Thành tựu đối ngoại của Trump có thể khiến chúng ta ngạc nhiên

Nguồn: Curt Mills, “What Trump Could Do in Foreign Policy Might Surprise the World,” New York Times, 13/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù muốn hay không, Mỹ có một vị tổng thống với quyền lực to lớn, và trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Donald Trump đã sử dụng quyền lực đó trên trường quốc tế một cách đầy hứng thú. Giống như trong nhiều lĩnh vực khác, ông không sử dụng cách tiếp cận thông thường đối với các mối quan hệ toàn cầu. Nhưng có lẽ, giống như Richard Nixon và George H.W. Bush, Trump thích can dự vào chính sách đối ngoại.

Đúng là phong cách chính trị đặc biệt của Trump có phần khiêu khích, nhưng nó cũng hiệu quả. Cách tiếp cận của Trump đối với vị thế của Mỹ trên thế giới hoặc là thực dụng, hoặc là khó đoán, hoặc cả hai, và nó có thể mang lại những cơ hội hòa bình đáng ngạc nhiên. Continue reading “Thành tựu đối ngoại của Trump có thể khiến chúng ta ngạc nhiên”

Lý do thực sự khiến Trung Quốc quyết định mở rộng kho vũ khí hạt nhân

Nguồn: Tong Zhao, “The Real Motives for China’s Nuclear Expansion,” Foreign Affairs, 03/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh đang tìm kiếm đòn bẩy địa chính trị hơn là lợi thế quân sự.

Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình. Theo ước tính của Lầu Năm Góc, dưới thời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh đang trên đà tích lũy 1.000 đầu đạn hạt nhân vào năm 2030, tăng từ mức khoảng 200 vào năm 2019. Việc củng cố kho vũ khí hạt nhân này, kết hợp với các khoản đầu tư sâu rộng của Trung Quốc vào việc hiện đại hóa lực lượng vũ trang, đã gây quan ngại sâu sắc ở Washington. Năm 2023, Ủy ban Quốc hội về Vị thế Chiến lược của Mỹ đã nhấn mạnh rằng việc mở rộng hạt nhân của Trung Quốc sẽ thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách Mỹ “đánh giá lại quy mô và thành phần của lực lượng hạt nhân Mỹ.” Hồi tháng 3, Đô đốc John Aquilino, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, cảnh báo “Chúng ta chưa từng đối mặt với mối đe dọa nào như thế này kể từ Thế chiến II.” Continue reading “Lý do thực sự khiến Trung Quốc quyết định mở rộng kho vũ khí hạt nhân”

14/05/1804: Lewis và Clark khởi hành khám phá Tây Bắc nước Mỹ

Nguồn: Lewis and Clark depart to explore the Northwest, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1804, một năm sau khi Mỹ mở rộng gấp đôi lãnh thổ của mình bằng việc mua lại Louisiana, đoàn thám hiểm Lewis và Clark đã lên đường rời St. Louis, Missouri, bắt đầu chuyến đi khám phá vùng Tây Bắc từ Sông Mississippi đến Thái Bình Dương.

Ngay từ trước khi chính phủ Mỹ hoàn tất cuộc đàm phán mua bán lãnh thổ với Pháp, Tổng thống Thomas Jefferson đã giao nhiệm vụ cho thư ký riêng của mình là Meriwether Lewis và William Clark dẫn đầu một cuộc thám hiểm tiến vào vùng đất hiện là miền Tây Bắc nước Mỹ. Vào ngày 14/05, “Đoàn Khám phá” (Corps of Discovery) gồm khoảng 45 người, dù chỉ 33 người trong số này có thể thực hiện toàn bộ hành trình, đã rời St. Louis để đi vào nội địa nước Mỹ. Continue reading “14/05/1804: Lewis và Clark khởi hành khám phá Tây Bắc nước Mỹ”

Biden vừa phạm phải sai lầm lớn nhất của mình

Nguồn: Bret Stephens, “President Biden Just Made His Biggest Blunder,” New York Times, 09/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi tuyên bố rằng Mỹ sẽ tạm dừng việc chuyển giao 3.500 quả bom cho Israel, Tổng thống Biden có một động cơ đáng khen ngợi – ông muốn giải thoát những người Palestine vô tội khỏi những hậu quả quân sự vì Hamas đã chọn Rafah làm thành trì cuối cùng của mình ở Gaza. Tuy nhiên, vẫn còn một động cơ khác, ít đáng khen ngợi hơn – Biden cũng cần củng cố sự ủng hộ của những cử tri cấp tiến, những người cho rằng việc Israel sử dụng vũ khí của Mỹ có thể khiến người Mỹ dính đến tội ác chiến tranh. Continue reading “Biden vừa phạm phải sai lầm lớn nhất của mình”

Tại sao Mỹ đưa ngành đóng tàu Trung Quốc vào tầm ngắm?

Nguồn: Li Rongqian, Du Zhihang & Denise Jia, “U.S. takes aim at China shipbuilding, an industry it lost decades ago,” Caixin/Nikkei Asia, 11/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc điều tra do các liên đoàn lao động Mỹ thúc đẩy nhắm vào các nhà máy đóng tàu Trung Quốc có khả năng sẽ dẫn đến trả đũa.

Tháng trước, Mỹ đã bắt đầu điều tra ngành công nghiệp đóng tàu do Trung Quốc thống trị, một động thái gây thêm áp lực cho Trung Quốc khi cuộc thương chiến giữa hai nước vượt ra ngoài công nghệ và lan sang lĩnh vực chế tạo. Continue reading “Tại sao Mỹ đưa ngành đóng tàu Trung Quốc vào tầm ngắm?”

Cáp ngầm: Mặt trận ít được chú ý trong ‘Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung’

Nguồn: Kentaro Takeda và Masaharu Ban, “More subsea cables bypass China as Sino-U.S. tensions grow,” Nikkei Asia, 11/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sẽ không có dự án cáp ngầm mới nào kết nối đến Trung Quốc sau năm 2025 khi trọng tâm chuyển sang Đông Nam Á.

Căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu ảnh hưởng đến dòng chảy dữ liệu toàn cầu, khi số lượng cáp ngầm mới nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới dự kiến sẽ giảm mạnh.

Từng được quảng cáo là trung tâm tương lai của các mạng cáp ngầm dưới biển, vốn hình thành các huyết mạch liên lạc quốc tế quan trọng, Trung Quốc dự kiến sẽ chỉ lắp đặt ba tuyến cáp sau năm nay – ít hơn một nửa số lượng cáp được lên kế hoạch cho Singapore. Việc thiếu các dự án cáp ngầm cũng được cho là sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng các trung tâm dữ liệu trong nước. Continue reading “Cáp ngầm: Mặt trận ít được chú ý trong ‘Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung’”

12/05/1780: Cách mạng Mỹ chịu thất bại nặng nề tại Charleston

Nguồn: Americans suffer worst defeat of revolution at Charleston, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1780, sau cuộc bao vây bắt đầu vào ngày 02/04, người Mỹ đã phải gánh chịu thất bại nặng nề nhất trong Cách mạng, khi Thiếu tướng Benjamin Lincoln đầu hàng vô điều kiện trước Trung tướng Anh Sir Henry Clinton và đội quân 10.000 người của ông tại Charleston, Nam Carolina.

Với chiến thắng này, người Anh đã bắt được hơn 3.000 lính Ái Quốc cùng một lượng lớn đạn dược và thiết bị, mà chỉ mất 250 người chết và bị thương. Tự tin khi quân Anh đã kiểm soát miền nam, Trung tướng Clinton quyết định đi thuyền về phía bắc tới New York, sau khi hay tin quân Pháp chuẩn bị có một cuộc viễn chinh tới bang phía bắc vốn cũng do Anh chiếm đóng. Ông để Tướng Charles Cornwallis ở lại chỉ huy 8.300 quân Anh tại Nam Carolina. Continue reading “12/05/1780: Cách mạng Mỹ chịu thất bại nặng nề tại Charleston”

11/05/1864: Tướng J.E.B. Stuart bị trọng thương

Nguồn: Confederate Cavalry General J.E.B. Stuart is mortally wounded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, một người lính của Liên minh miền Bắc đã làm trọng thương J.E.B. Stuart, một trong những vị tướng nổi tiếng nhất của Hợp bang miền Nam, trong Trận Yellow Tavern, diễn ra chỉ cách Richmond, Virginia sáu dặm về phía bắc. Stuart, 31 tuổi, đã qua đời vào ngày hôm sau. Continue reading “11/05/1864: Tướng J.E.B. Stuart bị trọng thương”

Washington đã chọn sai thời điểm để thách thức Trung Quốc

Nguồn: Andrei Lungu, “Washington Keeps Choosing the Wrong Moment to Challenge China,” Foreign Policy, 06/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lệnh cấm TikTok cho thấy người ta có thể đi đến quyết định quá vội vã – sau khi đã phớt lờ nó quá lâu.

Cùng một quyết định, nếu đúng thời điểm sẽ là khôn ngoan, nhưng sai thời điểm sẽ thành tai hại. Và việc thông qua một đạo luật gần đây nhằm buộc công ty Trung Quốc ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok, hoặc đối mặt với việc ứng dụng chia sẻ video này bị cấm ở Mỹ, là một trong những trường hợp như vậy. Continue reading “Washington đã chọn sai thời điểm để thách thức Trung Quốc”

Tập đang thăm dò các rạn nứt ở EU và NATO

Nguồn: Gideon Rachman, “Xi is probing for cracks in the EU and Nato,” Financial Times, 06/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến dịch ngoại giao quyến rũ của Trung Quốc ở châu Âu chứa đựng ẩn ý đe dọa và nhiều khả năng sẽ thất bại.

Ai là người đã lập kế hoạch chuyến đi của Tập Cận Bình? Nếu bạn tiến hành chuyến đi đầu tiên đến châu Âu sau gần 5 năm, thì một hành trình bao gồm Pháp, Serbia và Hungary nghe có vẻ hơi kỳ lạ.

Nhưng nếu xét từ góc nhìn của Bắc Kinh, ba điểm dừng được nhà lãnh đạo Trung Quốc lựa chọn hoàn toàn hợp lý. Vì các lý do chiến lược và kinh tế, Trung Quốc rất muốn phá vỡ sự đoàn kết của cả NATO và EU. Mỗi quốc gia trong số ba quốc gia mà Tập đến thăm đều được xem là tác nhân tiềm năng dẫn đến những rạn nứt ở phương Tây. Continue reading “Tập đang thăm dò các rạn nứt ở EU và NATO”

Kế hoạch chiến tranh chiếm lĩnh nhận thức của Trung Quốc

Nguồn: Iida Masafumi, “China’s Chilling Cognitive Warfare Plans,” The Diplomat, 05/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến tranh đang bước vào một lĩnh vực mới và rất đáng sợ.

Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến những cuộc thảo luận sôi nổi về chiến tranh chiếm lĩnh nhận thức (cognitive warfare), tập trung vào Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Theo một bài viết ngày 05/10/2022 trên Nhật báo PLA, chiến tranh chiếm lĩnh nhận thức là xung đột trong lĩnh vực nhận thức được hình thành từ ý thức và suy nghĩ của con người, được cho là sẽ định hình thực tế theo hướng có lợi cho Trung Quốc, bằng cách tác động đến phán đoán của con người, thay đổi ý tưởng, và gây ảnh hưởng đến tâm trí con người thông qua việc xử lý có chọn lọc và truyền bá thông tin. Nói cách khác, mục đích là đạt được lợi thế trong chiến tranh bằng cách tác động đến nhận thức của dân thường, quân nhân, và các nhà lãnh đạo chính trị, những người bị nhắm mục tiêu thông qua nhiều phương tiện khác nhau như phổ biến thông tin sai lệch và tấn công qua mạng, gây hoang mang xã hội, giảm động lực chiến đấu, mất tinh thần quân sự, và – đối với các nhà lãnh đạo chính trị – là giảm khả năng suy xét. Continue reading “Kế hoạch chiến tranh chiếm lĩnh nhận thức của Trung Quốc”

09/05/1974: Hạ viện Mỹ bắt đầu luận tội Tổng thống Nixon

Nguồn: House votes to initiate impeachment proceedings against President Nixon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã mở phiên điều trần luận tội Tổng thống Richard Nixon, bỏ phiếu luận tội ông về ba tội danh bị cáo buộc vào ngày 30/07.

Cuộc luận tội là kết quả của một bê bối liên quan đến vụ trộm xảy ra tại các văn phòng của Ủy ban Quốc gia của Đảng Dân chủ trong khu chung cư Watergate ở Washington, D.C., vào ngày 23/06/1972. Sau cùng, người ta biết rằng đã có một nỗ lực che đậy hình sự lên tới tận Nhà Trắng. Continue reading “09/05/1974: Hạ viện Mỹ bắt đầu luận tội Tổng thống Nixon”

Israel phải lựa chọn: Tấn công Rafah hay quan hệ với Ả-rập Saudi?

Nguồn: Thomas L. Friedman, “Israel Has a Choice to Make: Rafah or Riyadh,” New York Times, 26/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hoạt động ngoại giao của Mỹ nhằm chấm dứt chiến tranh ở Gaza và xây dựng quan hệ mới với Ả Rập Saudi trong những tuần gần đây đã hội tụ thành một sự lựa chọn khổng lồ duy nhất đối với Israel và Thủ tướng Benjamin Netanyahu: Các vị muốn gì hơn – Rafah hay Riyadh?

Các vị muốn tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Rafah để tiêu diệt Hamas – nếu điều đó là khả thi – mà không đưa ra bất kỳ chiến lược nào để Israel rút khỏi Gaza, hoặc bất kỳ chân trời chính trị nào cho giải pháp hai nhà nước với những người Palestine không do Hamas lãnh đạo? Nếu các vị đi theo con đường này, nó sẽ chỉ làm tăng thêm sự cô lập toàn cầu của Israel và cắt đứt quan hệ với chính quyền Biden. Continue reading “Israel phải lựa chọn: Tấn công Rafah hay quan hệ với Ả-rập Saudi?”

Năm kịch bản cho nước Nga tương lai (P3)

Nguồn: Stephen Kotkin, “The Five Futures of Russia,” Foreign Affairs, 18/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1, Phần 2

NGÕ CỤT CỦA LỤC ĐỊA GIÀ

Tương lai còn thiếu vắng ở đây chính là kịch bản tương lai phổ biến trong số những người phát ngôn của chế độ Putin, cũng như những nhà phê bình cực hữu của chế độ này: Moscow trở thành một cực riêng trong phiên bản của nước này về một thế giới đa cực, thống trị khắp Á-Âu và hoạt động như một trọng tài chính trong các vấn đề thế giới. “Chúng ta cần tìm lại chính mình và hiểu được mình là ai,” một nhân vật trung thành với Điện Kremlin, Sergei Karaganov đã chia sẻ vào năm ngoái. “Chúng ta là một cường quốc Á-Âu, Bắc Á-Âu, người giải phóng các dân tộc, người bảo vệ hòa bình, và là hạt nhân chính trị-quân sự của Đa số Thế giới. Đây là định mệnh hiển nhiên của chúng ta.” Cái gọi là phương Nam toàn cầu – hay như lời Karaganov là “Đa số Thế giới” – còn không tồn tại như một thực thể thống nhất, chứ chưa nói đến một thực thể với Nga là hạt nhân. Dự án biến nước Nga trở thành một siêu lục địa tự lực, trải dài khắp châu Âu và châu Á, đã thất bại. Mọi nỗ lực của Liên Xô để xây dựng một đế chế bên trong ở Biển Baltic và Biển Đen cùng một đế chế các nước vệ tinh bên ngoài cuối cùng đều vô ích. Continue reading “Năm kịch bản cho nước Nga tương lai (P3)”

Năm kịch bản cho nước Nga tương lai (P2)

Nguồn: Stephen Kotkin, “The Five Futures of Russia,” Foreign Affairs, 18/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

NGA TRỞ THÀNH NƯỚC CHƯ HẦU

Giới tinh hoa Nga ủng hộ Putin thường khoe khoang rằng họ đã phát triển được một lựa chọn tốt hơn phương Tây. Quả thật, quan hệ Trung-Nga đã gây ngạc nhiên cho nhiều nhà phân tích biết về lịch sử chông gai giữa Bắc Kinh và Moscow, bao gồm cả sự chia rẽ Trung-Xô nổi tiếng hồi những năm 1960, lên đến đỉnh điểm là một cuộc chiến biên giới. Dù xung đột đã chính thức được giải quyết bằng việc phân định biên giới, Nga vẫn là quốc gia duy nhất đang kiểm soát phần lãnh thổ chiếm được từ Nhà Thanh nhờ những gì Trung Quốc gọi là những hiệp ước bất bình đẳng. Tuy nhiên, điều đó đã không ngăn cản Trung Quốc và Nga tăng cường quan hệ song phương, bao gồm cả việc tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung quy mô lớn, vốn đã gia tăng về tần suất và phạm vi địa lý suốt 20 năm qua. Hai nước cũng chia sẻ về những bất bình của Nga liên quan đến việc NATO mở rộng và phương Tây can thiệp vào Ukraine, nơi sự hỗ trợ của Trung Quốc dành cho Nga vẫn đóng vai trò quan trọng. Continue reading “Năm kịch bản cho nước Nga tương lai (P2)”

07/05/1896: Kẻ giết người hàng loạt H.H. Holmes bị treo cổ

Nguồn: Serial killer H.H. Holmes is hanged in Philadelphia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1896, “Bác sĩ” H. H. Holmes, một trong những kẻ giết người hàng loạt khét tiếng đầu tiên của nước Mỹ, đã bị treo cổ ở Philadelphia, Pennsylvania.

Sinh ra với cái tên Herman Mudgett ở New Hampshire, Holmes đã bắt đầu tra tấn động vật từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, hắn vẫn là một sinh viên rất thông minh, tốt nghiệp Đại học Michigan với bằng y khoa. Holmes đã kiếm tiền đi học bằng một loạt các vụ lừa đảo bảo hiểm, trong đó hắn yêu cầu chi trả bảo hiểm cho những người thực chất không tồn tại, rồi sau đó đưa xác chết đến làm người được bảo hiểm. Continue reading “07/05/1896: Kẻ giết người hàng loạt H.H. Holmes bị treo cổ”

Năm kịch bản cho nước Nga tương lai (P1)

Nguồn: Stephen Kotkin, “The Five Futures of Russia,” Foreign Affairs, 18/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Và Mỹ nên chuẩn bị thế nào cho những gì sẽ xảy đến?

Một cách tình cờ, Vladimir Putin đã bước sang tuổi 71 vào ngày 7/10 năm ngoái, cũng là ngày mà Hamas tấn công Israel. Tổng thống Nga chắc hẳn đã xem vụ tấn công như quà sinh nhật cho mình – nó đã làm thay đổi bối cảnh xung quanh chiến dịch quân sự của ông ở Ukraine. Có lẽ là nhằm thể hiện thái độ của mình, ông đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Nga mời các đại diện cấp cao của Hamas tới Moscow vào cuối tháng 10, theo đó làm nổi bật sự liên kết về lợi ích. Vài tuần sau, Putin tuyên bố ý định tranh cử nhiệm kỳ thứ năm trong một cuộc bầu cử không có lựa chọn vào tháng 3/2024, rồi sau đó tổ chức cuộc họp báo thường niên, trao cho một nhóm nhà báo dễ bảo đặc quyền được nghe ông tự mãn nói về sự mệt mỏi của phương Tây trước cuộc chiến ở Ukraine. “Gần như trên toàn bộ chiến tuyến, các lực lượng vũ trang của chúng ta, nói một cách khiêm tốn, là đang cải thiện vị thế của mình,” Putin khoe trong buổi phát sóng trực tiếp. Continue reading “Năm kịch bản cho nước Nga tương lai (P1)”

Thông điệp của Trung Quốc đằng sau cuộc họp Tập-Blinken

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping sends a message but no flowers to Antony Blinken,” Nikkei Asia, 02/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cách hành xử của Trung Quốc cho thấy quan hệ với Mỹ đang ngày càng xấu đi.

Chỉ trong vòng 10 tháng, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có hai chuyến thăm đến Trung Quốc, và cả hai đều bao gồm một cuộc gặp cấp cao với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến đi đầu tiên diễn ra vào tháng 6 năm ngoái, còn chuyến đi lần thứ hai là vào tuần trước, cả hai đều được tổ chức tại Hội trường Phúc Kiến của Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

Dù địa điểm vẫn được giữ nguyên, bầu không khí – cụ thể là cách dùng hoa trang trí và thái độ khó chịu của Tập – là một thay đổi đủ lớn để báo hiệu rằng quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tiến vào vùng biển giông bão dữ dội. Continue reading “Thông điệp của Trung Quốc đằng sau cuộc họp Tập-Blinken”

05/05/1919: Phái đoàn Ý trở lại Hội nghị Hòa bình Paris

Nguồn: Italian delegates return to Paris peace conference, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, phái đoàn Ý—do Thủ tướng Vittorio Orlando và Ngoại trưởng Sidney Sonnino dẫn đầu— đã trở lại Hội nghị Hòa bình Versailles ở Paris, Pháp, sau khi đột ngột rời đi 11 ngày trước đó sau các cuộc đàm phán gây tranh cãi về lãnh thổ mà Ý sẽ nhận được sau Thế chiến I.

Tháng 5/1915, Ý tham gia Thế chiến I và về cùng phe với Anh, Pháp và Nga, dựa trên Hiệp ước London được ký một tháng trước, trong đó quân Đồng minh Hiệp ước hứa hẹn giao cho Ý quyền kiểm soát một lãnh thổ lớn sau chiến tranh. Continue reading “05/05/1919: Phái đoàn Ý trở lại Hội nghị Hòa bình Paris”

Phong trào Hoa Hướng Dương sau 10 năm và di sản đối với Đài Loan

Nguồn: Thompson Chau, “Taiwan’s Sunflower protest legacy looms large for incoming president Lai,” Nikkei Asia, 30/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các thế hệ mới đã bắt đầu hình thành áp lực đòi thay đổi chỉ 10 năm sau khi phong trào mở đường cho chiến thắng của Đảng Dân Tiến.

Tháng 2 vừa qua, Ngô Bội Y chính thức đặt chân vào Lập pháp Viện Đài Loan để đảm nhận nhiệm vụ của một nhà lập pháp mới được bầu. Gần 10 năm trước, Ngô đã lẻn vào chính tòa nhà này trong đợt chiếm đóng của hàng trăm thanh niên đã phát động một phong trào biểu tình kêu gọi quần chúng phản đối kế hoạch của chính phủ nhằm ràng buộc Đài Loan và nền kinh tế của nước này với Trung Quốc. Continue reading “Phong trào Hoa Hướng Dương sau 10 năm và di sản đối với Đài Loan”