14/11/1960: Louisiana xóa bỏ tách biệt chủng tộc ở trường học

Nguồn: Ruby Bridges desegregates her school, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, một lệnh của tòa án yêu cầu xóa bỏ tách biệt chủng tộc (desegregation) trong trường học đã chính thức có hiệu lực tại New Orleans, Louisiana. Hình ảnh cô bé Ruby Bridges sáu tuổi bước vào Trường tiểu học William Frantz, được cảnh sát liên bang hộ tống và bị đám đông giận dữ chế giễu, đã ngay lập tức trở thành biểu tượng của phong trào dân quyền, biểu tượng cho sự nghiệp bình đẳng chủng tộc và mục tiêu của sự thù địch chủng tộc. Continue reading “14/11/1960: Louisiana xóa bỏ tách biệt chủng tộc ở trường học”

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Nguồn: Peter D. Feaver, “How Trump Will Change the World,” Foreign Affairs, 06/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là phân tích sơ bộ về nội dung và hậu quả của chính sách đối ngoại dưới thời chính quyền Trump thứ hai.

“Một con tê giác xám” – thuật ngữ dùng để một sự gián đoạn có thể dự đoán và đã được dự đoán từ lâu nhưng vẫn gây sốc khi nó xảy ra – đã đâm sầm vào chính sách đối ngoại Mỹ: Donald Trump vừa mới giành được nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Dù các cuộc thăm dò dự đoán bầu cử sẽ rất căng thẳng, nhưng kết quả cuối cùng lại quá rõ ràng, và dù chúng ta không biết chính xác trật tự mới sẽ như thế nào, chúng ta biết Trump sẽ đứng đầu trật tự đó. Continue reading “Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?”

12/11/2001: Máy bay rơi ở Rockaway, New York

Nguồn: Plane crashes in Rockaway, New York, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2001, một chuyến bay của hãng American Airlines khởi hành từ Sân bay John F. Kennedy (JFK) ở Thành phố New York đã đâm vào một khu phố ở Queens ngay sau khi cất cánh, khiến 265 người thiệt mạng. Dù ban đầu một số người suy đoán rằng vụ tai nạn là do khủng bố, vì nó xảy ra đúng hai tháng sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9, nhưng nguyên nhân nhanh chóng được chứng minh là do sự kết hợp giữa lỗi của phi công và điều kiện gió. Continue reading “12/11/2001: Máy bay rơi ở Rockaway, New York”

Tại sao sự sụp đổ của chính phủ Đức lại là tin tốt?

Nguồn: Liana Fix, “Why Germany’s Government Collapse Could Be Good News,” Foreign Policy, 07/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một chính phủ bất lực và do dự không có chỗ đứng trong thời đại của Donald Trump.

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên đắc cử vào tháng 11/2016, nhiều nước châu Âu đã tập hợp xung quanh Thủ tướng Đức Angela Merkel, xem bà là nhà lãnh đạo mới của thế giới tự do. Ngày nay, họ sẽ phải đi tìm nhà lãnh đạo một nơi khác: Liên minh ba đảng tại Berlin dưới thời Thủ tướng Olaf Scholz vừa sụp đổ sau khi Đảng Dân chủ Tự do – một đảng nhỏ ủng hộ giới doanh nghiệp – nổi loạn về định hướng kinh tế của đất nước. Continue reading “Tại sao sự sụp đổ của chính phủ Đức lại là tin tốt?”

Lệnh cấm trường dạy thêm của Tập đã phản tác dụng như thế nào?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “How Xi Jinping’s tutoring school ban backfired”, Nikkei Asia, 7/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhu cầu việc làm đang lấn át nỗ lực của chủ tịch nước nhằm xoa dịu khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc.

Dường như “tẩu tư phái” đang giành được nhiều ảnh hưởng hơn tại Trung Quốc của Chủ tịch Tập Cận Bình, nơi mà chính sách gây tranh cãi của ba năm trước đang bị âm thầm gạt sang một bên với mục đích vực dậy nền kinh tế.

Vào thời Mao, “tẩu tư phái” là cụm từ được sử dụng một cách miệt thị để gọi những người được cho là đang dẫn dắt xã hội đi theo con đường tư bản. Gần đây hơn, nó lại xuất hiện để ủng hộ quyết định của ban lãnh đạo do Tập đứng đầu, cấm các trường học dạy thêm sau giờ học vì lợi nhuận. Continue reading “Lệnh cấm trường dạy thêm của Tập đã phản tác dụng như thế nào?”

10/11/1995: Nhà viết kịch và nhà hoạt động Ken Saro-Wiwa bị treo cổ tại Nigeria

Nguồn: Playwright and activist hanged in Nigeria, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, Ken Saro-Wiwa, một nhà viết kịch và nhà hoạt động môi trường người Nigeria, đã bị treo cổ cùng với tám nhà hoạt động khác của Phong trào Vì Sự sống còn của Người Ogoni (Mosop). Continue reading “10/11/1995: Nhà viết kịch và nhà hoạt động Ken Saro-Wiwa bị treo cổ tại Nigeria”

09/11/1990: Tài sản của Willie Nelson bị Sở Thuế vụ Liên Bang tịch thu

Nguồn: Willie Nelson’s assets are seized by the IRS, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

“Chúng tôi luôn cố gắng làm việc với người nộp thuế,” phát ngôn viên của Sở Thuế vụ Liên Bang Mỹ (IRS) Valerie Thornton nói với tờ The New York Times vào mùa thu năm 1991, “[và] nếu chúng tôi phải tạo ra một kế hoạch thanh toán sáng tạo, thì đó là điều chúng tôi sẽ làm, vì đó là lợi ích tốt nhất của mọi người.” Kế hoạch thanh toán sáng tạo mà bà Thornton đề cập trong tuyên bố của mình với tờ Times liên quan đến một thỏa thuận chia sẻ doanh thu đặc biệt, mà IRS đã đàm phán với ca sĩ nhạc đồng quê nổi tiếng Willie Nelson, người khi đó đang phải vật lộn để trả khoản nợ thuế 16,7 triệu đô la, vốn đã khiến chính phủ liên bang tịch thu toàn bộ tài sản của ông một năm trước đó, vào ngày 09/11/1990. Continue reading “09/11/1990: Tài sản của Willie Nelson bị Sở Thuế vụ Liên Bang tịch thu”

Trump và sự hấp dẫn của phong cách lãnh đạo cứng rắn

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump and the lure of strongman leadership,” Financial Times, 07/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống đắc cử đã thay đổi căn bản các chuẩn mực và ý thức hệ của nền chính trị Mỹ.

Donald Trump sẽ đi vào lịch sử như một vị tổng thống thực sự làm nên lịch sử. Đó không phải là một phán đoán đạo đức, nhưng đơn giản là sự thừa nhận về quy mô thành tựu của ông trong việc tái thiết hoàn toàn nền chính trị Mỹ. Continue reading “Trump và sự hấp dẫn của phong cách lãnh đạo cứng rắn”

Con đường tốt nhất để NATO giảm phụ thuộc vào Mỹ

Nguồn: Sumantra Maitra, “The Best NATO Is a Dormant NATO,” Foreign Affairs, 04/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc giảm sự phụ thuộc vào Mỹ sẽ mang lại một liên minh mạnh mẽ hơn và một châu Âu an toàn hơn.

Trong bài viết “Planning for a Post-American NATO” (Chuẩn bị cho một NATO thời hậu Mỹ), Phillips O’Brien và Edward Stringer đã cố gắng giải quyết khoảng trống an ninh mà họ thấy trước sẽ xuất hiện do chính quyền Trump thứ hai. Họ đặc biệt nhấn mạnh đề xuất của tôi về một “NATO ngủ đông,” trong đó tôi vạch ra một khuôn khổ cho phép Mỹ sẽ rút lực lượng mặt đất của mình khỏi châu Âu để chuyển gánh nặng bảo vệ lục địa này từ Washington sang cho các chính phủ khu vực. Theo O’Brien và Stringer, một NATO ngủ đông có thể nhanh chóng trở thành một NATO chết, bởi vì liên minh sẽ phải vật lộn để tồn tại trừ phi Mỹ thể hiện rõ ràng một cam kết mạnh mẽ đối với châu Âu. Các tác giả lập luận rằng nếu không có cam kết đó, những chia rẽ cũ sẽ quay trở lại, với Trung và Đông Âu trở nên diều hâu hơn, trong khi Bắc và Tây Âu tiếp tục hưởng lợi miễn phí từ Washington. Họ viết rằng “Một liên minh an ninh châu Âu có thể sụp đổ dưới sức nặng của những quan điểm không tương thích như vậy.” Continue reading “Con đường tốt nhất để NATO giảm phụ thuộc vào Mỹ”

07/11/2000: Kết quả bầu cử giữa Al Gore và George Bush quá sít sao

Nguồn: Election results between Al Gore and George Bush too close to call, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày này năm 2000 đã trở thành một bước ngoặt trong lịch sử nước Mỹ, khi kết quả bầu cử tổng thống là hòa về mặt thống kê giữa ứng viên Đảng Dân chủ Al Gore và ứng viên Đảng Cộng hòa George Bush. Kết quả ở Florida vẫn chưa rõ ràng vào cuối đêm bầu cử, theo đó dẫn đến việc kiểm phiếu lại và một vụ kiện tại Tối cao Pháp viện, Bush kiện Gore, vốn đã kết thúc có lợi cho Bush một tháng sau đó. Cuộc bầu cử đã phơi bày một số sai sót và các yếu tố gây tranh cãi của quy trình bầu cử Mỹ, và tính đến thời điểm đó, nó là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ thứ tư mà người chiến thắng thua về số phiếu phổ thông. Continue reading “07/11/2000: Kết quả bầu cử giữa Al Gore và George Bush quá sít sao”

Tại sao Trung Quốc sẽ không từ bỏ mô hình kinh tế nhiều vấn đề của mình?

Nguồn: Zongyuan Zoe Liu, “Why China Won’t Give Up on a Failing Economic Model,” Foreign Affairs, 31/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gói kích thích mới của Bắc Kinh có thể giúp đạt được các mục tiêu ngắn hạn của Tập Cận Bình, nhưng triển vọng dài hạn vẫn chưa chắc chắn.

Cuối tháng 9, sau nhiều tháng không đạt được mục tiêu tăng trưởng hậu đại dịch, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu triển khai một loạt các biện pháp kích thích kinh tế. Cho đến nay, các biện pháp này bao gồm hỗ trợ thị trường chứng khoán, nới lỏng chính sách tiền tệ, tái cấp vốn cho các ngân hàng nhà nước lớn, và một số biện pháp kích thích tài khóa hạn chế. Tổng số tiền và thông tin chi tiết của các biện pháp kích thích tài khóa sẽ được tiết lộ sau kỳ bầu cử ở Mỹ, sau cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc hội Trung Quốc) vào đầu tháng 11, nhưng Thứ trưởng Tài chính Liêu Mẫn đã mô tả rằng chúng có “quy mô khá lớn.” Bằng cách công bố các biện pháp này, Bắc Kinh cuối cùng cũng thừa nhận điều mà người dân Trung Quốc và thế giới đã biết từ lâu: nền kinh tế Trung Quốc đang gặp rắc rối lớn. “Trung Hoa mộng” – tầm nhìn của Tập về việc tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế vào năm 2035 và đạt được sự thịnh vượng trên diện rộng – đang dần tan biến. Nhưng liệu các biện pháp kích thích mới này có hiệu quả hay không? Continue reading “Tại sao Trung Quốc sẽ không từ bỏ mô hình kinh tế nhiều vấn đề của mình?”

Lý do cần có một sáng kiến hòa bình mới cho Trung Đông

Nguồn: Marwan Muasher, “The Case for a New Arab Peace Initiative,” Foreign Affairs, 29/10/2024.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quyền của người Palestine phải được ưu tiên trước khi đàm phán về một nhà nước.

Kể từ khi cuộc chiến ở Gaza bắt đầu, các quan chức Mỹ đã nhấn mạnh rằng việc thành lập một nhà nước Palestine tồn tại song song với Israel là cách duy nhất để chấm dứt xung đột ở Trung Đông. “Giải pháp thực sự duy nhất cho tình hình này là giải pháp hai nhà nước,” Tổng thống Joe Biden tuyên bố trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang vào tháng 3/2024. Sang tháng 5, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan tiếp tục khẳng định “giải pháp hai nhà nước là cách duy nhất để đảm bảo một nhà nước Israel dân chủ, an ninh, Do Thái, và mạnh mẽ, cũng như một tương lai có phẩm giá, an ninh, và thịnh vượng cho người dân Palestine.” Và xuyên suốt chiến dịch tranh cử tổng thống năm nay, bao gồm cả sau cuộc gặp với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vào tháng 7, Phó Tổng thống Kamala Harris cũng thúc đẩy giải pháp hai nhà nước, mô tả đây là “con đường duy nhất” để tiến về phía trước. Continue reading “Lý do cần có một sáng kiến hòa bình mới cho Trung Đông”

05/11/1872: Susan B. Anthony bị bắt giữ vì đi bỏ phiếu bầu tổng thống

Nguồn: Susan B. Anthony casts a vote, prompting arrest , History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1872, 48 năm trước khi phụ nữ Mỹ giành được quyền bỏ phiếu với Tu chính án thứ 19, nhà hoạt động tiên phong vì quyền phụ nữ Susan B. Anthony đã cố gắng bỏ phiếu bất hợp pháp trong một cuộc bầu cử tổng thống. Anthony, người đã dành năm mươi năm cuộc đời mình cho quyền bầu cử của phụ nữ, bị bắt hai tuần sau đó, rồi bị xét xử và kết án vào năm sau. Continue reading “05/11/1872: Susan B. Anthony bị bắt giữ vì đi bỏ phiếu bầu tổng thống”

Các bộ trưởng cạnh tranh để thể hiện lòng trung thành kinh tế với Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Ministries compete to show economic loyalty to Xi Jinping,” Nikkei Asia, 24/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các quan chức phụ trách nhà ở, cải cách, và ngân hàng trung ương đang cảm nhận mối đe dọa từ chiến dịch chống tham nhũng.

Chiến dịch chống tham nhũng đặc trưng của Tập Cận Bình hiện đang khiến các quan chức kinh tế cấp cao phải cạnh tranh với nhau để chứng minh lòng trung thành với Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hôm thứ Hai ngày 28/10, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã đưa tin Bộ Chính trị đầy quyền lực của đảng đã tổ chức một cuộc họp để “xem xét báo cáo về đợt thanh tra kỷ luật lần thứ ba” do Ban Chấp hành Trung ương khóa 20 hiện tại tiến hành. Continue reading “Các bộ trưởng cạnh tranh để thể hiện lòng trung thành kinh tế với Tập”

03/11/1979: Cộng sản và Ku Klux Klan đụng độ ở Greensboro

Nguồn: Communists and Klansmen clash in Greensboro, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, năm thành viên của Đảng Công nhân Cộng sản tham gia cuộc biểu tình “Cái chết cho Ku Klux Klan” ở Greensboro, Bắc Carolina đã bị một nhóm thành viên của Ku Klux Klan (KKK) và Đảng Quốc xã Mỹ bắn chết. Một số người khác cũng bị thương trong vụ thảm sát ở Greensboro. Continue reading “03/11/1979: Cộng sản và Ku Klux Klan đụng độ ở Greensboro”

02/11/1865: Ngày sinh Tổng thống Warren G. Harding

Nguồn: Warren G. Harding is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, Warren Gamaliel Harding, vị tổng thống tương lai thứ 29 của Mỹ, đã chào đời tại Corsica, Ohio.

Năm 1891, Harding kết hôn với Florence Mabel Kling De Wolfe. Florence đã có ảnh hưởng trong suốt sự nghiệp chính trị của Harding và chính bà đã thúc đẩy Harding, khi đó đang làm biên tập viên cho tờ Marion Star, tham gia chính trường. Trên thực tế, người ta tin rằng bà từng nói, “Tôi biết điều gì là tốt nhất cho Tổng thống. Tôi đưa ông ấy vào Nhà Trắng. Ông ấy làm tốt khi nghe lời tôi và tệ khi không nghe lời tôi.” Continue reading “02/11/1865: Ngày sinh Tổng thống Warren G. Harding”

Sẽ rất nguy hiểm nếu đánh giá thấp Triều Tiên

Nguồn: Gideon Rachman, “The west underestimates North Korea at its peril,” Financial Times, 28/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự can thiệp của Kim Jong Un vào cuộc chiến Ukraine phản ánh một bước ngoặt nguy hiểm trong cách Bình Nhưỡng nhìn nhận thế giới.

“Bước đầu tiên dẫn đến chiến tranh thế giới.” Đó là cách Volodymyr Zelenskyy mô tả sự xuất hiện của quân đội Triều Tiên trên tuyến đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Suốt nhiều tháng, các quan chức an ninh phương Tây đã cảnh báo về sự hợp tác ngày càng tăng giữa một “trục đối thủ,” bao gồm Nga, Triều Tiên, Iran, và Trung Quốc. Và cho đến nay, sự ủng hộ của Triều Tiên đối với Nga là bằng chứng rõ ràng nhất về hành động của trục này. Continue reading “Sẽ rất nguy hiểm nếu đánh giá thấp Triều Tiên”

Cưỡng chế nghĩa vụ quân sự đang khiến người Ukraine căng thẳng

Nguồn: Paul Hockenos, “Conscription Is Breaking Ukraine,” Foreign Policy, 28/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ukraine đang rất cần nhân lực ở tiền tuyến – nhưng người dân nước này đang tuyệt vọng mong chờ một giai đoạn nghỉ ngơi.

Ở Ukraine ngày nay, không có chủ đề nào gai góc hơn chủ đề nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Rất ít người muốn nói về nghĩa vụ quân sự một cách công khai, và những người đàn ông trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự, từ 25 đến 60 tuổi, thì đặc biệt kín tiếng. “Nó quá nhạy cảm. Tôi hy vọng anh hiểu,” một người đàn ông nói với tôi khi nhắc đến nhiều gia đình trong số bạn bè của anh, những người có con trai, anh em trai, và cha đang ở mặt trận hoặc đã hy sinh ở đó. Một số người lo sợ rằng việc lên tiếng có thể khiến Bộ Quốc phòng gửi cho họ một lá thư thông báo về việc nhập ngũ. Hoặc tệ hơn, họ có thể bị các sĩ quan tuyển quân trên đường phố bắt giữ một cách ngẫu nhiên và nếu giấy tờ của họ chứng minh họ đủ điều kiện phục vụ, họ sẽ bị đưa thẳng đến trại huấn luyện tân binh. Continue reading “Cưỡng chế nghĩa vụ quân sự đang khiến người Ukraine căng thẳng”

31/10/1950: Earl Lloyd trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên chơi tại NBA

Nguồn: Earl Lloyd becomes first Black player in the NBAHistory.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Earl Lloyd, 21 tuổi, trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên chơi trong một trận đấu NBA khi ông ra sân trong trận mở màn mùa giải cho Washington Capitols.

Lloyd lớn lên ở Virginia thời Jim Crow và sau đó chuyển đến West Virginia, nơi ông là ngôi sao của đội bóng rổ vô địch của trường. Ông thậm chí còn không biết mình đã được NBA tuyển chọn cho đến khi tình cờ gặp một người bạn trong trường, người nói với Lloyd rằng cô ấy đã nghe tin đồn rằng ông sẽ chuyển đến Washington. Hóa ra, Capitols đã chọn ông ở vòng tuyển chọn thứ chín. Continue reading “31/10/1950: Earl Lloyd trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên chơi tại NBA”

Nóng bỏng cuộc đua ngoại giao AI ở Trung Đông

Nguồn: Sam Winter-Levy, “The Emerging Age of AI Diplomacy,” Foreign Affairs, 28/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Để cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ phải đi dây ở Vùng Vịnh.

Trong một căn phòng hội nghị lớn, bên dưới những chiếc đèn chùm và đèn chớp nhấp nháy, hàng chục vũ công vẫy những que phát sáng theo một điệu nhảy được biên đạo phức tạp. Mã Green Matrix đổ xuống trên một màn hình hiển thị những tòa nhà chọc trời vươn lên từ sa mạc. Thế giới đang chứng kiến sự xuất hiện của “một thực thể siêu việt tuyệt vời,” người dẫn chuyện tuyên bố: trí tuệ nhân tạo. Như thể để làm nổi bật tiềm năng biến đổi của AI, một hình đại diện kỹ thuật số – Artificial Superintelligence One – tiến đến gần một cậu bé, và cả hai song ca bài “Imagine” của John Lennon. Khán giả vỗ tay nhiệt liệt. Và thế là ngày cuối cùng của sự kiện mà một bộ trưởng chính phủ tham dự mô tả là “sự kiện lãnh đạo tư tưởng AI lớn nhất thế giới” đã bắt đầu. Continue reading “Nóng bỏng cuộc đua ngoại giao AI ở Trung Đông”