Nhật diễn dịch lại Hiến pháp: Một liều thuốc hai tác động

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

japan-navy-w-620x349

Sự kiện Liên minh cầm quyền Nhật Bản diễn dịch lại Hiến pháp Hòa bình vào đầu tháng 7 đã dấy lên nhiều luồng ý kiến trái chiều. Nổi bật trong số đó là những người ủng hộ một vị trí độc lập và chủ động hơn cho Nhật Bản. Số khác lại lo sợ một nguy cơ xung đột đang leo thang tại Đông Á. Thế nhưng, quyết định của Nhật là hoàn toàn có cơ sở. Tham vọng độc chiếm Biển Đông và quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư đã buộc Nhật Bản phải quyết đoán hơn. Continue reading “Nhật diễn dịch lại Hiến pháp: Một liều thuốc hai tác động”

Nhật Bản: Từ  cải cách hiến pháp đến hợp tác an ninh hàng hải với Việt Nam và Philippines

Tác giả: Hà Văn Long & Huỳnh Tâm Sáng

240614_pnoy01

Việc Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn trong chính sách tại biển Đông đang thách thức an ninh của khu vực nói chung và an ninh hàng hải nói riêng. Các nước nhỏ đang bị “Trung Quốc bắt nạt”, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, hiểu rằng để đối phó với một “con rồng hung hăng” thì ngoài tăng cường sức mạnh nội tại của quốc gia, việc hợp tác với những nước đang có “chung vấn đề” với nhau sẽ giúp họ có thêm những sức mạnh cần thiết và kịp thời để đối phó với những thách thức an ninh chung của khu vực. Và một nước lớn đang cùng có “chung vấn đề” đó không ai khác chính là Nhật Bản. Continue reading “Nhật Bản: Từ  cải cách hiến pháp đến hợp tác an ninh hàng hải với Việt Nam và Philippines”

#175 – Lợi ích an ninh hàng hải của Nhật ở ĐNA và tranh chấp Biển Đông

Nguồn: Ian Storey (2013). “Japan’s maritime security interests in Southeast Asia and the South China Sea disputes”, Political Science, Vol. 65, No. 2, pp. 135–156.>>PDF

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong nhiều năm qua, các chính trị gia, học giả và quan chức an ninh Nhật Bản đã nhận thấy một sự xấu đi rõ ràng trong môi trường an ninh của quốc gia. Chẳng hạn, vào tháng 6/2013, tại Đối thoại Shangri-La diễn ra thường niên tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera đã mô tả môi trường an ninh Nhật Bản là “đang ngày càng nghiêm trọng hơn”, một đánh giá đã được thể hiện trong Sách Trắng phát hành bởi Bộ Quốc phòng cách đó một tháng.[1] Continue reading “#175 – Lợi ích an ninh hàng hải của Nhật ở ĐNA và tranh chấp Biển Đông”

#169 – Nhật Bản dưới thời Abe: Hướng tới xu hướng ôn hòa hay chủ nghĩa dân tộc?

Nguồn: Mike M. Mochizuki & Samuel Parkinson Porter (2013). “Japan under Abe: Toward Moderation or Nationalism?”, The Washington Quarterly,  Vol. 36, No. 4, pp. 25–41.>>PDF

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm| Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Bài liên quan: #99 – Nền chính trị mới của Nhật Bản 

Vào tháng 7 năm 2013, Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) và đối tác liên minh, Đảng Kōmeitō (Đảng Công Minh), đã giành được chiến thắng ấn tượng trong cuộc bầu cử Thượng viện. Trong tổng số 121 ghế tranh cử, LDP đã giành được 65 ghế và Đảng Kōmeitō giành được 11 ghế. Với chiến thắng này, liên minh cầm quyền LDP- Kōmeitō kiểm soát 135 ghế trong tổng số 242 ghế (chiếm khoảng 55%) của Thượng viện. Chiến thắng này tiếp sau chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện tháng 12 năm 2012 vốn đã đưa ông Shinzō Abe và LDP quay lại nắm quyền bằng việc giành được 294 ghế trong tổng số 480 ghế. Continue reading “#169 – Nhật Bản dưới thời Abe: Hướng tới xu hướng ôn hòa hay chủ nghĩa dân tộc?”

#160 – Nhật Bản có thể giữ vững cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân hay không?

Nguồn: Nobumasa Akiyama & Kenta Horio, “Can Japan Remain Committed to Nonproliferation?”, The Washington Quarterly, Vol. 36, No. 2, pp. 151-165.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Trần Thị Thục Huyền

Bài liên quan: #66 – Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân

Chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân là một minh chứng tuyệt vời cho sự thành công của chủ nghĩa quốc tế tự do thời kì hậu chiến: mặc dù khả năng phát triển công nghệ hạt nhân ngày càng phổ biến, chỉ có chín quốc gia trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân. Chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân đã phần nào tạo điều kiện cho hợp tác quốc tế về sử dụng năng lượng hạt nhân một cách hoà bình bằng cách giảm các mối đe doạ và nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân. Continue reading “#160 – Nhật Bản có thể giữ vững cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân hay không?”

#137 – Tiến trình phát triển hệ thống quốc tế ở Châu Á: Ba cuộc chuyển đổi

Nguồn: Samuel Kim (2008). “The Evolving Asian System: Three Transformations”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers), pp. 35-56.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn International Relations of Asia

Lịch sử liệu có lặp lại ở châu Á? Tương lai châu Á có tương đồng với quá khứ của nó? Và sẽ giống với quá khứ của châu Á hay của châu Âu? Trong những năm hậu Chiến tranh Lạnh, câu hỏi quan trọng về cả lý thuyết lẫn thực tiễn này đã gây tranh cãi giữa nhiều học giả và các nhà phê bình chính sách thuộc những hướng lý thuyết và quy chuẩn khác nhau, và rút cục chỉ làm nảy sinh hàng loạt dự báo đối lập nhau. Nhằm phục vụ mục tiêu phân tích trong chương về lịch sử này, chỉ có hai viễn cảnh “trở về tương lai” đáng được xem là điểm xuất phát khả dĩ ở đây. Continue reading “#137 – Tiến trình phát triển hệ thống quốc tế ở Châu Á: Ba cuộc chuyển đổi”

#127 – Lý Quang Diệu viết về Nhật Bản

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Japan: Strolling into Mediocrity”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 125-136.

Biên dịch: Tống Thị Thanh Duyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #109 – Lý Quang Diệu viết về Đông Nam Á và Việt Nam 

NHẬT BẢN: Dần bước vào sự tầm thường

Thách thức nghiêm trọng nhất Nhật Bản phải đối mặt là vấn đề dân số. Dân số của đất nước này đang nhanh chóng già đi và không tự thay thế. Tất cả những vấn đề khác – một nền kinh tế đình đốn và một sự lãnh đạo chính trị yếu ớt – đều nhạt nhòa đi khi so với vấn đề này. Nếu Nhật Bản không giải quyết vấn đề dân số thì tương lai của nó sẽ rất đáng lo ngại. Continue reading “#127 – Lý Quang Diệu viết về Nhật Bản”

#78 – Quản trị kém có lợi cho phát triển hay không?

Nguồn: Sam Wilkin (2011). “Can Bad Governance be Good for Development?”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 53, No. 1, pp. 61-76.

Biên dịch: Nguyễn Thị Quỳnh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc quản trị tốt vô cùng cần thiết đối với sự phát triển kinh tế cho đến gần đây được xem như lẽ phải thông thường. Ví dụ năm 2002, một nghiên cứu của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) khẳng định rằng “không có sự quản trị tốt, không thể thúc đẩy phát triển.”[1] Năm 2004, Robert Guest – biên tập viên khu vực châu Phi của tờ Economist viết rằng “hầu hết các cuộc chiến tranh ở châu Phi đều do chính phủ yếu kém…Sự quản trị yếu kém cũng là lí do giải thích tại sao châu Phi lại nghèo như vậy”.[2] Thậm chí Milton Friedman, người ủng hộ cho xu hướng tự do hóa thị trường, sau đó cũng tán thành chủ thuyết quản trị tốt: “Tôi đã sai. Hóa ra nền pháp quyền có lẽ còn quan trọng đối với phát triển hơn cả tư nhân hóa.”[3]  Continue reading “#78 – Quản trị kém có lợi cho phát triển hay không?”

#57 – Giữa cân bằng quyền lực và cộng đồng: Tương lai hợp tác an ninh đa phương ở CA-TBD

Nguồn: G. John Ikenberry & Jitsuo Tsuchiyama (2002). “Between Balance of Power and Community: The Future of Multilateral Security Co-operation in the Asia – Pacific”, International Relations of the Asia Pacific, Vol 2., pp.69-94.>>PDF

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài viết này tìm hiểu logic ẩn sau những cách tiếp cận của Hoa Kỳ và Nhật Bản đối với an ninh khu vực và những triển vọng cho một trật tự an ninh hợp tác toàn diện hơn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trật tự an ninh hiện tại trong khu vực mang dấu ấn của các phương thức tiếp cận lâu đời và đặc trưng của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Những phương thức tiếp cận này mang đến kỳ vọng về việc xây dựng một trật tự hợp tác có sự tham gia của nhiều quốc gia hơn, tuy nhiên trong những năm tới, Châu Á – Thái Bình Dương sẽ vẫn là một khu vực hiện diện đâu đó ở giữa sự cân bằng quyền lực và một trật tự an ninh dựa vào cộng đồng.
Continue reading “#57 – Giữa cân bằng quyền lực và cộng đồng: Tương lai hợp tác an ninh đa phương ở CA-TBD”

#20 – Nhật Bản trong lòng Châu Á

640px-JDF_Uniform01a

Nguồn: Green, Michael (2008). “Japan in Asia”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers), pp. 170-191.

Biên dịch: Đinh Nguyễn Lan Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong bài luận vào cuối thời kỳ Tokugawa, Lý luận của ba kẻ say về Chính phủ, Nakae Chomin đã hình dung ra một vị chủ nhà vào một buổi tối đã cùng hai người bạn rượu của mình tranh cãi trong hơi men về tương lai của Nhật Bản ở châu Á. Một trong hai bạn rượu của ông ta là một “quý ông Tây học”, ăn mặc theo phong cách phương Tây và ca tụng những ưu điểm của dân chủ, quyền cá nhân và phát triển kinh tế. Người kia mặc quần áo truyền thống của một samurai và bảo vệ cho chiến lược chính trị hiện thực của việc bành trướng quân sự nhằm hất cẳng Trung Quốc và nước Anh địch thủ, trở thành một thế lực đế quốc có sức ảnh hưởng lớn ở châu Á. Cuối cùng, vị chủ nhà đã kết luận rằng Continue reading “#20 – Nhật Bản trong lòng Châu Á”