu tiên trong số hai cuộc tranh luận trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11, Joe Biden trông đã có vẻ lơ đễnh. Giọng ông thều thào và khàn đặc – điều sau đó các nhân viên tranh cử của ông nói là do một cơn cảm lạnh không đúng lúc. Vị tổng tư lệnh 81 tuổi liên tục mất tập trung và gặp khó khăn trong việc diễn đạt các quan điểm của mình. Chỉ hơn 4 tháng nữa là đến Ngày Bầu cử, nhưng nhiều thành viên lo ngại của Đảng Dân chủ đã công khai tự hỏi liệu một người khác có nên thay thế Biden làm ứng viên của đảng hay không. Continue reading “Đã quá trễ để thay ứng viên tổng thống Mỹ?”

30/06/1876: Sơ tán thương binh khỏi Little Big Horn bằng tàu hơi nước

Nguồn: Wounded soldiers evacuated from the Little Big Horn by steamboat, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1876, sau hai ngày hành quân chậm chạp, những người lính bị thương trong Trận Little Big Horn đã đến được tàu hơi nước Far West.

Far West được quân đội Mỹ thuê trong suốt chiến dịch năm 1876 chống lại các bộ lạc Lakota Sioux và Bắc Cheyenne ở vùng Đồng bằng phía Bắc. Dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng dân sự lành nghề Grant Marsh, con tàu dài 58m này là phương tiện lý tưởng để di chuyển trên vùng nước nông của hệ thống Thượng sông Missouri. Con tàu chỉ chìm xuống khoảng 76cm nước khi được chất đầy hàng và Thuyền trưởng Marsh đã điều khiển nó đi khắp Sông Big Horn nông ở miền nam Montana vào tháng 6/1876. Tại đó, con tàu trở thành trụ sở chỉ huy cho cuộc tấn công được lên kế hoạch của quân đội Mỹ vào một ngôi làng của hai bộ tộc Sioux và Cheyenne mà họ tin rằng đang cắm trại trên Sông Little Big Horn gần đó. Continue reading “30/06/1876: Sơ tán thương binh khỏi Little Big Horn bằng tàu hơi nước”

29/06/1972: Tối cao Pháp viện Mỹ bãi bỏ án tử hình

Nguồn: Supreme Court strikes down death penalty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, trong vụ Furman kiện Georgia, Tối cao Pháp viện Mỹ đã ra phán quyết bằng số phiếu 5-4 rằng: án tử hình, theo cách thức hiện đang được áp dụng ở cấp tiểu bang và liên bang, là vi hiến. Đa số cho rằng án tử hình đã vi phạm Tu chính Án thứ tám của Hiến pháp Mỹ và được xem là “hình phạt tàn nhẫn và bất thường” chủ yếu bởi vì các bang áp dụng hình thức thi hành án theo “những cách tùy tiện và thất thường,” đặc biệt là khi liên quan đến chủng tộc. Đây là lần đầu tiên tòa án cao nhất của đất nước ra phán quyết chống lại án tử. Continue reading “29/06/1972: Tối cao Pháp viện Mỹ bãi bỏ án tử hình”

Tại sao Tập nói Mỹ đang ‘kích động’ Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan?

Nguồn: Corey Lee Bell, “Making Sense of Xi’s Claim That the US Is ‘Goading’ China to Invade Taiwan,” The Diplomat, 27/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tuyên bố của Tập Cận Bình phản ánh một nhận thức lâu đời và hiện đã phổ biến rộng rãi trong giới tinh hoa Trung Quốc về động cơ của Mỹ trong “vấn đề Đài Loan.”

Một báo cáo gần đây của Financial Times về những bình luận của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen hồi năm 2023 đang làm dấy lên lo ngại trong giới chuyên gia chính sách đối ngoại và quốc phòng. Điều đặc biệt đáng lo ngại là tuyên bố bất thường của Tập rằng Mỹ đang ‘kích động’ Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan – nhưng Tập đã quyết không bị cắn câu. Continue reading “Tại sao Tập nói Mỹ đang ‘kích động’ Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan?”

27/06/2015: Cờ Hợp bang Miền Nam bị gỡ khỏi Tòa nhà Tiểu bang Nam Carolina

Nguồn: Activist Bree Newsome removes Confederate flag from South Carolina State House, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2015, các nhà hoạt động đóng giả người chạy bộ ra hiệu cho một đồng đội của họ rằng cảnh sát đã tạm thời rời mắt khỏi cột cờ bên ngoài Tòa nhà chính quyền Tiểu bang Nam Carolina. Sau khi nhận được tín hiệu, Brittany “Bree” Newsome leo lên cột, gỡ lá cờ Hợp bang Miền Nam đang bay phấp phới ở đó và bị bắt giữ. Hành động của Newsome đã gây tiếng vang trên toàn nước Mỹ và cuối cùng dẫn đến việc bang Nam Carolina vĩnh viễn gỡ bỏ lá cờ Hợp bang khỏi tòa nhà. Continue reading “27/06/2015: Cờ Hợp bang Miền Nam bị gỡ khỏi Tòa nhà Tiểu bang Nam Carolina”

Những điểm yếu ít được chú ý của Biden và Trump

Nguồn: Ross Douthat, “The Biden and Trump Weaknesses That Don’t Get Enough Attention,” New York Times, 22/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thứ Năm tuần này, Donald Trump và Joe Biden sẽ bước vào cuộc tranh luận tổng thống như những nhân vật cực kỳ nổi tiếng, khi cả hai đều không được lòng dân và có nhiều điểm yếu như nhau. Những điểm yếu quan trọng nhất của họ – đối với đương kim tổng thống, là sự già yếu và tình trạng lạm phát; còn đối với người thách đấu, là sự không phù hợp đã được chứng minh sau sự kiện ngày 06/01 – dường như đã trở nên quá quen thuộc, đến mức chẳng còn đáng bàn luận thêm cho đến khi chúng ta chứng kiến sân khấu tranh luận. Continue reading “Những điểm yếu ít được chú ý của Biden và Trump”